QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

Người giảng:Pháp Sư PHÁP PHẢNG

Người dịch : THÍCH THẮNG HOAN

Tnh Tht Viên Hnh

PL 1554 – TL 2010

 

LỜI GIỚI THIỆU

Biên khảo về sử học Phật Giáo là một công trìnhto lớn, đòi hỏi đầu tư vào rất nhiều công phu nghiêncứu, nhất là nghiên cứu sự tiến trình Phật Giáo thờitiền sử. Trong thời kỳ tiền sử, sử học Phật Giáo cótính cách biên sử không được nhất quán, thí dụ nhưngày đản sanh, ngày xuất gia, ngày thành đạo, ngàynhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca trong sử họccó nhiều kinh luận nói khác nhau không đồng nhất,về phương diện này dường như đức Phật không quantâm đến, cho nên sau này người viết sử ghi lại cuộcđời Đức Phật Thích Ca theo sự trí nhớ mập mờ củamình. Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, những kinhđiển của ngài chỉ dạy không thấy đề cập đến đến sửhọc, có lẽ ngài chú trọng truyền bá chánh pháp màngài đã chứng ngộ để cứu độ chúng sanh sớm thoátkhỏi mọi sự khổ đau của

cuộc đời trần ai hơn là lýluận triết học trên lãnh vực tư tưởng không lợi íchthiết thực, do đó ngài không bàn đến sử học thế gianđương thời. Hơn nữa các đệ tử của ngài lúc bấy giờđặt trọn niềm tin nơi ngài những đức tánh cao quýmà ngài đã đạt được như:• Ngài là một chứng nhân của các bậc ThánhĐức giác ngộ và giải thoát.• Những lời dạy của ngài là chân lý thực nghiệmtối thượng.• Chỉ cần hành trì theo những lời chỉ dẫn củangài để sớm được chứng đắc như ngài màkhông cần suy luận và diễn dịch chân giả,đúng sai.Theo Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm, chương 6,phần đầu chia lịch sử Phật Giáo thành 3 thời kỳ:chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. “Thời kỳChánh Pháp gồm có 500 năm kể từ khi Như Lai diệtđộ, y theo giáo pháp tu hành thì chứng quả. Thời kỳTượng Pháp gồm có 1000 năm kể từ sau 500 năm củaChánh Pháp. Thời kỳ này tuy có người tu nhưng ítngười chứng đắc. Thời kỳ Mạt Pháp kể từ sau 1000năm của Tượng Pháp trở đi. Thời kỳ này tuy có ngườilãnh thọ giáo pháp nhưng không có người tu chứng.”Cũng theo kinh luận này giải thích: thời lỳ ChánhPháp là thời kỳ Đức Tin Kiên Cố, thời kỳ TượngPháp là thời kỳ Nghị Luận Kiên Cố, thời kỳ MạtPháp là thời kỳ Đấu Tranh Kiên Cố.Theo những dữ kiện trên, Sử Học Phật Giáo cóthể được quan tâm nghiên cứu vào thời kỳ Nghị LuậnKiên Cố của thời Tượng Pháp, nguyên vì trong thờikỳ này, những tư tưởng và triết học của Phật Giáo thiđua phát triển đa dạng. Sử học Phật Giáo kể từ ĐứcPhật Thích Ca thành đạo cho đến thời kỳ Sử Học ThếGiới được đề cao trong văn học nhân loại, mặc dù cótánh cách Biên Sử, nhưng Tư Tưởng Sử của PhậtGiáo trong tiến trình phát triển cho đến ngày nay cóthể nói là đồng nhất cùng một mục đích của ĐứcPhật Thích Ca chủ trương từ ban đầu không có chútnào mâu thuẩn lẫn nhau lý tưởng và thăng tiến theonhịp độ văn minh của nhân loại mà không sai lậptrường tôn giáo. Đó là điều đặc sắc của Phật Giáotrong sự thăng hóa tư tưởng sử có hệ thống.Người nghiên cứu sử học Phật Giáo nếu muốnlàm sáng tỏ bản sắc sử học Phật Giáo, nhất là minhđịnh rõ ràng và cụ thể những móc câu tiến trình tưtưởng sử Phật Giáo kể từ khi Đức Phật Thích Ca rađời cho đến ngày nay một cách dung thông nhấtquán, phải có kiến thức khoa học, có khả năng tổnghợp toàn diện mọi học thuyết, phải có trí tuệ thẩmđịnh và phân loại quan điểm tất cả mọi khuynh

hướngtư tưởng của các hệ phái qua các thời đại thì mớixứng đáng là một sử gia lưu danh kim cổ và nhữngtác phẩm đó mới giúp ích cho những hậu học saunày. Tôi nhơn đọc một tác phẩm “DUY THỨC SỬQUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp SưPháp Phảng, nhận thấy Pháp Sư thật xứng đáng làmột sử gia như đã đánh giá ở trên. Pháp Sư khôngnhững là một sử gia thông bác mà còn là một triếtgia và duy thức gia đáng phục, đúng ra là một duythức gia chuyên nghiệp, nguyên vì ngài đứng trên lậptrường Duy Thức Học để minh định sử học và triếthọc. Pháp Sư chẳng những làm sáng tỏ bản sắc sửhọc Phật Giáo mà còn thẩm định cụ thể lập trườngcủa Đức Phật Thích Ca qua các kinh luận của PhậtĐà để lại và còn phê phán cụ thể những đặc sắc tưtưởng của các Bộ Phái Ấn Độ, của các Tông PháiTrung Hoa trên lãnh vực sử học và triết học. Chúngta đọc đến tác phẩm nói trên của Pháp Sư như nắmvững bản đồ của rừng hoa văn hóa tư tưởng vạn năngcủa Phật Giáo. Các đọc giả muốn biết khả năngthông bác của Pháp Sư xin đọc những tác phẩm củangười sẽ rõ.Tôi nhận thấy tác phẩm “DUY THỨC SỬ QUANDỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp Sư rất có giá trị liềnmạo muội xin dịch tác phẩm này ra tiếng Việt để làmtài liệu. Tác phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲTRIẾT HỌC” gồm có hai phần: Phần Sử Học vàPhần Triết Học. “Duy Thức Sử Quan” thì thuộc vềphần sử học và “Dữ Kỳ Triết Học” thì thuộc về phầntriết học. Tôi chia hai phần này dịch thành hai quyểnkhác nhau: quyển “Duy Thức Sử Quan” và quyển “DữKỳ Triết Học”. Nhan đề “Duy Thức Sử Quan”: chữSử là sử học và chữ Quan là quan niệm. Từ đó “DuyThức Sử Quan” tôi dịch là “Quan Niệm Về Sử HọcCủa Duy Thức”. Còn nhan đề “Dữ Kỳ Triết Học”:chữ “Dữ” là thuộc về giới từ, nghĩa là “Và” và chữ“Kỳ” là đại danh từ chỉ cho “Duy Thức và Quan ”.Cũng từ đó “Dữ Kỳ Triết Học” tôi dịch là “QuanNiệm Về Triết Học Của Duy Thức”Với mục đích làm phong phú cho nền văn họcPhật Giáo về Tông Phái Duy Thức, nội dung haiquyển sách nói trên trong tác phẩm “ DUY THỨC SỬQUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” tôi dịch theo lối thoátvăn mà không lệ thuộc quá nhiều văn phạm TrungQuốc nhằm lấy ý tưởng hay đẹp trong đó để cốnghiến quý đọc giả quan tâm đến Pháp Tướng DuyThức Học. Trong khi dịch, những chỗ nào tối nghĩatôi có thêm vào một số lời văn của dịch giả để làm

rõnghĩa mà không sai ý tứ của tác giả miễn làm saođọc giả dễ tiếp nhận giá trị của tư tưởng. Tôi dịchmặc dù lối văn không hay lời không đẻo gọt cho cóhoa mỹ, nhưng bước ban đầu với ý nguyện giới thiệuđến quý đọc giả bốn phương những tư tưởng cao thâmcủa Phật Giáo, nhất là tư tưởng học thuyết Duy Thứcmà người Trung Hoa tiếp nhận hiện đang nằm gọntrong Văn Học Trung Quốc. Tôi hy vọng sau này cónhiều dịch giả tiếp nối dịch lại để bổ túc thêm chođược phong phú hơn. Tôi dịch hai tác phẩm vừa phânloại trên của tác giả Pháp Sư Pháp Phản nhất địnhcó nhiều chỗ thiếu sót và sai trái kính xin quý đọc giảbốn phương nhận thấy xin chỉ bảo cho. Thành thậtcảm ơn quý vị.

THÍCH THẮNG HOAN

 

QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

*******

Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG

Người dịch : THẮNG HOAN

Cốt Truyện Hành Đạo Của Pháp Sư Pháp Phảng

Lời tường thuật của ngài Ấn Thuận Pháp Sư húy là Pháp Phảng, con của một nhànông ở Tỉnh Hình thuộc huyện Hà Bắc, sanh tạiThanh Quang năm 30 ( Tây lịch 1904 ). Thuở nhỏ,Pháp Sư tỵ nạn hạn hán đến Bắc Kinh, vào học nơiPháp Nguyên Tự Nghĩa Học. Pháp Sư cảm niệm ânđức từ bi tế độ của Phật Môn, cho nên đến năm DânQuốc thứ 10, y chỉ nơi ngài Nam Nhạc là vị đạo caođức trọng để xuất gia. Năm sau, Phật Học Viện bắtđầu sáng lập nơi Võ Xương, Pháp Sư nghe tin liềnđến xin nhập học và kết bạn với Nam Tham, đồngthời đích thân nương tựa hai năm nơi Đại Sư TháiHư. Pháp Sư được chuyển vào Học Viện Tạng Văn ởBắc Kinh, sau đó theo phái đoàn đi Ấn Độ và lưu lạiTây Tạng để học Phật Pháp. Nửa chừng, Pháp Sư bỏhẳn ý định tham cầu học Mật Tạng; nguyên vì ở đâyPháp Sư gặp rất nhiều nghịch duyên cho nên liền trởvề Võ Xương. Pháp Sư

tự tu nơi Võ Viện được vàinăm. Sự học của Pháp Sư ngày càng thăng tiến, rấtgiỏi về Duy Thức Câu Xá và được đại chúng quýtrọng.Mùa thu năm thứ 19, Pháp Sư nhận chức GiáoThọ nơi Viện Giáo Lý Bạch Lâm ở Bắc Bình vàkiêm chức Thư Ký nơi Thế Giới Phật Học UyểnThiết Bị. Ở đây Pháp Sư giảng A Tỳ Đạt Ma Câu XáLuận nổi bật và các học viên khen ngợi Pháp Sư vôcùng! Năm thứ 918, sự biến động nổi lên, Đại SưThái Hư triệu Pháp Sư về Võ Xương nhậm chức ChủNhiệm Thế Giới Phật Học Uyển Đồ Thư Quán ( ThếGiới Phật Học Uyển Đồ Thư Quán tức là Võ Việnđã được cải tổ ). Các Biên Tập Viên Hải Triều Âmtrong Uyển Đồ Thư Quán hưởng ứng theo sự chỉ đạocủa phong trào tuyên dương cách mạng canh tânPhật Giáo; cũng trong thời gian này, phong tràonghiên cứu Phật Học đầu tiên ra đời. Sau đó, BiênTập Viên Hải Triều Âm tất cả ba lần thành lập vàrốt cuộc bị gián đoạn năm năm. Nơi Uyển Đồ ThưQuán, Đại Sư Thái Hư đã từng thiết lập Khoa Dự Bịvà Bộ Nghiên Cứu, trong Bộ đó Pháp Sư đóng địa vịchủ trì. Vả lại, trong thời gian qua, Hội Phật GiáoChánh Tín ở Hán Khẩu tùy cơ chỉ đạo. Võ Viện làTrung Tâm Giáo Dục Tăng Đoàn của Đại Sư TháiHư và sử dụng cơ quan ngôn luận Hải Triều Âm đểquảng bá khắp nơi. Trong thời gian 56 năm, Pháp Sưchính thực là người trung kiên của sơn môn, trướcsau đều chủ trì mọi việc! Khi quân kháng chiến nổidậy, để thích ứng với thời thế, các bậc tôn túc họcgiả pháp hữu ước hẹn cùng nhau vào Tứ Xuyên đểchủ trì Hán Tạng Giáo Lý Viện Giáo Vụ. Ở đâytrong thời gian 23 năm, Pháp Sư tích cực đóng gópcông lao đặc thù nhất.Từ khi Đại Sư Thái Hư được quốc tế phỏng vấncho đến nay, Pháp Sư được Bộ Giáo Dục đồng ý đềcử đi phó hội ở Tích Lan để hoằng truyền Đại Thừa.Sau đó, Pháp Sư sang Miến Điện và mục đích đểthích ứng với thời chiến, Pháp Sư lưu lại đó hơn mộtnăm. Đến tháng 2 năm thứ 32, Pháp Sư từ Tây An (Thiểm Tây ) đi Ấn Độ; sau thời gian qua lại nơi ĐạiHọc Quốc Tế của Ấn Độ và Học Viện Trí Nghiêmcủa Tích Lan, Pháp Sư vốn là người cựu học của ATỳ Đàm, cho nên việc đầu tiên mong cầu được thọgiáo A Tỳ Đàm của Tích Lan. Để thích nghi với tìnhthế địa phương, Pháp Sư ẩn nhẫn làm những côngviệc tầm thường, mỗi mỗi đều tùy thuận theo sựphân biệt và nói năng của họ. Tây An dự trù thiếtlập Viện Tam Tạng Pali nhằm để

trao đổi Lưu HọcTăng với nhau giữa Tích Lan và Trung Quốc, mọiviệc đều do Pháp Sư chỉ đạo cả. Mùa xuân năm thứ36, Đại Sư Thái Hư viên tịch. Pháp Sư cảm niệm sựnghiệp lâu đời của Đại Sư Thái Hư nơi Võ Viện vàsợ kế hoạch mới của Viện Pali không có người quảnlý, liền sang Mã Lai Á để trở về Hương Cảng. Khiđến nơi, Pháp Sư thấy tận mắt nhục thân của Đại SưThái Hư vừa được chuẩn bị đem hỏa táng và tứchúng đều tỏ lòng tôn sùng. Mùa hạ năm sau, PhápSư về Thượng Hải đảnh lễ Xá Lợi của Đại Sư TháiHư được phụng thờ nơi chùa Tuyết Đậu, nơi đâyPháp Sư được đề cử làm chủ chùa. Pháp Sư lại trởvề Võ Viện để tiếp tục khai giảng Phật Pháp. Mùaxuân năm thứ 38, nơi Trường Sa, Pháp Sư khai PhápHội Bát Nhã; đồng thời nhận trụ trì chùa Đại Vị Sơnở Hồ Nam. Mặc dù quốc sự mỗi ngày mỗi phức tạp,không thể ổn định trật tự, tuy nhiên các nơi đều tiếpđãi Pháp Sư rất trọng hậu! Tiếp theo từ mùa hạ đếnmùa đông, Pháp Sư giơ cao tích trượng đến HươngCảng. Nhờ năm lần khai giảng Pháp Hội, Pháp Sưhóa độ mọi người rất đông. Ngoài ra Pháp Sư cònxuất bản và phát hành dịch phẩm A Tỳ Đạt MaNhiếp Nghĩa Luận. Ngay lúc đó, Pháp Sư nhận lờimời viếng thăm Đại Học Tích Lan. Trọng tâmchuyến đi Tích Lan này, Pháp Sư chủ yếu giảng PhậtHọc Trung Quốc và lưu lại đây được hai năm. Khinhàn rỗi, Pháp Sư lại du hóa Mã Lai Á và Xiêm La,nơi hổ trợ rất đắc lực việc ấn hành Thái Hư Đại SưToàn Thư. Pháp Sư bị áp huyết quá cao nhưng nhờsức lực tráng kiện cho nên Pháp Sư chỉ cảm thườngthôi, không đáng lo ngại. Nhưng đến ngày mùng 3tháng 10, Pháp Sư bị máu đầy não, không bao lâu thìtịch. Pháp Sư sống chỉ có 48 tuổi (nếu tính theo TâyLịch, Pháp Sư chỉ có 46 tuổi )!Than ôi! Pháp Sư rất giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật,tiếng Pali, chuyên nghiên cứu Pháp Tướng và tinhthông cả thế học, pháp môn nào cũng giỏi cả! Hằngnăm Pháp Sư đi du hóa Đông Nam Á cho nên PhậtGiáo nơi này ngày càng hưng thịnh. Phiên dịch đểtruyền đạo phía nam rồi phát huy nơi trung thổ, PhápSư thật xứng đáng là vị kế thừa chí nguyện của ĐạiSư Thái Hư và làm sáng tỏ sự nghiệp của người! Đãbiết rằng chúng sanh phước mỏng, nên voi chúa đãđi nhưng tại sao voi con lại cũng đi theo? Hạnhnguyện hoằng đạo của Pháp Sư chưa được đền đáp,kẻ thức giả thật rất đau

thương. Xin kính cẩn tườngthuật sơ lược hành trạng của người để ghi nhớ muônđời.

Ấn Thận

LỜI MỞ ĐẦU

của Pháp Sư Pháp Phảng

Mùa hạ năm qua ( 1949 ), tôi từ Ấn Độ sangNam Dương rồi trở về nước, xa cách tổ quốc ròng rãtám năm, những tưởng sự nghiệp văn hóa Phật Giáotrong nước tùy duyên đã tổ chức được một ít, khôngngờ đến tháng 10, trong thời gian đó, nội chiến phátkhởi từ Đông Bắc và Hoa Bắc tràn lan kéo dài đếnLưu Thành ở Trường Giang. Vì không biết ứng biếntrong cuộc chiến tranh có tầm cở lớn nên tháng 2năm đó, tôi đã lìa khỏi Phật Học Viện Võ Xương vàđi đến Trường Sa, mặc dù tâm tôi rất ái mộ Thế GiớiPhật Học Uyển Đồ Thư Quán. Đúng ra tôi định sẽtrở về Võ Xương vào tháng 4 hay tháng 5, nhưngthời thế không cho phép nên tôi nhất định đến sinhhoạt theo lối dây chuyền tại Vân Nam. Lúc ởTrường Sa, tôi đầu tiên trụ nơi Tịnh Xá Long VươngCung Hoa Nghiêm, sau lại dời đến Thuyền Sơn HọcXã ở Hồ Nam. Tại đây, mỗi tối tôi với ông XãTrưởng Chu Dật ( Mộc Nhai ) họp mặt với các tiênsinh bạn của ông Xã Trưởng như Hướng Khải Nhiên,Lưu Ước Chân, Đàm Vân Sơn, Vương Trọng Hậu,Liễu Mẫn Tuyền, Chu Trưởng Tùng; ngoài ra còn cócác Pháp Sư như Ngộ Tánh, Đại Định, Tự Trí cùngnhau luận đạo, và dạy học. Tình hình ở đây lúc bấygiờ rất thái bình, an vui, đầm ấm, không biết trongnhân gian còn có vị thuốc nổ nào nữa chăng!Thời gian như đá lửa, như điện chớp, chốn BátNhã đã trở về quá khứ! Cuối tháng 4, tôi lại đếnThành Liễu Dương, nơi chùa Lục Dung, chuyên mônquét tháp hơn mười ngày. Các chùa cổ tích như TăngDu Quang Hiếu, Hải Tràng, Đại Phật lúc xưa lànhững Đạo Tràng trang nghiêm, nhưng ngày nay trởthành công viên, chuồng ngựa, thật rất đau thương!Một ngày nọ tôi tưởng nhớ đến chùa Bạch Vân lànơi mà Đại Sư Thái Hư đã từng dừng chân nên sángsớm liền đi lễ bái, nhưng khi đến ngoại thành ngheĐạo Kỷ nói cổ tự đó không còn tông tích, hình bóngBạch Vân

đã về dĩ vãng! Tôi liền quay trở lại.Đầu tháng 5, tôi đến Hương Cảng gặp lại bạnhọc tên là Kỷ Văn Quân chuyên nghề thầy cúng,tiếp đón nồng hậu, cho ở nơi Bảo Liên Hậu Viện.Để kết duyên với nhóm thầy cúng nói trên, tôi giảngPhẩm Quy Y Tam Bảo trong Kinh Đại Thừa Lý ThúLục Ba La Mật. Sau đó vài tháng, tôi đi khắp HươngCảng, đến nơi Sơn Giáo Khu, tâm tôi rất ái mộ ĐạiTự Sơn. Trong thời gian tháng 6 ở Đại Bộ Khư, haiPháp Sư Từ Tường và Quả Viên thỉnh tôi giảng bộluận Duy Thức Tam Thập Tụng. Tháng 7, hai cư sĩĐông Liên Giác Uyển Vương Học Nhơn và LâmLăng Chân cũng thỉnh tôi giảng bộ luận này. Nhữngbài giảng của tôi trước và sau đều do Huỳnh BổnChân cùng với Nghi Mô ghi lại thành tài liệu. Nhữngtài liệu đây được đa số thính chúng đem đi ấn hànhđể cho thỉnh, sau đó được tu chính trở thành quyểnsách.Mười năm gần đây, tôi rất ít xem đọc sách Phậtthuộc loại văn Trung Quốc, đặc biệc là kinh luậnthuộc Phật Học Đại Thừa. Mục đích của tôi chỉ diễngiảng riêng bộ luận Duy Thức Tam Thập Tụng,nhằm để khai thị cho bậc sơ học, giúp cho họ kếtduyên với Phật Pháp nên tôi hoàn toàn không giảnggiải học thuật hay tư tưởng. Còn phần đông các ĐạiPháp Sư mỗi khi giảng giải Phật Pháp đều không cógiở kinh sách ra để tham khảo, chỉ trình bày theo kýức cho nên thường đi ra ngoài vấn đề chính. Trongquá khứ, tiếng nói Phật Pháp trở thành vĩ đại vàrộng lớn là do tư trào hiện đại quan hệ với Phật Học.Lối giảng giải Phật Pháp của các Đại Pháp Sư khôngkhảo cứu kinh sách nói trên cũng có thể cho là loạiHuyền Đàm kiểu mới --- hiện tượng đó xưa nayđược thấy nhan nhản trong nhân gian, một vị ĐạiPháp Sư mỗi khi giảng kinh đều lên ngồi trên PhápTòa cao, trước sau nói vòng quanh toàn là một thứnghĩa lý mầu nhiệm cao thâm nào đâu. Thính giả sơcơ bắt đầu nghe giảng chẳng có cảm nhận được sựhứng thú nào, cho đến chính tôi ngồi nghe kinh cũnghoàn toàn không có chút hoan hỷ lối trình bày nghĩalý mầu nhiệm cao thâm khó hiểu kia. Hai cách diễngiảng nói trên chẳng qua một bên có điểm thêm vàotánh chất lịch sử cũng như tánh chất học thuật để sosánh và để nghiên cứu, nhờ đó thính chúng nghepháp không cảm thấy mệt mỏi cũng như không cảmthấy chán nản.Khi bắt đầu giảng giải, vị Pháp Sư nên quan tâmnhững kẻ sơ học khiến cho họ dễ dàng lãnh hội, vìthế đối với những thuật ngữ chuyên môn không

nêntrình bày sai trái cũng như đừng giải thích phản lạinguyên ý trong kinh, đồng thời sử dụng rất nhiềuhọc thuật hiện đại nhằm để chứng minh. Trong Biênthứ II, phần Tự Luận ở Chương I cho đến phần thứlớp Thức Năng Biến của Tiết 4 trong Chương IIIcũng như phần Tự Ngôn của Chương III. IV, V, VI làtôi viết thêm vào. Ngoài ra các bộ phận khác đều làghi chép nguyên bản có hơi cải cách và quy định lạimà thôi.Đại khái, bất cứ học thuyết hay tư tưởng nào đềucó lịch sử bối cảnh và phát triển của nó; Phật Họccũng như thế, cho đến học phái Duy Thức của PhậtHọc thì lại càng không ngoại lệ. Hơn nữa, chúng tanên nhớ rằng Trí Đạo là một thứ học thuyết ảnhhưởng như thế nào đối với sự sinh hoạt tư tưởng củanhân loại, hoặc giả nói cách khác, một thứ họcthuyết đối với nhân sanh có giá trị hay không là tấtnhiên phải căn cứ nơi lịch sử để nghiên cứu, nguyênvì lịch sử là thứ phản ảnh tư tưởng sinh hoạt củanhân loại. Chúng ta nhận thấy một thứ học thuyếtnào nơi quá khứ phát sanh trên lịch sử đã ảnh hưởnghoàn toàn rộng lớn thì có thể nói Trí Đạo của họcthuyết đó thật có giá trị. Học phái Duy Thức trong500 năm, từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 7 là mộthọc thuật trong tư tưởng giới ở Ấn Độ và lại rất cóthế lực không nhỏ. Điều đó cho thấy học phái DuyThức trên lịch sử triết học Ấn Độ thật xứng đáng làmột thứ học thuyết của thời đại mới, nói ngược lại,ngài Thế Thân kiến tạo một thứ tư tưởng hoàn toànmới mẻ; ngài Chân Đế, ngài Huyền Trang, ngàiKhuy Cơ đem học phái này truyền vào Trung Quốcvà học phái này ảnh hưởng cũng như phát sanh vôcùng rộng lớn trên lịch sử Phật Học Trung Quốc vàothế kỷ 672, đây là sự thật lịch sử không thể nào hoàinghi được.Ngôn từ Duy Thức Học hoặc gọi là Du Già DuyThức Học Phái, nói bao quát chính là tư tưởng củathuyết Nhất Thế Hữu Bộ, nguyên do Duy Thức Họclà học thuyết được phát sanh từ trong học thuyết củaHữu Bộ và tư tưởng của ngài Di Lặc và ngài VôTrước cũng đều nền tảng nơi tư tưởng Hữu Bộ.Những tư tưởng trọng yếu đã được tìm thấy trongDuy Thúc Học như tư tưởng A Lại Da Thức và MạtNa Thức, tư tưởng Viên Thành Thật Tánh, PhápTánh Thân Độ, Tự Tánh Niết Bàn, Nghiệp Quả LưuChuyễn, ..v..v.... ; lại thêm học thuyết Nghiệp vàGiải Thoát trong Cộng Đồng của sáu phái Triết HọcẤn Độ cũng nên tham cứu, cho đến tư tưởng PhạmNgã trong triết học của phái Phệ Đàn Đa cũng phảiam

tường; sau đó mới có thể tri đạo được cội nguồncủa tư tưởng Duy Thức Học.Triết Học của Duy Thức là triết học “Hữu”, vìDuy Thức Học chủ trương tất cả pháp đều quan hệthông qua “Thức” để tồn tại. Chân lý thì có thậtthuộc Viên Thành và sự tướng thì có giả giống nhưhuyễn. Triết Học Duy Thức là triết học thuộc loại“Biến”, vì Duy Thức Học chủ trương tất cả pháp hữuvi ------ vũ trụ vạn hữu đều do thức Biến. Chữ Biếnlà chuyển biến, là hoạt động, là phi thường, chỉ cầntri đạo bất động thì không có thể “Chuyển” và cũngkhông có thể “Biến”, cho nên Biến tất nhiên cầnphải Động. Lại nữa, tất cả pháp hữu vi trong DuyThức Học cũng gọi là “Hành” và Hành ở đây chínhlà ý nghĩa của chữ Biến, như năm Uẩn của các pháphữu vi thì sát na sanh diệt, biến động không dứt. Từý nghĩa này, các pháp hữu vi được gọi là Phi Thườngvà cũng vì phi thường cho nên không có tự tánh; cácpháp hữu vi vì không có tự tánh nên gọi là Không; tựtánh vốn đã không thì không có Ngã. Nhờ đã ngộnhập được lý vô ngã và chứng được Nhị KhôngChân Như thì đạt được hai quả Chuyển Y của DuyThức Học.Cảnh giới thực hiện của Trí Vô Phân Biệt đãđược trình bày nơi Du Già Duy Thức Học ------ “TựTánh của Thắng Nghĩa thì lìa ngôn ngữ, giả sử đềcập đến tự tánh thì tất cả đều bình đẳng, cho nênthường gọi cảnh gới đó là Tối Đệ Nhất, là bờ mé sởtri của Chân Như vô thượng. Tất cả chánh pháp nàynếu như dùng lối tư duy để chọn lựa, lẽ tất nhiênđều bị thối lui, không thể vượt qua được”. Cảnh giới lìa ngôn ngữ đề cập trong đây chính là Chánh QuánVô Sở Đắc và Tánh Không Chân Như của học pháiTrung Quán chủ trương, cũng chính là Thật TướngBát Nhã của Thiên Đài, Sự Sự Vô Ngại Pháp Giớicủa Hiền Thủ, Kiến Tự Bổn Tánh của Thiền Tông.Từ đó cho thấy, chúng ta cần phải giải thích rõ chỗchứng đắc nơi Phật Pháp của các tông phái chủtrương, những thứ cảnh giới chân lý của tánh tuyệtđối này thì đều giống nhau, không có thứ nào caothứ nào thấp, chỉ khác nhau ở phương pháp thuyếtminh mà thôi. Căn cứ nơi thuyết minh lý tánh cùngvới sự tướng đặc thù, Duy Thức lẽ dĩ nhiên là mộthọc phái trình bày có mạch lạc, có ngăn nắp; cònTrung Quán và Thiền Tông thì thuyết minh trực tiếpnên quá đơn giản. Ngoài chân lý của tánh tuyệt đốinày còn có sự tướng đặc thù của tương đối. DuyThức thì đặc biệt thiên trọng thuyết minh sự tồn tạicủa các pháp thuộc tánh tương đối;

ngược lại, TrungQuán và Thiền Tông thì đặc biệt thiên trọng thuyếtminh Chân Như Tánh Không của tánh tuyệt đối. Chođến phương pháp sử dụng để tu chứng, ngoại trừ lýdo quan hệ cá tánh, hoặc có chỗ khác nhau, nhưngcảnh giới tu chứng của họ thì lại hoàn toàn giốngnhau. Nhơn đây, trong Phật Giáo, không luận nói lýtánh hay nói thực hành, tất cả tuy không giống nhauvề đường hướng nhưng đều cùng về một chỗ.Quyển sách này nhờ sự hỗ trợ của các bạn đạonhư Vương Học Nhơn, Lâm Nghiêm Chân, TừTường, Quả Viên đem tài năng ra xuất bản mauchóng; lại nhờ bạn già Pháp Sư Đại Tỉnh đề tựa bìamặt; sau khi cho in nhờ Nghi Mô phụ trách kiểmsoát lại, ngoài ra còn hai vị Pháp Sư Diễn Bồi vàTục Minh giúp đỡ, tôi vô cùng cảm động và nhớ mãitất cả ân nghĩa này.Phật lịch 2493, tháng giêng, năm 1950. Viếtxong nơi lầu Minh Thường của Thuyên Loan LộcGiả Uyển ở Hương Cảng.

