KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN

           (Bất Thường Diệc Bất Đoạn)

 

Tác giả Cư sĩ Lư Nhất Quang

Việt dịch Thích Thắng Hoan

 

I.- THẬT NGHĨA CỦA

     KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN:

 

      Cái ǵ là “Không thường cũng không đoạn”? Ư nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi măi măi. Ư nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”. Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại th́ không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”. Hôm qua có mà hôm nay không th́ đây chính thuộc về “Đoạn”. C̣n nếu như có vĩnh cữu th́ đó chính thuộc về “Thường”. Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”. Tại sao thấy được? Bồ Tát Thanh Mục ở trong “Trung Luận” tŕnh bày: “....... Đáp rằng: không thường. Tại sao thế? V́ thế gian hiện thấy, con mắt thế gian thấy vạn vật không thường, giống như mầm lúa khi bị biến hoại, cho nên gọi là không thường. Hỏi rằng: Nếu không thường th́ phải đoạn? Đáp rằng: không đoạn. Tại sao thế? V́ thế gian hiện thấy, con mắt thế gian thấy vạn vật không đoạn, giống như lúa có mầm, cho nên gọi là không đoạn.......” Câu “Thế gian hiện thấy” ở trong Trung Luận đề cập là chỉ cho con mắt của thế gian thấy vạn vật không thường và không đoạn. Đây đặc biệt là nhấn mạnh về sự quán sát nơi vạn pháp. Muốn quán sát hữu hiệu th́ phải nương theo đề mục dưới đây để thảo luận. Đề mục dưới đây là  “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. (Tứ là bốn thứ, Độ là gốc độ, Không là không gian, Thời là thời gian, Liên Tục là vận động, Khu biệt là riêng biệt. Nghĩa là bốn thứ riêng biệt là: gốc độ, không gian, thời gian và vận động). Bốn thứ quán chiếu của đề mục này cũng đều dựa trên sự tướng để nhận thức; nguyên v́ vật chất chính là chỗ thảo luận không gian, thời gian, vận động của vật lư cận đại. Gốc độ di động của vật chất là nguyên nhân sản sanh ra thời gian (không thường), phạm vi di động của vật chất chính là không gian (không đoạn). Chỗ không đoạn của vật chất vận động cũng là điều kiện sản sanh “bốn độ không thời liên tục khu biệt”, từ đó nhận biết không gian và thời gian đều không có tự tánh và chúng có mặt đều do vật chất quan hệ lẫn nhau hiện ra h́nh tướng, cả đến vật chất xét ra cũng không thể có bản tánh, cho nên gọi chung là “Tánh Không”. Riêng vật chất th́ rất dễ khảo sát và muốn t́m kiếm nguyên lư “Không thường cũng không đoạn”, đề mục chính ở đây là phải căn cứ nơi vật chất qua sự quan hệ của “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” để quán sát.

 

II.- THƯỚC ĐO VÔ CÙNG VÀ THƯỚC ĐO THỜI GIAN:

 

      V́ hiểu rơ sự ngộ nhận vấn đề “Thường” và “Đoạn”, cho nên chúng ta cần phải tiếp tục thảo luận kỹ càng hơn. Nơi “Số Học” nói rằng: Một đường thẳng hai đầu hướng về hai phía có thể kéo dài ra vô hạn và cũng được gọi là đường thẳng vô thỉ vô chung. Trên quan điểm vô thỉ vô chung nầy chúng ta có thể đem ra đối chiếu trong sự diễn biến của sự sự vật vật để giải đáp vô thỉ và vô chung. (V́ đă hiểu rơ thật tánh vô thỉ vô chung của đường thẳng nầy, chúng ta trước hết tạo ra một bộ phận của đường thẳng ở nơi hai đầu, mỗi đầu một mũi tên biểu hiện vô thỉ vô chung. Như đồ h́nh 1 biểu thị)

 

Đồ H́nh 1:

 

                                            A                                   B   

 

 

 

 


    