CHƯƠNG I

HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC NGÀY NAY

Trước Kỷ Nguyên 500 năm, Phật Học được phát sanh nơiẤn Độ. Đến một thế kỷ trước trước Kỷ Nguyên 1, trong thờigian Tần Hán cai trị, Phật Học mới bắt đầu lần lược truyềnvào Trung Quốc. Đến nay, Phật Học tồn tại trên đất TrungQuốc đã có hai ngàn năm lịch sử. Trong thời gian tại TrungQuốc, Phật Học cũng có lúc thịnh và cũng có lúc suy.Nguyên nhân chung của Trung Quốc, là vì nền văn hóadân tộc rất khoan dung thâm hậu, nên có thể thâu nạp nềnvăn hóa ngoại lai. Phật Giáo sở dĩ trở thành một bộ phận vănhóa Trung Quốc là do Văn Học Sử Trung Quốc tiếp nhận ánhsáng rực rỡ của Phật Giáo, một thứ ánh sáng đặc biệt và ánhsáng đó trực tiếp kế thừa mãi đến ngày nay.Hôm nay tôi giảng bộ luận Duy Thức Tam Thập Tụng.Duy Thức là một trong các Tông Phái. Đối với Tông DuyThức, các học giả cũng nên hiểu biết đại khái về tình huốngcủa một thứ đạo lý này. Nhơn đây, trước hết, tôi xin trình bàytóm lược tình huống Phật Giáo Trung Quốc ngày nay.Về phương diện nghiên cứu Phật Học, gần 40 năm nay,yếu điểm cơ bản là nghiên cứu tình hình Phật Học của Trung1 Hai Ngàn Năm Văn Hóa Trung Ấn của Ấn Độ hoặc của Pagchi (Sư Giácnguyệt)Quốc ( Chỗ này

không thể bỏ qua sự tường thuật về chế độtăng chúng tự viện và phương thức sinh hoạt của họ ).Còn sự nghiên cứu giáo lý Phật Giáo, đối với các TôngPhái, có hiện tượng hưng thịnh. Nhưng có một điều là tìnhhình nghiên cứu giáo lý Phật Giáo lại chịu ảnh hưởng đến sựchuyển biến về chỉnh lý xã hội và về văn hóa tư tưởng củaTrung Quốc.Lúc đầu, vào thời kỳ Thanh mạt ( cuối nhà Thanh ), các sĩphu đứng lên cách mạng dân tộc như ngài Chương Thái Viêmvận động thay đổi phép tắc. Còn các ngài Khang Hữu Vi,Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, ..v..v... lại đề xướng nghiêncứu Phật Giáo. Trong lúc đó, các học sinh du học Nhật Bảnvà các chí sĩ đã chết tại Nhật Bản cũng đều nghiên cứu PhậtHọc.Gần đây, sự phát triển Phật Học đối với Trung Quốc cóthể nói là nguyên nhân chính yếu. Lý do xã hội đương thờiđang chuyển biến, đang cách mạng. Cho nên các giới PhậtGiáo xem như cũng đang chuyển biến theo để cùng thích ứngvới sự phát sanh cách mạng cơ giới. Nhân đó, phong trào vậnđộng Tân Học Phật đã được thành công gần 40 năm nay 2.Tại Trung Quốc, trong thời kỳ Phật Học hưng thạnh, mườiTông Phái đã được thành lập, nhưng hiện tại chỉ có tám TôngPhái Đại Thừa còn lưu hành. Nếu căn cứ nơi lịch sử nghiêncứu Phật Giáo Trung Quốc, chúng ta không thể tách rời mườiTông Phái để nghiên cứu Phật Học. Chúng ta phải y cứ nơi2 Đại Sư Thái Hư khi chịu ảnh hưởng tân học, liền đề xướng Phật GiáoCách Mạng Luận, chủ trương Cách Mạng Giáo Lý, Cách Mạng Giáo Chếvà Cách Mạng Giáo Sản.tinh yếu trong mười Tông Phái nói trên để thuyết minh hiệntrạng nghiên cứu Phật Học ngày nay

.I.- CÂU XÁ TÔNG:

Từ đời Đường trở về sau, có thể nói, không có một ngườinào thành công trong sự nghiên cứu Phật Học. Đến Dân Quốcnăm thứ 9, trong thời gian mười năm, có một vị cư sĩ tên làHy Thanh mở đầu phong trào nghiên cứu A Tỳ Đạt Ma CâuXá Luận Quang Ký và sáng tác quyển Quán Câu Xá LuậnLý. Tác phẩm này được in trong Nguyệt San Hải Triều Âm.Sau này, Hải Triều Âm thường đăng tải những tác phẩm vănchương nghiên cứu về luận Câu Xá của các ngài Trương HóaThanh, ..v..v.....Năm Dân Quốc năm thứ 11, Phật Học Viện Võ Xương tổchức khóa học

về bộ môn Trung Đính ( Trung Học về mônHiệu Đính ), trong đó có bộ môn về Câu Xá. Môn học CâuXá này đều do Giáo Thọ Sử Nhất Như chuyên trách. Ngàiphiên dịch và giảng nghĩa tác phẩm Câu Xá Luận Thích củamột người Nhật trước tác. Những học giả về môn học này rấtcảm kích và hứng thú.Về sau cư sĩ Trương Hóa Thanh kế thừa Sử Nhất Nhưgiảng về Câu Xá. Đối với học sinh nghiên cứu, Cư sĩ TrươngHóa Thanh thường cho ra đề án yếu nghĩa trong Câu Xá làmmôn học thuật diễn giảng. Ngàn năm tuyệt học, từ đây, trênlộ trình phục hưng có thể nói Phật Giáo tiến triển rất nhanh.Đương thời, Học Tăng của Phật Học Viện Võ Xươngphần đông đều ưa thích môn học về luận Thành Duy Thức vàít người nghiên cứu về luận Câu Xá. Những học giả chuyêntâm về môn luận Câu Xá chính là Pháp Phảng, ngài là mộttrong hai ba người nổi tiếng. Ngài gia công ghi chú rõ ràng,trong đó gồm sớ giải những lời quí báu từng câu trong luậnCâu Xá. Ngài rất tâm đắc với môn luận Câu Xá.Lúc bấy giờ, Nội Học Viện Nam Kinh đứng ra kiểm giáo,cho in tác phẩm Ghi Chú và Sớ Giải về Câu Xá của ngàiPháp Phảng, đồng thời Âu Dương Tiệm đề tựa. Pháp Phảnglà một học giả có công rất lớn trong việc nghiên cứu mônluận Câu Xá nói trên.Vào năm Dân Quốc thứ 18, tại Võ Xương, Pháp Sư PhápPhảng giảng toàn bộ Câu Xá Tụng. Năm 1920, tại Bắc BìnhThế Giới Phật Học Uyển Giáo Lý Viện ( Chùa Bạch Lâm )và tại Nữ Tử Phật Học Viện, Pháp Sư giảng toàn bộ Câu XáTụng, đồng thời ngài biên tập những lời chú thích về Câu XáTụng. Bản thảo chú thích Câu Xá Tụng của ngài đã mấttrong thời kỳ kháng chiến.Trong thời gian 27 năm tại Viện Trùng Khánh Hán TạngGiáo Lý, suốt hai năm, ngài giảng luận Câu Xá và hơn nữa,Pháp Sư còn biên soạn môn học Phê Phán Luận Câu Xá. Saunày Phật Học Viện các nơi đều có người tiếp tục giảng CâuXá Tụng và cũng có người sáng tác thành luận văn. Đến nay,đối với vấn đề nghiên cứu Tông Câu Xá, nhiều người lần hồiquy tụ và phát khởi phong trào nhiều nơi, tất cả đều đi đếnkết quả rất hoàn hảo.

II.- THÀNH THẬT TÔNG:

Từ thời Dân Quốc đến nay, người nghiên cứu về bộ luậnnày có thể nói là không có. Chỉ có Đại Sư Duy Hư đã từngsáng tác quyển Thành Thật Luận Cương Yếu và tác phẩmnày được Hải Triều Âm ấn hành. Ngoài ra, cho đến bây giờ,chưa thấy một người nào nghiên cứu và đọc tụng bộ luận nóitrên. Thật đáng tiếc cho điều thiếu sót này!

III.- THIỀN TÔNG:

Tông này cuối đời Thanh còn có chút sinh khí, như ở KimSơn thuộc Trấn Giang có Thượng Tọa Đại Định, ..v..v...., ởchùa Cao Mân thuộc Dương Châu có ngài Nguyệt Lãng,..v..v..., ở Thiên Đồng có Ký Thiền Bát Chỉ Đầu Đà, có HòaThượng Tịnh Tâm, ở Thiên Ninh có Thiền Sư Dã Khai, ởDương Châu có Hòa Thượng Văn Hy ( Tây Khôn ). Các vị ấyhọc hạnh rất uyên thâm. Họ đều là những bậc danh tượngmột thời.Trước năm Dân Quốc thứ 10, ở chùa Quy Nguyên thuộcHán Dương có ngài Tu Thủ Tọa và Hòa Thượng Xương Hồngđối với các việc trong Tông Môn đều có cơ tỏ ngộ. Hai vị nóitrên đều là bậc danh đức ở Giang Hạ. Từ ngày Bắc Phạt đếnnay, Tông này rất suy yếu, trở nên im hơi lặng tiếng.Ngày nay, Thiền Sư Hư Vân chủ trì chùa Hoa Nam vàchùa Vân Môn là một vị Thiền Sư có thành quả to lớn đángkể đương thời của Thiền Tông. Người ta thường nghe ThiềnSư tu hành rất thâm hậu và có kẻ cho rằng Thiền Sư vì bịbệnh nên không bồi dưỡng cho kẻ hậu học để Tông Mônđược nổi tiếng.Ngoài ra có một người giúp cho thanh danh của ThiềnTông hưng thạnh chính là vị Thượng Tọa Trụ Trì chùa CaoMân. Ngài được toàn quốc khen tặng là người mô phạm của26Thiền Lâm. Ngài tự mình công phu rất thâm hậu. Chỉ vì saukhi Bắc Phạt, ngài cho vấn đề kháng chiến là trước hết. Dođó, ngài quá bận rộn công việc đi xin cây đá và tự mìnhkhông có thì giờ nhàn rỗi để chăm lo hướng thượng.Thế nên xét lại, phong độ của Tông Phái một khi suy yếunghiêng đỗ thì khó bề chấn chỉnh trở lại được.

IV.- TỊNH ĐỘ TÔNG:

Tịnh Độ Tông hiện nay là một Tông Phái hưng thịnh nhất.Nguyên do, môn học thuật về triết lý của Tông này rất đơngiản và phương pháp tu tập của Tông này thì cũng rất dễdàng. Cho nên Tín Đồ Phật Giáo khắp nơi có thể nói mườingười đã hết chín người tu theo Tông Tịnh Độ.Năm Dân Quốc thứ 10 trở về trước, núi Hồng Loa thuộcBắc Kinh là nơi chuyên lo hoằng truyền Tông này và cũngnhờ đó mà Tông Tịnh Độ ảnh hưởng khắp cả nước. Sau khiBắc Phạt, Pháp Sư Ấn Quang là người nỗ lực phát huy TôngTịnh Độ và đồng thời Pháp Sư lại còn trọng dụng nghi lễ củanhà Nho.Năm Dân Quốc thứ 20 trở về sau, Pháp Sư Ấn Quang lạithành lập và trực tiếp chỉ đạo Đạo Tràng Tịnh Độ ở núi LinhNham thuộc Tô Châu. Pháp Sư mặc dù có để lại tác phẩmVăn Sao Hành Thế ( Án văn ghi lại công trình độ thế củangài ), nhưng trong đó vẫn khuyến khích mọi người chuyêntâm niệm Phật. Pháp Sư là người rất quý trọng sự thực hànhhơn. Pháp Sư chỉ độ cho những người có tâm thành và khôngbao giờ dạy cho những kẻ chỉ lo học giáo lý hơn mà không27chuyên cần trong việc niệm Phật. Theo quan niệm của PhápSư, vấn đề học hỏi giáo lý chỉ là sự vay mượn có tánh cáchtạm bợ và không đem lại những lợi ích nào cho người tuhành.Còn vấn đề xiển dương triết lý học thuật của Tông TịnhĐộ, Pháp Sư Ấn Quang không thể sánh với các bậc cao hiềnthuộc đời nhà Minh và nhà Thanh 3. Nhờ đức học của PhápSư Ấn Quang, phong trào nghiên cứu học Phật về giáo lýTông Tịnh Độ được thành lập và nhờ những phong trào nóitrên hổ trợ, sự phát triển Phật Giáo càng ngày càng thêmrộng lớn.Pháp Sư Ấn Quang đặc biệt đề xướng cõi Tịnh Độ ở TâyPhương. Đại Sư Thái Hư lại đề xướng cõi Tịnh Độ ở ĐâuXuất và cõi Tịnh Độ ở nhân gian4. Cả hai hướng đi của haingài đều thành công tốt đẹp.

V.- THIÊN ĐÀI TÔNG:

Thiên Đài Tông thì lại hưng thịnh vào cuối thời nhàThanh và đầu năm Dân Quốc. Như ở chùa Ninh Ba Quan,Pháp Sư Đế Nhàn tận lực đề xướng phát huy Tông Thiên Đàivà thiết lập Học Xá để giáo dục kẻ hậu học.3 Ngài Liên Trì, ngài Ngẫu Ích, ngài viên Trung Làng thì thuộc về nhàMinh. Còn ngài Tiệt Lưu Tĩnh Am và ngài Bành Tế Thanh thì thuộc vềnhà Am và ngài Bành Tế Thanh thì

thuộc về nhà Thanh..4 Bài tựa Tứ Tông Tam Yếu của Đại Sư Sâm Khán luận về vấn đề kiếnthiết Tịnh Độ Nhân Gian và những sách Phật Pháp luận về Chủ NghĩaHóa Tịnh Độ.28Ở núi Nam Nhạc thuộc Hồ Nam có Pháp Sư Mặc Am vàPháp Sư Không Dã. Ở chùa Pháp Nguyên thuộc Bắc Bình cóPháp Sư Đạo Giai. Các vị nói trên đều giảng giáo lý TôngThiên Đài.Ngày nay, những vị trong môn phái Đế Nhàn, như ở núiThiên Đài có Pháp Sư Tịnh Quán, ở Quảng Đông có Pháp SưHiển Từ, Pháp Sư Hải Nhơn, ..v..v.... và ở chùa Pháp Tạngthuộc Thượng Hải có Pháp Sư Hưng Từ, ở Kim Sơn có PhápSư Nhơn Sơn, ở Hoa Bắc có Pháp Sư Thúc Hư, ..v..v.... Cácvị nói trên cũng đều hoằng truyền giáo lý Tông Thiên Đài.Ở Phật Học Viện Võ Xương có các ngài như Chi Phong,Đàm Huyền đều nghiên cứu thâm sâu học thuyết Tông ThiênĐài. Các ngài còn trước thuật giáo nghĩa Tông này để phổbiến trong nhân gian.

VI.- HIỀN THỦ TÔNG:

Năm đầu Dân Quốc, ở Thượng Hải có Pháp Sư NguyệtHà thiết lập Đại Học Hoa Nghiêm để hoằng truyền giáonghĩa Tông Hiền Thủ. Nhân vật của môn phái này một thờiảnh hưởng khắp thiên hạ. Những người xuất sắc như là ngàiTrì Tùng, ngài Thường Tinh, ngài Từ Chu và ngài Trí Quangở Tiêu Sơn,..v..v.... Các vị vừa kể đều là những học giảnghiên cứu Tông này. Đối với Tông Hiền Thủ, các vị đều cótâm chứng đắc và còn trước thuật giáo nghĩa để hoằng truyềntrong nhân gian. Trong các vị nói trên, ngài Trì Tùng và ngàiThường Tinh là hai nhân vật xuất sắc nhất và thành côngnhất.

VII.- TAM LUẬN TÔNG:

29Từ đời Đường và đời Tống đến nay, Tam Luận Tôngkhông được mấy ai nghiên cứu đến. Mãi đến năm đầu DânQuốc, cư sĩ Lưu Ngọc Tử mới sáng tác quyển Tam LuậnTông Lược Thuyết để phát huy. Còn cư sĩ Trương Hóa Thanhthì rất tinh thông về luận học, nhất là cư sĩ chuyên nghiệp vềmôn học Tam Luận Tông. Cư sĩ thường giảng Tam LuậnTông tại Phật Học Viện Võ Xương.Những năm gần đây, Pháp Sư Ấn Thuận gia công cổ võmôn học Trung Quán của Long

Thọ và Pháp Sư cho ra tácphẩm Trung Quán Kim Luận.Tam Luận Tông là một Tông Phái rất có giá trị và có hệthống về mặt nghiên cứu. Vả lại, Tông này có rất nhiều bậcanh tuấn hậu học và cũng là nơi xứng đáng cho người thamcứu.Đồng thời, Pháp Sư Pháp Tôn chuyên dịch các kinh sáchTây Tạng thuộc hệ phái Trung Quán ra chữ Hán như các sáchBồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, Biện Liễu Nghĩa Bất LiễuNghĩa, đều được thấy trong Trung Quán.Còn ngài Nguyệt Xứng thì dịch quyển Nhập Trung Luậnvà thường giảng quyển Nhập Trung Luận này cho những nơinhư Thành Đô, Trùng Khánh..v..v....Tam Luận Tông sở dĩ được trùng hưng một cách huyhoàng và cảnh giới của Tông Môn càng thêm rực rỡ là nhờcông lao của ngài Nguyệt Xứng. Có thể nói ngài NguyệtXứng là người có công rất lớn trong công việc phục hưngTông này.

VIII.- LUẬT TÔNG:

Luật Tông được thành lập vào thời đại nhà Thanh. Ngườihọc Luật Tông để thấm nhuần thì ít. Tăng chúng trong cảnước đều thọ giới pháp bằng cách mặc nhiên không cần phảihiểu và cách thọ giới thì đặt nặng vấn đề hình sắc.Năm Dân Quốc thứ 10 trở về sau, Luật Sư Hoằng Nhất vàLuật Sư Tịnh Nghiêm ở Hà Nam, đối với Luật học cả hai đềunghiên cứu rất tinh thông và hai vị nỗ lực truyền bá LuậtTông.Đặc biệt nhất là Luật Sư Hoằng Nhất. Khi chưa xuất giatu hành ngài là một Văn Học danh tiếng, là một nhà ÂmNhạc tài ba và cũng là một nhà Mỹ Thuật về Hý Kịch xuấtsắc. Cho nên từ khi xuất gia trở về sau, ngài có khả nănghướng dẫn các bậc Văn Nhân, Chí Sĩ đều quy hướng về PhậtGiáo rất đông. Ngoài hai vị trên đây, còn có Pháp Sư TừChâu, ngài cũng nỗ lực đề xướng giới luật.Có thể nói trong Luật Tông, chùa Bảo Hoa Sơn Luật lànơi nổi tiếng nhất khắp cả nước. Mỗi năm, hai mùa xuân thu,chùa này đều mở Giới Đàn để truyền Đại Giới. Rất tiếc chùanày chỉ chuyên về khoa văn tụng niệm mà thôi. Đối với Luậthọc, chùa này không có một người nào học luật cả. Vấn đềgiác ngộ, thật đáng tiếc cho họ!

IX.- MẬT TÔNG:

Từ đời Đường và đời Tống trở về sau, tuyệt học của MậtTông thật là xứng đáng trong thế gian và cho đến hiện nay,Mật Tông vẫn còn thạnh hành.31Năm Dân Quốc thứ 9, Nguyệt San Mật Tông Hải TriềuÂm hoằng truyền Mật Tông rất hữu hiệu. Sau đó có các ngàinhư Đại Dũng, Trì Tùng, Hiển Ấm,..v..v.... xuất ngoại du họcNhật Bản. Sau khi về nước, các vị đều đề xướng Tông này.Học giả tham dự rất đông, tạo nên tiếng vang rất lớn cho MậtTông.Ở Quảng Đông, lại có Mạn Thù Yết Đế và cư sĩ VươngHoằng Nguyện, hai vị cũng đều hoằng truyền Đông Mật(Mật Tông ở Quảng Đông). Hai vị đã dịch thuật và trước tácvề Mật Tông rất nhiều nhằm để phục hưng Đông Mật.Kể từ năm Dân Quốc thứ 20 trở về trước, Hệ Phái MậtTông có thể nói vang tiếng một thời, uy tín lừng lẫy khắp nơi.Trong thời gian nói trên, khoảng năm Dân Quốc thứ 14 và 15trở về sau, Mật Giáo Tây Tạng lần hồi truyền sang QuảngĐông. Các vị như ngài Đại Dũng, ngài Pháp Tôn, ..v..v.... đidu học giáo pháp Mật Giáo Tây Tạng. Đặc biệt nhất trong sốnày, ngài Pháp Tôn từng tự dịch rất nhiều kinh sách của MậtGiáo Tây Tạng. Hơn nữa, trong thời gian nói trên, có các vịĐại Lạt Ma Ban Thiền, ..v..v.... lại đem thế lực và địa vịchánh trị truyền vào Trung Quốc.Từ khi Mật Giáo Tây Tạng thạnh hành ở Trung Quốc trởvề sau, Mật Tông Quảng Đông mặc nhiên vắng tiếng. Có thểnói, các vị Lạt Ma Tây Tạng chiến thắng hơn các thầy NhậtBản.

X.- DUY THỨC TÔNG:

Từ năm Dân Quốc đến nay, người đầu tiên đề xướng DuyThức Tông chính là cư sĩ Dương Văn Hội ( Nhơn Sơn ). Cư sĩlà một nhân vật có công rất lớn trong việc phục hưng PhậtHọc Trung Quốc cận đại. Cư sĩ thường giao hảo với NamĐiều Văn Hùng là một học giả nổi tiếng của Nhật Bản.Dương Tiên Sinh chịu ảnh hưởng rất lớn với Nam Điều.Đời Đường, các nhân sĩ chú sớ tư tưởng Duy Thức Tôngrất nhiều và tư tưởng Tông này được truyền sang Nhật Bản từđó. Rồi về sau, tư tưởng Duy Thức Tông được mang từ NhậtBản phục hồi trở lại Trung Quốc. Tại Trung Quốc, các tácphẩm thuộc Duy Thức Tông được các nhân sĩ kiểm tra và ấnhành để phổ biến. Công đức của các vị ấy thật vô lượng.Sau đó, Duy Thức Tông có các vị như Mai Hoa Hi, ÂuDương Cảnh Vô, Lưu Châu

Nguyên, Trương Khắc Thành,Hàn Thanh Tịnh, Đường Đại Viên, Lữ Chừng, Cảnh XươngCực, Vương Ân Dương, Khâu Hy Vận, Trì Tùng, ThườngTinh, Hội Giác, Pháp Phảng, Pháp Tôn, Chi Phong, ẤnThuận, Mặc Thiền, Đàm Huyền,..v..v.... Các vị nói trên đềulà người nghiên cứu tinh thông về Duy Thức Học. Trongnhững vị trên đây, có vị chuyên về nghệ thuật cổ điển, có vịchuyên về khảo cứu, có vị chuyên phát huy đường hướng tânluận, có vị chuyên nghiên cứu lịch sử. Mỗi vị đều có sởtrường riêng và mỗi vị đều có trước thuật để phổ biến trongnhân gian. Về phương diện nghiên cứu Phật Học, Duy ThứcTông là một Tông Phái rất thạnh hành.

XI.- ĐẠI SƯ THÁI HƯ VÀ PHẬT HỌC NGÀYNAY:

Trong 40 năm nay, Đại Sư Thái Hư là lãnh tụ phong tràophục hưng Phật Giáo Trung Quốc. Ngài bình đẳng đề xướnghọc phái của tám Tông lớn. Trong tám Tông phái lớn này,ngài chỉnh lý chỗ kiến giải đặc thù riêng biệt về Phật Họctừng Tông Phái. Nguyên do, theo ngài, đối với tám TôngPhái, mỗi Tông Phái luôn luôn đề xướng chỗ kiến giải đặcbiệt của Tông mình và tùy duyên hoằng dương để phát huythêm được rộng lớn. Cho nên Học Thuyết của mỗi Tông Pháinhất định phải có trước thuật để giảng giải.Sau khi chỉnh lý Phật Học riêng biệt từng Tông Phái một,tám Tông Phái nói trên nhận thấy nội dung đều có chỗ quánthông với nhau. Phần quán thông giống nhau của mỗi TôngPhái như Tam Thừa Cộng Pháp ( Giáo pháp dung thôngchung cả ba Thừa ), Ngũ Thừa Cộng Pháp ( Giáo pháp dungthông cả năm Thừa ) và Đại Thừa Bất Cộng Pháp ( GiáoPháp đặc biệt dành riêng cho Đại Thừa và Giáo Pháp nàykhông dung thông với ba Thừa hay năm Thừa ).Còn vấn đề phê phán sự dung thông về ba Thời, ba Hệ vàba Tông của Phật Giáo Ấn Độ đều là tư tưởng của tiền nhânchưa thấy phát huy. Tư tưởng của tiền nhân sở dĩ chưa đượcphát huy là do từ trước tới nay chưa có người nào đứng ra lậpthành Tông Phái.Ngày nay xét chung mười Tông Phái, Thiền Tông, LuậtTông và Thành Thật Tông thì rất suy yếu. Nguyên do baTông này rất ít người nghiên cứu. Còn Câu Xá Tông, ThiênĐài Tông, Tam Luận Tông và Hiền Thủ Tông thì chỉ suy yếuphân nửa. Mặc dù nhiều người nghiên cứu Thiên Đài

Tôngvà Hiền Thủ Tông, nhưng phương pháp trình bày của haiTông này thì quá xưa cũ. Trái lại, ba Tông Phái như Tịnh ĐộTông, Mật Tông và Duy Thức Tông thì rất hưng thịnh

.XII.- NGHIÊN CỨU THEO XU THẾ MỚI:

Ở đây danh nghĩa Theo Xu Thế Mới chính là ngày nayphong trào nghiên cứu Phật Học Tạng Văn đều dựa theo vănPali và văn Anh Nhật. Trước kia, những người nghiên cứuPhật Học Tạng Văn gồm có: ngài Lữ Chừng, ngài Thang TrụTâm.Năm Dân Quốc thứ 13, nhà cách mạng Đại Sư Thái Hưcùng với đệ tử Đại Dũng thiết lập Học Hiệu Tạng Văn PhậtGiáo tại Bắc Kinh. Sau 14 năm tham dự tỗ chức Tạng HọcPháp Đoàn, các giới học Phật rất thích nghiên cứu văn TâyTạng. Mười năm sau đó, các ngài như Pháp Tôn, NghiêmĐịnh, Thang Trụ Tâm, Lữ Chừng..v..v.... dịch kinh luận thuộcvăn Tây Tạng gồm có mười loại và nghiên cứu Phật Học HánTạng cũng bắt đầu phổ cập khắp nơi.Ngoài ra, các ngài như Mặc Thiền, Đàm Huyền, ChiPhong, Lữ Chừng, ..v..v.... cũng nghiên cứu Phật Học NhậtVăn. Riêng ngài Chi Phong lại chủ trì phiên dịch Đại TạngKinh Nam Truyền của Nhật Bản dịch ( tức là Nhật Bản dịchTam Tạng thuộc văn Pali ). Còn các vị nghiên cứu Phật Họccả văn Phạn, văn Pali, văn Anh gồm có: ngài Pháp Phảng,ngài Ba Trụ ( tức ngài Pháp Chu ), ngài Bạch Huệ, ..v..v....Riêng ngài Pháp Phảng và ngài Ba Trụ đều phiên dịch PhậtHọc từ văn Pali.Những dữ kiện trên cho thấy Phật Học Trung Quốc rất nỗlực nghiên cứu theo xu hướng Phật Học thế giới.

CHƯƠNG II

TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠIXEM DUY THỨC HỌCI.- TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG THỜI ĐẠIVà PHẬT HỌC

Duy Thức Học đối với trào lưu tư tưởng hiện đại như thếnào?Nguyên nhân, Phật Giáo tồn tại trong thế gian thì khôngthể ly khai các pháp của thế gian. Phật Giáo cùng thế giannhất định phải phát sanh quan hệ. Cho thấy Phật Giáo rấtthích hợp những nhu cầu thiết yếu của thế gian và có khảnăng đứng vững trên thế gian.Thí

dụ: Trong thế gian, chùa miếu được thiết lập đều cóngười xuất gia, đều có người hoằng pháp, chứng tỏ Phật Giáocùng thế gian có sự quan hệ mật thiết với nhau. Những biểutượng còn cho thấy Phật Giáo rất thích hợp với nhu cầu nhânsinh trong thế gian, như là Phật Giáo có địa vị cũng như cótác dụng trong xã hội.Quả như Phật Giáo đối với nhân loại nếu không có chútlợi ích nào thì nhân loại trong thế gian không cần đến PhậtGiáo. Phật Giáo nếu như thế gian không cần đến hoặc giảPhật Giáo không chút mảy may lợi ích nào cho nhân thế thìsớm đã bị tiêu diệt từ lâu.Song sự thật lại chẳng như thế! Khác hẳn, Phật Giáo sở dĩđược tồn tại trong những quốc gia không giống nhau là nhờcác chủng tộc những nơi đó lưu truyền trong nhân gian và bảotồn cho đến ngày nay. Vả lại Phật Giáo có số tín đồ rộng lớnủng hộ. Điều đó chứng tỏ Phật Giáo chắc chắn có giá trị đểtồn tại. Đã là có giá trị, Phật Giáo có thể dùng để hoằngdương nơi thế gian. Nhưng học thuyết Phật Giáo có địa vị nhưthế nào đối với Trào Lưu Tư Tưởng của xã hội hiện đại?Học thuyết Phật Giáo đối với Trào Lưu Tư Tưởng của xãhội hiện đại đều được chú ý đến. Duy Thức Học là một đạihọc phái Đại Thừa Phật Giáo, gần ba mươi năm nay ảnhhưởng rất lớn các giới tư tưởng, được họ chú ý cho là quantrọng cần phải nghiên cứu và quán sát.Sở dĩ gọi là Trào Lưu Tư Tưởng Hiện Đại là chỉ cho thếkỷ 19 trở về sau, nghĩa là thời đại Văn Nghệ Tây PhươngPhục Hưng từ thế kỷ 19 đến thời đại Khoa Học Vận Độngcủa thế kỷ 20. Tư tưởng của một thời đại có khả năng thànhhình một thứ năng lực vận động nên gọi là Trào Lưu TưTưởng Thời Đại.Ở Âu Châu, thời đại Văn Nghệ Phục Hưng trở về trướcchính là thời đại Tôn Giáo Đặc Quyền và cũng gọi là thời đạihắc ám. Lúc bấy giờ mọi người đều mê tín tôn giáo, choThần Quyền cao hơn thế gian và nhân loại trở thành một thứcảnh ngộ tối tăm không có mặt trời. Văn Nghệ Phục Hưngchính là Khoa Học xương minh. Nhờ nghiên cứu khoa học,Văn Nghệ Phục Hưng đả phá toàn diện Thần Quyền và tẩychay sự mê hoặc của Thượng Đế Vạn Năng. Từ đó, ánh sángrực rỡ của nền văn minh Khoa Học cận đại phát sanh. Ngàynay, nhân vì Khoa Học phát minh được Nguyên Tử Năng chonên có người gọi ngày nay là thời đại Nguyên Tử Năng vàcũng có thể cho là thời đại Khoa Học hoàn toàn phát đạt.Tại Ấn Độ, trước kia có Trào Lưu Tư Tưởng của Bà

LaMôn Giáo, kế đến có Trào Lưu Tư Tưởng của sáu phái TriếtHọc, về sau lại có Trào Lưu Tư Tưởng của Phật Giáo.Riêng Phật Giáo có Trào Lưu Tư Tưởng Tiểu Thừa, ĐạiThừa, Hiển Giáo và Mật Giáo. Sau cùng, Trào Lưu Tư TưởngẤn Độ Giáo lại phục hưng trở về nguyên thể.Theo như Trung Quốc Văn Hóa Phát Đạt Sử ghi rằng:Chúng ta trước kia có cái học Chư Tử của Tiền Tần, có KinhHọc của Hán Triều, có Phật Học của Tùy Đường, có Lý Họccủa Tống Minh, có Khảo Cứ Học của thời đại nhà Thanh5vàcó Khoa Học ngày nay. Những dữ kiện nêu trên cũng có thểđại biểu cho Trào Lưu Tư Tưởng của mỗi thời đại.5 Được thấy trong “Lương Nhậm Công Thanh Đại Học Thuật Khái Luận”,trang 2, Thương Vụ xuất bản.Từ cuối Nhà Thanh và đầu năm Dân Quốc đến nay, TưTưởng nước ta vận động tạo thành trào lưu được gọi là NămMươi Tư Vận Động. Năm Mươi Tư Vận Động bao gồm nhiềuphương diện:1) Phương Diện Chánh Trị là đấu tranh giành độc lập,bình đẳng và tự do.2) Phương Diện Xã Hội là cần thoát ly tất cả chế độphong kiến bất hợp pháp và sự ràng buộc của lễ giáo.3) Phương Diện Văn Học Tư Tưởng là tranh thủ ngôn ngữBạch Thoại Đại Chúng, tranh thủ Trí Thức Khoa Học, đảđảo lối văn theo kiểu Văn Ngôn của Khổng Gia Điếm và tẩychay tất cả tư tưởng mê tín của Phong Kiến.Nhờ sự cố gắng của cuộc vận động này, tinh thần KhángNhật được thể hiện và sự Bắc Phạt được thành công hoàntoàn.Hiện nay Trung Quốc lại có một thứ tư tưởng gọi là HồngLưu Đại Triều. Tư Tưởng này phát khởi từ nơi Bành Bái, ảnhhưởng rất rộng lớn, ảnh hưởng cả Trung Quốc và lan ra cácvùng Á Châu. Tư Tưởng này thuộc loại Chủ Nghĩa Duy Vật,Chủ Nghĩa Xã Hội, Chủ Nghĩa Tân Dân Chủ. Tư Tưởng nàytrước kia nhờ tiếp nhận bối cảnh Khoa Học và Triết Học TâyPhương mới có thể phát huy thành quả ngày nay.Tóm lại, Trào Lưu Tư Tưởng Hiện Đại có thể phân làmhai điểm: Một thứ là Khoa Học và một thứ là Triết Học.Trước hết, vấn đề Khoa Học được trình bày như sau:

II.- KHOA HỌC VÀ PHẬT HỌC:

A.- TÁNH CHẤT KHOA HỌC VÀ PHẬT HỌC:

1)- TÁNH CHẤT KHOA HỌC:

Thế nào là Khoa Học? Hoặc nói cách khác, Tánh chất Khoa Học như thế nào?Vấn đề trên thật khó trình bày cho rõ ràng. Các nhà Khoa Học đối với vấn đề này, mỗi người đều có Luận Thuyết riêng và xét cho cùng họ không đồng nhất quan niệm. Nay xin đềcử tổng quát một số Luận Thuyết như sau:

a].- LUẬN THUYẾT SỐ VÀ LƯỢNG:

Có người nói rằng: “Khoa Học chính là nhờ phạm trù đolường rồi sau đó toan tính tưởng tượng ra mô hình thế giới.....Chúng ta lẽ đương nhiên cho Khoa Học quan sát rất đúng tiêu chuẩn và chính xác. Nhưng thật ra họ chẳng qua dựa theo tiêu chuẩn số và lượng mà tiến hành tư tưởng”.Cũng có người cho rằng: Khoa Học thực sự chỉ là một thứ phương pháp phân tích mà thôi, là phương pháp dùng để nghiên cứu hoặc quan sát vạn hữu vũ trụ. Thứ phương pháp này phải dùng đến công cụ và thứ công cụ đó không ngoài số và lượng. Các nhà Khoa Học sử dụng phương pháp số và lượng đây đi phân loại bằng cách chia chẻ tổng thể mỗi cá thể của vạn hữu ra từng phần riêng biệt để quan sát. Vì thế, người ta bảo rằng: Khoa Học trong đó không ngoài số và lượng qua sự trắc nghiệm bằng cách phân loại và đo đạt,..v..v...., Khoa Học là một danh xưng đều chỉ cho những khái niệm này. Nếu như không có những khái niệm trên,Khoa Học hoàn toàn không có mặt. b]- LUẬN THUYẾT QUAN HỆ:

Giáo Thọ Trương Đông Tôn, trong một quyển sách nói vềtư tưỡng và xã hội có trình bày những khái niệm này ( số vàlượng,..v..v....) . Ngài cho rằng: Khoa Học chỉ giải thích nghĩahẹp và có tiùnh cách vụn vặt. Các nhà Khoa Học nói: “Nhânđây chúng ta chủ trương rằng trên những cốt tủy này ( lượngvà số, cùng phân loại và đo đạt,..v.. v... ), thực sự có một loạikhái niệm căn bản nguyên thỉ hiện hữu và tiềm ẩn mà ngườita gọi là “ Quan Hệ”, hoặc gọi là “ Trật tự của quan hệ”.Chúng ta đề xướng vấn đề Quan Hệ nói trên, khả dĩ Vật LýHọc, Thiên Văn Học,..v..v.... chắc chắn có thể bao quát ởtrong. Không phải chỉ có số học mới được xem như đại biểucho Khoa Học. Lý do Số Học thì không hoàn toàn mười phầnthỏa đáng hết mười...”

c]- LUẬN THUYẾT TOÀN THỂ và BỘ PHẬN:

Trương Quân quan niệm rằng: “Cho đến vấn đề Quan HệKhái Niệm đúng là một cá thể nằm trong hợp thể, cũng nhưsự việc gì có thể phân tích thì sự việc đó có thể đạt được kếtquả và những kết quả này không luận có điều kiện nhiều hayít mà những điều kiện trên chính là Quan Hệ vậy. Chúng ta,một khi đề cập đến Quan Hệ thì lẽ tất nhiên khái niệm đượcsự liên quan giữa “ Toàn Thể ” và “ Bộ Phận ”,..v..v....Chúng ta có thể khẳng định rằng: phàm điều gì có thể phântích thì tất nhiên trong đó có Quan Hệ mà người ta thường gọilà “Nhân Quả Quan Hệ”. “Tóm lại, vấn đề Quan Hệ giả sử không dự trù thiết lậpquan niệm trước thì tất cả mọi việc đều không biết tiến hànhtừ đâu”.

d]- QUAN HỆ CÓ NGUỒN GỐC:

“Vấn đề Quan Hệ Khái Niệm thì sẳn có nguồn gốc từ trước và vấn đề này không phải do thành lập bởi quy định.Ngoài những khái niệm này ra, như Trật Tự, Kết Cấu, Tương Tục,..v..v..... không một điều nào là chẳng cùng với vấn đề Quan Hệ Khái Niệm kết hợp lẫn nhau để cùng sanh khởi.Theo Khoa Học, không gian và thời gian chỉ là bộ phận của trật tự mà thôi. Tất nhiên những sự việc trên phải nhờ đến trắc nghiệm và đo đạt để quy định. Nhưng sự trắc nghiệm vàđo đạt nếu như tách rời vấn đề Quan Hệ Khái Niệm ra thì hoàn toàn không biết chút nào về sự chi phối ở bên trong bóng tối. Những dữ kiện vừa trình bày ở trên đều là định nghĩa củaKhoa Học.

2)- TÁNH CHẤT PHẬT HỌC:

Giờ đây chúng ta hãy xét qua lãnh vực Phật Học:a]- Những luận thuyết của các nhà Khoa Học được việndẫn ở trên có thể xem như định nghĩa rất rõ ràng; hoặc nóicách khác, tánh chất của Khoa Học là Quan Hệ. Quan Hệ cóthể bao gồm tất cả Khoa Học. Hai chữ Quan Hệ đây theo6 “Tư Tưởng và Xã Hội” của Trương Đông Tôn, Chương 2, Trang 30 đến 218.Duy Thức Học gọi là Nhân Duyên hoặc gọi là Duyên. Phậtnói: Tất cả pháp đều do nhân duyên sanh, đều do duyên khởi,đồng thời cũng do duyên diệt. Tương tợ như thế, Khoa Họcnói: tất cả pháp

đều do quan hệ mà sanh, do quan hệ mà trụvà cũng do quan hệ mà diệt. Quan Hệ bao gồm tất cả KhoaHọc cũng giống như Nhân Duyên bao gồm tất cả pháp. Cụthể hơn, nguyên tắc Duy Thức giải thích: Nhãn Thức mỗi khikhái niệm một điều gì phải nhờ đến chín thứ Duyên ( QuanHệ ) mới phát sanh nhận thức, Nhĩ Thức phải nhờ đến támthứ Duyên mới phát sanh nhận thức,..v..v.... Phật Học trìnhbày vấn đề “ Duyên ”, tóm lược thì có 4 thứ Duyên và giảithích rộng thì có 24 thứ Duyên ( Tham khảo bộ A Tỳ Đạt MaNhiếp Nghĩa Luận của tôi dịch ).b]- Tiếp theo, đề cập đến Quan Hệ là chỉ cho một cá thểnằm trong hợp thể. Khái niệm vấn đề Nhân Duyên chính làkhái niệm thể tổng hợp mà Phật Học thường gọi “ NhânDuyên Tổng Tướng ” ( nằm trong hợp thể ). Trong tướngchung ( tổng tướng ) có tướng riêng ( biệt tướng ) là nói quanhệ nằm trong hợp thể bao gồm rất nhiều điều kiện. Họcthuyết Nhân Duyên trong đó nhất định có tướng chung ( tổngtướng ) và tướng riêng ( biệt tướng ). Chữ Nhân ở đây theoPhật Học trình bày: chọn lấy một pháp nào thì trong đó baogồm tất cả pháp, nghĩa là trong một pháp đã có tất cả phápvà trong tất cả pháp đã có một pháp mà mình đã chọn lấy.Đó là ý nghĩa “ Sự sự vô ngại” ( Sự sự vô ngại nghĩa là muônsự muôn vật tác dụng quan hệ không bị ngăn ngại với nhau ).Trong một pháp đã có tất cả pháp và trong tất cả pháp đã cómột pháp cũng giống như quan hệ có toàn thể và bộ phận, hailối giải thích tuy khác nhau nhưng đều cũng là một loại vớinhau. Danh từ không giống nhau chẳng qua chỉ là phù hiệunhằm đại biểu cho khái niệm vấn đề trên mà thôi. ThuyếtQuan Hệ của Khoa Học và thuyết Nhân Duyên của DuyThức Học cả hai đều hoàn toàn không khác nhau. Cho nênDuy Thức Học ( hoặc Phật Học ) thì rất thích hợp với KhoaHọc.c]- Lại nữa, một sự kiện đáng chú ý là “Vấn đề có thểphân tích thì tất nhiên trong đó bao hàm có Quan Hệ mà phổthông thường gọi là Nhân Quả”. Như câu “Nhân duyên sởsanh pháp” ( Nhân duyên là nơi sanh ra các pháp ) giải thích:Phàm một pháp sanh khởi thì nhất định có rất nhiều thứ nhânduyên. Những nhân duyên đây có thể phân tích. Trung giancủa nhân duyên chính là tánh chất của nhân quả. Đức Phậtđầu tiên giác ngộ những thứ quan hệ này. Những thứ quan hệnày bao hàm các pháp nhân duyên của tánh chất nhân quả.Đức Phật nói: “Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì

cáikia sanh, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyêndanh sắc,..v..v....” Đây là quy tắc sanh khởi vạn pháp. Quytắc nhân duyên này là thuyết minh Nhân Quả Quan Hệ vàcũng là quy tắc cơ bản của Phật Học.Hơn nữa, Trương Quân nói: “Vấn đề Quan Hệ Khái Niệmnếu như chẳng có trước thì tất cả đều hoàn toàn không cópháp để tiến hành” Còn Phật Học giải thích: Tất cả đều donhân duyên sanh; lìa nhân duyên ra, các pháp không thểsanh. Đức Phật nói: “Nếu cho rằng, thật sự có một pháp vượtra ngoài nhân duyên, đó là Ngoại Đạo nói”. Tất cả phápkhông chỉ do nhân duyên sanh khởi mà lại còn do nhânduyên hoại diệt. Nhân duyên nếu như không có thì tất cảpháp không thể sanh khởi.Giả sử có người hỏi: Nhân Duyên như thế nào? Trả lời:Tất cả pháp đều là nhân duyên. Đúng như thế, tất cả kháiniệm đều phát sanh từ một thứ Quan Hệ Khái Niệm. Cuối cùng, chúng ta có thể hỏi: Vấn đề Quan Hệ Khái Niệm nhưthế nào? Trả lời: Quan Hệ đều là tất cả Khái Niệm.d]- Thứ đến, Khế Kinh nói: “Như Lai ra đời hoặc khôngra đời đều là Pháp Tánh duyên khởi thường trụ.” Đoạn kinhtrên trình bày “Vấn Đề Quan Hệ Khái Niệm đã có từ vô thỉ,không phải thiết lập bởi quy định. Điều đáng chú ý là VấnĐề Quan Hệ không phải hiện hữu riêng biệt ngoài vạn vật”.Đây là nói về tánh duyên khởi và tánh duyên khởi này từ xưađến nay vẫn hiện hữu như thế. Đức Phật tuy chứng được vàthuyết minh tánh duyên khởi, nhưng đức Phật không phải quyđịnh nên. Tánh Duyên Khởi không phải “có pháp thể riêngbiệt gọi là Duyên Khởi và tánh này cũng không phải thườngtrụ, thanh tịnh và sáng suốt”7. Cho nên Tăng Nhứt A Hàm(quyển 26) nói rằng: “Muốn khiến hư không trở thành đất cátvà muốn đất cát trở thành hư không nên trói buộc chúng vàoDuyên làm căn bản. Duyên đây không bị hư hoại.”Hôm nay chúng ta hãy đề cập đến chữ Duyên của tất cảduyên khởi. Chữ Duyên của tánh duyên khởi, trong các kinh7 Câu Xá Luận, quyển 9, trang 17 nói rằng: “Có thuyết cho rằng: DuyênKhởi là pháp vô vi, do Khế Kinh nói: Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đờiđều là Pháp Tánh duyên khởi thường trụ. Nguyên lý này nếu là Như ThịÝ thì có thể đúng và nếu là Biệt Ý thì không thể đúng! Như Thị Ý thì nhưthế nào và Biệt Ý thì như thế nào mà nói là co thể đúng và không có thểđúng? Nếu ý nói, Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, nghĩa là hành giảthường duyên vô minh,

..v..v…. để hiện khởi, mà không phải duyên phápnào khác, hoặc không duyên pháp nào cả, nên cho là thường trụ, là nóiNhư Thị Ý, về nguyên lý thì có thể đúng. Còn như ý nói, Duyên khởi cópháp thể riên biệt, thường trụ, thanh tịnh, sáng suốt, nay là Biệt Ý, là NhưThị Ý, về nguyên lý thì không đúng. Tại sao thế? Bởi vì một pháp mỗikhi thành hình phải hội đủ các tướng cùng duyên khởi và không mộttướng riêng biệt nào tự nó có thể tồn tại, nên gọi là Tướng Vô Thường.Điều này có thể đúng với nguyên lý.”luận của Tiểu Thừa Hữu Bộ trình bày có bốn loại: NhânDuyên, Sở Duyên Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, và TăngThượng Duyên. Trong các kinh luận của Đại Thừa Duy ThứcTông thì giải thích 4 Duyên trên một cách rõ ràng, như LuậnThành Duy Thức căn cứ nơi 4 Duyên đây và cộng thêm 15chỗ nương tựa ( 15 Y Xứ ) thành lập 10 loại Nhân ( ThànhDuy Thức Luận quyển 7 và 8 ). Mười loại Nhân của LuậnThành Duy Thức giải thích cũng đồng nghĩa với chữ Duyên.Còn các kinh luận Nam Truyền Thượng Tọa Bộ thì trình bàycó 24 loại Duyên ( Nam Truyền A Tỳ Đạt Ma Nhiếp NghĩaLuận, Phẩm thứ 9 ). 24 loại Duyên này cũng là tên riêng vàtướng riêng của Nhân Duyên mà thôi. Những thứ Duyên vànhững thứ Nhân vừa phân loại đối với vấn đề Quan Hệ củaKhoa Học chính là Khái Niệm không hai và không khác, nhưkhái niệm trật tự, khái niệm kết cấu, khái niệm tươngtục,..v..v..... Chữ Nhân đây như chúng ta đã biết, thời đại cổxưa gọi là Nhân Duyên và thời đại ngày nay gọi là Quan Hệ.Nhân Duyên và Quan Hệ chỉ khác nhau ở danh từ mà thôi.Với những dữ kiện đã giải thích, chúng ta có thể đặt vấnđề: Khoa Học thì như thế nào? Trả lời: Khoa Học là Quan HệHọc. Còn Phật Học thì như thế nào? Trả lời: Phật Học làNhân Duyên Học hay Nhân Quả Học. Những người khôngnghiên cứu Phật Học, ai cũng đều biết Phật Giáo là đạo bànvề nhân quả. Từ đó, chúng ta có thể ý niệm rằng Khoa Họccũng giảng về nhân quả. Trong Phật Học, không luận TiểuThừa và Đại Thừa, tất cả học phái đều giảng đạo lý NhânDuyên và Nhân Quả. Một trong tất cả học phái nói trên,Pháp Tướng Duy Thức Học là học phái giảng về đạo lý NhânDuyên và Nhân Quả rất tinh tường và thông suốt.

B.- SỰ PHÂN TÍCH CỦA KHOA HỌC VÀ SỰ PHÂN BIỆT CỦA PHẬT HỌC:

Sự phân tích là phương pháp giảng giải có mạch lạc, cólớp lang mà Khoa Học gọi là Phương Pháp Diễn Dịch. Ngườihọc Khoa Học đều biết đạo lý của Khoa Học rất coi trọng sựphân tích. Nguyên tắc căn bản của Khoa Học như trước đãtrình bày, nào là Số, Lượng, Phân Loại, Đo Đạt,..v..v...... vànhững nguyên tắc này cũng là bản thể của Khoa Học. Hoặcnói cách khác, phương pháp của Khoa Học chính là phân tíchvề mục tiêu tác dụng giữa cá thể và cộng đồng trong các bộmôn. Các nhà Khoa Học không luận nghiên cứu một sự thểnào, hoặc phân tích và khảo nghiệm một thứ vật thể nào,cũng như trắc nghiệm và đo lường một loại địa hình hay vậtthể nào, điều cốt yếu là phải y cứ một cách xác thực nơi bảnthân của những sự thể hay những vật thể đó, đồng thời sửdụng một thứ công thức và dụng cụ để phân tích những sự thểhay những vật thể nói trên. Các nhà Khoa Học mỗi khi phântích những sự thể hay những vật thể đều thường sử dụngnhiều phương cách, có khi dùng phương pháp số học để phântích hay để đo đạt, có khi dùng phương pháp phân loại haytrắc nghiệm, hoặc dùng phương pháp ghi chép để lưu lại vàsau đó, họ mới cân nhắc rồi đi đến kết luận là tìm ra đượchiện trạng chân thật của sự thể hay của vật thể mà họ phântích. Từ đó, họ gặt hái được khái niệm, một thứ kết quả màthường gọi là Tri Thức Khoa Học.Bên Pháp Tướng Duy Thức Học cũng rất quý trọng sựphân tích. Phương pháp phân tích để nghiên cứu của PhápTướng Duy Thức Học cũng giống như phương pháp của KhoaHọc.Thí dụ như Sắc Pháp của Duy Thức Học, Anh Văn dịch làForm, thì thuộc về vật chất. Đối với Sắc Pháp, Duy Thức Họcxưa nay đều chỉ có một thứ định nghĩa: Sắc nghĩa là đối đãivà ngăn ngại. Phàm những gì có đối đãi và ngăn ngại đềuđược gọi là Sắc ( Vật chất ). Vì thế, Duy Thức Học xưa kiaphân chia Sắc thành hai loại: một là Hữu Đối Sắc ( Sắc cóđối đãi ) và hai là Vô Đối Sắc ( Sắc không đối đãi ).Hữu Đối Sắc cũng phân làm hai loại: một là Ngũ Căn Sắc( Sắc thuộc hệ thống năm căn ) và hai là Ngũ Trần Sắc ( Sắcthuộc hệ thống năm trần ).Vô Đối Sắc được phân làm năm loại: một là Cực Vi Sắc (Sắc rất nhỏ như vi trần ), hai là Cực Hánh Sắc ( Sắc rất xakhông thể thấy ), ba là Định Sở Sanh Sắc ( Sắc do thiền địnhsanh ra ), bốn là Thọ Sở Dẫn Sắc ( Sắc do thọ giới sanh ra ),năm là Biến Kế Sở Chấp Sắc ( Sắc do Ý Thức phân biệtvọng chấp sanh ra ). Nay xin liệt

kê đồ biểu dưới đây8 đểchứng minh:8 Trong Pháp Tướng Duy Thức Học.Sắc Cảnh, một trong năm Trần vừa liệt kê nếu như tiếptục phân tích thêm nữa liền trở thành Cực Vi rất nhỏ và đemmột phần của Cực Vi rất nhỏ này lại tiếp tục phân tích thêmnữa..v..v.... liền trở thành trạng thái hoàn toàn Không.Phương pháp phân tích nêu trên Phật Học gọi là Tích KhôngQuán.Xem xong đồ biểu trên, chúng ta khả dĩ có thể biếtphương pháp phân tích của Duy Thức Học đối với PhápTướng ( Sự vật ) thật là tinh tế, trình bày hệ thống rất mạchlạc, phân loại cá biệt cùng số lượng rất phân minh và thôngsuốt. Phương pháp phân tích của Duy Thức Học nói trên, bấtcứ nhà Khoa Học nào cũng đều khâm phục và cũng cho làhợp với Khoa Học. Đối với Duy Thức Học, phương phápphân tích rất là trọng yếu và phàm người nào nghiên cứu DuyThức Học không thể không chú ý. Chúng

ta khi giải thích mỗimột pháp, tổng quát có “các môn phân biệt” từng khoa. “Cácmôn phân biệt” đây chính là phương pháp phân tích củaKhoa Học. Những phương pháp phân tích này, nơi luận CâuXá thì rất tinh vi và sâu xa. Nếu so sánh với Khoa Học,phương pháp phân tích của luận Câu Xá thì hoàn toàn tinh tếvà thâm sâu hơn. Vì lý do đó, nhà Bác Học Hồ Thích khiếnphải đọc lại và tận dụng cân não tối đa mới giác ngộ được.Người ta cho rằng Pháp Tướng Duy Thức Học của Phật Giáolà “một bộ phận triết học phiền tỏa”. Tôi tưởng Hồ Tiên Sinhlà một nhà Triết Học hơn là một nhà Khoa Học

.C.- KINH NGHIỆM VỚI TÁNH CẢNH VÀ HIỆN CẢNH:

Khoa Học thì có Khoa Học Xã Hội và Khoa Học TựNhiên. Sự nghiên cứu của Khoa Học Tự Nhiên có hai cách:một là đặc biệt chú trọng đối tượng của hiện thật và hai làphương pháp của kinh nghiệm. Nhờ đó, Khoa Học Tự Nhiênmới có thể đạt đến tri thức chân thật của Khoa Học. Loại đốitượng của hiện thật nơi Khoa Học Tự Nhiên chính là TánhCảnh ( Cảnh giới của hiện thật ) trong ba cảnh giới của DuyThức. Các loại đối tượng của Khoa Học nghiên cứu đều làvật thể thật tại có tánh hiện thật và những vật thể thật tại nàymắt chúng ta thấy được, tai chúng ta nghe được, mũi chúng tangửi được, lưỡi chúng ta nếm được và tay chúng ta sờ móđược. Những vật thể thật tại đó đã được Duy Thức Học nóiqua. Chữ Tánh nơi Tánh Cảnh của năm Thức quan sát chínhlà ý tưởng của thực tại. Tri Thức của phương pháp Khoa Họcđạt đến gọi là Tiêu Chuẩn của hiện thật, cũng giống như TriThức của Duy Thức Học đạt đến gọi là “Lượng”. Chữ“Lượng” của Duy Thức Học cùng nghĩa với Tiêu Chuẩn củachân thật nơi Khoa Học. Hiện Lượng Trí trong ba Lượng Tríchính là Tri Thức của hiện thật. Chữ Lượng tức là Tri Thứcvà Tri Thức của hiện thật gọi là Hiện Lượng Trí. Hiện LượngTrí quyết định không phải là huyễn tưởng, không phải làphỏng đoán và lại cũng không phải là tưởng tượng. Ngoài racác nhà Khoa Học đều chú trọng đến Giả Thiết. Nguyên vìđối với chân tướng của một sự vật nào đó không có chân trícủa hiện thật, không có thời gian khảo sát một cách minhbạch, các nhà Khoa Học không dám đoán mò ( Nhà KhoaHọc rất sợ võ đoán ) và cũng không quyết định thiết

lập luậncứ bừa bãi. Lý do họ không dám tự tin, cho nên đối vớinhững cảnh nói trên họ không thể quyết định xác thực vàthường dùng Giả Thiết để tiến tới từng bước một trong sựnghiên cứu và khảo nghiệm. Hoặc giả có người dùng phươngpháp này đi suy cứu vấn đề khác. Thái độ của Giả Thiết cũngrất thích hợp với Tỷ Lượng Trí của Duy Thức Học. Tỷ LượngTrí là nghĩa của suy cứu và so sánh, tức là Nhân Minh Học.

D.- LA TẬP [ LUẬN LÝ ] VÀ NHÂN MINH HỌC:

La Tập chính là Luận Lý Học trong Khoa Học. Có ngườinói, thứ sự vật nào đó hoặc thứ lý luận nào đó nếu như phốihợp với La Tập đều được tính là chân thật, là chính xác.Ngược lại, thứ sự vật đó, thứ lý luận đó nếu như không phốihợp với La Tập thì không thể cho là chân thật và cũng khôngthể cho là chính xác. La Tập xưa nay là thảo luận Mệnh Đề,một thứ mệnh đề chỉ có hai Khái Niệm. Hai loại Khái Niệmđây rất quan hệ với nhau để thành hình Mệnh Đề. NhânMinh gọi mệnh đề là “Lập Tông”. Sở dĩ có người nói La Tậpchỉ bảo đảm sự quan hệ nơi hình thức. Phương pháp suy lýcủa La Tập áp dụng chính là phương pháp Tam Đoạn Luậnvà cũng chính là “Tỷ Lượng” trong ba chi của Nhân Minh.Hơn nữa có người nói, La Tập không thể cho là một thứ KhoaHọc độc lập và nó chỉ là một thứ phương pháp của Khoa Học.Nhân Minh trong Phật Học tựu trung cũng giống như La Tậpcủa Khoa Học. Nhân Minh Học ở Ấn Độ rất phát đạt, khôngchỉ có giá trị cho riêng Phật Giáo và còn hữu dụng đến cáchọc phái khác. Duy Thức Học của Phật Giáo tất cả đều thànhlập theo hình thức Nhân Minh. Thành Duy Thức Luận và cáckinh luận khác của Duy Thức Tông hoàn toàn áp dụngphương thức Nhân Minh để xây dựng học thuyết, để viếtthành sách. Cho nên, phàm người nào nghiên cứu Duy Thức,trước hết phải nghiên cứu Nhân Minh Học, nguyên vì NhânMinh là công cụ rất cần thiết trong sự nghiên cứu Duy Thức.Người đọc Thành Duy Thức Luận,..v..v.... nếu như khôngthông suốt phương thức Nhân Minh thì mặc dù có tinh thôngđi chăng nữa cũng không thể giải thích rõ ràng nghĩa thâmsâu của nó. Thành Duy Thức Luận là một bộ sách thuộc họcphái Trung Quán, cũng giống như Chưởng Trân Luận củangài Thanh Biện,..v..v....., tất cả

đều sử dụng phương thứcNhân Minh Luận.Tại Ấn Độ, Học Phái Đại Thừa Không Hữu thạnh hànhmột thời, họ thường tập trung học giả tại một Học Đường đểcùng nhau tranh luận. Phương thức tranh luận của họ đều ápdụng phương thức Nhân Minh Luận. Thứ phương thức này,ngày nay trong các Tự Viện của Mông Tạng vẫn còn tiếp tụctiến hành. Do đó, chúng ta biết được đạo lý của Phật Học,đặc biệt Duy Thức Học là học thuyết rất thích hợp với LaTập.

III.- TRIẾT HỌC VÀ DUY THỨC HỌC:

Theo Triết Học giải thích, ý nghĩa danh từ Triết Học làtìm cầu sự hiểu biết, tìm cầu trí tuệ. Tìm cầu trí tuệ là truycứu để tìm ra chân lý nhận thức. Những học thuyết truy cứuvề chân lý của vũ trụ và nhân sinh đều được gọi là Triết Học.Triết Học vừa trình bày còn có tên nữa là Hình Nhi ThượngHọc. Hình Nhi Thượng Học là học thuyết tìm cầu nguyên lýthâm sâu của vũ trụ và nhân sinh. Nguyên lý thâm sâu ở đâykhông phải là hiện tượng khách quan mà nó chính là bản thểcủa sự thật. Cũng từ Triết Học Hình Nhi Thượng này, hai hệphái Bản Thể Luận và Tri Thức Luận được xuất hiện.Triết Học tây phương gồm có các hệ phái khác nhau nhưDuy Tâm Luận hoặc gọi là Quan Niệm Luận, Duy Vật Luận,Tâm Vật Nhị Nguyên Luận,..v..v..... Riêng Duy Tâm Luậncũng có rất nhiều hệ phái riêng biệt và họ không thể ngồichung với nhau để thảo luận mọi vấn đề. Nhưng hôm nay,chúng ta chỉ đề cập đến Duy Tâm Luận và Duy Vật Luận màthôi. Chữ Tâm ở đây có nghĩa là nhận thức của chúng ta, làmột thứ quan niệm. Quan niệm chính là “ Hình tướng”,..v..v.... hoặc một thứ hình ảnh và cũng gọi là lý tánh. Giờđây một vài quan niệm xin được trình bày sơ lược như sau:

A.- TỐ PHÁC THẬT TẠI LUẬN:

Triết Học tại Trung Quốc có học thuyết Vô Cực và TháiCực. Học thuyết này cũng chủ trương tương tợ như Tố PhácThật Tại Luận. Họ cho rằng con mắt và lỗ tai là chỗ thấy vànghe, chính chúng nó có thể tiếp nhận được sự vật thật tại vànhờ đó chúng ta mới có thể hiểu biết thật thể phù hợp với sựvật, như nặng nhẹ, dầy mỏng, lớn nhỏ, vuông tròn đều làtánh chất thật tại của sự vật. Những tánh

chất thật tại này đãcó sẵn từ nơi sự vật và những thứ đó không phải mang đến từbên ngoài. Những tánh chất thật tại nơi sự vật đây mặc dùkhông lìa khỏi phạm vi của Tâm Thức. Tâm Thức của chúngta dù có nhận thức hoặc không nhận thức về chúng nó, nhưngnhững tánh chất thật tại nói trên vẫn tồi tại nơi sự vật. TâmThức chẳng qua căn cứ nơi hình thức của sự vật để hiểu biếtvề sự vật mà thôi.Chỗ kiến giải của Thật Tại Luận này được phân làm hailoại: Nhất Nguyên Luận và Đa Nguyên Luận. Nhất NguyênLuận cho rằng thật thể của sự vật chỉ do một nguyên nhânsanh ra và Đa Nguyên Luận cho rằng thật thể của sự vật đềudo nhiều nguyên nhân sanh ra. Những luận thuyết trên nếu sosánh với luận lý của Duy Thức thì chỉ có giá trị chân thật nơisự thành quả trong thế gian. Còn căn cứ nơi nguyên tắc tất cảpháp đều do Duy Thức biến hiện, học thuyết của những pháinày đều bị phủ định.

B.- CHỦ QUAN DUY TÂM LUẬN:

Phái này chủ trương chỉ có Tâm chủ quan của tri giác màkhông có tất cả ngoại vật, nghĩa là tất cả ngoại vật chỉ doquan niệm nhận thức của chúng ta từ nơi Ý Thức và khôngthể có ngoài Ý Thức. Cho nên phái này phủ định sự tồn tạicủa tất cả ngoại vật và theo họ quan niệm, sự tồn tại của tấtcả ngoại vật đều là ảnh tử từ nơi Tâm chủ quan biến hiện.Như đặc tánh của các pháp thế gian theo các Khoa TriếtHọc,..v..v.... các Đạo Đức Nhân Luân,..v..v..... cũng như cácNhân Cách Huân Tập,..v..v..... tất cả đều bị phủ định. Chỗluận thuyết của phái này nếu đem so sánh với học thuyếtNgoại Cảnh Phi Hữu ( Ngoại cảnh không phải có ) của DuyThức thì xem qua có hơi giống nhau. Nhưng xét cho kỹ, thậtra chủ trương của hai phái này đều hoàn toàn khác nhau. DuyThức thì không phủ định sự tồn tại của ngoại vật giống như sựphủ định của Chủ Quan Duy Tâm Luận. Duy Thức sở dĩ chủtrương rằng ngoại cảnh không thật có là trình bày ngoại vậtkhông thể lìa khỏi sự quan hệ của Tâm Thức, nghĩa là trìnhbày cảnh vật bên ngoài hoàn toàn không có thể tánh chânthật. Cảnh vật bên ngoài chỉ có giả tướng của nhân duyên kếtthành mà thôi.

C.- KHÁCH QUAN DUY TÂM LUẬN:

Phái này cho rằng vạn hữu vũ trụ đều là khách quan tồntại của Tâm cộng đồng nhân loại trong thế gian. Các pháptuy muôn hình ngàn tướng không giống nhau, nhưng tất cảđều là biểu hiện của tâm lý cộng đồng nhân loại. Tâm lýcộng đồng là một thứ Ý Thức của cộng đồng mà học pháiHách Cách Nhĩ gọi là Quan Niệm Luận. Nếu công nhận rằngÝ Thức chúng ta là nguồn gốc quan niệm của sự vật, là bảnthể của sự vật thì Tâm cộng đồng nơi mỗi cá nhân chỉ hiệnhữu một phần mà nó không phải là toàn thể của tâm lý chúngta. Hơn nữa Tâm cộng đồng đây không thể chứng minh cũnggiống như một vị “ Thần ” không thể chứng minh. Tâm cộngđồng không thể chứng minh là chỉ cho Ý Thức cộng đồng vàÝ Thức này chính là vạn năng. Học thuyết Hoán Cú Thoạicho rằng Phái Hách Cách Nhĩ dùng phương pháp biện chứngđể đả phá “ Nhất Thần Luận ”, gán cho Tâm Cộng Đồnglà Quan Niệm Luận! Tâm cộng đồng hay Ý Thức cộng đồngnếu cho là ông chủ sáng tạo ra vạn hữu9thì học thuyết đâyrất tương phản với học thuyết Duy Thức của Phật Giáo.9 Pháp Tướng Duy Thức Học Khái Luận.