      Lại hỏi tiếp, lư do “không đoạn” của đường thẳng là ở chỗ nào? Trang Tử trả lời rằng: “Roi ngựa một thước, mỗi ngày cầm phân nửa của nó, muôn đời không hết”. Đây chính là nói: đem đường thẳng chia xẻ, chia xẻ đến nhỏ vô cùng, liền thành một điểm cực nhỏ, Phật Học gọi một điểm cực nhỏ là “cực vi”. Khoảng cách của mỗi điểm th́ không có giới hạn; giả sử mỗi điểm đều có đầu mối, nghĩa là từ đầu mối này đến đầu mối kia nếu có giới hạn th́ chính điểm nào hoàn toàn không phải điểm? Đă là không phải có điểm giới hạn th́ chúng ta có thể tiếp tục chia xẻ đường thẳng ra xa hơn nữa. Để xác định khoảng cảch của mỗi điểm không có giới hạn chính là tánh liên tục. Cho nên đường thẳng được gọi là tánh liên tục và tánh liên tục đây chính đă biểu hiện rơ ư nghĩa “không đoạn” của đường thẳng.

 

      Đường thẳng có thể biểu thị “không thường” như thế nào? Bản thân đường thẳng đă là pháp biểu hiện lư “không thường”. Nguyên v́ bản chất của “Một đường thẳng là do các điểm tập hợp không cùng tạo thành, đối với trên đường thẳng một điểm thích hợp th́ có một thật số cùng đối ứng”. Đơn giản mà nói: ở một điểm trên một đường thẳng có thể ghi vào một thật số và cứ như thế ghi măi đến vô thỉ vô chung. Những thật số đem ghi vào trên một đường thẳng th́ cũng giống như đồ h́nh 2 biểu thị :

 

 

 

 

ĐỒ H́nh 2:

 

                                                              

                  Vô Thỉ     -4    -3    -2    -1      0     1     2     3     4      Vô Chung

 

 

 

 


      Đường thẳng như thế gọi là Tố Số Tuyến, cũng chính là “Thước đo vô cùng”. Có hiểu rơ “Thước đo vô cùng” đây th́ mới có thể cùng thời gian hợp lại bắt đầu bàn luận. Trên sự quan hệ của “thước đo vô cùng” với “thời gian” chúng ta mới t́m ra được đạo lư “không thường”. “Thời gian”, đây là một danh xưng không ngoài sự quan hệ liên tục ba đời của quá khứ, hiện tại và vị lai. Quá khứ là vô thỉ, vị lai là vô chung, hiện tại cũng là quá khứ của sát na. Nếu đem “Hiện Tại” ra quán sát, chúng ta nhận thấy như Đồ H́nh 3 biểu thị:

 

Đồ H́nh 3 biểu thị:

 

 

 

                          

                    Quá \khứ          A        Hiện Tại              B     Vị Lai

 

 

 

 

 

 


      Đoạn đường A và B cho là “Hiện Tại”, như thế “Quá Khứ” và “Vị Lai” ở hai đầu mũi tên là biểu thị Vô Thỉ và Vô Chung. Từ đó “Thước đo vô cùng trên thời gian” được thành lập. Thước đo vô cùng trên thời gian chỉ dùng để hiểu rơ tiện lợi trên thực dụng; nhưng ở đây nếu đem đường thẳng cải biến làm thước đo h́nh tṛn th́ đưa đến một nhận thức khác; nguyên v́ h́nh tṛn không t́m ra được chỗ mở đầu và cũng không t́m ra được địa điểm kết thúc. Thước đo vô cùng của h́nh tṛn chính là nguyên lư tiêu biểu cho đồng hồ tính giờ thường ngày. C̣n “Thời gian” ở nơi từng sát na không ngừng chính là chỗ nương tựa để chuyển biến và cũng chính là nói lên tánh chất “không thường” khiến cho chúng ta không có phương pháp để nắm được thời gian. Đương lúc chúng ta phát giác được rằng thời gian trước một giây đồng hồ là thời gian thuộc về “quá khứ”. Thời gian sau một giây đồng hồ là thời gian thuộc về “vị lai”. Thời gian ngay trong một giây đồng hồ là thời gian của “sát na  hiện tại”. Nh́n sâu thêm nửa thời gian ngay trong một sát na của “hiện tại” th́ cũng thuộc về “quá khứ”. Đây chính là nói lên “không thường”, là vĩnh viễn không thể t́m được nguyên lư thật tại của “thời gian”. Chúng ta chỉ có thể ghi chép được “thời gian” ở trên thước đo không linh động để trợ giúp t́m kiếm dấu vết “không thường cũng không đoạn” của vạn sự vạn vật.