D.- CƠ GIỚI DUY VẬT LUẬN:

Phái này cùng với phái Duy Tâm đã nói ở trước đều thuộcvề loại tương đối. Nguyên vì vật và tâm mà hai phái trìnhbày cũng là tương đối. Vật thì có hình thể có hạn lượng vàTâm thì không có hình thể, không có hạn lượng. Vật thìchiếm một khoảng không gian gồm tất cả toàn diện của tựnhiên giới, là đối tượng của Khoa Học Tự Nhiên, nên gọichung là vật. Hiện tượng sai biệt của tất cả thế gian đều là doquan hệ lẫn nhau của mọi vật sáng tạo nên. Do đó bản thể vũtrụ là vật chất, không phải là Duy Tâm, mà lại cũng khôngphải là Thượng Đế. Lịch sử diễn biến của nhân sinh cũng làsự diễn biết của Duy Vật Luận. Nhờ sự diễn biến này, TriếtHọc Sản Sanh của Duy Vật Sử Quan được thành lập. Lịch sửdiễn biến của nhân loại đều lấy kinh tế làm bối cảnh. Nhưvậy, thế nào là kinh tế?Bản thân của kinh tế đều là vật chất hoặc gọi là sinh hoạtvật chất. Đó là điểm xuất phát Tư Bản Luận của Mã KhắcTư. Cho nên từ xưa đến nay, tất cả sự diễn biến của lịch sửnhân loại đều là Duy Vật Luận. Hơn nữa, các học giả DuyVật cận đại cũng đều cho rằng, Ý Thức của nhân loại đều làdo phản ảnh của vật chất sanh ra. Sự

hoạt động của Ý Thứcchính là sự hoạt động của Đại Não và Đại Não nếu nhưkhông hoạt động phản ảnh thì Ý Thức hoàn toàn không có,cho nên nói Đại Não là nơi quyết định sự tồn tại của Ý Thức.Đại Não thì thuộc về vật chất và có khả năng hoạt động, dođó phái Cơ Giới Duy Vật Luận chủ trương tất cả đều là DuyVật và quan niệm cho Tâm chẳng qua là điều kiện của vậtchất mà thôi.Thứ Duy Vật này có một điều khuyết điểm là chỉ gomgóp những diễn biến để thành lập Định Mệnh Luận, nguyênvì vạn vật nương nhau sanh khởi trong định luật nhân quả làmđiều kiện xác định. Định Mệnh Luận giả như thành lập theophương thức nói trên nếu đem so với Duy Thức Học thì cóchỗ giải thích không được thông suốt. Và có một điểm quantrọng, phái Duy Vật Luận đều phủ định luật nhân quả củanghiệp thiện ác, cho nên phái này giải thích cũng khôngđược thông suốt.

E.- TÂM VẬT NHỊ NGUYÊN LUẬN:

Tâm thì ở bên trong là phần nhận thức của chúng ta vàvật thì ở bên ngoài là chỉ cho tất cả toàn diện của tự nhiên.Phái Tâm Vật Nhị Nguyên Luận chủ trương rằng, tất cảngoại cảnh đều là đối tượng của Ý Thức chúng ta. Ngoạicảnh thì thuộc về vật và Ý Thức của chúng ta thì thuộc vềtâm. Khi chúng ta xem thấy một đóa hoa, Ý Thức lúc đó liềnkhởi lên quan niệm ( hoặc khái niệm ) về một loại hoa. Sựkhởi lên quan niệm đó của Ý Thức thì thuộc về tâm. Cònquan niệm về đóa hoa kia là căn cứ nơi toan diện của đóahoa bên ngoài để sanh khởi thì thuộc về vật. Sự nhận thứccủa chúng ta là hiểu biết toàn diện của đóa hoa và sự hiểubiết đây về đóa hoa được phát sanh từ nơi quan niệm. Chúngta sở dĩ đề cập đến ngoại vật và nội tâm là nói lên sự quan hệlẫn nhau không thể phân ly của chúng. Một học phái căn cứnơi sự quan hệ lẫn nhau giữa ngoại vật và nội tâm để thànhlập chủ thuyết Tâm Vật Nhị Nguyên Luận. Tâm Vật NhịNguyên Luận là trình bày bổn nguyên của vạn pháp, là bảnthể của vũ trụ. Lối lý luận của phái này so với học thuyết SắcTâm Huân Tập Hổ Tương ( Sắc và Tâm quan hệ lẫn nhautrong sự huân tập ) của Tiểu Thừa Kinh Lượng Bộ thì hơigiống nhau. Sắc Tâm hổ tương làm nhân là thuộc về ChủngTử Luận.Tâm Vật Nhị Nguyên Luận

chỉ căn cứ nơi Khoa Học TựNhiên và Sinh Lý Học để giải thích. Theo họ, chúng ta nhậnthức một ngoại vật nào, như một đóa hoa chẳng hạn, là phảinhờ đến bản thân của đóa hoa đó và cũng phải nhờ đến quanhệ của quang tuyến,..v..v.... đem ảnh tử của đóa hoa nói trênvào trong Nhãn Cầu. Ảnh tử của đóa hoa trong Nhãn Cầuliền xuyên qua Nhãn Mô để đến nơi Thần Kinh con mắt vàấn vào nơi con mắt. Ngay lúc đó, Ý Thức khởi lên sự nhậnthức (quan niệm) về đóa hoa ảnh tử được ấn vào nơi con mắt.Tiếp theo Thần Kinh con mắt lại đem sự nhận thức về đóahoa của Ý Thức truyền đến ( hoặc cung cấp để báo cáo )Thần Kinh Đại Não. Nơi đây, sự nhận thức về đóa hoa của ÝThức trình tự hoàn thành. Ý Thức tạo ra hoặc truyền xuấtquan niệm về một loại hoa là thuộc về Tâm. Còn Thần Kinhcon mắttruyền vào Đại Não sự nhận thức về đóa hoa của Ý Thứckhông một mảy may nghi vấn là thuộc về tánh chất của CơGiới. Riêng vấn đề sự tác dụng của đóa hoa nói trên như thếnào sau khi vào trong Trung Khu Đại Não để có thể dẫn phátmột loại khái niệm của Ý Thức? Cho đến ngày nay chưa thấycác nhà Khoa Học và các học giả Nhị Nguyên Luận giảithích10. Sự biến hiện tất cả vạn pháp của Duy Thức giải thíchthì hoàn toàn không giống như lối giải thích ở đây của TâmVật Nhị Nguyên Luận.

F.- PHẬT GIÁO DUY THỨC DUYÊN KHỞI LUẬN:

10 Phật Pháp Tĩnh Yếu của Vương Quý Đồng.Duy Thức Học của Phật Giáo và các Triết Học vừa đềcập ở trên thì hoàn toàn không giống nhau. Hệ thống luận lýcủa Duy Thức sau này sẽ theo thứ lớp tường thuật. Trong đâyxin trình bày tổng quát một vấn đề. Kinh nói: “Vạn pháp duythức, ba cõi duy tâm, tất cả đều do tâm tạo”. Căn cứ nơi lờinói này, người ta vội cho rằng Duy Thức chủ trương không cóngoại cảnh. Thật ra Duy Thức đối với thế giới và sự vật ngoạicảnh đều không phủ định sự tồn tại của chúng. Theo DuyThức, sự sanh khởi vạn pháp trong thế gian đều bị ảnh hưởngrất lớn năng lực của Tâm Thức. Nhưng không thể cho rằng sựsanh khởi vạn pháp duy nhất chỉ có Tâm Thức sáng tạo. TâmThức chẳng qua là một cái vòng trọng yếu, một cái vòng cónăng lực của nhân duyên trong sự sanh khởi vạn pháp màthôi. Nếu cho rằng Tâm Thức là yếu tố chính trong sự

sanhsản các pháp thì Tâm Thức của chúng ta phải nhờ vào cácquan hệ ( Duyên ) như căn, cảnh, ánh sáng,..v..v..... thuộc vậtchất để sanh khởi. Luận thuyết trên đây thuộc về NhịNguyên Luận và Đa Nguyên Luận. Nhưng thực tế cho thấyThức và Cảnh không thể tách rời nhau, từ đó nói rằng ngoàiThức không có cảnh và Thức đóng vai trò thù thắng nên gọilà Duy Thức. Duy Thức xem trọng đạo lý Duyên Sanh, chonên tuyệt đối không chủ trương chỉ có Thức tồn tại và phủđịnh sự tồn tại của tất cả khách quan. Học thuyết của DuyThức có thể cho là Tâm Cảnh Hợp Nhất Luận.Trong các học thuyết được xem qua ở trên, Phật Học, đặcbiệt Duy Thức Học là môn học lý trí và nó không phải làTông Giáo. Duy Thức Học, nếu như cho là Tông Giáo thìthuộc về Tông Giáo lý trí và nhất định không phải là TôngGiáo mê tín. Duy Thức Học, Triết Học và Khoa Học đều rấttương đắc với nhau. Duy Thức Học có thể sửa chữa sự sai lầmcủa tư tưởng, có thể cải chính những lý luận xuyên tạc. Chonên người nghiên cứu Duy Thức Học không chỉ phát dươngPhật Học và còn xương minh khoa Triết Học càng thêmthăng tiến. Vì nguyên nhân đó, gần bốn mươi năm nay, cácgiới học thuật rất chú ý đến Duy Thức Học của Phật Học.

CHƯƠNG III

LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC

I.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC:

Căn cứ trên phương diện Phật Học Đại Thừa, Duy ThứcHọc tại Trung Quốc là một tông phái vô cùng quan trọng,tông phái rất chú trọng về lý học và cũng rất quan hệ với cáctông phái khác trên lãnh vực lý học. Ở đây, chúng ta nên bắtđầu từ nơi sự thật về lịch sử của Phật Học Trung Quốc đểnghiên cứu Duy Thức Học, nghĩa là chúng ta phải căn cứtổng quát về quá trình phát triển của Phật Học Trung Quốcđể tìm hiểu Duy Thức Học.

A.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TỪ ĐỜI ĐƯỜNG TRỞ VỀ TRƯỚC:

Các học giả cận đại có nhiều thuyết khác nhau về niênđại Phật Giáo truyền vào Trung Quốc. Chung quy họ đều chorằng, niên đại Phật Giáo truyền vào Trung Quốc là vàokhoảng năm Vĩnh Bình thứ 10 đời Đông Hán. Phật Giáo phátxuất từ Ấn Độ, xuyên qua Tây Vực và truyền vào TrungQuốc. Phật Giáo trong thời kỳ này được xem là một thứ vănhóa ngoại lai, mặc dù các nhà truyền giáo chỉ chú trọng về sựphiên dịch mà thôi. Các nhà phiên dịch của Phật Giáo khaimở đầu tiên kể từ cuối nhà Hán gồm có An Thế Cao, ChiLâu Ca Sấm ( họ đến Lạc Dương vào Kỷ Nguyên 167 TâyLịch ). Đến thời Tam Quốc, lại có thêm các nhà phiên dịchnhư Chi Khiêm, Khương Tăng Hội, Duy Kỳ Nan,..v..v.... Cáckinh điển được phiên dịch trong thời kỳ này là Lục Độ TậpKinh, Pháp Cú Kinh,..v..v..... Sự nghiệp phiên dịch của PhậtGiáo dần dần chiếm địa vị phát triển. Quốc gia tuy ở thời kỳchiến loạn, nhưng nhân dân trong nước từ từ tiếp nhận PhậtGiáo mới đến một cách an lạc.Ở thời Tây Tấn, tuy quốc gia vừa mới ổn định, nhưng họcphong của Phật Giáo đã đứng vững trong thời Tam Quốc.Phật Giáo đã được triều đình và nhân dân tín ngưỡng theo.Các cao tăng Tây Vực nối gót nhau đến Trung Quốc tiếp tụcgiới thiệu món ăn tinh thần mới. Cho nên kể từ đây trở vềtrước, sự nghiệp phiên dịch rất thạnh hành. Các dịch giả đángkể nhất của thời Tây Tấn như ngài Trúc Pháp Hộ, người TâyVực đến Trường An và Lạc Dương ( năm 366 Tây lịch ). Cáckinh do ngài phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán gồm có: KinhQuang Tán, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Thập Địa, Kinh ĐạiAi, Kinh Bát Nê Hoàn,..v..v..... Còn ngài Trúc Pháp Lan dịchKinh Bát Nhã,..v..v...Đến thời Đông Tấn, Phật Giáo sở dĩ được hoằng truyềnrộng lớn là nhờ các Đại Đức người Tây Vực đến Trường Ankhai mở, như ngài Phật Đồ Trừng giảng Thiền Học, ngài CưuMa La Thập giảng Kinh Bát Nhã, ngài Tăng Già Đề Bà dịchTỳ Đàm. Đáng kể nhất, các cao tăng của người Đông Tấnxuất hiện như Di Thiên Thích Đạo An người thấy xa hiểurộng, Pháp sư Huệ Viễn tổ sáng lập phái Tịnh Độ và bốn nhàTriết Học uyên thâm của phái La Thập là ngài Đạo Sinh,ngài Tăng Triệu, ngài Đạo Dung và ngài Tăng Duệ.Sự phiên dịch của Phật Giáo trong thời kỳ này gồm cóKinh Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa. Toàn bộ ba Tạng củaTiểu Thừa chỉ dịch xong A Hàm, Luật Bộ và ThànhThật,..v..v..... Nhưng ba Tạng Kinh Luận của Đại Thừa

thì đãdịch Thiền Học, Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, TamLuận,..v..v..... Cho thấy Kinh Luận của Tiểu Thừa và ĐạiThừa xem qua thật là phong phú vượt bực chưa từng có. Cũngtrong thời kỳ này, ngài Đạo An đề xướng Luật Học áp dụngcho Thiền Học để đại chúng hành trì. Ngoài ra, ngài La Thậpvà các đệ tử của ngài hoằng dương Tam Luận, Bát Nhã,Thành Thật. Riêng Học Thuật Trung Quán vừa mới thành lậptông phái tại Trung Quốc. Hơn nữa, Pháp Hoa của ngài LaThập lại nhờ các bậc cao tăng như: Huệ Văn, Huệ Tư, TríGiả tuyên dương thành tông phái. Học phong của những hệphái nói trên rất thạnh hành tại Kinh Lạc Gian nơi GiangBắc.Còn ở Giang Nam, ngài Tuệ Viễn lại căn cứ nơi Tông BátNhã để phát huy Tông Tịnh Độ. Ngài Tăng Già Đề Bà dịchthuật và hoằng truyền A Tỳ Đàm. Có thể nói phong tràonghiên cứu Phật Học trong thời kỳ này càng thên thạnh hànhvà vượt bực hy hữu. Hơn nữa lại có một người đặc biệt thậtđáng đề cao trên hết, đó chính là lưu học sinh Pháp Hiển.Ngài Pháp Hiển là người duy nhất của Trung Quốc, đã thànhcông một cách vẻ vang tại Ấn Độ trong thời gian du học.Ngài chẳng những có công không nhỏ đối với Phật GiáoTrung Quốc và Ấn Độ, đồng thời cũng đem lại cho TrungQuốc một khích lệ hết sức to lớn trong việc công tác thámhiểm Tây Phương cận đại.Kế đến là Phật Giáo trong thời đại Nam Bắc Triều. Trướchết trong thời Nam Triều, các vị tăng Tây Vực từ phươngđông đến rất nhiều, như ngài Đàm Ma Mật Đa người nướcKế Tân, ngài Cương Lương Da Xá, ngài Cầu Na Bạt Ma,ngài Tăng Già Bạt Ma, ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài Tam TạngChân Đế,..v..v.... Trong số này chỉ có hai ngài có công rất lớntrong việc phát huy hai tư tưởng Thiền và Duy Thức nổi tiếnglà ngài Bồ Đề Đạt Ma người kiến lập Thiền Tông và ngàiTam Tạng Chân Đế người đầu tiên truyền dịch và thiết lậpCâu Xá Tông. Lúc bấy giờ, danh tăng của Nam Triều gồmcó: ngài Huệ Văn, ngài Huệ Tư, ngài Trí Giả,..v..v..... kiếnlập Chỉ Quán và sáng lập Thiên Đài Tông ( Thiên Thai Tông). Ngài Huệ Khả,..v..v..... truyền thừa Thiền Tông. Học giảChân Đế thiết lập Nhiếp Luận Tông ( về sau Tông này mởđầu cho Duy Thức Tông ). Ngoài ra, Ngài Huệ Quán và ngàiTạ Linh Vận lại thiết lập Niết Bàn Tông. Sự thạnh hànhnghĩa học của Lưỡng Tấn thì vẫn bất diệt trong thời đại này.Tiếp theo trong thời Bắc Triều, ngài Đàm Vô Sấm ( năm412 )

dịch Kinh Đại Niết Bàn, Kinh Kim Quang Minh, KinhLăng Nghiêm,..v..v..... Ngài Bồ Đề Lưu Chi ( năm 508 ), ngàiPhật Đà Phiến Đa ( năm 525 ), ngài Lặc Na Bạt Đề ( 508 )cùng nhau dịch Thập Địa Kinh Luận và Duy Thức Luận củangài Vô Trước và ngài Thế Thân. Những kinh luận này vềsau được truyền đến đất Bắc. Kế tiếp ngài Huệ Quangnghiên cứu Luật Tứ Phần và thành lập Luật Tông ( HoàngSử, Dương Sử và Tông Phái Nguyên Lưu ).Theo Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, kể từ bắt đầu dunhập cho đến thời Nam Bắc Triều, 600 năm đó có thể cho làthời đại tiếp nhận Phật Giáo. Thứ đến thời đại Tùy Đườngđược gọi là thời đại Phật Giáo dung hóa. Đặc biệt hơn, thờiđại Tống Minh mới chính là thời đại Phật Giáo chân chánh.Phật Giáo trong thời đại này trở thành một thứ huyết mạchcủa văn hóa Trung Quốc không thể phân ly.Riêng Duy Thức Học trong thời kỳ Phật Giáo du nhậpTrung Quốc, nghĩa là trong khoảng 500 năm đầu, trước ngàiChân Đế, thành thật mà nói không có dấu vết nào cả của mộthọc phái. Nguyên do những điển tích thành lập Pháp TướngDuy Thức Học hoàn toàn không thấy ghi lại.Mãi đến thời Tùy Đường, Phật Giáo gồm có 8 Tông và 10Phái bao hàm Đại Thừa và Tiểu Thừa, Hiển Giáo và MậtGiáo cùng nhau phát triển. Ánh hoa rực rỡ chưa đủ để chứngminh cho sự thạnh hành của Phật Giáo Trung Quốc. Kể từđây Phật Giáo có thể nói thừa sức sống đi lên sau này.

B.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHẬT GIÁOTỪ ĐỜI ĐƯỜNG TRỞ VỀ SAU:

Phật học Trung Quốc từ đời Đường trở về sau, bao quáttất cả gồm có bốn phái ( Thiền, Tịnh, Giáo, Luật ), hoặc nămphái ( Thiền, Tịnh, Giáo, Luật, Mật ). Tăng chúng của đại đasố Tự Viện trong thời kỳ này chẳng tham thiền thì niệm Phật,chẳng niệm Phật thì tham thiền và vấn đề tông phái không ởtrong phạm vi hứng thú của họ. Vấn đề “ Giáo Tông ” củathời nhà Đường thì bao gồm cả bốn Tông như: Thiên Đài( Thiên Thai ), Hiền Thủ ( Hoa Nghiêm ), Tam Luận và DuyThức. Còn hai Tông như: Câu Xá và Thành Thật của TiểuThừa thì cũng có công đức lớn trong việc cùng lúc thi đuanghiên cứu.Từ thời nhà Tống trở về sau ( gồm bốn triều đại: Tống,Nguyên, Minh, Thanh ), Trung Quốc giảng “ Giáo Tông

”đều sử dụng Thiên Đài Tông ( Thiên Thai Tông ) và HiềnThủ Tông ( Hoa Nghiêm Tông ) làm chủ yếu. Nhưng TamLuận Tông, Duy Thức Tông, Câu Xá Tông,..v..v..... thì khôngcó người quan tâm đến11. Riêng hai Tông Tam Luận và DuyThức tại Hội Xương, đã bị pháp nạn của Võ Tông đời Đườnghủy diệt hết những tài liệu chú sớ về điển tích. Đã không cònđiển tích chân thật và lại không có nhân tài truyền thừa đểphục hưng, hai Tông này trở nên mai một.Mặt khác, Thiên Đài Tông và Hiền Thủ Tông thì chútrọng nơi giáo quán hơn, nghĩa là giáo lý đặt nặng nơi sự thựchành quán chiếu nhiều hơn. Trái lại, Tam Luận Tông và DuyThức Tông thì chú trọng nơi giáo lý. Phương pháp quán hạnhcủa Thiên Đài Tông và Hiền Thủ Tông mặc dù không kinhđiển nhưng còn có thể truyền thừa. Ở đây giáo lý của TamLuận Tông và Duy Thức Tông nếu như không điển tích thìdiệu lý khó liễu tri. Hơn nữa, học thuyết của hai Tông ThiênĐài và Hiền Thủ thì rất gần với tư tưởng của Lão Trang. Chothấy, những vị sáng lập hai Tông Thiên Đài và Hiền Thủ đềucăn cứ nơi tư tưởng phát triển của người Trung Quốc, lẽ dĩnhiên, sản phẩm tư tưởng dung hợp của Trung Ấn dễ cho11 Cuối nhà Minh và nhà Thanh, học phái Duy Thức tuy có người giảnggiải, như ngài Linh Phong, Ngẫu Ích có trước tác Thành Duy Thức LuậnTâm Yếu. Còn thời nhà Thanh, các ngài như: Thiệu Giác, Trí Tố, ..v..v….cũng có trước tác Thành Duy Thức Luận Âm Hưởng Bồ Di, ..v..v…. Nhưngrốt cuộc học phái này chỉ ảnh hưởng thư thớt vài nơi, that là thiếu sótđáng tiếc.người Trung Quốc tiếp nhận. Đã vậy, căn cứ nơi địa dư thànhlập tông phái, hai Tông Thiên Đài và Hiền Thủ đều được xâydựng nơi Trung Thổ. Còn hai Tông Tam Luận và Duy Thứcđều phát nguồn từ Ấn Độ lại được mang vào Trung Quốctrong lúc tư tưởng của người Trung Quốc chưa tiếp nhận vàdung hóa. Cho nên sau pháp nạn tại Hội Xương, một khikhông còn điển tích và cũng không còn ai kế thừa, thành thửsở học của hai Tông này trở nên bị mai một luôn. Đặc biệthơn hai Tông Thiên Đài và Hiền Thủ thì không giống tình thếnhư hai Tông Tam Luận và Duy Thức. “ Giáo Học ” của haiTông này vẫn còn truyền thừa từ đời Triệu và đời Tống trởvề sau.Thiên Đài Tông thì dùng Kinh Pháp Hoa làm chủ yếu vàHiền Thủ Tông thì dùng Kinh Hoa Nghiêm làm chủ yếu.Trong khoảng thời gian từ đời Tống cho đến cuối đời Thanhvà đầu

Dân Quốc, người Trung Quốc nghiên cứu Phật Học,ngoại trừ hai Tông Tịnh Độ và Thiền, đều học tập giáo nghĩacác tông phái, nhất là 19 nhân vật nghiên cứu Thiên ĐàiTông và Hiền Thủ Tông. Đáng chú ý nhất, ngoài hai loạiKinh chủ yếu là Kinh Pháp Hoa và Kinh Hoa Nghiêm, ngườicủa hai Tông Thiên Đài và Hiền Thủ đều giảng giải các Kinhkhác như: Kinh Niết Bàn, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma,Kinh Viên Giác, Kinh Kim Cang, Kinh Phạm Võng, Kinh DiĐà, Luật Tứ Phần,..v..v.... Họ lại còn trình bày điển tích tôngyếu về giáo nghi ( nghi thức giáo lý ) của bốn phái ( Thiền,Tịnh, Giáo, Luật ) hoặc giáo nghi của năm phái ( Thiền,Tịnh, Giáo, Luật, Mật). Nếu như trừ những kinh điển này ra,họ đâu còn có chi để giảng giải và văn chương giảng giảinhững kinh điển trên của họ đều có khắc bản để lưu lại.Những Tự Viện của Giáo Tông sở dĩ gọi là Giảng Tự nhằmđể phân biệt với Thiền Tự và Luật Tự. Giảng Tự nghĩa lànhững cơ sở mà Giáo Tông thường sử dụng để giảng thuyếtnhững kinh giáo.Đề cập đến Tam Luận Tông và Duy Thức Tông tại TrungQuốc, mãi đến đầu năm Dân Quốc, hai Tông này mới đượchồi sinh. Những kinh luận chú sớ về hai Tông này cũng đượcmang từ Nhật Bản về Trung Quốc làm tài liệu nghiên cứu.Nhờ đó các học giả danh tiếng của Trung Quốc mới đổ xônghiên cứu đến. Sự phục hưng của hai Tông Tam Luận vàDuy Thức tại Trung Quốc không ngoài 340 năm gần đây màthôi!Kinh căn bản của Duy Thức Học gồm sáu loại, nhưngtrong đó Kinh Giải Thâm Mật là quan trọng nhất. Kinh nàycăn cứ nơi năm Pháp, ba Tự Tánh, tám Thức và hai Vô Ngãlàm tông yếu. Riêng Tam Luận Tông thì gồm có những bộluận căn bản như: Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị MônLuận,..v..v..... Hơn nữa Tông này lại còn tham khảo thêm ĐạiTrí Độ Luận để bổ sung giáo nghĩa, thường gọi là Tứ Luận.Tam Luận Tông thì căn cứ trên nghĩa Không sâu thẩm củaKinh Bát Nhã làm tông yếu.Ngoài bốn tông phái như: Thiền, Tịnh, Giáo, Luật đãđược nêu ở trước, Trung Quốc còn có thêm một tông phái nữalà Mật Tông. Mật Tông thì chuyên nghiên cứu giáo lý bí mật.Tông này thường y cứ theo các Kinh như: Kinh Đại Nhật,Kinh Tô Tất Địa, Kinh Kim Cang Đỉnh làm tông yếu. MậtTông có hai đại bộ môn: Giáo Tướng và Sự Tướng. GiáoTướng nghĩa là căn cứ nơi sự tướng của Tông này để nghiêncứu giáo lý. Sự Tướng của tông này là

kiến lập Đàn Tràng đểtu trì tất cả nghi thức của Tam Mật. Tất cả nghi thức đều làtượng trưng chân lý vạn hữu của giáo tướng giải thích. MậtTông rất thạnh hành trong thời đại nhà Đường cũng như nhàTống và sau đó thì mất chân truyền.Người đời Đường đã chú sớ tất cả nghi thức Bí Bổn củaMật Tông và những nghi thức này đều bị thất truyền từ nơiNhật Bản. Do đó, sở học của Mật Tông nơi Trung Quốc khởiđầu từ nhà Thanh và nhà Minh cho đến sau này đều bị maimột luôn12. Tông này chỉ còn lưu lại nghi thức Du Già DiễmKhẩu và Mông Sơn Thí Thực,..v..v..... để cho các sư ứng phóbiểu diễn hát xướng. Mật Tông cũng thuộc về “ Giáo Tông ”,nguyên vì chủ yếu của Tông này là chú trọng sự thông đạtnơi Giáo Tướng. Nhưng Giáo Tướng không rõ ràng thì SựTướng không thể truyền thọ. Vả lại, vấn đề truyền thừa cáchtu trì sủa Sự Tướng lại chú trọng vị sư thừa kế và miệng củavị sư đó trực tiếp trao truyền giáo chỉ. Đây cũng là pháp mônhành trì và pháp môn này do người tu chứng chỉ huy.Từ đây trở về trước, tám tông phái đại thừa như: Thiền,Tịnh, Luật, Mật , Thiên Đài, Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thứcđã được trình bày qua và ngoài tám tông phái đây, Phật HọcTrung Quốc còn có hai học phái nữa là Câu Xá Tông vàThành Thật Tông. Kể từ đời Đường cho đến sau này, PhậtGiáo Trung Quốc bình thường không thấy ai bàn đến hai tôngphái trên13. Tại bởi Câu Xá và Thành Thật là hai tông pháicủa Tiểu Thừa và cũng thuộc về “ Giáo Tông ”. Các giớiPhật Học Trung Quốc từ xưa đến nay đều thiên trọng về ĐạiThừa và quan niệm khinh thường Tiểu Thừa. Đây là sự ngộ12 Ba triều đại Nguyên Minh và Thanh, Lạt Ma Giáo của Tây Tạng tuy cótruyền vào Trung Quốc, nhưng chỉ ở cung đình. Giáo phái này chỉ lưutruyền cho người Mãn, người Mông thuộc giai cấp thống trị và đối vớiquãng đai quần chúng người Hán thì không có ảnh hưởng đến.13 Câu Xá Quang Ký Tự của Âu Dương Tiệm trình bày: “Câu Xá xưng làHọc Phái mà không xưng là Tông Phái”.nhận sai lầm. Ngày nay chúng ta cũng nên bỏ đi quan niệmsai lầm đó. Đúng hơn Phật Giáo Tiểu Thừa mới thật sự làPhật Giáo căn bản của nguyên thỉ. Giáo nghĩa của Phật Giáonày mới chính thật nơi miệng Đức Phật Thích Ca Mâu Niđích thân nói ra. Thế nên giáo nghĩa của hai tông Câu Xá vàThành Thật một lần nữa cũng xin được chiếu cố để tườngthuật lại một cách tỉ mỉ hơn.Hai Tông

phái Tiểu Thừa và tám Tông phái Đại Thừacộng chung lại thành mười Tông phái của Phật Giáo TrungQuốc. So sánh với Học phái Duy Thức, mười Tông phái nóitrên có quan hệ mật thiết như thế nào? Lẽ dĩ nhiên trên tinhthần dung thông và hổ trợ lẫn nhau của Phật Giáo, Học pháiDuy Thức nhất định quan hệ mật thiết với mười Tông pháinói trên, nhưng không phải quan hệ nhau với tánh cách đốilập như nước và lửa. Huống chi Học phái Duy Thức là nguồnsuối tư tưởng học thuyết của những Tông Phái nói trên vàcũng là căn nguyên của Phật nói. Người nghiên cứu Phật Họccũng nên đặc biệt chú ý đến sự kiến giải của Học phái DuyThức. Người nghiên cứu không nên khư khư giữ nếp cũ, phânngành, định loại và cũng không nên đóng khung sự quan hệ,bài xích sự hổ tương, phân loại sông ngòi để uống nước.Chúng ta nên biết rằng đạo lý lượng nước sông ngòi tuy khácnhau trạng thái, nhưng chung quy đều chảy về biển cả. Nếuhiểu rõ điểm này, chúng ta nhận biết giữa các Tông pháiPhật Học Trung Quốc đều có sự hổ trợ lẫn nhau để thành lập,hổ trợ lẫn nhau để phát minh và hổ trợ một cách bình đẳngkhông có vấn đề cao thấp ( tôi không tán thành tác phongphán giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa vừa kể ). Học phái DuyThức chính là một trong tất cả Phật Pháp, lẽ tự nhiên cũng rấtquan hệ mật thiết với mười Tông phái nói trên.

II.- DUY THỨC HỌC VÀ CÁC TÔNG PHÁI:

Trước hết chúng ta đề cập Duy Thức Học quan hệ với haihọc phái Tiểu Thừa và sau đó sẽ so sánh Duy Thức Học quanhệ đến các tông phái Đại Thừa.