 

III.- “KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN” CỦA THỜI GIAN:

 

      Thời gian là do ghi lại sự biến đổi của ngoại vật được xác định bởi giây, phút, khắc (15 phút), giờ, ngày, tháng, năm..v..v.....Chúng ta khi xé đi mỗi tờ lịch cho đó là thời gian mỗi ngày và tợ hồ xem chừng như có gián đoạn. Thật tế chúng ta lại không có nắm được chỗ vững chắc của thời gian để ghi lại. Giả sử chúng ta bắt đầu đem mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây nối liền nhau làm tọa độ thời gian vô cùng trên thước đo: th́ trong thời gian của mỗi năm lại có thời gian của mỗi tháng liên tục làm việc biến đổi đó; trong thời gian của mỗi tháng lại có thời gian của mỗi ngày liên tục làm việc biến đổi đó; tiếp tục suy xét thêm nữa th́ sự liên tục của mỗi ngày là giờ; sự liên tục của mỗi giờ là phút; sự liên tục của mỗi phút là giây. Theo khoa học mỗi phút có một phần triệu giây, một phần ngh́n tỷ giây liên tục làm việc biến đổi. Nhân đây đối với thời gian khái niệm liên tục, chúng ta lại tinh tế thêm nữa cũng có thể phân chia đến thật nhỏ vô hạn định. Điều đó đủ chứng minh rơ thời gian là tánh liên tục, tức là chỉ không đoạn của thời gian. Dù cho chúng ta tinh tế quán sát thêm nữa th́ cũng như thế; sở dĩ ban ngày và ban đêm không có chỗ gián đoạn là do địa cầu tự xoay chuyển mà thôi. Như đồ h́nh 4 biểu thị:

 

Đồ H́nh 4 biểu thị:

      Theo Đồ H́nh 4 biểu thị địa cầu một mặt đang đối diện với mặt trời là ban ngày, c̣n một mặt phía sau lưng của địa cầu là ban đêm. Nơi trong Đồ H́nh đây rất rơ ràng địa cầu chỉ báo hiệu phân chia ra ngày và đêm đều không gián đoạn. Từ bóng tối chuyển thành ánh sáng, hoặc từ ánh sáng chuyển vào bóng tối, đều là do nơi địa cầu tự luân chuyển cải biến liên tục không gián đoạn mà ánh sáng và bóng tối không phải mặc nhiên mà đến; ánh sáng và bóng tối của địa cầu quyết định không có vết tích cắt chia ranh giới rơ ràng. Cho nên chứng thật thời gian là “không thường cũng không đoạn”. Chỗ gọi thời gian tuyệt đối chính đem thời gian xem thành một ḍng tuông chảy, do từ quá khứ vô cùng chảy đến vị lai vô tận. Đây chính là thuyết minh thời gian “không thường cũng không đoạn”.

 

IV.- VŨ TRỤ QUAN:

 

      Cơ sở vũ trụ quan hiện đại là cái ǵ? Chính là nguyên nhân phân chia vũ trụ ra thành phương pháp “Tứ Độ Không Thời Liên tục khu biệt” (Tứ độ là bốn gốc độ [mỗi một gốc độ có 90 độ], Không là không gian, Thời là  thời gian, Liên tục khu biêt là liên tục phân chia, nghĩa là bốn gốc độ của không gian, của thời gian và của Liên tục khu biệt). Cái ǵ là Liên tục khu biệt? Đó là một thứ dụng cụ của liên tục ------- Thí dụ như mỗi một thước đo là mỗi một gốc độ của không gian và liên tục đo bao nhiêu thước là bấy nhiêu gốc độ của không gian, đó cũng chính là chỗ thuật lại khoảng cách vô cùng trên bao nhiêu đốt của thước đo; nguyên v́ ở nơi bất cứ khoảng cách hai đầu của không gian thước đo có thể tùy ư phân chia thành khoảng cách nhỏ của số mục và phân chia cho đến vô hạn, đây chính là vi tế đặc biệt rất nổi bật của “Liên tục khu biệt”. Cũng như xe lửa trên một đường sắt dài, chạy đến giờ nào chỗ nào chỉ cần bày tỏ bằng cách dùng chỗ tiêu điểm riêng biệt khiến có thể biết được ngay; chỗ tiêu điểm riêng biệt đây đă nói được một gốc độ của không gian, của thời gian liên tục khu biệt. Nhưng chiếc hạm  trên biển cả th́ lại hoàn toàn không giống, không chỉ nói ra kinh độ, mà lại c̣n cần hiểu rơ luôn cả giao điểm của hai vĩ độ và kinh độ và nhờ đó mới có thể xác định được tàu chiến chạy đến chỗ địa điểm; chỗ tiêu điểm của kinh độ và giao điểm của vĩ độ đây cũng chính là phân chia hai gốc độ không gian liên tục khu biệt của chiếc hạm. Cho đến phi cơ bay trên không th́ mỗi chiếc đều có ba gốc độ không gian để trắc nghiệm biết được vị trí của phi cơ bay trên không, không những chỉ cần hiểu rơ hai chỗ tiêu điểm vĩ độ và kinh độ, mà c̣n cần hiểu rơ luôn cả độ cao rời khỏi mặt đất của phi cơ. Đây cũng đă nói sự liên tục khu biệt của phi cơ chính là “không gian” mà chúng ta đă biết. Không gian của thế giới th́ bao gồm ba gốc độ không gian liên tục. Cần báo cáo đợt phi cơ bay, khi tŕnh bày vị trí của phi cơ th́ tất nhiên nói lên vĩ độ X, kinh độ Y, cao độ Z, đồng thời liền nói thời gian T. Giả sử không đồng ư bàn đến thời gian th́ cần phải đợi nói rơ ra. Thời gian T chính là gốc độ thứ tư. Sự thật phi cơ bay là một liên kết xuyên suốt; khởi hành bay, bay lên cao, đà bay tới và hạ xuống đất là sự thể không thể không phân chia; chúng ta không thể đem khởi hành bay và bay lên cao tách riêng ra để xem. Trên thực tế khởi hành bay, bay lên cao, đà bay tới và hạ xuống đất có thể đem chúng nó tưởng tượng ra một đường cong của một đường liên tuyến trong “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. Chúng ta quán sát “bốn gốc độ” nói trên cũng chính là quan sát vũ trụ hiện đại. Trong đó chúng ta có thể căn cứ vào ư nghĩa của “Tứ độ không thời liên tục” để so sánh “không thường cũng không đoạn” thành một định nghĩa mới: chỗ gọi “không đoạn”, tức là sự kiện theo thời gian trong không gian chỗ liên tục lại biến ra vị trí không gian khác, đó gọi là “không đoạn”. Chỗ gọi “không thường”, tức là không gian của sự kiện theo thời gian mà tiêu diệt, không gian trước và không gian sau quyết định không đồng nhất, đó gọi là “không thường”.