A.- DUY THỨC HỌC VÀ CÂU XÁ:

Câu Xá là tên của một bộ luận và nguồn gốc của tên nàygọi cho đủ là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. A Tỳ Đạt Ma CâuXá Luận Trung Hoa dịch là Đối Pháp Tạng Luận ( Luận vềđối tượng Pháp Tạng ). Nội dung của Câu Xá Luận nhằmthuyết minh Nhân Không Pháp Hữu làm tông chỉ. Bộ luậnnày rất quý trọng nơi việc nghiên cứu Phật Học. Ngườinghiên cứu Phật Học, trước hết phải học tập Câu Xá Luận.Câu Xá Luận vừa là đầu mối, vừa là cơ sở, mà cũng vừa làphương pháp nhập môn, là tuần tự của sự chứng nghiệm, củasự tín giải một cách rõ ràng và cụ

thể. Kinh luận thường nói,học Phật và tu hành là để đoạn trừ phiền não và cắt đứt sanhtử. Nội dung bộ luận này đều căn cứ trên các bộ Kinh AHàm, các bộ Luật và nhất là các bộ Luận của phái Hữu Bộđể thành lập. Câu Xá Luận trình bày vấn đề đoạn trừ phiềnnão và cắt đứt sanh tử rất có mạch lạc. Người sơ cơ học tậpPhật Pháp, nếu như không chịu nghiên cứu bộ luận này đểkhai mở đầu tiên mà lại đi tham học giáo lý Đại Thừa thìngười đó rốt cuộc thiếu hẳn căn bản tư tưởng, nguyên vì giáolý Đại Thừa đều căn cứ nơi Tiểu Thừa để thành tập. Nóichung, giáo lý trong các kinh luận của Tiểu Thừa thì trìnhbày rất rõ ràng và ngược lại giáo lý trong các kinh luận củaĐại Thừa thì phần nhiều trình bày quá tổng quát. Yếu nghĩacủa ba Tạng Kinh Tiểu Thừa đều hàm chứa trong bộ luậnnày. Câu Xá Luận không những chỉ thuyết minh rốt ráo củaPhật Pháp mà lại còn trình bày rõ ràng một loại triết học tônggiáo của Ấn Độ. Tại Ấn Độ, bộ luận này được gọi là ThôngMinh Luận. Vào thời Lương và thời Trần, thuộc Kỷ Nguyên548, ngài Chân Đế đến Trung Quốc14dịch Câu Xá Luận.Ngài là người nghiên cứu và chứng đắc kim chỉ nam của ATỳ Đàm. Đến đời Đường, ngài Huyền Trang dịch các bộ luậnmới gọi là Tân Luận. Sự nghiệp nghiên cứu của ngài HuyềnTrang rất thạnh hành một thời và ngài trước tác rất nhiều tácphẩm. Những tác phẩm của ngài có tiếng tâm như là PhổQuang Ký, Pháp Bảo Lưu, Viên Huy Tụng Sớ,..v..v..... Vềsau, sự sùng thượng Đại Thừa và việc chú sớ bị thất truyền làlý do cũng tại không có người nghiên cứu đến. Phải nên biếtrõ, Duy Thức Học và Câu Xá Học rất quan hệ với nhau nhưmáu thịt và xương cốt. Sự quan hệ giữa Duy Thức Học vàCâu Xá Học tóm lược có hai điểm chính sau đây:

1)- Pháp Tướng Của Câu Xá Là Chỗ Nương TựaCủa Duy Thức:

Tất cả pháp tướng của Duy Thức Học thuyết minh đãđược nói rõ trong Câu Xá. Như danh số tất cả pháp tướng của75 pháp, của 5 ngôi vị đoạn trừ phiền não và tu hành chứngquả..v..v.... đã được Câu Xá Luận sáng tác, chỉ định và giảithích tường tận để lưu truyền cho đời sau. Duy Thức Luậnđều căn cứ nơi đó mà lược giải. Tác giả của Duy Thức NhịThập Luận và Duy Thức Tam Thập Luận chính là ngài ThếThân. Tác giả của Câu Xá Luận cũng là ngài Thế Thân.Ngài Thế Thân

đầu tiên tu học ba tạng Kinh của Tiểu Thừavà thành quả của sự tu học này, ngài sáng tác bộ Câu XáLuận. Về sau ngài nhận thấy học lý của Tiểu Thừa thì chưahoàn toàn cứu cánh. Tiến thêm một bước nữa, ngài nghiêncứu Phật Pháp của Đại Thừa và kết quả của sự nghiên cứu14 Than cứu “Thang Sử”, phần thứ 2, chương thứ 28, trang 855, niên lịchcủa Chân Đế.này, ngài sáng tác bộ Duy Thức Luận. Câu Xá Luận thì gồmcó 5 ngôi vị và 75 pháp. Nhưng Duy Thức Luận thì gồm có 5ngôi vị và 100 pháp. Ngoài 75 pháp tướng của Tiểu Thừa,Duy Thức Luận chỉ thêm có 25 pháp mà thôi. Ngoại trừ 25pháp nói trên, đại cương tổ chức của Duy Thức Luận thì hoàntoàn giống với Câu Xá Luận. Duy Thức Luận chỉ có khác vớiCâu Xá Luận ở chỗ là hiển bày chân lý pháp tướng một cáchsáng tỏ. Người nghiên cứu Phật Học, trước hết nên nghiêncứu Câu Xá Luận và sau đó mới nghiên cứu Duy Thức Luận.

2)- Duy Thức Đả Phá Học Lý Của Câu Xá:

Học lý của Câu Xá Luận thuyết minh phần lớn là chịuảnh hưởng chỗ kiến giải về học lý của Nhứt Thiết Hữu Bộ vàcủa Kinh Bộ. Như học thuyết: “Ba đời có thật” (Tam thế thậthữu), “Pháp thì có ngã thì không” ( Pháp hữu ngã không ),“Ba Khoa đều có thật” ( Ba Khoa là 5 Uẩn, 12 Xứ, 18 Giới )và “Có Thân Trung Hữu ( có Thân Trung Ấm ),..v..v....” DuyThức đều phê bình những học thuyết này. Thành Duy ThứcLuận, quyển thứ nhất phê bình những học thuyết nói trên cholà Tiểu Thừa và có chỗ không cứu cánh viên mãn. Nóichung, căn cứ nơi sự lý luận của Duy Thức, Câu Xá thuyếtminh có chỗ sai lầm, cho nên người học Phật nếu như khôngnghiên cứu Câu Xá Luận thì không biết chỗ phê bình củaDuy Thức như thế nào. Tục ngữ nói rằng: “Biết ta biết ngườitrăm chiến trăm thắng”. Đây cũng vậy, người nghiên cứuDuy Thức Học lẽ tất nhiên, trước hết phải tham cứu giáonghĩa của Câu Xá Luận.

B.- DUY THỨC HỌC VÀ THÀNH THẬT HỌC:

Thành Thật cũng là tên của một bộ luận. Tác giả của bộluận này là Ha Lê Bạt Ma, người Trung Ấn. Nội dung của bộThành Thật Luận bàn về Lý Không và Lý

Không này so vớihọc thuyết Tánh Không Duyên Khởi của Tam Luận thì khônggiống nhau. Tương truyền rằng, chỗ thuyết minh lý không nơibộ Thành Thật Luận của hệ phái Kinh Bộ trước tác chỉ nóilên được nghĩa Thiên Không của Tiểu Thừa. Đến đời DiêuTần, ngài La Thập dịch bộ luận này thành chữ Hán để lưutruyền về sau. Bộ luận này đã được nhiều người truyền bá vàtu tập15. Các học giả sở dĩ một thời chuyên về Thành ThậtLuận là để thành lập một tông phái và họ đã hoàn thành mộthọc phái. Sự hoàn thành học phái của tông Thành Thật đượcthấy chú sớ rất nhiều trong Kinh Lục gồm 24 loại. Thế nênbiết rằng Tông này rất thạnh hành một thời16. Từ đấy trongPhật Học, Thành Thật Luận thật là trọng yếu. Bộ luận này kểtừ ngài La Thập trở về sau có người phê phán cho là ĐạiThừa và có người phê phán cho là Tiểu Thừa. Trong sửtruyện, sự tranh luận vấn đề trên có hơi nhiều. Điển hình như“ các học giả từ ngài Trí Nghỉ Kiết Tạng trở về trước đều choThành Thật Luận là bộ Luận của Đại Thừa, cho đến một ítnhân vật như ngài Tăng Nhu Huệ và thứ nữa như ba đại PhápSư của nhà Lương đều không cho Thành Thật Luận là TiểuThừa. Cho đến các học giả Tam Luận nhìn các học giả ThànhThật Luận cho là những bậc thầy của Đại Thừa Thành ThậtLuận. Nhưng đến ngài Kiết Tạng ( học giả của Tam Luận ) ởtrong Tam Luận Huyền Nghĩa, ngài dùng Thập Nghĩa chứngminh bộ Thành Thật Luận là Tiểu Thừa. Thêm nữa ngài TríNghỉ Huệ Viễn cũng cho bộ Thành Thật Luận là Tiểu Thừa.Từ đó các bộ luận được san định nhằm để minh định những15 Kết Tạng Tam Luận Huyền Nghĩa nói rằng: “Xưa ngài La Thập phiêndịch Thành Thật Luận Cảnh và ra lệnh cho Tăng Duệ giảng giải”.16 Được thấy trong “Thang Dụng Đồng Phật Sử”, chương 18, trang 721.loại nào là thuộc về luận của Tiểu Thừa”17. Thành ThậtLuận sở dĩ bị ghép vào loại Thiểu Thừa là do không có ngườitrước thuật mà ở đây không phải do các học giả Tam Luậnphê bình và thêm nữa đời sau Thành Thật Luận lại không cóngười nghiên cứu đến.Lý Không của Thành Thật Luận, theo quan điểm củaThành Duy Thức Luận thì thuộc về loại Thiên Không và nókhông phải là cái Không thuộc Trung Đạo cứu cánh. TôngThành Thật cùng với Duy Thức quan hệ hơi ít. Học thuyếtNhị Đế: có và không, sanh và diệt, một và khác,..v..v.... củaThành Thật Luận nếu căn cứ nơi rốt

ráo Trung Đạo thì cũngcó thể giống như giáo nghĩa Tam Tánh và Nhị Đế,..v..v....của Duy Thức Luận. Hai bên có thể quan hệ với nhau để phátminh. Như Trí Tạng Thành Thật Luận Sớ giải thích rằng:“Trung Đạo Nhị Đế sao gọi là vật được? Trung Đạo Nhị Đếdo các pháp sanh khởi thì chưa khế hợp với Pháp Tánh. Đãchưa khế hợp với Pháp Tánh, cái có của Trung Đạo Nhị Đếlẽ dĩ nhiên là thuộc về Vọng Có và cái Vọng Có này do cáiKhông thành lập, cho nên nó cũng thuộc về Tục Đế.” ( Thấytrong Hoàng Sử ). Tư tưởng đây rất gần nhau với thuyết YTha Khởi Tánh ( Vạn pháp hiện có là do hư vọng phân biệtsanh ) của Duy Thức. Thể của hư vọng là vô tướng, tức làthuộc về loại Biến Kế Sở Chấp Tánh. Còn cho rằng “VôTướng tức là chân” thì cũng giống như thuyết Viên ThànhThật Tánh của Duy Thức. Hơn nữa cho rằng: “Chơn và tục thìđồng với trung đạo. Chân Đế thì vô tướng vì nó không phảicó ( phi hữu ) và không phải không ( phi vô ), cho nên nóchính là Trung Đạo Chơn Đế. Còn Tục Đế thì thuộc về nhângiả tạo, nghĩa là Tức Nhân ( đích thực là nhân ) thì khôngphải Tức Quả ( không phải đích thực là quả ) nên gọi là17 Được thấy trong “Hoàng Sám Hoa Phật Sử”, tiết 11, trang 120.không phải có ( phi hữu ). Nhưng Nhân đây không thể khôngtạo ra Quả nên gọi là không phải không ( phi vô). Học thuyếtkhông phải có ( phi hữu ) và không phải không ( phi vô )chính là Trung Đạo Tục Đế.” Nguyên lý Trung Đạo Chân Đếcủa Thành Thật Luận so sánh thì không khác với Trung ĐạoTam Tánh của Duy Thức Luận

.C.- DUY THỨC HỌC VÀ THIỀN HỌC:

Thiền Tông là cốt tủy của Phật Học Trung Quốc. Đại sưThái Hư đã nói: “Tánh chất đặc biệt của Phật Học TrungQuốc thì ở nơi Thiền Tông.”18 Thiền Học Trung Quốc bắtđầu từ nơi ngài An Thế Cao của nhà Hán. Mãi đến đời Tấnvà đời Tống, ngài La Thập và ngài Bồ Đề Lưu Chi mới dịchcác sách thuộc về yếu chỉ của pháp Thiền. Pháp Thiền từ đâylần lần thạnh hành. Nguyên do, Phật pháp vốn xem trọng ởnơi tu chứng và coi thường ở nơi học lý. Trong sự tu chứng,pháp Thiền đương nhiên là công phu bậc nhất. Pháp Thiền thìthuộc về Tâm Học Tăng Thượng trong ba môn học TăngThượng. Nắm lấy vấn đề xét tâm tu chứng chính

là một trongba môn học vô lậu. Vì thế các cao tăng của Tây Vực khi đếnTrung Quốc đều trao truyền pháp Thiền. Đến đời Lưu Tống(khoảng năm 470 – 475), ngài Bồ Đề Đạt Ma, người Nam ẤnĐộ đến Trung Quốc tự mình truyền thọ Thiền Học cho hậuthế. Thiền Học Trung Quốc từ đó phát sanh một loại Thiềnbiến hóa19. Từ Bồ Đề Đạt Ma trở về trước, Thiền Tông TrungQuốc không có kiến lập hệ phái truyền thừa chánh thống và18 Thấy trong “Thái Hư Đại Sư Toàn Thư”, Trung Quốc Phật Học, chương2, tiết 1, trang 11.19 Cùng đồng với “Thái Hư Đại Sư Toàn Thư” ở trước, tiết 2 gồm có:Y Giáo Tu Tâm Thiền, Phân An Ban Thiền, Ngũ Môn Thiền,Niệm Phật Thiền, Thật Tướng Thiền. Tiết 2 còn có: Ngộ TâmThành Phật Thiền, đây tức là Thiền từ Bồ Đề Đạt Ma trở về sau.khi đến ngài Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc trở về sau,Thiền Tông Trung Quốc mới có kiến lập lịch sử truyền thừa,đồng thời cũng có quy định rõ ràng phương pháp dụng côngtu tập. Ngài Bồ Đề Đạt Ma trụ nơi Thiếu Lâm Tự tại TrungNguyên, trải qua chín năm diện bích, tự mình tu chứng, tựmình truyền thọ học đồ ( đệ tử ). Nhờ vậy Thiền Tông TrungQuốc tôn vinh ngài Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ. Chúng ta cũngnên cần biết đạo lý của Thiền Tông Trung Quốc. Pháp Thiềnkể từ Bồ Đề Đạt Ma trở về trước thì có sử dụng Kinh Giáo.Đến ngài Lục Tổ Huệ Năng trở về sau, Thiền Tông TrungQuốc phần lớn không căn cứ trên Kinh Giáo, không lập văntự và đơn độc tham cứu một câu thoại đầu hoặc một loại côngán để tâm trực chỉ tự ngộ bổn tánh. Cho nên pháp Thiền nàyđược gọi là Giáo Ngoại Biệt Truyền của Kiến Tánh ThànhPhật, hoặc gọi là Siêu Giáo Đốn Ngộ Thiền mà cũng gọi làTổ Sư Thiền. Theo họ quan niệm, Văn Học chỉ là một loạidây leo rễ má và Kinh Giáo cũng chỉ là một thứ giày cỏ ráchnát, tất cả đều là vật chướng ngại của sự trực ngộ bổn tánh.Mãi đến đệ tử đời thứ hai ( Mã Tổ ) của Lục Tổ Huệ Năngtrở về sau, Thiền Học Trung Quốc lại trở thành một thứThiền hoàn toàn vượt ra ngoài Phật và vượt ra ngoài Tổ,nghĩa là thứ Thiền không có Phật và không có Tổ. Thiền nàyđược gọi là Thiền Siêu Phật Tổ. Đây cũng là tinh thần củaThiền Học Trung Quốc. Cảnh giới của Thiền Học Siêu PhậtSiêu Tổ đạt đến là Đăng Phong Tạo Cực ( Lên đỉnh núi tạodựng Thế Giới Cực Lạc ).Ngài Bồ Đề Đạt Ma dùng Kinh Giáo để làm căn cứ. KinhGiáo mà ngài mang đến là một bộ

kinh Lăng Già gồm bốnquyển.( Kinh Lăng Già có bốn người dịch:• Ngài Đàm Vô Sấm thời Bắc Lương dịch 4 quyển.• Ngài Cầu Na Bạt Đà La thời Lưu Tống dịch 4 quyển.• Ngài Bồ Đề Lưu Chi thời Bắc Ngụy dịch 10 quyển.• Ngài Thật Xoa Nan Đà thời Đường dịch 7 quyển.Kinh Lăng Già mà ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền thừa chínhlà bộ kinh của người dịch thứ hai.)Kinh Lăng Già nói trên là bộ kinh duy nhất của ThiềnTông làm tông chỉ, nghĩa làThiền Tông căn cứ kinh điển nàyđể ấn tâm. Hành giả tham cứu kinh điển Lăng Già để ngộđược chỗ kiến giải của mình có chính xác cùng không, nghĩalà hành giả đem chỗ kiến giải của mình so sánh với giáo lýcủa kinh này xem có hợp với nhau không để xác định tiêuchuẩn. Có thể nói, Thiền Tông kể từ Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứnhất tiến thẳng một mạch đến Hoằng Nhẫn, tổ thứ năm đềutruyền thừa kinh Lăng Già. Đương thời, kinh Lăng Già rấtthạnh hành nơi phương Bắc ( Trường Giang là thuộc vềphương bắc ) và đã kiến lập được một tông phái gọi là LăngGià Tông. Như Tăng Truyện nói rằng: “ Thiền sư sơ tổ ĐạtMa đem bốn quyển Lăng Già trao truyền cho Huệ Khả vànói rằng: ta xem đất Hán chỉ có kinh này, các bậc nhân giảnên y cứ theo đó thực hành, tự nhiên sẽ được đạt đạo.” Lạinữa, ngài Huệ Khả mỗi khi thuyết pháp đều nói rằng: “ Bốnquyển kinh này lưu truyền cho đời sau sẽ biến thành danhtướng, như thế đáng thương hại vậy!” Chưa hết, tư chấttruyền thừa kinh Lăng Già của thiền sư Pháp Xung được thấytrong Pháp Xung Truyện. Nguyên vì thiền sư Pháp Xunghoằng pháp tại bắc phương chuyên xử dụng mạng mạch giabảo của kinh Lăng Già. Cho nên Lăng Già Tông ở đây đượcgọi là Nam Thiên Trúc Nhất Thừa Tông. Trong Pháp XungTruyện nói rằng: “Xung vì áo điển của Lăng Già say mênghiên cứu lâu ngày, theo đuổi, phỏng vấn các vị sở tại,không sợ hiểm nguy, gặp được đồ đệ của Khả Sư, gia cônghọc tập kinh này, Xung liền y chỉ nơi sư để tu học, thường đảkích Đại Sư (thầy của Xung) rồi bỏ đồ chúng ra đi. Xung thahồ giảng dạy khắp nơi, tức là liên tục giảng Lăng Già hơn 30lần. Sau đó Xung lại gặp được chính Khả Sư và đích thânnhận người làm giáo thọ. Xung căn cứ nơi Nam Thiên TrúcNhất Thừa Tông giảng giải Lăng Già cả trăm lần.”20 NamThiên Trúc Nhất Thừa Tông sở dĩ thành danh là do KinhLăng Già và kinh này được mang đến từ Nam Ấn Độ. KinhLăng Già là bộ kinh chính

do đức Phật giảng tại núi Lăng Giàthuộc Nam Ấn Độ. Như Kinh nói: “ Ta vì các chúng sanh diệttrừ các phiền não, biết được căn tánh ưu khuyết của họ và vìhọ mà nói pháp môn độ thoát. Các pháp mỗi mỗi được phátsanh không phải được thành lập ngoài nguồn gốc phiền não.Pháp ta nói tuy Nhất Thừa, nhưng chính là Đại Thừa vậy.”Đời nhà Đường, vị thầy giảng dạy kinh Lăng Già chính làthiền sư Tịnh Giác và trong truyện Pháp Xung, Thiền sư cũngcó giảng đến Pháp Thoại này. Pháp truyền thừa của kinhLăng Già là truyền thẳng và truyền đến Ngũ Tổ. Ngũ Tổtruyền pháp cho Thần Tú cũng là truyền kinh Lăng Già.Nhưng Ngũ Tổ khi truyền pháp cho Huệ Năng thì lại truyềnkinh Kim Cang mà không truyền kinh Lăng Già. Tại sao NgũTổ không truyền kinh Lăng Già mà lại truyền kinh KimCang? Lý do là, Lục Tổ trước kia khi chưa đến Đông Sơn họcpháp, một hôm nhơn nghe người tụng kinh Kim Cang đến chỗthích hợp thì tỏ ngộ. Khi đến Hoàng Mai, Lục Tổ tự mìnhthường tụng kinh Kim Cang làm căn bản. Tổ Hoằng Nhẫnchưa từng chỉ dạy cho Huệ Năng về tâm yếu của kinh LăngGià. Cho nên Ngũ Tổ liền đem tâm pháp nơi chỗ sở ngộ củaHuệ Năng trao truyền cho Lục Tổ. Đó là loại tùy cơ thuyết20 Đều thấy trong “Lăng Già Tông Khảo” của Hồ Thích (Hồ Thích LuậnCận Trước, trên tập 1, trang 198).giáo của Ngũ Tổ. Tất cả học chúng của Ngũ Tổ kể luôn cảLục Tổ Huệ Năng mỗi khi cùng nhau học pháp đều tôn vinhThần Tú lên ngôi vị Thủ Tọa. Như thế tư cách của Thần Túthì cao hơn Huệ Năng. Chỉ vì chỗ ngộ đạo của Thần Tú thuộcvề cảnh giới Lăng Già là cảnh giới tiệm giáo mà không phảilà cảnh giới đốn giáo. Điều đáng chú ý, Thần Tú không phảikhông bằng Lục Tổ về chỗ đốn ngộ thâm sâu. Lẽ đươngnhiên Thần Tú cũng thấu rõ lý đốn ngộ và họ cũng đã trảiqua sự đốn ngộ đó rồi. Lúc bấy giờ ( đương nhiên Thần Túcùng Huệ Năng đều ở chung một chùa ), Thần Tú lại chútrọng đến sự tu tập nhiều hơn. Nếu như so sánh với nhau vềsự tu tập, công phu của Lục Tổ thì tiến bộ hơn Thần Tú mộtbậc. Về sau Thần Tú thì hoằng hóa ở phương bắc và sử dụngkinh Lăng Già làm tông yếu. Sự thành công của Thần Tú là “hai lần làm Pháp Vương ở Bắc Kinh và làm Quốc Sư ba đờivua.” Các môn hạ của Thần Tú gồm có các ngài như: PhổTế, Nghĩa Phước, Huyền Trách,..v..v.... Lại nữa, “ Thần Tútiếp tục lãnh chúng, thọ ân huệ sự tôn sùng của cung đình

vàsự tôn vinh của toàn quốc.” Do nhân duyên đó, các Thiềnnhân trong thiên hạ đều tấp nập đến chỗ của Thần Tú đểnương tựa. “ Đông Sơn Pháp Môn ”21tôn vinh Thần Tú là Tổthứ sáu và Phổ Tịch là Tổ thứ bảy. Còn Huệ Năng thì đi vềphương nam, sử dụng kinh Kim Cang Vô Tướng làm phápmôn đốn ngộ để xiển dương Tâm Yếu. Tất cả mọi giới tạiĐại Giang Nam đều quy hướng về tông môn của ngài. Đệ tửcủa Huệ Năng là Thần Hội. Thần Hội đến phương bắc hoằngdương đại sự. Trong Đại Hội Vô Giá, Thần Hội thẳng taycông kích toàn bộ phương pháp truyền thừa của dòng Phổ Tế,cho phương pháp truyền thừa của họ là phi pháp và phương21 Kinh Lăng Già có nghĩa của “Tông Thông Thuyết Thông”. Tông Thôngnghĩa là thấy được Pháp Tánh và Thuyết Tông nghĩa là thấu rõ PhápTướng.pháp đó không phải là chánh tông. Thần Hội luôn luôn đềcao y pháp của Thiều Châu. Lúc bấy giờ Thần Tú đã viêntịch và môn đồ của Phổ Tế đã già nua. Tông tượng của LăngGià thì không bằng thế lực hoạt bát lớn lao của Thần Hội.Lăng Già Tâm Tông chung cuộc lần lần bị mai một. Ngượclại, sự hoằng dương kinh Kim Cang từ từ chiếm địa vị ưu thếkhắp cả nước. Thế nên Kinh Giáo của Thiền Tông lúc bấygiờ là kinh Kim Cang thay thế kinh Lăng Già. Huệ Năng nhờthế lực của Thần Hội mới được chánh thức trở thành Đại TổSư thứ sáu. Toàn bộ pháp môn truyền thừa của kinh Lăng Giàbị thay thế bởi pháp môn truyền thừa của kinh Kim Cang vàlối truyền thừa này được trao truyền cho đến ngày nay. Vềsau, các Thiền nhân căn cứ nơi Tông Lăng Già xem lại thìnhận thấy toàn bộ pháp môn truyền thừa của Huệ Năng đềulà pháp môn biên soạn cả.Còn sự biến hóa của Thiền Tông như thế nào? Đó là sựchuyển biến tư tưởng nơi Phật Học và sự chuyển biến này đãđạt được đến cứu cánh. Nguyên nhân áo nghĩa của kinh LăngGià và kinh Kim Cang thì hoàn toàn khác nhau. Điểm bấtđồng của hai bộ kinh nói trên có thể là do một thời kỳ nào đóđã tìm được căn cứ. Nhân đây, xin tuần tự trình bày nội dungcủa hai bộ kinh: Kinh Lăng Già thì chuyên giảng về PhápTướng Duy Thức và kinh Kim Cang thì chuyên giảng về VôTướng Tánh Không. Nhưng tông chỉ của Lăng Già Tông vàThiền Tông đều chủ trương minh tâm kiến tánh thì ý nghĩacủa hai tông phái này rất khế hợp với nhau. Đại ý toàn bộkinh Lăng Già mặc dù cũng thuyết minh Pháp Tánh ChânNhư, nhưng nếu như

ly khai Tứ Cú thì tuyệt đối sai lầm trămphần trăm. Có thể khẳng định, kinh Lăng Già quá thiên trọngvề sự trình bày cụ thể các mặt như “ năm Pháp, ba Tự Tánh,tám Thức, hai Vô Ngã.” Điểm rõ ràng nhất là kinh Lăng Giàhoàn toàn chú trọng nơi phương diện Pháp Tướng và theokinh này, nhờ Pháp Tướng mới có thể tiến sâu vào PhápTánh. Đó là tông chỉ của kinh Lăng Già và tông chỉ này thìthuộc về Tiệm Giáo mà không phải là Đốn Giáo [21] . Cònchủ trương của kinh Kim Cang là trình bày Pháp Tánh vàcũng là mục tiêu chính yếu của Thiền Tông. Pháp Tướng thìchú trọng nơi sự phân tích và sự phân tích của Pháp Tướngđều khởi điểm từ chỗ phức tạp nhất của các pháp để tìm ra sựmạch lạc của chúng. Hồ Thích là một học giả danh tiếng củaTrung Quốc nói rằng: “ Duy Thức Học Trung Quốc là bộphận triết học phức tạp.” Duy Thức Học tận lực phân tích khảnăng của sự vật hy vọng có thể minh tâm kiến tánh. Do đó,kinh Kim Cang cũng bắt đầu từ Tánh Không Duyên Khởi đểphát huy Pháp Tánh ( Chân Như ) và kinh Lăng Già cũngkhởi điểm từ Pháp Tướng Duyên Sanh trên để Minh Tâm.Nếu như so sánh cả hai bên, kinh Lăng Già và kinh KimCang thì hoàn toàn không giống nhau. Pháp Tánh thì lìa nóinăng và cũng không lo nghĩ đến chỗ đạt đạo. Cho nên tôngchỉ của Tổ Sư Thiền là chú trọng nơi tu chứng, cứ một lòngtham cứu thì tương lai một ngày nào đó rốt cuộc sẽ được khaingộ. Vì chủ trương như thế của Tổ Sư Thiền, cho nên cácThiền khách lúc bấy giờ không ham muốn học nhiều về PhápTướng phiền toái của kinh Lăng Già, mà ở đây họ chỉ ưathích Pháp Tánh đơn giản trực tiếp của kinh Kim Cang. Theohọ, tham cứu về nguyên lý, Ý Thức nắm lấy bổn tâm thì mớicó thể chứng đắc Bổn Tánh. Đây là nguyên nhân chủ yếukhiến cho kinh Kim Cang thay thế cho kinh Lăng Già.Như trước đã trình bày, lịch sử của Thiền Tông thì đãphát triển và biến hóa. Một cách nói thẳng, Thiền Tông kể từHuệ Năng trở về sau thì hoàn toàn không lập văn tự và chủtrương không cần phải nghiên cứu ba tạng giáo lý, chỉ cần sửdụng Thiền Quán để xem câu Thoại Đầu như thế nào là đủrồi. Nhưng trên thực tế, lối chủ trương này xét ra thì khôngphải đơn giản. Vấn đề không đơn giản ở đây được nhận địnhtrên hai phương diện như sau:1)- Căn cứ về triết lý, Thiền Tông quan niệm “ Minh TâmKiến Tánh và Kiến Tánh Thành Phật ” là quan trọng trênhết. Vấn đề Minh

Tâm được giải thích như sau:• Minh Tâm: chữ Tâm ở đây là chỉ cho tám Thức TâmPháp và 51 Tâm Sở Pháp mà Duy Thức thường trìnhbày. Ngoài chữ Tâm theo Duy Thức còn có nghĩakhác là chỉ cho tất cả pháp tướng do tám Thức TâmPháp và 51 Tâm Sở Pháp biến hiện. Chữ Minh đi theochữ Tâm có nghĩa là thông suốt một cách tường tận tấtcả cảnh giới do Tâm Pháp và Tâm Sở Pháp biến hiệnra.* Kiến Tánh: chữ Tánh của Kiến Tánh tức là chỉ choThật Tánh của Duy Thức màcũng gọi là Chân Như.Thiền Tông cho rằng, Kiến Tánh là thành Phật. Còn DuyThức thì cho rằng, Ngộ Nhập được Thật Tánh của Duy Thứclà có thể thành Phật. Theo Phật Học, người nào nếu nhưkhông có Minh Tâm thì không thấy được Tánh và họ nếumuốn thấy được Tánh thì trước hết phải Minh Tâm. Cho nênĐàn Kinh có câu: “ Người nào nếu như biết được bổn Tâmcủa mình và thấy được bổn Tánh của mình thì người đó làPhật, là bậc Đại Trượng Phu và cũng là thầy của cõi trời, củacõi người.”22Nơi Duy Thức,22 Thấy trong “Đàn Kinh”.người nào nếu như không thấy được Tánh Viên Thành Thậtthì không thể hiểu biết rõ ràng Tánh Y Tha Khởi là một loạidung hợp, ngăn che và như huyễn. Cho nên DuyThức chủ trương, thông suốt Duy Thức Tướng để chứng nhậpDuy Thức Tánh làm mục đích. Theo họ, ai không thông suốtDuy Thức Tướng thì người đó không thể ngộ nhập được DuyThức Tánh và cũng không thể thành Phật. Nhất trí theonguyên lý này, Duy Thức và Thiền Tông có chỗ khác nhauvề phương pháp tu tập.2)- Căn cứ theo giáo nghĩa, Duy Thức và Thiền Tông cónhững điểm tương đồng như sau:

a>Giáo Nghĩa của Bồ Đề Đạt Ma: 

Tục Cao TăngTruyện có ghi cương yếu tổng quát về Giáo Nghĩa của Bồ ĐềĐạt Ma như: “ An tâm như thế nghĩa là quán vào vách vậy,phát hạnh như thế nghĩa là bốn pháp vậy. Thuận theo vật nhưthế là giáo dục và hộ trì thức hiềm nghi. Phương tiện như thếlà giáo dục khiến không cho chấp trước. Lẽ tất nhiên đi vàogiáo lý thì có nhiều đường lối, nhưng cốt yếu chỉ có hai thứgọi là Lý và Hành.” Lý nghĩa là sáng suốt về giáo lý vàHành nghĩa là sự khởi hành. Như nói: “ Mượn giáo lý để ngộđược tông chỉ, tin sâu thì bao hàm chân tánh cùng nhau

phátsanh, khách trần thì luôn luôn làm chướng ngại. Hãy xả cáingụy để trở về cái chân. Nếu nghi ngờ thì trụ vào vách đểquán, quán đến khi không còn thấy mình và người, quán thấyphàm và thánh đều bình đẳng như nhau, hãy an trụ kiên cốkhông cho thay đổi, không nên chạy theo lời dạy của kẻkhác. Với đạo lý thâm sâu mầu nhiệm hãy vắng lặng vô vi,như thế gọi là vào lý vậy. Người thực hành vào lý phải tu tậpbốn hạnh và vạn hạnh. Bốn Hạnh gồm có: Báo Oán Hạnh,Tùy Duyên Hạnh, Danh Vô Sở Cầu Hạnh, Danh Xưng PhápHạnh, tức là lý tánh thanh tịnh vậy.”23Bốn Quán Hạnh nàycủa Thiền Tông nếu như so sánh thì không khác với KhiểnTướng Chứng Tánh trong Ngũ Trùng Quán của Duy Thức.

b> Kinh Lăng Già: 

“Năm Pháp, ba Tự Tánh, támThức, hai Vô Ngã”, nguyên lý của mỗi loại đều có hệ thốngnơi Duy Thức Học. Vả lại kinh Lăng Già là loại kinh giáotrước tiên của Thiền Tông, cũng là một trong sáu loại kinhcủa Duy Thức nương tựa để phát triển. Cho nên Duy Thức vàKinh Lăng Già quan hệ với nhau rất mật thiết( giống như Pháp Hoa của Thiên Đài Tông, như Hoa Nghiêmcủa Hiền Thủ Tông ).

c> Từ Huệ Năng Trở Về Sau: 

Kinh Kim Cang đượcsử dụng ấn tâm. Chỗ thuyết minh của kinh Kim Cang là PhápTánh. Pháp Tánh chính là Như Như trong năm Pháp, chính làViên Thành Thật Tánh trong ba Tánh và cũng chính là haiVô Ngã Tánh. “Ưng Vô Sở Trụ” của kinh Kim Cang chính làthật không có chỗ chứng đắc, nói chung thì giống nhau vớiPháp Tánh.

d> Đàn Kinh Của Lục Tổ: 

Đàn Kinh của Lục Tổ làgiáo điển căn bản của Thiền Tông sau này. Người tu Thiềnsau này chủ trương mắng Phật chửi Tổ, cầm Đàn Kinh cũnggiống như ném đồ vật. Họ nói rằng, Thiền Tông không giảnggiáo lý, không lập văn tự, những cảnh giới mà họ chứng ngộchẳng qua là như thế. Nhưng cũng do lời nói này, tất cảThiền Khách trong thiên hạ đều bị mù lòa từ ngàn năm nay.Đàn Kinh nói rằng:

“Bản tánh của Đại Viên Cảnh Trí thìthanh tịnh, bản tâm của Bình Đẳng Tánh Trí thì không bệnhhoạn, bản tánh của Diệu Quan Sát Trí thì không có công đức,23 Thấy trong “Lăng Già Tông Khảo và Tục Cao Tăng Truyện”.Thành Sở Tác Trí thì đồng với Đại Viên Cảnh Trí. Quả củatám Thức do nhờ chuyển y nên trở thành bốn Trí và chỉchuyển danh ngôn không thật tánh của Thức. Hôm nay chỗchuyển y nếu như không lưu tình, chứng tỏ chỗ thiền định NaGià mãi mãi hưng thịnh”.Sáu câu trong bài Tụng ở trước là trình bày tám Thứcchuyển thành Trí và hai câu Tụng sau là nói về Thiền. Kinhnói thêm rằng: “Như trên nói chuyển tám Thức thành trí,nghĩa là giáo lý giải thích: chuyển năm Thức trước thànhThành Sở Tác Trí, chuyển Thức thứ sáu thành Diệu Quan SátTrí, chuyển Thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí, chuyểnThức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí. Nhưng chuyển Thứcthứ sáu và Thức thứ bảy là chuyển trong cái nhân, cònchuyển năm Thức trước và Thức thứ tám là chuyển trên cáiquả. đúng ra chỉ chuyển cái tên của Thức, nhưng không phảichuyển cái thể của Thức vậy”. ( thấy trong Lục Tổ Đàn Kinh). Trong đây, sự chuyển Thức thành Trí chính là công phu củaminh tâm và kiến tánh. Ngoài ra kinh này còn nói đến đạo lýcủa ba Thân không cần phải dẫn dụ cụ thể để làm chi. Nhưthế, ai nói là Thiền Tông không lập văn tự, không trọng giáonghĩa? Do đó nên biết Duy Thức Học và Thiền Tông quan hệgiống nhau.

D.- DUY THỨC HỌC VÀ TỊNH ĐỘ TÔNG:

Tịnh Độ Tông là một tông phái thuộc tín ngưỡng dân gianvà tông phái này có thế lực rất lớn tại Trung Quốc. Từ xưađến nay tông phái Tịnh Độ hoằng truyền không dứt. Tịnh ĐộTông được thành lập vào thời đại nhà Tấn và hiển đạt nhất từkhi ngài Huệ Viễn ( 334 – 416 ) thành lập Hội Liên Xã tại LôSơn. Tịnh Độ Tông tại Trung Quốc có thể nói khởi điểm từđó. Ngài Huệ Viễn nhơn sự loạn lạc tại Tương Dương cùngvới ngài Đạo An mang đồ chúng tỵ nạn tại Lô Sơn và liềnchấn hưng lại Phật Học Nam Triều. Ngài Huệ Viễn khôngnhững có địa vị trong Phật Giáo mà danh tiếng về đạo đức vàvăn chương của ngài có ảnh hưởng rộng lớn trong giới họcthuật đương thời. Tại Lô Sơn, ngài một mặt tự mình

nghiêncứu kinh giáo và đặc biệt là đề xướng học thuật Tỳ Đàm24.24 Được thấy trong “Thang Sử”, chương 11 trang 365.Hơn nữa ngài cũng thông suốt ba Tạng Kinh của Tiểu Thừavà Bát Nhã. Ngoài ra, ngài lại còn đề xướng niệm Phật. Cácbậc cao hiền ẩn sĩ đương thời như Lưu Quý Thị,..v..v.... cùngvới các bậc xuất gia như Pháp Sư Phổ Tế,..v..v.... gồm tất cảlà mười tám người cùng theo ngài chia nhau thiết lập từng xãNiệm Phật, gọi là Tịnh Độ Liên Xã. Tại Lô Sơn, mười tám vịnày được gọi là Thập Bát Hiền và họ chuyên môn xiểndương Thiền Niệm Phật. Tịnh Độ Tông kể từ ngày thành lậptrở về sau, nhờ Pháp sư La Thập dịch kinh A Di Đà, cho nênngười ta theo và hành trì lại càng hưng thạnh.Đến thời Triệu Tống, Tịnh Độ Tông và Thiền Tông bàixích lẫn nhau như nước với lửa và không thể tha thứ cho nhauđược. Người tham thiền thì không chấp nhận niệm Phật vàngười niệm Phật cũng không hứa khả tham thiền. Thiền Tôngcó ra Thiền Quy: “Người nào nếu như niệm Phật một câu thìbị phạt gánh nước rửa Thiền Đường và phải súc miệng bangày”. Cho thấy, tình hình nghiêm trọng giữa Thiền và Tịnhkhông thể dung hòa với nhau được.Lúc bấy giờ, Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ đề xướng“Thiền Tịnh Song Tu” và dùng Tịnh Độ đánh vào môn đìnhcủa Thiền Tông. Thiền sư chủ trương, cốt yếu của ngườiniệm Phật là tham thiền và cốt yếu của người tham thiền làniệm Phật. Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ lúc bấy giờ rất cótiếng tăm và cũng vì chủ trương Thiền Tịnh Song Tu cho nênmôn nhơn tín đồ theo Thiền sư rất đông25. Theo Thiền sư,25 “Trung Quốc Phật Học”, trang 194 nói rằng: “ Từ Vĩnh Minh Diên Tho ïtrở về trước, Thiền Tông của Phật Giáo Trung Quốc diễn tiến đến Ngũ Gia Tông Phái thì hưng khởi tột đỉnh; Pháp Nhãn là tông phái sáng lập sau cùng trong Ngũ Gia mà Vĩnh Minh Diên Thọ là đệ tử truyền thừa thứba và cũng là người chót hết của Pháp Nhãn Tông. Nguyên vì Thiền dungthông bên Giáo Luật, nghĩa là các vị Thiền sư thời bấy giờ đem giáomình và mọi người đều là Thiền giả cũng nên cấp thiết thựchành niệm Phật. Thiền Tịnh Song Tu có bốn khoa đơn giảnlàm phương châm và trong bốn khoa này, hai câu rất có danhtiếng là: “Có Thiền có Tịnh Độ, dụ như cọp mọc sừng”26.Người tu hành nếu thực tập tăng cường thêm tín niệm và giảithoát. Nhờ sự đề xướng của Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ,Thiền Tịnh Song Tu được truyền

thừa liên tục cho đến ngàynay. Cũng vì lý do trên, Thiền Tông Trung Quốc có thể nóitrở thành một thứ Thiền biến hóa ( Tham cứu chú thích 25).Người học niệm Phật đều căn cứ theo lời giải thích của Di Đà Tịnh Độ: nên đọc Tịnh Độ Tam Kinh và nên xem các bộluận trước tác có liên quan đến Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tôngchọn Tín, Nguyện, Hạnh làm căn bản và áp dụng Trì DanhNiệm Phật làm bí quyết cần thiết cho việc tu tập, nguyên vìTrì Danh Niệm Phật là pháp môn đơn giản dễ thực hành.Người bạn Ngô Duyên Hoàn thường hỏi: “Tín ngưỡng chorằng, ngoài thế giới Ta Bà này có thế giới Cực Lạc tồn tại vàtrong đó có đức Phật A Di Đà. Như vậy đâu chẳng phải làngoài Tâm có Pháp hay sao và nó sẽ tương phản với DuyThức?” Lại hỏi thêm: “Người niệm Phật quyết định tínngưỡng có cái ngã của Phật để niệm và có cái ngã đễ vãngnghĩa của Luật Tông áp dụng vào Thiền Tịnh để tu hành, cho nên môn đồcủa họ đều theo Tịnh Độ Tông cả. Khi đến Pháp Nhãn Tông, Thiền Tôngbị thất truyền.”26 Vĩnh Minh Thọ Thiền Tịnh Tứ Khoa Giản Kệ nói rằng: “Có Thiền màkhông Tịnh Độ, mười người thì hết chín người lãng phí thời gian, âm cảnhbổnh hiện ra trước mặt, nháy mắt bọn họ bị đọa theo âm cảnh kia; khôngThiền nhưng có Tịnh Độ, vạn người tu thì vạn người vãng sanh, mặc dùchỉ thấy được Phật A Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ? Có Thiền và có TịnhĐộ, cũng như con cọp mọc thêm sừng, hiện thế là thầy của mọi người,còn tương lai thì làm Phật Tổ. Không Thiền và cũng không Tịnh Độ, cũngnhư nằm trên giường sắt nóng và ôm cột đồng nóng, muôn kiếp và ngànlần sanh ra, luôn luôn mất hẳn chỗ nương tựa.”93sanh Tây Phương, như vậy đâu chẳng là có ngã chấp haysao?”Đáp rằng: “Tông này có cái nghĩa Duy Tâm Tịnh Độ”. Cổnhân nói rằng: “Sanh thì quyết định sanh, nhưng đi thì thậtchẳng có đi.” Di Đà ở đây tức là chỉ cho Tự Tánh Di Đà, CựcLạc Quốc Độ cũng chẳng lìa nơi tâm mà có. Vô Lượng ThọPhật Kinh lại nói: Cực Lạc Quốc Độ là do bốn mươi tám lờinguyện của đức Phật A Di Đà tạo thành. Trong đây tâmnguyện tức là chỉ cho Tâm và nhờ tâm nguyện nên mới đượcthành tựu tức là chỉ cho duy tâm tạo nên. Đúng thế, TâyPhương Tịnh Độ chính là do mọi người trong Tây PhươngTịnh Độ cùng nhau tạo dựng và nó không thể có ngoài tâm,cho nên lý này không tương phản với Duy Thức. Lại nữangười niệm Phật phải biết rằng, đức

Phật A Di Đà đã phátbốn mươi tám lời nguyện và nhờ nương nơi những lời nguyệnđó tu hành nên mới thành tựu được Cực Lạc Tịnh Độ.Kết luận, Tây Phương Tịnh Độ là do tám Thức thanh tịnhcủa Phật và của các Bồ Tát, ..v..v.... cùng nhau biến hiện.Người niệm Phật cầu về Tây Phương Tịnh Độ tất nhiên cũngphải có tâm lực của Tín, Hạnh, Nguyện hòa hợp với bốnmươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà thì mới có thểvãng sanh và hưởng thọ được những điều khoái lạc nơi cõi DiĐà Tịnh Độ kia. Người niệm Phật không thể đơn phương chỉnương tựa nơi năng lực của đức Phật A Di Đà mà tự mìnhđược hưởng thụ những hiện quả ở cõi đó. Ngoài ra, ngườiniệm Phật cũng phải thông suốt tất cả giáo nghĩa của ĐạiThừa và của Tiểu Thừa, như ngài Phổ Hiền của Hoa Nghiêm,như Đại Thế Chí của Lăng Nghiêm,..v..v.... các Đại Bồ Tátđều hồi hướng về Tịnh Độ. Các bậc Đại Tông Sư ở TrungQuốc là những kẻ phát nguyện vãng sanh đều minh giải giáonghĩa thâm sâu, giác ngộ lý vô ngã, viễn ly các chướng ngại94chấp trước và được vãng sanh. Họ sở dĩ nói có ngã chính làgiả thuyết để cho thích hợp tùy theo chỗ tình cảm của chúngsanh, nhưng không phải chấp trước cho là có thật ngã. Vả lạitrong Kinh Quán Vô Lượng Thọ ( Thập Lục Quán Kinh ),hành giả phải tu mười sáu pháp quán, quán đến khi nào ThếGiới Cực Lạc hiện ra trước mắt là thành công và chừng đóhành giả sẽ được vãng sanh. Vấn đề quán tưởng về mười sáupháp nói trên trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng là thểhiện lực lượng của Tâm! Nhân đây, hai chữ Duy Tâm trongcâu “Nhứt thiết Duy Tâm” tức là chỉ cho nghĩa của Duy Thứcvậy. Thế nên Tịnh Độ Di Đà theo nghĩa Duy Thức thì khôngthể có ngoài tâm. Hơn nữa hai chữ Tịnh Độ trong câu “Vãngsanh Tịnh Độ” không nhứt định là chỉ cho Tịnh Độ TâyPhương Cực Lạc, nguyên vì cõi Phật trong mười phương đềugọi là Tịnh Độ cả. Duy Thức Học nói: Mỗi Đức Phật có bathân và ba cõi, riêng ba cõi đây cũng gọi là Tịnh Độ. Tỷ như,cõi của Đức Phật Dược Sư ở hướng đông và cõi của ngài DiLặc ở Đâu Xuất cũng đều gọi là Tịnh Độ. Người học giáo lýDuy Thức xưa nay phát tâm Đại Thừa đều nguyện sanh lênNội Viện của ngài Di Lặc để chờ ngài tùy duyên tái sanh.Thế nên nghĩa của Tịnh Độ cũng là tông chỉ của Duy Thức.

E.- DUY THỨC HỌC VÀ LUẬT TÔNG:

Chiếu theo Phật Pháp, giới luật không nên lập tông pháiriêng, nguyên vì không luận học Thiền, học Tịnh, học Giáo,không luận tăng già hay thế tục, mọi người phàm là tín đồquy y Phật Pháp đều phải hiểu rõ và hành trì giới luật. GiớiLuật là con đường đạo để làm người, làm bậc siêu nhân vàcũng là để kiến lập Đại Từ Điển căn bản của Phật Pháp. GiớiLuật không nên thiên lệch và phải nên phổ biến tuân hành.Chỉ tại vào thời triều đại nhà Đường, Luật Sư Đạo Tuyên ởnúi Chung Nham là người đạo đức, văn chương, trì luật nổi95tiếng, có thể động đến thiên địa và cảm đến quỷ thần.27 Ngàinghiên cứu tinh thông luật học và dựa trên Tứ Phần LuậtTạng chánh thức thành lập Luật Tông. Nổi bật hơn hết, LuậtSư Đạo Tuyên là người thành công lớn nhất trong Phật GiáoSử Trung Quốc. Thật ra, người đầu tiên hoằng dương Luật TứPhần chính là Luật Sư Trí Thủ. Luật Sư Đạo Tuyên là đệ tửkế thừa. Đồng thời với Đạo Tuyên, hai Luật Sư là Tướng BộPháp Lệ và Đông Tháp Hoài Tố cũng hoằng truyền LuậtTạng. Cho nên người đời thường gọi Đạo Tuyên, Pháp Lệ vàHoài Tố là ba Luật Gia đời Đường. Trong ba Luật Gia này,chỉ Nam Sơn Luật của Đạo Tuyên nhờ lý do đặc biệt truyềnbá không dừng.28 Ngài Đạo Tuyên nghiên cứu về Luật Họctinh tế và phi thường, đồng thời trước tác sách cổ về LuậtTông gồm có năm Đại Bộ.29 Điểm đặc biệt của ngài ĐạoTuyên trong sự nghiên cứu tinh tế và phi thường về Luật Họcnhư:“Thứ nhất, ngài kiến lập Hóa Giáo và Chế Giáo ( cũnggọi là Hóa Giáo và Hành Giáo ):”“

a>- Hóa Giáo: 

nghĩa là ngài dựa theo các kinh luận ĐạiThừa và Tiểu Thừa, trong đó gồm có bốn bộ A Hàm,..v..v.....để chú thích Pháp Môn Định Huệ.”27 Truyền thuyết cho rằng ngài Đạo Tuyên được người và trời cảm mếnđến cúng dường ( Trích trong “Thiên Nhân Cảm Thông Lục” ).28 Được thấy trong “Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu” ( thấy trong“Thái Hư Đại Sư Toàn Thư”, trang 805.29 Năm Đại Bộ: 1) Hành Sự Sao, 3 quyển2) Giới Sớ, 4 quyển.3) Nghiệp Sở, 4 quyển4) Thích Ni Nghĩa Sao, 3 quyển5) Tỳ Kheo Ni Sao, 3 quyển.96“

b>-Chế Giáo: 

nghĩa là ngài cũng dựa theo các LuậtGiáo của Đại Thừa và Tiểu Thừa, trong đó có Tứ PhầnLuật,..v..v..... để chú thích Pháp Môn Giới Học.”“Ngày nay, Tông Bộ này tức là Luật Tạng Giáo, lấy Giớilàm Tông, hành giới trong sạch và tu tập địng huệ. Theo LuậtSư Đạo Tuyên, trước hết phải hành trì Giới Luật để cấm chếnghiệp tội bên ngoài và sau đó phát huy Định Huệ để đoạndiệt phiền não bên trong. Ngài chế định giới luật là vì đạomà không phải vì phước đức thế gian. Thánh đạo của baThừa chỉ lấy giới luật làm căn bản và giới luật là di giáo mộtthời của đức Như Lai nhằm mục đích phán xét và nhiếp hóachúng sanh.”“Thứ hai, nhơn cơ hội này, Luật Sư Đạo Tuyên dung hợpcả Đại Thừa và Tiểu Thừa. Chỉ một bộ Luật Tứ Phần, ngàiHuệ Quang cho là Đại Thừa, nhưng ngài Pháp Lệ và ngàiHuyền Uẩn lại bảo là Tiểu Thừa. Riêng Nam Sơn Luật SưĐạo Tuyên nói rằng, Giáo Nghĩa của bộ Luật Tứ Phần thìthông cả Đại Thừa. Cho nên trong Nghiệp Sớ, ngài lập ranăm nghĩa để phân định sự dung thông nói trên...” ( Thamcứu chú thích 15 ).Lại nữa, trong Sớ ngài nói: Người thọ giới cốt yếu là đắcGiới Thể. Khi đắc Giới Thể, người thọ giới mới đủ đạo lực đểtăng trưởng thiện pháp, để tu tập Định Huệ. Nhưng Giới Thểđây nếu như không nghe được bằng tai, không thấy đượcbằng mắt thì rốt ráo nó như thế nào?Thành Thật Luận của Tiểu Thừa nói: Giới Thể là mộtloại pháp không phải sắc và không phải tâm. Còn Hữu Bộnói: Giới Thể thì thuộc về Vô Biểu Sắc, tức là Thọ Sở Dẫn97Sắc trong mười một Sắc Pháp của Duy Thức Luận diễn giải.Nguyên nhân loại Sắc Pháp này không thể chỉ bày, vì mắtkhông thể nhìn thấy, tai không thể nghe tiếng và nó đượcphát sanh từ nơi thọ giới, nên gọi là Thọ Sở Dẫn Sắc GiớiThể. Người khi thọ giới, sau bốn lần bạch pháp Yết Ma củađại đức Tăng Chúng thì nhận được một thứ ấn tượng sâu sắcnơi tâm. Ấn Tượng này khi đã thành một thứ tư lương trongtâm liền có năng lực khiến người thọ trì giữ giới không phạmvà ấn tượng tư lương đó được gọi là Giới Thể. Người thọ giới,một khi phạm giới thì giới thể bị phá hoại. Giới Thể đâythuộc về loại Sắc Pháp, mắt không thể nhìn thấy, tai khôngthể nghe tiếng và cũng không thể chỉ bày, nên gọi là VôBiểu Sắc Giới Thể. Ngài Luật Sư Đạo Tuyên căn cứ nơi ĐạiThừa Duy Thức Học cho Giới Thể của Thọ Sở Dẫn Sắc nóitrên đồng nghĩa với Thọ Huân

Trì Chủng của Thức A Lại Da,nghĩa là Giới Thể của Thọ Sở Dẫn Sắc này tức là một thứchủng tử chân tịnh được tàng trử trong Thức A Lại Da thứtám. Nhờ chứa nhóm dần dần chủng tử chân tịnh này, GiớiThể tiến hành tẩy trừ những điều ác, phát triển những điềuthiện và khiến phát sanh hạt giống vô lậu. Qua sự giải thíchtrên đây, ý nghĩa Giới Thể của Luật Tông cũng chính là ýnghĩa chủng tử của Duy Thức và ý nghĩa này rất là thâm sâu.Vì ý nghĩa quan hệ với Duy Thức Học qua sự trình bày trên,Luật Tông trở thành một tông phái hoàn toàn thuộc ĐạiThừa.

F.- DUY THỨC HỌC VÀ THIÊN ĐÀI TÔNG:

Thiên Đài là tên của một ngọn núi. Nguyên do, Đại sư TríGiả đời nhà Tùy an trú nơi núi Thiên Đài hoằng dương GiáoNghĩa của Thiền sư Huệ Tư và đồng thời kiến lập một họcphái Giáo Quán gọi là Thiên Đài Tông. Tông Thiên Đài98thuyết minh bản tánh đầy đủ ba ngàn lý, nên cũng gọi làTánh Cụ Tông. Đầu tiên Tông Thiên Đài do hai ngài, một làngài Tuệ Văn đời Bắc Tề, hai là ngài Huệ Tư Nam Nhạc đờinhà Tùy, hai vị cùng nhau khai sáng. Đại sư Trí Giả đệ tử củaThiền sư Huệ Tư là người tổng hợp những giáo nghĩa của haingài nói trên, cùng lúc căn cứ nơi Kinh Pháp Hoa, Kinh NiếtBàn và Luận Đại Trí Độ thiết lập thành tông phái. Đại sưTống Y Nhơn nói: “Giáo nghĩa chính yếu của Tông ThiênĐài thường sử dụng như là, căn cứ nơi Kinh Pháp Hoa làmcốt tủy của tông phái, chọn Luận Trí Độ làm kim chỉ nam, ynơi Đại Kinh ( Kinh Đại Niết Bàn ) để hộ trì hệ phái, nươngtheo Đại Phẩm ( Kinh Đại Phẩm Bát Nhã ) làm phương phápquán chiếu, tất cả không ngoài mục đích dẫn dắt mọi giớităng trưởng tín tâm, dẫn các Kinh để trợ lực, thường lấy cáctâm làm kinh, lấy các pháp làm tơ dệt, tổ chức thành bộ pháisiêu quần, vượt ra ngoài các tông phái khác”. [30] Bao nhiêucâu giải thích trên cũng đủ nói lên tổng quát về cương yếucủa Tông Thiên Đài. Cương yếu của Tông Thiên Đài thìkhông đồng quan điểm với các tông phái khác. Địa vị củaTông Thiên Đài sở dĩ được tồn tại là nhờ nương nơi lý tánhcủa các kinh luận nói trên. Ngoại trừ Kinh Pháp Hoa đíchthực là yếu tố cốt cán duy nhất của Tông Thiên Đài phát huy.

1.- Địa Vị Duy Thức Trong Phán Giáo:

Tông Thiên Đài sử dụng 5 Thời và 8 Giáo để phê phántoàn bộ Phật Pháp. Xin trình bày sơ lược qua một vài quan hệvới Duy Thức của Tông Thiên Đài . Vấn đề Hóa Pháp TứGiáo là một trong những giáo nghĩa của Tông Thiên Đàiđược đề cập trước hết. Hóa Pháp Tứ Giáo gồm có bốn lãnhvực như là Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo và Viên Giáo.99

a>- Tạng Giáo:

Tạng Giáo cũng gọi là Tam Tạng Giáo. Hạnh Quả củaTạng Giáo sở dĩ được kiến lập là căn cứ nơi Phẩm HiềnThánh của Câu Xá30để phân vị. Lý do, Tạng Giáo phần lớnđều giảng pháp thuộc Tiểu Thừa, như Kinh A Hàm nói vềpháp quả của Thinh Văn và Duyên Giác. Thêm nữa, PhẩmHiền Thánh của Luận Câu Xá thường trình bày thứ bậc thuộcHạnh Quả của sự đoạn hoặc chứng chơn. Năm ngôi vị củaPháp Tướng Duy Thức, nếu như so sánh với Phẩm HiềnThánh của Luận Câu Xá, tuy Hạnh Quả không giống nhau,nhưng cũng không khác nhau về danh vị. Vả lại trong KiếnĐạo, Cảnh Tướng Duyên An Lập Đế Thập Lục Tâm..v..v.....cũng đều căn cứ nơi Phẩm Hiền Thánh của Luận Câu Xá đểthiết lập, thường gọi là Pháp Môn Tứ Hướng Tứ Quả..v..v....

.b>- Thông Giáo:

“Thông nghĩa là giống nhau. Ba Thừa bẩm tánh thì giốngnhau. Giáo nghĩa đây thuyết minh nhân duyên tức là không,nguyên lý của bốn chân đế là vô sanh, là pháp môn sơ cấpcủa Ma Ha Diễn ( Đại Thừa ). Thật sự, bậc Bồ Tát đều thôngsuốt cả Nhị Thừa”31Từ nơi nguyên lý trên, Thông Giáo làgiáo lý dung thông chung cho cả ba Thừa, hoặc giáo lý cócông dụng làm lợi ích chung cho những người trong ba Thừa,như A Hàm, Bát Nhã và Bồ Tát Hạnh đều thuộc về ThôngGiáo cả.

c>- Biệt Giáo:

Biệt Giáo là giáo lý không quan hệ với Nhị Thừa. Nhưnói: “Biệt tức là không chung cùng, nghĩa là người nói pháp30 Được thấy trong “Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu”31 Được thấy trong “Thiên Đài Tứ Giáo Nghi và Hoa Nghiêm Giáo NghĩaChương”, quyển 2.100không quan hệ chút nào đến ba Thừa”. “Giáo lý Biệt Giáo làgiáo lý thuyết minh giả danh của nhân duyên và nguyên lývô lượng của bốn chân đế.” Biệt Giáo ở đây là chỉ trình bàyđịa vị thứ bậc tu hành của Bồ Tát Thừa trở lên, gồm nói rõ 52ngôi vị tu tập của Bồ Tát Hạnh. 52 ngôi vị như là Thập Tín,Trập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, ĐẳngGiác và Diệu Giác. Hạng Thinh Văn đối với giáo lý BiệtGiáo của Bồ Tát Thừa thì hoàn toàn không biết đến, giốngnhư người đui và điếc. Những địa vị thứ bậc tu hành của BồTát Thừa trên đây, bên Duy Thức lại căn cứ nơi Kinh HoaNghiêm làm chỗ nương tựa để thành lập.

d>- Viên Giáo:

Chữ Viên nghĩa là không biến đổi. Đây là giáo lý tối caocủa Tông Thiên Đài. “Viên Giáo chính là thuyết minh rõràng và đầy đủ sự lý không biến đổi, không sai khác về vấnđề không thể nghĩ bàn của Nhân Duyên và Trung Đạo củaNhị Đế. Giáo lý của Viên Giáo chỉ trừ những bậc lợi căn tốithượng mới có thể thông đạt đến”.32Như Kinh nói: “Tất cảchúng sanh đều có Phật Tánh, chúng sanh và chư Phật thật sựkhông phải là hai, nhiễm và tịnh đều viên dung với nhau mộtcách tự tại.” Từ đó cho thấy, thể tánh của các pháp thì đầy đủđạo lý viên dung. Còn giáo nghĩa của Duy Thức lại căn cứnơi thâm mật của ba Thời Giáo nói trên để phê phán, cho nêncũng tương đương với Thông Giáo của Tông này, nghĩa làgiáo nghĩa của Duy Thức sử dụng Thông Giáo để trình bàyba Thừa. Kinh Giải Thâm Mật nói rằng: Kinh Hoa Nghiêm làbộ kinh phát huy chỉ thú của tất cả Thừa. Thiền Tông thì cũng thuộc về loại Biệt Giáo. Kinh Hoa Nghiêm lại dùng32 Được thấy trong “Thiên Đài Tứ Giáo Nghi và Hoa Nghiêm Sớ Sao”,quyển 3, trang 77.101Biệt Giáo để trình bày Viên Giáo. Riêng Kinh Pháp Hoa thì hoàn toàn thuộc về Viên Giáo.

2.- Tam Quán, Tam Đế và Tam Tánh, Nhị ĐếCủa Duy Thức:

Học lý đặc biệt của Tông Thiên Đài là Nhứt Tâm Tam Quán. Nhứt Tâm Tam Quán nghĩa là tùy theo một niệm độngnào, hoặc tùy theo Tâm duyên một pháp nào, Tâm ngay lúcđó không lìa đương niệm. Mỗi lần nhứt Tâm thì phải đầy đủTam Quán ( ba pháp quán ) ở trong. Tam Quán gồm có:Không Quán, Giả Quán và Trung Đạo Quán. Mỗi một phápđều có thể vận dụng ba pháp quán nói trên để quán sát. Chỉcốt yếu ở chỗ, Tâm khi khởi lên một niệm thì phải thể hiệncùng lúc gồm đủ cả ba pháp quán này. Trung Luận nói:“Nhân duyên là nơi để sanh ra các pháp, ta nói các pháp tứclà nói không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là nghĩa trungđạo.”33 Nhứt Tâm Tam Quán chính là tư tưởng thâm áo củaTông Thiên Đài. Ngày nay, Tam Quán theo phổ thôngthường gọi là ba thứ nhận thức. Mỗi một pháp đều có ba nhậnthức về phương diện Không, Giả và Trung Đạo. Nếu như dựatheo ba pháp quán nói trên, ba Đế cũng được giải thích nhưsau: mỗi một pháp đều có đủ ba Đế. Ba Đế gồm có: “TụcĐế, Chân Đế và Trung Đế.” Quán các pháp đều không (Không Quán ) là chỉ cho Chân Đế. Quán các pháp đều giảhợp ( Giả Quán ) là chỉ cho Tục Đế. Còn quán Không và Giảkhông hai (Không Giả bất nhị quán), nghĩa là quán thật tướngcủa các pháp thuộc loại Chân ( Không ) và quán thật tướngcủa các pháp thuộc loại Tục ( Giả ), cả hai đều viên dung vớinhau một cách không ngăn ngại, nên gọi là Trung Đế. Những33 Được thấy trong “Trung Luận Tụng”.102pháp quán này cần nên quán với lập trường khách quan thìmới thể hiện được diệu nghĩa của Trung Đạo.Tam Quán và Tam Đế vừa trình bày, nếu như phối hợpvới Duy Thức thì có thể dung thông không ngăn ngại nhau.Sự dung thông này được so sánh qua hình thức bản đồ tiêubiểu sau đây:103Theo phương diện Chân Đế, những pháp thuộc về BiếnKế Sở Chấp Tánh thì hoàn toàn không có thật thể, nên quánsát chúng nó đều thuộc về loại Không. Theo phương diệnTục Đế, những pháp thuộc về Y Tha Khởi Tánh do bởi nhânduyên sanh, nên quán sát chúng nó đều thuộc về loại Giả Có.Nếu đứng trên lập trường Chân và Giả không hai, thật tướngcủa các pháp thuộc về Viên Thành Thật Tánh, nên quán sátchúng nó đều là Trung Đạo. Người nào thông suốt được lý lẽ này thì có thể đạt đến chỗ dung thông một cách không ngăn ngại vậy.