 

 

V.- ĐEM “TỨ ĐỘ KHÔNG THỜI LIÊN TỤC KHU BIỆT”

      THỬ XEM QUA CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU:

 

      Nơi một quyển trong Thư Tịch Khoa Học có một đoạn chỉ dẫn: “Hệ thống ngoài vũ trụ chính là do tốc độ cao đến mỗi giây 3 vạn 5 ngàn Dặm Anh (500 thước Anh) không thể nghĩ bàn, hệ thống bên trong thiên hà (sông ngân) rời khỏi chúng ta hướng về phía chỗ xuất xứ th́ không thể biết được. Hoặc giả có thể nói được th́ lại không chính xác: chúng nó ở vào khoảng năm ức năm trước là chính đă bắt đầu bay xa rời khỏi chúng ta; chúng nó “hiện tại” ở chỗ nào? Chúng nó “hiện tại” c̣n tồn tại hay không? Những điều đó ai cũng không thể biết rơ. Giả như đem vũ trụ tưởng tượng của chúng ta phân chia làm ba gốc độ không gian chủ quan và một gốc độ thời gian nơi đó, như thế những hệ thống bên ngoài thiên hà này ngoại trừ trên phim ảnh chụp lại, hiện ra những dấu vết tia sáng thời cổ đại nhỏ bé yếu ớt mập mờ ngoài xa, đều không có tồn tại khách quan. Chỉ có trong hệ thống tham khảo thích đáng (tức là trong Tứ độ không thời liên tục khu biệt), chúng nó mới đạt được tồn tại thật tế”. Từ nguyên lư đây chúng ta lại có thể sử dụng “không đoạn cũng không thường” so sánh trong sự t́m đến t́nh trạng thật tế của nó: những giải thích của Thư Tịch Khoa Học chỉ căn cứ trên phim ảnh chụp lại  những dấu vết tia sáng nhỏ bé yếu ớt mập mờ; những tia sáng yếu ớt mập mờ xuất hiện đó gọi là “không đoạn” và hiện tượng không đoạn đây gọi là “Có”. Những giải thích này đều không có tồn tại khách quan, nguyên v́ những tia sáng “không đoạn” nói trên chính bản thân của nó đă thay đổi không gian và tùy theo thời gian mà tiêu diệt, cho nên gọi là “không thường” và hiện tượng không thường đây gọi là “Không”. Chỉ có tham khảo thích đáng trong hệ thống “Tứ độ không thời liên tục khu biệt), những thứ tồn tại “Giả Có” kia thật tế vừa thâu hoạch được đều đă chứng tỏ chính ở trong “không đoạn cũng không thường” đă hiển hiện ra một thứ “Chân không diệu hữu”.

 

 

 

 

VI.- KHÔNG ĐOẠN CŨNG KHÔNG THƯỜNG

        QUA HIỆN TƯỢNG NƯỚC PHUN:

 

 

Đồ H́nh 5 biểu thị:

 

 

 


                                    z                                     Ṿi nước

 


                                                                                              y

 

 

 

 

 

 

 

 

 


                                                                                                        x

 

 

 

 

 


      Theo Đồ H́nh 5 biểu thị, trạng thái nước phun nếu như căn cứ nơi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” mà quan sát th́: đang lúc chúng ta đem phân tử điểm A của nước trong nước phun, mà điểm A đó trong sát na theo thời gian hoàn toàn đă ở điểm B. Khi t́m trở lại điểm B, điểm B cũng rất nhanh chóng rơi xuống nơi trong hồ. Lập tức liền giúp chúng t́m được điểm nước, chỗ t́m được điểm nước bản lai diện mục không phải là nơi cột nước phun. Điểm nước từ A đến B, từ B đến hồ là một liên tục xuyên suốt không ngừng, nên được gọi là “không đoạn”. Điểm nước từ A đến B và từ B đến hồ là ở chỗ không đoạn biến đổi vị trí không gian, nên được gọi là “không thường”. Đây cũng chính là nói không gian, thời gian, liên tục biến đổi, vĩnh viễn t́m kiếm không đến được điểm không gian, thời gian của nguyên hữu và đó cũng tức là “Không”. Từ A đến B là nước của một điểm nối liền một điểm và cứ như thế nối liền liên tục không dứt chỗ chuyển biến không gian cùng thời gian, mà sự chuyển biến đó hoàn toàn không biết số lượng, nhờ những điểm nước chuyển biến liên tục bất đoạn cho nên tạo thành h́nh thái nước phun; đây cũng tức là “Có”. Sở dĩ nói Tức Không Tức Có, chính là ở trong “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” quán sát t́m ra “không đoạn cũng không thường”! Mỗi mỗi điểm nước liên tục phun ra là “không thường”, do những điểm nước liên tục kết thành cột nước là “không đoạn”.