3.- Một Niệm Ba Ngàn và Muôn Pháp DuyThức:

Một niệm ( nhứt tâm ) nghĩa là chỉ có một thứ tâmniệm, hoặc chúng ta chỉ phát khởi một thứ Ý Thức. TôngThiên Đài giải thích chỉ trong một tâm niệm thì có đầy đủcả ba ngàn chư pháp và ba ngàn chư pháp không lìa khỏi mộttâm niệm này. Ba ngàn nghĩa là trong mười ( 10 ) Pháp Giới (4 bậc Thánh và 6 bậc Phàm ), mỗi một pháo giới đều có chín( 9 ) cõi ở trong. Nếu như tính luôn Thế Giới Chân Như làmột cõi trong 9 cõi, tất cả hợp lại thành 100 Pháp Giới ( 10 x10 = 100 Pháp Giới ). Hơn nữa, mỗi một Pháp Giới đều thểhiện mười Như Thị ( 10 Như Thị ). Như Thị nghĩa là Như ThịTướng ( hình tướng như thế ), Như Thị Tánh ( tánh chất nhưthế ), Như Thị Thể ( bản thể như thế ), Như Thị Lực (năng lực như thế ), Như Thị Tác ( sự tác dụng như thế ), NhưThị Nhân ( nguyên nhân như thế ), Như Thị Duyên ( quan hệnhư thế ), Như Thị Quả ( kết quả như thế ), Như Thị Báo (báo ứng như thế ), Như Thị Bổn Mạt Cứu Cánh ( gốc và ngọnđến cứu cánh đều cũng như thế ),..v..v.... Mỗi một Pháp Giớiđều có 10 Như Thị và tính chung 100 Pháp Giới thì có 1.000Như Thị. Thêm nữa, mỗi một Như Thị thì bao gồm ba phần:Chánh Báo ( chúng sanh ), Y Báo ( quốc độ ) và năm Ấm. Từđó, một ngàn (

1000 ) Như Thị thì bao hàm ba ngàn Pháp (3000 Pháp ) ở trong, thường gọi là Ba Ngàn Chư Pháp. BaNgàn Chư Pháp và một trăm Pháp Giới đều có đủ trong mọâtniệm. Những thứ đạo lý này cùng với đạo lý Vạn Pháp DuyThức thì đồng xướng lên một điệu như nhau. Kinh HoaNghiêm nói: “Người nào muốn biết rõ tất cả chư Phật trong105ba đời, nên quán thể thánh của pháp giới thì ngộ được hếtthảy đều do tâm tạo.” Nói chung, Duy Tâm của Duy Thức vàNhứt Tâm của Tông Thiên Đài, cả hai đều giống nhau khôngkhác.

4.- Tánh Cụ và A Lại Da Duyên Khởi:

Pháp Môn Tánh Cụ của Tông Thiên Đài giảng là “MộtNiệm Ba Ngàn, Một Tâm Ba Quán, Một Pháp Ba Đế, tất cảkhông lìa khỏi Tánh. Tánh ở đây là chỉ cho Thể Tánh. ThểTánh của tất cả pháp vốn sẵn có nên gọi là Tánh Cụ. PhápMôn Tánh Cụ so sánh với thuyết Chủng Tử của tất cả phápvốn sẵn có của Duy Thức chủ trương thìnghĩa tương tợ với nhau. Như thuyết Như Lai Tạng DuyênKhởi của Tánh Cụ giải thích thì cũng giống với thuyết A LạiDa Duyên Khởi của Duy Thức thành lập. Chủng Tử của tấtcả pháp đều chứa trong Thức A Lại Da thì cũng giống như Lýcủa tất cả pháp là Tánh Cụ, nếu như phân tích thì cả hai đềudung thông với nhau. Như Lai Tạng của Chân Như thườngnương nơi mê và ngộ. Như Lai Tạng nếu như nương nơi mêthì bị sanh tử và nếu như nương nơi ngộ thì chứng quả NiếtBàn. Đặc điểm huân tập của Thức A Lại Da thì cũng có hailoại, một loại lưu chuyển và một loại hoàn diệt, nghĩa là từvô thỉ đến nay, tất cả chủng tử của các pháp huân tập trongThức A Lại Da cũng có hai loại, một loại thuộc về nhiễm vàmột loại thuộc về tịnh. Thức A Lại Da nếu như huân tậpnhững chủng tử thuộc loại nhiễm thì bị lưu chuyển trongphiền não sanh tử, còn nếu như huân tập những chủng tửthuộc loại tịnh thì được hoàn diệt để thành Bồ Đề Niết Bàn.Tông Thiên Đài dùng thuyết Tánh Cụ thì cũng giống nhưDuy Thức dùng thuyết Chủng Tử. Thuyết Chân Như của106Tông Thiên Đài tức là thuyết Thật Tánh của Duy Thức, cảhai hoàn toàn không khác nhau.

5.- Lục Tức và Duy Thức Vị:

Tông Thiên Đài ngoài vấn đề giảng giải hệ thống HạnhVị của Tứ Giáo lại còn trình bày riêng về thuyết Lục Tức.Lục Tức nghĩa là sáu ngôi vị tu chứng của Bồ Tát, từ phàmphu đến quả Phật. Lục Tức của Tông Thiên Đài so sánh vớinăm ngôi vị Hạnh Quả của Duy Thức thì giống nhau. Sư sosánh này được trình bày như sau:*> Thứ nhất, ngôi vị “Lý Tức” và ngôi vị “Danh Tự Tức”thì cũng giống như “Tự Tánh Niết Bàn” của Duy Thức vàcũng chính là “Chủng Tánh Sẵn Co”ù của phàm phu.*> Thứ hai, ngôi vị “Quán Hạnh Tức” thì cũng giống như“Tư Lương Vị” của Duy Thức.*> Thứ ba, ngôi vị “Tương Tợ Tức” thì cũng giống như“Gia Hạnh Vị” của Duy Thức.*> Thứ tư, ngôi vị “Phần Chứng Tức” thì cũng giống như“Thông Đạt Vị” và “Tu Tập Vị” của Duy Thức. “PhầnChứng Tức” nghĩa là phần chứng của Thập Địa.*> Thứ năm, ngôi vị “Cứu Cánh Tức” thì cũng giống như“Cứu Cánh Vị” của Duy Thức. “Cứu Cánh Vị” là ngôi vị tuchứng của Bồ Tát đã đạt đến hai quả Chuyển Y và tất cả đềuđược viên mãn.

G.- DUY THỨC HỌC VÀ HIỀN THỦ TÔNG:

Hiền Thủ Tông cũng được gọi là Hoa Nghiêm Tông. Đầutiên, Hiền Thủ Tông là tên của người dùng để đặt danh hiệucho một tông phái. Về sau, Tông này được thay thế tên củamột bộ Kinh. Đại sư Hiền Thủ nguyên tên là Pháp Tạng,người cùng thời với ngài Huyền Trang. Tông Hiền Thủ do haingài, một là ngài Đỗ Thuận, hai là ngài Trí Nghiễm cùngnhau khai sáng. Tông này truyền đến ngài Hiền Thủ thì mớiđược hoàn thành. Cho nên người đời thường gọi là Hiền ThủTông để kỷ niệm tên ngài. Về sau có Đại sư Trừng Quán,pháp hiệu Thanh Lương phát huy tư tưởng của Tông HiềnThủ qua tác phẩm bộ Hoa Nghiêm Sớ Sao do ngài sáng tác.Do đó có chỗ gọi Tông Hiền Thủ là Thanh Lương Tông.Tông Hiền Thủ thiết lập Năm Thời Giáo để phê phán toànbộ thời đại Phật Giáo. Năm Thời Giáo gồm có: Tiểu Giáo,Thỉ Giáo, Chung Giáo, Đốn Giáo và Viên Giáo.

1)- Tiểu Giáo: 

là giảng kinh A Hàm của TiểuThừa,..v..v.... thuộc về Tạng Giáo của Tông Thiên Đài.

2)- Thỉ Giáo:

 cũng gọi là Phần Giáo. Thỉ Giáo gồm cóDuy Thức và Bát Nhã. Phần Giáo nghĩa là “Chọn Thời Giáothứ hai và thứ ba của Thâm Mật đều cho là thuộc định tánhNhị Thừa không thể thành Phật, nay hợp chung nhau lại gọilà Nhất Phần Giáo. Nhất Phần Giáo là giáo lý thấp nhất củaĐại Thừa nên gọi là Sơ và cũng vì có người không thể thànhPhật nên gọi là Phần.” Vấn đề Có và Không của Thỉ Giáocũng chính là giáo lý của Bát Nhã. Còn sự tướng của ThỉGiáo cũng gọi là Pháp Tướng Giáo.

3)- Chung Giáo: 

cũng gọi là Thật Giáo. Chung Giáo gồmcó các kinh như Lăng Già, Mật Nghiêm,..v..v..... Chung Giáo108nghĩa là “Định Tánh Nhị Thừa, nếu như không có tánh XiểnĐề thì lẽ tất nhiên có thể thành Phật, và nhơn đó mới nói đếngiáo lý rốt ráo của Đại Thừa, nên gọi là Chung Giáo. Giáo lýChung Giáo nhờ hợp với thật lý nên gọi là Thật.”

4)- Đốn Giáo: 

“Một niệm không sanh tức gọi là Phật.”Từ câu đó Đốn Giáo nghĩa là lời nói tuyệt đối, lời nói hiểnbày lý tánh tuyệt đối và lý tánh đây không phải căn cứ nơiđịa vị thứ bậc nên gọi là Đốn. Đốn Giáo gồm có Thiền Tôngở trong

.5)- Viên Giáo: 

“Thuyết minh một đơn vị tức là nói đếntất cả đơn vị và nói đến tất cả đơn vị tức là trong đó bao gồmcó một đơn vị.” Viên Giáo trong đó có kinh Hoa Nghiêm.Viên Giáo nghĩa là “căn cứ nơi Pháp Giới của ngài Phổ Hiền,lưới Đế Châu của Trời Đế Thích giăng mắc khắp chốn cùngnơi, nhiều lớp trùng trùng điệp điệp, chủ và bạn đầy đủ ởtrong, nên gọi là Viên Giáo.”34Trong đây để thích ứng với triđạo, Đại sư Hiền Thủ liền lấy tánh chất giáo nghĩa của DuyThức

để thành lập mười Tông. Mười Tông của Hiền Thủ vàtám Tông của Duy Thức phối hợp như thế nào hãy xem quabản đồ tiêu biểu sau đây sẽ rõ.  

 

a]- Mười Tông của Hiền Thủ và tám Tông củaDuy Thức:

Trong “Hoa Nghiêm Sớ Sao”, quyển 4, bàn luận về 5 Thời Giáo phần nhiều dẫn chứng các văn.

Sự kiến lập mười Tông và tám Tông là một phương phápphê phán Phật Học và còn là một đặc điểm lập luận sơ.trường của các Tông. Giáo nghĩa của mười Tông ở đây khôngcó thì giờ để giải thích.

Đại sư Hiền Thủ là người cùng thời với ngài HuyềnTrang và ngài Khuy Cơ. Đầu tiên, Đại sư Hiền Thủ tham dựvào hội trường phiên dịch của ngài Huyền Trang với nhiệmvụ là kiểm chứng giáo nghĩa của các Kinh. Về sau, vì ý kiếnkhông hợp nhau nên Đại Sư ra ngoài tự mình chuyên lohoằng dương giáo nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm. Đại Sưkhông những phát huy giáo nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm màlại còn kế thừa và phát huy quang đại học thuyết của ĐỗThuận và của Trí Nghiễm. Chẳng những thế, Đại Sư cũng cónhận thức về học thuyết của Duy Thức. Xưa nay, các triết giaDuy Thức phê phán thời đại Phật Giáo ở Ấn Độ chỉ

có támTông. Đại sư Hiền Thủ lại căn cứ nơi Tông Duy Thức thứ támdiễn giải và chuyển hóa thành ba Tông. Cộng thêm ba Tôngchuyển hóa từ nơi Duy Thức, Đại sư Hiền Thủ lập thànhmười Tông. Giáo nghĩa mười Tông phái này được thấy giảithích trong Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Chương.

b]- Học Giả Hiền Thủ phần đông thực tập DuyThức:

Năm Giáo Nghĩa của Tông Hiền Thủ và bốn Giáo Nghĩacủa Tông Thiên Đài đều là tinh hoa của Phật Giáo TrungQuốc. Các học giả thuộc gia phả của Tông Thiên Đài trải quacác thời đại, đa số đều căn cứ theo và tùy thuộc vào giáonghĩa của Kinh Pháp Hoa, của Kinh Bát Nhã, của Luận TríĐộ, ngoài ra rất ít người đề cập đến danh loại của PhápTướng Duy Thức. Còn các học giả của Tông Hiền Thủ, kể từngài Pháp Tạng trở về sau và cho đến cận đại, đều nghiêncứu thâm sâu Pháp Tướng Duy Thức. Chúng ta thử đọc các112trước thuật của các Tổ, của các Đại Đức trở xuống thuộcTông Hiền Thủ đều nhận thấy các ngài rộng bàn rất có mạchlạc và rất có thứ tự về nguyên lý của Pháp Tướng Duy Thức.Chúng ta có thể nhận thấy rằng Tông Thiên Đài thì rất gầnvới Pháp Tánh của Bát Nhã, còn Tông Hiền Thủ thì rất gầnvới Pháp Tướng của Duy Thức.Ngoài ra, Kinh Hoa Nghiêm cũng là một trong sáu bộkinh của Duy Thức được dùng làm tông chỉ. Kinh này nói:“Ba cõi đều do tâm tạo” và lại nói: “Tâm cũng như họa sĩ vẽlên vạn pháp trong thế gian”. Những tư tưởng này đều là yếunghĩa của Duy Thức. Lại nữa, Bồ Tát Hạnh của Duy Thứcchủ trương là y cứ nơi Phẩm Thập Địa ( hoặc Thập ĐịaLuận ) của Kinh Hoa Nghiêm để thành lập. Chẳng những thế,Tông Thiên Đài thì có Tánh Cụ Pháp Môn, còn Tông HiềnThủ thì lại nương nơi Phẩm Tánh Khởi của Kinh Hoa Nghiêmđể giải nghĩa “ Tâm mỗi khi phát khởi một pháp giới tánhnào thì cũng đầy đủ cả mười đức ở trong”. Từ ý nghĩa đó,Tông Hiền Thủ thành lập Tánh Khởi Pháp Môn ( ThậpHuyền Duyên Khởi hoặc Pháp Giới Duyên Khởi ). Những lờigiải thích đây của Tông Hiền Thủ nếu như so sánh với lýthuyết Pháp Tướng Duyên Khởi của Duy Thức thì cũng dungthông với nhau. Thanh Lương Sớ Sao nói: “Lành thay ChânGiới, vạn pháp là tài sản đầu tiên của người”. Chân Giới tứclà chỉ cho vạn pháp. Ở đây, chủng loại các pháp

trong phápgiới, nếu như nhận thức về thể chung thì tất cả đều từ nơiTâm nói trên sanh ra cả.

c]- Duy Thức Học của Hiền Thủ:

Ngài Hiền Thủ căn cứ nơi các kinh luận như Du Già, TạpTập, Thâm Mật, Lương Nhiếp Luận,..v..v.... trước thuật nhiều113bộ luận để bàn rộng về Duy Thức. Như Nhất Thừa GiáoNghĩa Chương, quyển 9, giải thích rõ các giáo lý nói về sự saibiệt trong mười môn:

1)- Chỗ Nương Tựa của Tâm Thức: 

căn cứ nơi Kinh GiảiThâm Mật,..v..v..... giải thích tám Tâm Thức và ý nghĩa huântập của A Lại Da.

2)- Nghĩa Sai Biệt của Chủng Tánh:

 căn cứ nơi HiểnDương, Du Già, Lương Nhiếp Luận,..v..v.... nói về ý nghĩaVốn Sẵn Có, nói về ý nghĩa Huân Tập Thành Chủng Tử, nóivề ý nghĩa Năm Thứ Chủng Tánh.

3)- Hạnh Vị Sai Biệt: 

căn cứ nơi Lương Nhiếp Luận, DuGià,..v..v... nói về Sự Chọn Lựa... cho đến môn thứ 6.

4)- Nghĩa Phần Đoạn Hoặc Đầy Đủ

 ( Môn thứ 6 ): căncứ nơi Câu Xá, Du Già, Tạp Tập làm luận chứng.... và còncác môn khác nữa.Nghĩa tổng quát của mười môn có chỗ bàn luận đến đềulà dẫn dụ từ nơi các bộ luận của Du Già và Duy Thức. Ở đâychúng tôi không thể tường thuật đầy đủ chi tiết, các học giảcó thể tự mình thâm cứu thêm thì sẽ thấy được diệu nghĩachân thật muôn trùng của nó.114115

H.- DUY THỨC HỌC VÀ TAM LUẬN TÔNG:

Tam Luận Tông cũng gọi là Tứ Luận Tông hoặc gọi làPhá Tướng Tông. Chữ Tướng ở đây là chỉ cho Pháp Tướng.Phá Tướng nghĩa là phá trừ sự chấp trước đối với các PhápTướng. Phá Tướng còn có nghĩa khác nữa là đối với chỗkhông liễu nghĩa nơi giáo lý của Pháp Tướng Duy Thức thêmý tứ phê phán vào. Tam Luận là căn cứ nơi “Vô Sở Đắc” và“Duyên Khởi Tánh Không” của các bộ Kinh Bát Nhã đểthành lập tông phái. Tông Tam Luận không lập một pháp nàocả, nhằm mục đích đả phá toàn bộ quan niệm CÓ vàKHÔNG để hiển bày chân lý TRUNG ĐẠO DUYÊN KHỞI.Nguyên do, Tông này thuyết minh ý nghĩa Duyên Khởi tức làTánh Không, Tánh Không tức là Trung Đạo và Trung Đạocũng tức là nghĩa Bát Nhã. Bát Nhã là Huệ Vô Phân Biệt vàcũng gọi là Trí Vô Sở Đắc. Hành giả một khi quán sát cầnphải sử dụng Huệ Vô Phân Biệt để nhận thức tánh khôngphân biệt hiện tiền của các pháp. Cho nên Đại Sư Thái Hưgọi Tông này là Pháp Tánh Không Huệ Tông. Giáo lý củaTông Tam Luận chủ trương so với học thuyết của Duy Thức,cả hai lập trường không giống nhau và quan điểm cũng khácnhau. Cho nên trong hai Tông này, mỗi học phái có chỗ saibiệt nhau của nó. Như học thuyết Trung Đạo Nhị Đế, vì lậptrường không giống nhau, cho nên mỗi mỗi kỳ thị nhau vàmỗi mỗi phủ nhận nhau. Điều đặc biệt, nghĩa Trung Đạo củaDuyên Khởi tức là Tánh Không nơi Tông Tam Luận cùng vớinghĩa Trung Đạo của Viễn Ly Nhị Biên nơi Duy Thức mặc dùsai biệt nhau, nhưng cũng có chỗ dung thông với nhau. Vấnđề trên đây sau này sẽ thuật lại, hôm nay trước hết xin trìnhbày giáo nghĩa củaTông Tam Luận:116

1.- Giáo Nghĩa Tam Luận Tông:

a)- Phán Nhiếp Phật Pháp ( Phê phán về Phật Pháp)

Phật Pháp của Tông Tam Luận có thể chia làm ba điểm:

*> Bánh xe pháp căn bản của Tông này là hướng về KinhHoa Nghiêm.

*> Bánh xe pháp chi nhánh của Tông này là giảng KinhA Hàm và Kinh Bát Nhã.

*> Bánh xe pháp thay thế chi nhánh quy về căn bản củaTông này là giảng Kinh Pháp Hoa.35Duy Thức và Bát Nhã đều thuộc về bánh xe pháp chinhánh, nhằm phát huy giáo nghĩa thâm mật của Kinh LăngGià và Bát Nhã.

b)- Phá Tà Hiển Chánh ( Đả phá tà pháp để hiển bàychánh pháp )

Tông chỉ căn bản của Tông Tam Luận là “Phá Tà hiểnchánh”. Về phương diện phá tà, Tông này chủ trương: một làđả phá quan niệm chấp trước của ngoại đạo cho rằng có ngãthật và pháp thật. Như Bách Luận chính là bộ luận đả phá sựchấp trước của ngoại đạo cho rằng có Thiên Thần,..v..v.... vàcũng đả phá sự chấp trước một bên của Tiểu Thừa. Hai là đả phá quan niệm chấp trước của Tiểu Thừa cho rằng có ngãpháp thật sự, đặc biệt đối với sự chấp trước về thật pháp của Hữu Bộ và của Đại Thừa Duy Thức. Như Trung Luận chính là bộ luận đả phá sự chấp một bên của Tiểu Thừa và của ngoại đạo

(35 Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu).. 

Ba là đả phá quan niệm chấp trước về ThiênKhông của Thành Thật Luận. Cái Không của Thành ThậtLuận quan niệm không giống như cái Không tròn đầy và biếnkhắp pháp giới của Tam Luận chủ trương. Cho nên cáiKhông của Thành Thật Luận được gọi là Thiên Không. Phátà pháp để hiển bày chánh pháp là yếu chỉ của Tông TamLuận. Về phương diện hiển bày chánh pháp, giáo nghĩa củaTông này cũng phân làm ba loại:

1>- Nghĩa Vô Sở Đắc:

 ( ý nghĩa không có chỗ chứng đắc)Nghĩa lý toàn bộ Kinh Bát Nhã từ xưa đến nay đều nằmtrong phương pháp quy nạp cho nên mang ý nghĩa Vô SởĐắc. “Vô Sở Đắc” tức là yếu chỉ nói rằng không có một phápnào được thiết lập cả. Đặc biệt nơi pháp Huệ Học TánhKhông của Phật Pháp nếu như có chỗ chứng đắc thì khôngphải cứu cánh. Vì lý do đó, Kinh Bát Nhã nói: Vô Đắc ChánhQuán. Chữ Quán nghĩa là quán sát hoặc là nhận thức. Trí BátNhã sử dụng để quán chiếu pháp không thì pháp khôngkhông có tự tánh để chứng đắc. Trí Bát Nhã hiểu biết

chínhxác như thế gọi là Vô Đắc Chánh Quán. Nhờ Chánh Quáncủa Trí Vô Đắc, sự kiến chấp đối với Phật Pháp và Phi PhậtPháp thì mới có khả năng phê bình và phán đoán thêm nữa.Vả lại Chánh Quán của Trí Vô Đắc là thuộc về loại Trí cănbản, cho nên có thể chứng trực tiếp được Nhị Không ChânNhư. Nhị Không Chân Như nghĩa là cảnh giới năng và sở, cảhai đều không còn nữa. Cũng nhờ Chánh Quán của Trí Vô SởĐắc, Đạo Bồ Đề mới có thể chứng đắc và Chân Như ThậtTướng mới có thể hiển bày. Cho nên Tâm Kinh nói rằng: “Vìkhông có chỗ chứng đắc, các vị Bồ Tát nhờ nương theo BátNhã Ba La Mật Đa, cho nên Tâm không bị chướng ngại. Tâmvì không bị chướng ngại nên không có sợ hãi, xa lìa mọi118mộng tưởng điên đảo, đạt đến Niết Bàn tuyệt đối. Các đứcPhật trong ba đời cũng do nương nhờ Bát Nhã Ba La Mật Đađều được chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.Ý nghĩa đây đã được Kinh Bát Nhã giải thích rất sâu rộng.

2>-Nghĩa Duyên Khởi Tánh Không:

( ý nghĩa tánh duyên khởi đều không )Kinh Bát Nhã đặc biệt thuyết minh nghĩa “Vô Sở Đắc” làmục đích chỉ cho những gì không có chỗ chứng đắc? TheoKinh Bát Nhã, Duyên Khởi Tánh Không đích thực là một loạichú thích cho vấn đề không có chỗ chứng đắc. Đại ý TamLuận của ngài Long Thọ đặc biệt là thuyết minh TánhKhông, cho nên sử dụng ý nghĩa “Vô Sở Đắc” trong Bát Nhãđể giải thích vấn đề Duyên Khởi Tánh Không. Như bài Tụngcủa Trung Luận nói rằng: “Các pháp đều do nhân duyênsanh, ta nói tức là không”. Ý nghĩa chữ “Không” là không cóchỗ chứng đắc. Còn ý nghĩa của hai chữ “Nhân Duyên” làđiều kiện hoặc quan hệ. Chẳng hạn, một giống nào đó đãquan hệ thì sau này có thể sanh ra phẩm vật của giống đó.Vạn hữu vũ trụ, Chúng sanh và Phật pháp, tất cả đều do nhânduyên sanh, cho nên nói đến duyên sanh cũng là nói đến hiệntượng giới. Hiện tượng giới đã là duyên sanh thì không có tựtánh và không có tự tánh nên gọi là không, đã là không thìkhông có chỗ chứng đắc. Không có chỗ chứng đắc tức làduyên sanh, duyên sanh tức là tánh không, tánh không tức làtrung đạo, trung đạo tức là bát nhã chánh quán, bát nhãchánh quán tức là duyên khởi của

không tự tánh. Đây là ýnghĩa thâm sâu về cái Không của Bát Nhã Tam Luận36 vàcũng là đặc điểm của Tam Luận thuyết minh.36 Thập Nhị Môn Luận Tự nói rằng: “Thâm nghĩa phần lớn đều gọi làKhông”

3>- Nghĩa Tục Hữu Chân Không:

( ý nghĩa Tục Đế thì có và Chân Đế thì không )Thuyết Nhị Đế giải thích: Thế Tục Đế thì chủ trương rằngCó và Thắng Nghĩa Đế thì chủ trương rằng Không. Thế TụcĐế và Thắng Nghĩa Đế, cả hai đều nương nhau để hiển bày.Như Trung Luận nói rằng: “Chư Phật nương nơi Nhị Đế vìchúng sanh mà thuyết pháp: một là dùng Thế Tục Đế và hailà dùng Đệ Nhất Nghĩa Đế. Người nào nếu như không thấuhiểu, lại phân biệt nơi Nhị Đế thì đối với chỗ thâm sâu củaPhật Pháp hoàn toàn không biết được nghĩa chân thật”. TrungLuận lại nói tiếp: “Nếu như không nương nơi Tục Đế thìkhông thể ngộ được Đệ Nhất Nghĩa Đế và nếu như khôngngộ được Đệ Nhất Nghĩa Đế thì không chứng được NiếtBàn”. Tông Tam Luận thuyết minh vấn đề Không nhằm mụcđích đối trị sự chấp Có của thế gian mà ở đây không phảiquan niệm phủ định. Có người nói: Phật Pháp chủ trươngKhông là hoàn toàn phủ nhận tất cả. Đúng ra, đây là một sựngộ nhận. Phải biết rằng tất cả pháp trong thế gian theo sựhiểu biết thông thường đều cho là tồn tại. Tất cả pháp đã tồntại thì nhất định phải sự thật. Tam Luận Bát Nhã cũng khôngphủ nhận sự thật. Sự thật nếu như vượt ra ngoài đạo lý thườngthức hoặc tìm cầu nơi lý Chân Như ( Đệ Nhất Nghĩa Đế ) đãnói ở trên để thật chứng thì không thể phủ định cho rằng tấtcả đều không hoàn toàn. Theo quan niệm triết học, vấn đềCó là thuộc về Hình Nhi Hạ của thế tục và vấn đề Không làthuộc về Hình Nhi Thượng của thắng nghĩa, cả hai hoàn toànkhác nhau về quan điểm. Nếu căn cứ nơi bản thân của sự vậtmà nói, Duyên Khởi Tánh Không là nghĩa hoạt động, lànghĩa chuyển biến, không phải quan niệm cái Khônbg chếtcứng. Cho nên bài Tụng trong Tam Luận nói rằng: “Do có120nghĩa Không cho nên tất cả pháp đều được thành lập”. NghĩaKhông nếu như chẳng có thì tất cả pháp không thể thành lập.Bài Tụng trong Tam Luận lại nói tiếp: “Các pháp đều donhân duyên sanh, cho nên ta mới nói là không; các pháp cũnglà giả danh và cũng là nghĩa trung

đạo. Chưa từng có mộtpháp nào không từ nhân duyên sanh, cho nên tất cả phápthảy đều là không”. Vấn đề Trung Không và Trung Đạotrong bài Tụng nói trên đều thuộc về Đệ Nhất Nghĩa Đế vàcũng thuộc về Lý Tánh. Còn các pháp do nhân duyên sanhvà giả danh đều thuộc về Thế Tục Đế và cũng thuộc về HiệnThật.Thứ hai, hai mặt của một pháp không thể phân ly nên gọilà “Sắc tức là không, không tức là sắc, sắc chẳng kháckhông, không chẳng khác sắc”. Vạn pháp không thể thiênchấp một mặt. Ý nghĩa Không của Tông Tam Luận đượcthiết lập trên các pháp Có và Nhân Duyên. Nếu như hoàntoàn ly khai vấn đề Có và Nhân Duyên, ý nghĩa Không củaTông Tam Luận không biết căn cứ vào đâu để thiết lập. Vấnđề này được trình bày rất rõ ràng trong các bài Tụng của TamLuận.

2.- Tam Luận và Duy Thức

Căn cứ nơi nguyên lý không có chỗ chức đắc ( vô sở đắc )của Bát Nhã để bàn về Duy Thức, hai lập trường Duy Thứcvà Tam Luận đều có chỗ dung thông với nhau. Đối tượng củaDuy Thức đả phá là không có chỗ chứng đắc về Năng và Sởcủa hai chấp thủ, nghĩa là không có Ngã ( năng thủ ) của chủquan và không có Pháp ( sở thủ ) của khách quan để chứngđắc. Còn Tam Luận thì cũng đả phá hai lối chấp thủ này đểhiển bày về nguyên lý Không của học thuyết không có chỗ121chứng đắc ( vô sở đắc ). Duy Thức và Tam Luận, cả hai đềucùng đả phá duy nhất chỉ có một mục tiêu mà thôi. Chẳngqua điểm sai biệt của hai Tông là: Duy Thức thì đả phá tậncùng quan niệm Có của những sự vật có thể chỉ bày được,nghĩa là đả phá hư vọng phân biệt Thức Thể ( Y Tha KhởiTánh ) cho là có của Nhị Thủ Sở Y; nơi Tam Luận thì đả phátậm cùng cho rằng không có sự vật nào tồn tại cả, nghĩa là đảphá luôn cả tánh y tha khởi cũng cho là không. Điểm tranhluận của hai tông phái, Duy Thức và Tam Luận là ở chỗ đó.Còn vấn đề “Chánh Trí và Như Như ”: Chánh Trí tức làtrí không phân biệt. Trí này theo quan niệm Duy Thức cho làCó ( khi thân chứng chân như, Trí này thì hiện tiền ); NhưNhư tức là chân như ( vả lại Chân Như thì không phân biệt vàChánh Trí có khả năng chứng đắc thì cũng không phân biệt,chúng đều bình đẳng không có hai, nên gọi là Như Như ).Chánh Trí và Như Như, cả hai lìa ngôn ngữ và chúng

đềuthuộc về Đệ Nhất Nghĩa Đế. Duy Thức và Như Như là thậtcó, là diệu hữu; còn Tam Luận lại cho là Không. Tam Luậnmặc dù quan niệm Đệ Nhất Nghĩa Đế là không, nhưng xétcho cùng khi kiến lập Đệ Nhất Nghĩa Đế cũng có thể chorằng Chánh Trí và Như Như không ngăn ngại cái Có củaduyên khởi. Sự lý luận của chúng ta ở trước có những kháiniệm được liệt kê như sau:

1)- Nơi Thuyết Quan Hệ Tương Phản: 

Tánh và Tướng,Không và Có đều đối lập nhau. Do đó Duy Thức và TamLuận nhân đây trở thành hai lập trường đối nghịch với nhau.

2)- Nơi Thuyết Quan Hệ Tương Thành: 

Chỗ đả phá củaTam Luận cũng là chỗ đả phá của Duy Thức. Chân Đế TánhKhông của Tam Luận hiển bày cũng là chỗ chứng đắc của122Trí không phân biệt nơi Duy Thức, cả hai đều thể hiệnnguyên lý Nhị Không.