 

VII.- CHIẾU ĐIỆN CÁI “NGĂ”

 

      Chúng ta nếu như đem cái “Ngă” này để ở trong “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” đi chiếu điện mà thảo luận th́ giống như Đồ H́nh 6 biểu thị:

 

Đồ H́nh 6 biểu thị:

 

            Theo Đồ H́nh 6, chúng ta sử dụng ư niệm đi theo dấu vết cái “Ngă” trong con người; b́nh thường, ư thức của chúng ta nhận định chung cho cái “Ngă” là “Nhục thể”. Nếu cho nhục thân là “Ngă”, đầu tiên chúng ta hăy cần truy cứu bắp thịt trước một giây là cái ǵ? Nghĩa là cần hỏi những vật ǵ có trước một giây của bắp thịt? Ở đây chính là cần phải truy cứu thức ăn đi vào trong máu ra sao? Xin xem lại Đồ H́nh 6 biểu thị: Ngay khi khởi đầu, thức ăn ở điểm A; thức ăn tất nhiên trước hết trải qua vận động nhai kỹ của hai hàm răng, tiếp đến là vận động nuốt vào, sau đó là vận động tán nhuyễn của bao tử, lại nữa là vận động của gan, của mật và của lá lách..v..v....; khiến thức ăn biến thành chất lỏng, trong một hốt (bằng một phần triệu lạng) số chất lỏng đây thấm qua bức tường ruột đi đến trong mạch máu. Khiến mỗi bộ phận máu trong nhục thân mang thức ăn và dưỡng khí đến để thiêu đốt, liền tạo thành nhiệt năng cần thiết cho chúng ta sinh hoạt. Các thứ bắp thịt nhân đó tiếp tục vận động điều khiển chúng ta năng chạy, năng nhảy, năng cười..v..v...... Từ đấy xem ra: giả sử bảo rằng, bắp thịt là đại biểu cho cái “Ngă”, nhưng bắp thịt được xây dựng trên hai quá tŕnh:

 

1.     Quá tŕnh thứ nhất: Bắp Thịt chính là do quá tŕnh Oxy hoá thức ăn liên

tục xuyên suốt không gián đoạn tạo thành. Từ hiện tượng đây nếu bảo rằng, thức ăn cũng có thể là đại biểu cho cái “Ngă”; nhưng trên thực tế thức ăn đương nhiên không phải là “Ngă”!

 

2.     Quá tŕng thứ hai: Bản thân bắp thịt th́ cũng cần có sự biến hoá liên tục

không ngừng để thành h́nh; nguyên v́ bản thân bắp thịt đă có một số tế bào liên tục xuyên suốt phân rẻ vận động kết thành. Cho nên khẳng định bắp thịt không thể đại biểu cho cái “Ngă”.

 

      C̣n nếu như căn cứ những tế bào đây cho là “Ngă”, mà những tế bào đó là từ mỗi mỗi những tế bào cũ phân rẻ thành h́nh và những tế bào mới thành h́nh này lại tiếp tục bị phân rẻ nữa để biến thành vật phế thải bài tiết bỏ đi. Chúng ta đương nhiên cũng không thể chấp nhận những tế bào mới thành h́nh đó cho là đại biểu của cái “Ngă”! Cùng một đạo lư, đồng một trạng thái của nước phun đă được tŕnh bày ở trước, hiện tượng tế bào mới thành h́nh so sánh không khác phân tử nước, nghĩa là trong sát na cũng bị tàn tạ ngay. Thật tế mà nói, cái “Ngă” đúng là vĩnh viễn không thể có được, tức là hoàn toàn “Không”. Trong sự thay đổi của tế bào phân rẻ ở nơi không thường cũng không đoạn này, chỉ có một cái “Giả Ngă” liên tục xuất hiện mà thôi.

 

 

VIII.- CHÂN TƯỚNG CỦA VŨ TRỤ:

 

      Chân tướng của vũ trụ là như thế nào? Người hiện đại giải thích: vũ trụ là cái vô biên không bờ mé; cũng chính là chỉ cho “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”; cũng chính là đến từ vô thỉ (không có chỗ khởi đầu) và đi về hướng vô chung (không có chỗ kết thúc). Ư đây là nói, thế giới vạn vật của chúng ta nh́n thấy đều là sanh diệt tương tục tuôn chảy không ngừng. Căn cứ nơi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” truy t́m hướng lên trên là vô thỉ và truy t́m hướng xuống dưới là vô chung. Trung gian của vạn vật th́ cũng sanh diệt tương tục biến động không ngừng và từ trước đến nay luôn luôn gián đoạn từng giây phút. Trung gian nếu như có giây phút đ́nh chỉ không sanh diệt tương tục biến động th́ ngày nay quyết định hoàn toàn không thể thấy được hiện “Vật”. Qua sự sanh diệt tương tục biến động không ngừng của vạn vật cho nên chúng ta liền cho vạn vật là thật “Có”. Nhưng những hiện vật thấy được đó chỉ là hiển hiện trong sát na (như điện ảnh, ṿng lửa), v́ thế mới bảo là “Không”. Nguyên do quá khứ th́ “Vật đă biến”, nghĩa là sự vật quá khứ đă từng biến hoá, không tồn tại. Vị lai th́ “Vật sẽ biến”, nghĩa là sự vật sẽ bị biến hoá, tức là sự vật chưa thành lập, mà sự vật đă chưa thành lập th́ đương nhiên cũng không tồn tại. C̣n hiện tại th́ thuộc về “Vật sát na”, nghĩa là trong sát na biến thành quá khứ rất nhanh. Sự vật trong thời gian sát na đó cũng chỉ là trong chỗ nháy mắt liên tục xuất hiện, vĩnh viễn không dừng lại, cũng như ánh sáng của đá lửa. Sự vật hiển hiện nơi chỗ “không thường cũng không đoạn”, được gọi là “Có”. C̣n hiện tượng “không thường cũng không đoạn” ở nơi những thứ trôi chảy không ngừng lại giúp chúng ta có thể thấy rơ chân tướng của nhân sanh. Chân tướng đây tức là chỉ cho tướng liên tục không đoạn của vô thỉ vô chung; tất cả sự vật của thế giới đều trôi chảy xoay vần liên tục măy không đoạn. Nhân đây tâm lượng của chúng ta cũng có thể nương theo đó phóng đại đến vô lượng vô biên; tâm lượng phóng đại mà không có chấp trước th́ cùng vũ trụ hoà hợp với nhau. Những điều đă tŕnh bày qua ở trên cũng chính là chỗ hiểu ngầm xuất hiện ở trong “Không thường cũng không đoạn”.

 

IX.- GIẢI THÍCH THẾ GIAN:

 

      Thế gian là ǵ? Thế gian có phải là “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” của không thường cũng không đoạn? Hai chữ “Không” trong hai câu trên đây có chỗ không giống nhau! Xin thuật lại tổng quát như sau:

 

      Các nhà khoa học nói rằng: Không gian chẳng qua là một thứ trật tự của thật thể sắp xếp, Thời gian cũng chẳng qua là một thứ trật tự ch́u thuận của sự kiện phát sanh. Nói ngược lại: Không gian là một thứ trật tự của thật thể sắp xếp, đây chính là ư nghĩa của “Không đoạn”. Thời gian là một thứ trật tự ch́u thuận của sự kiện phát sanh, đây chính là ư nghĩa của “Không thường”. Không gian tức là không đoạn, thời gian tức là không thường. Các nhà khoa học nói rằng: Không gian chỉ là khoảng cách của sự vật sắp xếp và quan hệ, không gian nếu không có sự vật th́ cái ǵ cũng không có. Thời gian nếu như không có sự kiện để tiêu biểu th́ cũng không có chỗ gọi là một nháy mắt, một tiếng đồng hồ, hoặc quan niệm thời gian một ngày. Đó cũng chính là nói: Sự vật nếu không tồn tại th́ “không thường cũng không đoạn” không cần phải gia công thảo luận!

 

      Ư nghĩa thế gian theo Phật Pháp giải thích, đơn giản mà nói, cũng là thời gian cùng quan hệ với không gian. Chữ Thế chính là chỉ cho thời gian; Phật Pháp thường nói “Tam Thế” (ba đời), tức là hiện tại thế (đời hiện tại), quá khứ thế (đời quá khứ), vị lai thế (đời vị lai); Tam Thế đây th́ cũng chỉ cho thời gian. Chữ Gian chính là chỉ cho không gian; Phật Pháp cũng thường nói “Thập Phương” (mười phương): trên, dưới, đông, tây, nam, bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc, đều gọi là không gian của thập phương. Cho nên hai chữ “Thế Gian” th́ ư nghĩa bao gồm cả sự quan hệ của thời gian và không gian và cũng tức là chỉ cho “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. Chẳng những thế hai chữ “Thế Gian” trong Phật Pháp thường gọi cần phải khảo sát sâu sắc thêm một lớp nữa, như “Thế Gian” là nghĩa biến đổi lưu chuyển vô thường. Sự biến đổi lưu chuyển của “Thế Gian” chạy dài măi không dứt nên gọi là không đoạn; c̣n vô thường là nghĩa không thường. Phải biết rằng hai chữ “Thế Gian” mà chúng ta thường sử dụng chính là danh từ của Phật Pháp. Từ điểm này xem ra: chỗ gọi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” là căn cứ nơi sự lưu chuyển biến đổi của sự vật mà thành lập; sự lưu chuyển biến đổi đây chính là định luật mà không phải tự ḿnh có khả năng chuyển biến. Tất cả sự vật bị biến đều thuộc về hiện tượng khách quan bị biến và cũng có thể gọi là vũ trụ quan của “Tứ độ không thời liên tục khu biệt”. “Thế Gian” mà Phật Giáo gọi không những chỉ có sự vật của khách quan bị biến mà c̣n bao gồm cả cái Ngă của tất cả hữu t́nh chủ biến. Nguyên v́ cái Ngă của hữu t́nh đều có ở trong thế pháp, cho nên “Thế gian” mới được xuất hiện. Hữu t́nh nếu như không có mặt th́ sự vật cũng không hiện hữu mà không gian thời gian cũng không thành lập và “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” cũng không đề cập đến! Người nào căn cứ nơi “Tứ độ không thời liên tục khu biệt” mà quán sát “Không thường cũng không đoạn” của sự vật th́ người đó “Đă tri thức, đă đắc đạo”! Đây cũng chính là Phật nói “Quán thiên địa, niệm phi thường; quán thế giới, niệm phi thường; quán linh giác, tức Bồ Đề. Tri thức như thế, đắc đạo như thế”.

 

 X.- KẾT LUẬN:

  

      Chúng ta sau khi đă hiểu rơ lư “không thường cũng không đoạn” th́ không bị đoạ vào trong pháp thế gian này mà giải thoát được sự trói buộc của thế gian. “Truyền Tâm Pháp Yếu” từng bảo chúng ta rằng: “Người học đạo nếu muốn được thành Phật, tất cả Phật pháp chung lại không cần phải dụng công để học, chỉ học vô cầu vô trước. Vô cầu tức tâm không sanh, vô trước tức tâm không diệt; không sanh không diệt tức là Phật”. Lư do giống nhau ở đây là: Chúng ta khi hiểu rơ lư “Không thường” th́ mới được “Vô cầu”; chúng ta khi hiểu rơ lư “Không đoạn” th́ mới được “Vô trước”. Cho nên khẳng định rằng, người nào biết được đạo lư “Không thường cũng không đoạn” th́ người đó mới có thể thành Phật.

 

(“Nguyệt San Bồ Đề Thọ”, Kỳ Hợp Đính Bản 243, thứ 242, năm Nguyên Tải Dân Quốc thứ 62)

 

Dịch xong ngày 10 tháng 11 năm 2014