3)- Kinh Bát Nhã 

nói rộng Pháp Tướng là để hiển bàyPháp Tánh; còn các học giả Pháp Tướng thuộc hệ phái DiLặc thì cũng giải thích Bát Nhã. Do đó, chủ trương của haiphái có thể phối hợp với nhau ( tương thành ), chẳng quaquan điểm của hai bên thì không giống nhau mà thôi.Chúng ta xem ra từ nơi đạo lý tương phản và tương thànhcó thể nhận định: Tông Tam Luận chỉ nhằm đả phá sự chấptrước cho nên chú trọng phương pháp lý luận; bên Duy Thứcthì cũng giống như Tông Tam Luận, cho nên đa phần đều sửdụng Nhân Minh Luận. Như Duy Thức Tụng nói: “Do có chỗchứng đắc, cho nên không phải thật sự an trụ vào Duy Thức”.Còn Tam Luận nói: “Nếu chấp thật có Duy Thức Tánh cũnglà chấp trước”. Trong tâm giả như còn có chỗ chứng đắc, đócũng là một thứ chấp trước. Tâm không phân biệt có thểchứng được Chân Như thì Thật Tánh Duy Thức cũng có thểchứng được. Nhưng Thật Tánh Duy Thức nếu là giả danh thìĐệ Nhất Nghĩa Đế của Tam Luận cũng không khác. Tự TánhY Tha Khởi đối với Tục Đế của Tam Luận thì thuộc về loạiCó. Cho nên Nhị Không của Duy Thức tức là Tánh Khôngcủa

Tam Luận. Duy Thức mặc dù nói Nhị Không, nhưngkhông ngoài mục đích hiển bày cái Có của Chân Như ( cùngvới Tánh Không chẳng giống nhau ). Đây chính là cứu cánhcủa lý tánh vậy.Theo thuyết Đạo Lý của Duyên Khởi Tánh Không, KinhKim Cang trình bày: “Không chấp lấy nơi tướng, ở trạng tháinhư như không động. Tại sao thế? Tất cả pháp hữu vi nhưgiấc mộng, như bọt nước, như sương móc, như điện chớp, phảinên quán như thế”. Bồ Tát khi tu hạnh bát nhã cốt yếu ở chỗ123“Không nên chấp lấy pháp tướng và cũng không nên chấplấy không phải pháp tướng”, đó là thể hiện pháp quán ChânĐế. Tất cả cảnh giới duyên sanh đều là có như huyễn; câu“Phải nên quán như thế” là thuyết minh nguyên lý không nênquán Tục Đế ( Y tha khởi ) cũng là không. Còn câu PhápTướng và Không Phải Pháp Tướng cũng là giải thích vấn đềNhị Đế. Không chấp lấy có Nhị Đế thì mới có thể chứng đắcmột cách triệt để cảnh giới Chân và Tục không hai. Vấn đềnày Duy Thức và Tam Luận, hai tông phái đều giống nhau.Nhờ có Tục nên mới chứng được Chân cũng là điểm dungthông với nhau của các tông phái tu hành.Thành Duy Thức Luận giải thích: “Trí không phân biệt đãchứng được Chân Như thì Trí Hậu Đắc mới có thể liễu ngộđược các pháp thuộc tánh Y Tha Khởi đều là nhưhuyễn,..v..v..... Nếu chẳng biết như thật rằng, các chúngduyên phát khởi là do tự Tâm và các Tâm Sở hư vọng phânbiệt biến hiện; sự biến hiện chúng duyên của tự Tâm và cácTâm Sở khác nào sự việc như huyễn, như ngọn lửa dâng cao,như cảnh trí trong mộng, như hiện tượng trong gương, nhưmàu sắc lộng lẫy, tiếng vang trong động, mặt trăng dướinước, tất cả do biến hóa kết thành, chúng tợ như có, nhưngthực sự không phải có”. Vấn đề này của Thành Duy ThứcLuận giải thích so với Kinh Kim Cang đã nói ở trước: “Tất cảpháp hữu vi cũng như cảnh giả trong mộng, cũng như bọtnước trên sông” đều là giống nhau. Chân Đế là một phươngdiện và Tục Đế là một phương diện: “không nên chấp lấy nơitướng, phải ở trạng thái như như bất động” phải là Trí khôngphân biệt thì mới chứng được cảnh giới Chân Như. Ở nơi TụcĐế, Duy Thức và Tam Luận, hai tông phái này lại giống nhauở chỗ là quán các pháp hữu vi duyên sanh đều như huyễn.Còn ở nơi Chân Đế, chỗ chứng đắc của hai tông phái nói trênthì cũng không khác nhau quan điểm. Nhưng chỗ bất đồng là124do các luận sư sau

này giải thích nghĩa tướng đều hoàn toànđi thật quá xa. Chúng ta hãy xem lý luận của hai Luận Sưthuộc hai tông phái nói trên như sau:

a>- Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện giải thích:

“Chân Tánh của hữu vi là không, vì do nhân duyên sanh chonên đều như huyễn. Còn vô vi thì đã tiêu diệt vì không cònsanh khởi và nó không thật thể giống như hoa đớm giữa hưkhông”.37

b>- Đại Thừa Quảng Bách Luận của ngài Hộ Pháp giảithích:

 “Các pháp hữu vi đều do nhân duyên sanh, cho nênkhông khác các sự việc như huyễn, vì không có thật thể. Còncác pháp vô vi cũng không thật có, vì chúng không có sanhra, thí dụ như lông rùa”.38

Hai đoạn văn đây, trừ lập trường Không của ngài ThanhBiện và ngoài hai chữ “Chân Tánh” ra, thì lý luận của haingười đều giống nhau. Vả lại, Tam Luận cũng thuyết minh lýDuy Tâm và Duy Thức, như: “Nguyên vì tư tưởng của BátNhã đến rốt ráo cũng trình bày rõ về Nhứt Tâm, tức là chỉcho Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm. Về sau, tư tưởng Đại Thừacủa Pháp Hoa, của Hoa Nghiêm,..v..v.... phần nhiều đều nóirõ ý này.” Đại Trí Độ Luận, quyển 29 nói rằng: “Ba cõiđều do Tâm tạo ra”. Đại Thừa Nhị Thập Tụng nói rằng:“Tâm như người thợ vẽ, tự vẽ hình tượng Dạ Xoa, vẽ rồi lạisợ hãi”. Tâm như người thợ vẽ này so với thí dụ Tâm nhưngười thợ vẽ của Hoa Nghiêm thì cũng đồng minh với lý giảicủa Duy Thức.

(37 “Chưởng Trân Luận”, quyển 1, trang 1.38 “Quảng Bách Luận Thích”.)

I.- DUY THỨC HỌC VÀ MẬT TÔNG:

Mật Tông cũng gọi là Chân Ngôn Tông. Chân Ngôn tứclà lời nói chân thật. Hiện tại Mật Tông thường dùng Chú Ngữđể truyền thừa cho nhau. Trọng tâm của Tông này là tu hànhtheo những điều bí mật nên gọi là Mật Tông. Các tông pháiđã nói ở trước gọi là Hiển Giáo và Tông này gọi là Mật Giáo.Học lý của Mật Tông xem lại thì bao quát cả Hiển Giáo. MậtGiáo truyền thừa mặc dù rất lâu, nhưng mãi đến khi nhàĐường khai nguyên thì mới được kiến lập thành tông

phái.Mật Tông khi ở Ấn Độ có các ngài như Thiện Vô Úy, NhấtHạnh, Kim Cang Trí, Bất Không, bốn vị trước sau đến TrungQuốc hoằng dương Mật Tông. Thiện Vô Úy truyền cho Đạisư Huệ Quả. Lúc bấy giờ, Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và BấtKhông đều được gọi là ba đại sĩ khai nguyên Mật Tông. Đốivới Mật Tông, các kinh điển và nghi quỹ đều được phiên dịchvà trước thuật. Các bậc tiền nhân thì thật không ai sánh kịp.Có thể nói, Mật Tông từ đời Đường trở về sau truyền thừahoàn toàn tuyệt diệu. Nghi Quỹ Bí Bổn Mật Tông của đờiĐường chú sớ đều bị thất truyền nơi Nhật Bản. Khi đến đờiTống, Mật Tông tuy cũng được phiên dịch và truyền thừa,nhưng giáo nghĩa của bổn Tông ở trên thì không có kiến lậpđược gì. Kinh điển cốt yếu của Mật Tông gồm có ba bộ làKinh Đại Nhật, Kinh Kim Cang Đỉnh và Kinh Tô Tất Địa.Còn yếu nghĩa của Mật Tông thì có những điểm như sau:

1)- GIÁO TƯỚNG VÀ SỰ TƯỚNG:

Giáo Tướng tức là giáo lý. Người học Mật Tông trước hếtphải học giáo lý. Đặc biệt sự truyền thọ Mật Tông của NhậtBản là trước hết họ dạy các học giả thực tập giáo lý DuyThức, Tam Luận và sau đó mới truyền thọ sự tướng của Mật126Tông. Cũng tương tợ như thế, người Tây Tạng học MậtTông, trước hết phải qua giai đoạn kiểm tra phẩm cách ngườiTây Tạng và sau đó mới đưa vào Viện Mật Thừa39 . Đâycũng là một hình thức giáo dục. Sự Tướng tức là Nghi Quỹ vàcũng có thể nói là Phật Pháp tượng trưng. Tất cả hình tướngtác pháp hành sự của Mật Tông đều là tượng trưng, tức lànhững pháp sự đó đại biểu cho một thứ gì khác ở ngoài vũtrụ, như Kim Cang Xử và Mạn Đà La ( đại biểu cảnh giới củachúng sanh hoặc cảnh giới của chư Phật ), đều là vật tượngtrưng, đặc biệt bao hàm một thứ Mật Ý tồn tại ở trong. MậtTông cốt yếu ở chỗ là vị Pháp Sư phải đích thân dùng miệngđể truyền thọ. Có người cho rằng Mật Tông cao hơn HiểnGiáo, nhưng kỳ thật cả hai đều giống nhau. Nói chung MậtTông và Hiển Giáo đều phải tu chứng thì mới thành công.Còn Mật Tông và Duy Thức thì quan hệ như thế nào?

Sự Tướng Đều Do Duy Tâm Biến Hiện: sự tướng thìhoàn toàn lệ thuộc nơi Tâm. Tất cả pháp biểu hiện sự tướngcó thể nói là do Tâm Thức biến hiện. Thí dụ như Mạn Đà Lađều trông cậy vào sự tác dụng của tâm lực. Người Mật Tôngquán tất cả đồng tiền rất nhỏ trong một mâm tròn biến thànhthế giới và quán một chén nhỏ ba cạnh biến thành ba đạo sĩ.Lại nữa, lời mở đầu của văn Mông Sơn nói rằng: “Nếu ngườinào muốn biết rõ tất cả Phật ba đời nên quán thể tánh củapháp giới, tất cả đều do Tâm tạo”. Ý này nếu như không biếtrõ bảy hạt cơm của Mông Sơn có công dụng như thế nào thìthật đáng tiếc! Cho nên tất cả sự làm phép của Mật Tông đềucó ý nghĩa như thế.

2)- SÁU ĐẠI DUYÊN KHỞI VÀ SẮC TÂM:

(39 “Pháp Tôn Hiện Đại Tây Tạng”).

 Kinh Lăng Nghiêm thì giảng Bảy Đại Duyên Khởi. CònMật Tông thì giảng Sáu Đại Duyên Khởi. Sáu Đại DuyênKhởi gồm có đất, nước, gió, lửa, không gian và tâm thức.Phật pháp và chúng sanh pháp, tất cả sự tướng đều do sáuĐại này làm duyên khởi. Trong sáu Đại trên, năm Đại thìthuộc về Sắc Pháp và một Đại sau cùng thì thuộc về TâmPháp. Cho nên sáu Đại Duyên Khởi cũng gọi là Sắc TâmDuyên Khởi. Duy Thức thì giảng A Lại Da Duyên Khởi, chỉdo một Tâm Thể sanh khởi hai phần Kiến và Tướng. Sự tácdụng chuyển biết của A Lại Da là duyên khởi hổ tương, nghĩalà Sắc thì do Tâm Thức duyên khởi và Sắc thì cũng năngsanh ra Tâm Thức.

3)- BA MẬT QUÁN VÀ BA NGHIỆP:

Tam Mật nghĩa là ba Mật. Ba Mật gồm có ba thứ chủnghĩa gọi là Thân Mật, Khẩu Mật và Ý Mật. Thân Mật thìchú trọng nơi kết Thủ Ấn, như chọn Phật A Di Đà làm bổntôn để tu thì kết Di Đà Ấn. Di Đà Ấn là tượng trưng xem bảnthân của ta chính là Phật A Di Đà và hào quang chiếu tỏakhông mập mờ. Kết Thủ Ấn của Mật Tông không khác sựlàm quan chức của thế tục, sao lại có Thủ Ấn cũng như chínhmình sao lại có thứ quan chức.Khẩu Mật là miệng niệm Chân Ngôn, tượng trưng xemnhư không phải lời nói của phàm phu và chính là ngôn ngữcủa Phật A

Di Đà. Ý Mật là hiện bày chữ của hạt giống, nhưchữ “A” là đại biểu cho hạt giống hoặc Phật Tánh của Phật ADi Đà và tượng trưng xem Tâm của ta chính là Tâm của PhậtA Di Đà. Nhờ phương pháp tượng trưng này, ba nghiệp củachính bản thân hành giả nhờ ba thứ bí mật tượng trưng nóitrên có thể cùng với ba nghiệp của bổn tôn Phật A Di Đà kếthợp làm một để thành tựu Đại Pháp. Phương pháp đây là một128thứ quán giả tướng và cũng là một thứ tâm lực. Ba Mật củaMật Tông thì rất quan hệ mật thiết với Duy Thức.

4)- HAI BỘ MẠN ĐÀ LA:

Mật Tông từ Nhật Bản truyền đến thì có hai bộ Mạn ĐàLa ( Mạn Đà La tức là Đàn Tràng hình tròn. Chùa Miếu củaẤn Độ xưa nay đều kêu là Mạn Đà La ). Hai bộ Mạn Đà Lagồm có: Kim Cang Giới Mạn Đà La và Thai Tạng Giới MạnĐà La.

a>- Kim Cang Giới Mạn Đà La:

Sự tướng là đại biểu Phật Trí của lý tướng, cũng như DuyThức là đại biểu cho bốn Trí Bồ Đề và bốn Trí Bồ Đề cũngtức là Phật Trí. Kim Cang là hình dung sự kiên cố của PhậtTrí có khả năng phá vỡ sở tri chướng và đoạn trừ tất cả phiềnnão. Kim Cang Giới Mạn Đà La tức là đại biểu cho Phật Trí.Phật Trí còn có khả năng phá trừ chấp Không của chúngsanh, nên gọi là Không Như Lai Tạng. Chữ Tạng ở đây tức lànghĩa của chữ Giới.

b>- Thai Tạng Giới Mạn Đà La:

Thai Tạng Giới Mạn Đà La không phải đại biểu cho Phậtvà nó chỉ là tượng trưng cho tánh đức vốn có sẵn của chúngsanh. Như Lai của mỗi chúng sanh là nơi dung chứa và bảo trìtất cả công đức thâu hoạch được. Những hạt nhân công đứcnày vẫn được tàng trử và nằm yên trong Như Lai chưa hiểnhiện cũng giống như thai tạng, nên gọi là Thai Tạng Giới.Cũng vì nghĩa này, Như Lai còn có tên khác là Không NhưLai Tạng. Người nào nếu như không thông suốt đạo lý DuyThức và Bát Nhã thì thế nào cũng chẳng biết được đạo lý

Mật Tông ít nhất nói gì và giở trò gì. Những sự kiện trình bàytrên có thể kết luận hai điều: Thứ nhất, Giáo Tướng của KimCang Giới sử dụng Tam Luận và Bát Nhã làm căn bản. Thư ùhai, Giáo Tướng của Thai Tạng Giới sử dụng Pháp TướngDuy Thức làm căn bản. Phương pháp phán giáo của MậtTông gồm có mười Trụ Tâm và sự quan hệ của mười TrụTâm ở đây không thể giải thích tường tận. Bản đồ dưới đâyđể chỉ bày đại ý của mười Trụ Tâm. Mười Trụ Tâm của MậtTông gồm có:

 Pháp Đại Sư Thập Trụ Tâm Luận cho Bí MậtTrang Nghiêm Tâm thứ mười là tối cao, còn Thiên Đài vàHoa Nghiêm thì thuộc về hạng thứ. Ngoài ra các Tông khácthì lại thuộc về hạng thứ nữa. Quan niệm này kể như khôngnhiều.

 

J.- KẾT LUẬN:

Sự quan hệ giữa các Tông phái và Duy Thức đã đượctrình bày tổng quát ở trước. Trong mười Tông, Thiền, Tịnh,Luật và Mật thì đặt trọng tâm nơi sự hành trì. Tam Luận ( baogồm Thành Thật ) và Duy Thức ( bao gồm Câu Xá ) thì đặttrọng tâm nơi sự lý luận. Ngoài ra, Thiên Đài và Hiền Thủ thìlại chú trọng cả hành trì và lý luận. Hơn nữa trong mườiTông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông thì hoàn toàn trông cậyvào tha lực gia trì. Còn Thiền, Luật, Tam Luận và Duy Thứcthì dựa vào tự lực hướng thượng. Riêng Thiên Đài và HiềnThủ thì lại nương tựa cả tự lực và tha lực. Vấn đề này đượctrình bày qua bản đồ sau đây: 

 

CHƯƠNG IV

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘXEM DUY THỨC HỌC

I.- PHẬT GIÁO CĂN BẢN VÀ DUY THỨCHỌC:

A.- LỜI TỰ THUẬT:

Nơi Phật Học, ai cũng đều biết có một đạo học gọi là“Tiểu Thừa”. Danh xưng Tiểu Thừa thông thường đều chorằng được xuất hiện vào khoảng sau Phật nhập diệt ba trămnăm khi Phật Giáo Đại Thừa hưng khởi. Điều đó không đúngnhư thế, danh xưng Tiểu Thừa sao lại không thấy trong BaTạng văn Pa Li, không thấy trong Kinh A Hàm Hán dịch vàcũng không thấy trong Luận Hữu Bộ. Cho đến danh xưng ĐạiThừa cũng không thấy đề cập đến trong các kinh luận nóitrên. Tổng quát mà nhìn trước sau có thể nói, Phật Giáo ĐạiThừa xuất hiện vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Các họcgiả Phật Giáo Đại Thừa trong thời kỳ này đều cho Phật Giáocăn bản nguyên thủy là Phật Giáo Tiểu Thừa và đồng thời tựcho mình là hạng Đại Thừa. Những học giả Đại Thừa nóitrên lại “không có tên họ” trong lịch sử, nhưng sau này cácnhân vật có thể đại biểu như là Mã Minh, Long Thọ và VôTrước. Các nhân vật đây đều chống lại hạng Thinh Văn.Kinh giáo A Hàm được đánh giá, bất luận như thế nào đều134không phải là ý của Phật. Danh xưng Tam Thừa, Ngũ Thừahay Nhất Thừa cũng là do giáo đồ Đại Thừa sau này phânbiệt lập ra. Khi Phật Đà còn tại thế và thời gian ba trăm nămđến bốn trăm năm sau khi ngài nhập diệt, chữ “Thừa” khôngbao giờ được thiết lập, mặc dù thời kỳ đó Phật Giáo bị phânhóa thành hai mươi Bộ Phái. Hai mươi Bộ Phái đều là nhữngkẻ “uống nước nhớ nguồn”, “Vạn pháp quy về một mối” vàhọ không có phê phán cao thấp, lớn nhỏ, cũng như không cóphân biệt Nhất Thừa, Tam Thừa,..v..v..... Vấn đề phê phánvà phân biệt sở dĩ được thành lập quá nhiều nói trên là hoàntoàn do các học giả Đại Thừa cố ý tạo nên.Chữ “Thừa”, như Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nhất Thừa, TamThừa,..v..v..... là sử dụng để thí dụ giá trị Phật Giáo, bao gồmcả phê phán tư tưởng ở trong. Trước hết, Sử Phật Giáo Ấn Độđược xem là giáo pháp đầu tiên. Kế đến, sáu Tông và támTông lần

lược được phân vị và sau này giáo pháp bị phê phánquá nhiều. Khi Phật Giáo đến Trung Quốc, học phong phángiáo lại càng được thạnh hành. Đời Đường có kẻ nói rằng“Người Hiền Triết thời xưa thiết lập Giáo Môn sai biệt khôngphải ít”40. Chữ “Thừa”, chữ “Tông” được phát sanh từ nơi tưtưởng, như “Thừa” như “Tông”,..v..v..... và chữ “Thời” đượcthiết lập từ nơi phê phán thời gian, như “Ba Thời” “NămThời”,..v..v.... Học thuyết Năm Thời, Tám Giáo,..v..v....chúng ta không tin là có thể phù hợp với lịch sử. Khác nàohọc thuyết Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nhất Thừa, Tam Thừa cũnggiống như thế đều do các học giả Đại Thừa sau này sáng tác.Ấn Độ là quốc gia không có giảng lịch sử. Đặc biệt nhất vào40 Hoa Nghiêm Nhứt Thừa Giáo Nghĩa Chương và Tham Huyền Ký đềunói rằng: “Các bậc Hiền xưa nay thiết lập Giáo Môn sai biệt không phảimột, tóm lược gồm có mười nhà, dùng làm soi gương”. Học thuyết củamười nhà tham khảo gồm sách quyển 20, trang 3.135thời đại thượng cổ, trước khi Phật Đà ra đời, Ấn Độ có thểnói một điểm tư chất khoa học lịch sử cũng đều không có.Mãi đến Phật Đà lập giáo về sau, lịch sử Ấn Độ tính ra thì cóchiều hướng sáng sủa, mặc dù vẫn chưa được tinh tường.Hôm nay, sự nghiên cứu tư tưởng Phật Giáo Ấn Độ kể từ ĐứcThế Tôn Kiều Đạt Ma ( Gotama ) ra đời được trình bày nhưsau:

B.- PHẬT GIÁO CĂN BẢN:

Các học giả Phật Giáo Trung Quốc, từ xưa đến nay vẫnthừa nhận kinh điển, không luận kinh điển Đại Thừa hoặckinh điển Tiểu Thừa đều cho là của Phật nói. Phật Đà sở dĩđược tôn vinh là Pháp Vương vì tất cả pháp môn khác đều ychỉ nơi giáo pháp của Đức Phật để thuyết minh. Cho nên giáopháp của Đức Phật được xếp vào loại là chủ của tất cả phápvà cũng gọi là Phật Giáo Căn Bản. Nói rộng thêm, các bộLuận của các đệ tử sau này sáng tạo cũng đều nương tựa nơigiáo pháp của đức Phật làm căn cứ và các bộ Luận đó cũngcó thể được xếp vào loại Phật Giáo Căn Bản. Nói rõ hơn,những giáo pháp trong đây được định danh là Phật Giáo CănBản đều chỉ cho những ngôn giáo chính của Phật Đà ThíchCa và của các đệ tử của ngài ở thời đại đầu tiên sáng lập.Còn tất cả giáo pháp thuộc kinh, luật, luận của Đại Thừa thảyđều y chỉ nơi tư tưởng ngôn giáo

của Đức Thế Tôn Kiều ĐạtMa để thành lập và có mặt sau này, như Kinh Hoa Nghiêm,Kinh Đại Nhật,..v..v...... Tóm lại, những giáo pháp chính củaPhật Đà Thích Ca nói ra và của các đệ tử sau này sáng lậpđều được gọi là Phật Giáo Căn Bản.Phật Đà Thích Ca Mâu Ni Kiều Đạt Ma trước khi chưathành Phật gọi là Tất Đạt Đa, giáng sanh trong gia tộc Thích136Ca tại thành Ca Tỳ La nơi Bắc Ấn Độ ( nay là biên cảnh nambộ của nước Nê Bạc Nhĩ “Népal” ) vào năm 466 trước KỷNguyên. Ngài xuất gia năm 437 trước Kỷ Nguyên ( 29 tuổi )và ngộ đạo năm 431 trước Kỷ Nguyên ( 35 tuổi ). Khi ngộđạo, ngài thấu triệt chân lý của vũ trụ và trở thành triết nhânduy nhất của bậc Đại Giác Ngộ. Khi thành đạo trở về sau,ngài được gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật. Năm 386 trước KỷNguyên, ngài nhập diệt lúc 80 tuổi. Phật Giáo trong 30 nămsau khi Phật Đà nhập diệt được gọi là thời kỳ Phật Giáo CănBản.41 Trong thời kỳ này, giáo pháp của Phật Đà thuyếtgiảng đều nhắm vào đối tượng xã hội và tư tưởng đương thời.Giáo pháp của ngài phản đối tư tưởng Phệ Đà, phản đối giáosĩ Bà La Môn và phản đối chế độ xã hội của họ. Thời bấygiờ, tư tưởng Ấn Độ rất là phức tạp và sự phức tạp của tưtưởng Ấn Độ có thể tóm lược thành hai điểm chính sau đây:

1/- Phương Diện Triết Học:

Tư Tưởng Triết Học Ấn Độ trong thời kỳ này là NhịNguyên Luận. Nhị Nguyên Luận gồm có:

a)- Nhục Thể và Linh Hồn:

Tư Tưởng triết học đương thời là học thuyết của cácLuận Sư Lục Phái. Lục Phái là sáu phái triết học. Các LuậnSư Lục Phái thiên trọng nơi sự mong cầu giải thoát khổđau nơi Linh Hồn. Cho đến xã hội lại có một loại người thịtộc tức là các giáo sĩ Bà La Môn,..v..v..... thuộc giai cấphưởng thụ tận lạc. Khi chí nguyện giải thoát khổ đau đã hoànbị, các Luận Sư lại phát hiện: Tự Tánh và Thần Ngã.41 Niên đại của bổn chương đã nói đều căn cứ nơi Ấn Độ Triết Học Sửcủa Vũ Tỉnh Bá Thọ ( chương 9, trang 81 ).137

b)- Học Thuyết Tự Tánh, Thần Ngã và Luận Lý SanhThiên:

Thần Ngã là ông chủ sáng tạo và chủ yếu của Thần Ngãlà hưởng thụ. Tự Tánh là nhu yếu của Thần Ngã, có bổnphận phát khởi, biến hóa và sanh sản vạn vật để thích ứngvới Thần Ngã. Nhân loại nếu như đạt đến cùng với ThầnNgã hợp nhất thì không còn bị sanh diệt và lúc đó được gọi làgiải thoát. Căn cứ nơi các pháp mà nói, vạn hữu vũ trụ đều làtổ hợp của Tự Tánh và Thần Ngã. Trước hết, Nhục Thể vàLinh Hồn thì thuộc về hiện tượng luận. Sau đó, Tự Tánh vàThần Ngã thì thuộc về bản thể luận.

2/- Phương Diện Tôn Giáo:

Nói về vấn đề tu định và khổ hạnh42, Ấn Độ thuộc vềvùng đất nhiệt đới. Khu vực sông ngòi trong đại lục là nơiphát triển vật sản phì nhiêu và phong phú. Nhân dân khôngcòn phiền não về vấn đề sanh kế, cho nên tư tưởng xuất thếdễ phát sanh, tôn giáo tín ngưỡng phi thường rất phát đạt vàgiáo phái nẩy nở cũng rất nhiều. Chỉ một điều bất luận ngườitrong giáo phái nào, họ không lìa khỏi hai thứ hành vi thựctiển là thiền định và thực hành pháp khổ hạnh. Đặc biệt hơncả là học phái Lục Sư và các tập đoàn Sa Môn, họ lại càngchú trọng hai thứ hành vi nói trên. Phật Đà trước khi chưaxuất gia đều học tập pháp thiền của Bà La Môn Giáo.. Trướchết ngài tu tập thiền định và sau đó cùng với các giáo sĩ BàLa Môn hành trì khổ hạnh. Trong vài năm, ngài tham học ítnhiều với các danh đức đương thời. Cuối cùng ngài cảm giáclối tu khổ hạnh là một phương pháp khiến cho thân thể cũng42 Khổ hạnh là pháp tu như tuyệt thực,..v..v.... cho đến ngày nay Ấn Độvẫn còn lưu hành.138như tinh thần trở nên thống khổ và lao tổn, tuyệt đối khôngcó khả năng thành chánh quả. Lối tu khổ hạnh theo ngàikhông phải là pháp môn cứu cánh. Ngài liền chuyển sang tutập theo phương pháp thiền định. Thế là ngài theo hai vị tiênnhơn có công hạnh tu dưỡng rất cao, có danh tiếng bậc nhấtđương thời để học tập pháp môn tu thiền. Một hôm ngài giácngộ được rằng phương pháp tu thiền của hai vị tiên nhơn kiacũng chẳng cứu cánh, không thể mở bày được trí tuệ và cũngkhông thể thấu triệt được chân lý. Ngài lại bỏ hẳn phươngpháp tu thiền của hai vị tiên nhơn kia. Trước hết ngài khiếncho thân thể khôi phục tráng kiện trở lại và sau đó tự mìnhmong cầu pháp môn ngộ đạo, gọi

là Ngồi Tòa Bồ Đề HànhTư Duy.Phật Đà sau khi thành đạo liền đi thuyết pháp đó đây đểhóa độ chúng sanh. Những giáo pháp của ngài nói đều làcảnh giới mà ngài đã chứng ngộ và những giáo pháp đókhông ngoài ba Pháp Ấn. Ba Pháp Ấn tức là “Chư Hành VôThường, Chư Pháp Vô Ngã, Hữu Lậu Giai Khổ”. Ba thứ chânlý đây chính là lý tánh duyên khởi mà Phật Đà Kiều Đạt Mađã giác ngộ nơi cội Bồ Đề. Về sau ba thứ chân lý trên trởthành pháp môn tu quán. Tu quán vô thường, quán vô ngã vàquán khổ đều là trí tuệ quán chiếu nơi nội tâm chúng ta.“Chư Hành, Chư Pháp, Hữu Lậu” là đối tượng để quán, để tu,tức là chỉ cho thế giới hiện tượng của chúng ta. Hành giả cầnphải nương nơi ba phương diện đây để tu tập và từ ba phươngdiện đây phải trải qua sự thực hành tu quán, tức là phải trảiqua sự kinh nghiệm thì mới có thể đạt đến quả vị an lạc của“Niết Bàn Tịch Tịnh”, nghĩa là đạt đến một thứ cảnh giớichứng lý tâm an. Ba Pháp Ấn trước là thuộc về nhân và mộtPháp Ấn sau là thuộc về quả. Ba Pháp Ấn trên nếu cộng139thêm Niết Bàn Tịch Tịnh vào thì trở thành bốn Pháp Ấn. BốnPháp Ấn được trình bày qua đồ biểu sau đây:

 

Yếu nghĩa của Kinh A Hàm Thánh Điển tuy nhiều, nhưngcốt yếu quan trọng không ngoài ba Pháp Ấn nói trên. BaPháp Ấn đích thực là cứu cánh của Phật Giáo Căn Bản. BaPháp Ấn này quan hệ như thế nào với Duy Thức? Trong

baPháp Ấn, chúng ta nên biết yếu chỉ của đạo lý Chư Hành VôThường, theo Duy Thức chính là các pháp hữu vi hư vọngphân biệt của Tâm, Tâm Sở và các pháp đó đều do Duy Thứcbiến hiện. Còn Các Pháp Vô Ngã cũng không khác Nhị VôNgã ( Hai Vô Ngã ) của Duy Thức đề cập. Nguyên vì ngườinghiên cứu Phật Học phổ thông đều công nhận đạo lý củaTiểu Thừa chỉ bàn luận về Nhân Vô Ngã mà không thấy nóiđến Pháp Vô Ngã; Tiểu Thừa chỉ chứng được Sanh KhôngQuán Chư HànhVô ThườngQuán Chư PhápVô NgãQuán Hữu LậuGiai KhổBa PhápQuánNiết BànTịch Tịnh140Chân Như mà không thể chứng đến Pháp Không Chân Như.Trái lại Đại Thừa chẳng những bàn luận về Nhân Vô Ngã màcũng lý giải về Pháp Vô Ngã và lại còn chứng đắc NhịKhông Chân Như ( Chân Như của hai Không ). Nhân Vô Ngãthì hẹp, Pháp Vô Ngã thì rộng và người phân loại hai thứ vôngã đây chính là Đại Thừa hưng khởi sau này phân biệt kiếnlập. Ngày nay chúng ta mỗi khi đề cập đến “Các Pháp VôNgã” đều là hiển bày nghĩa lý Nhị Vô Ngã của Đại Thừa.Hơn nữa Kinh A Hàm chỉ trình bày Các Pháp Vô Ngã màkhông thấy đề cập đến Nhân Vô Ngã. Riêng tư tưởng HữuLậu Đều Khổ và Niết Bàn Tịch Tịnh, cả Tiểu Thừa Phật Họcvà Đại Thừa Phật Học đều phát huy giống nhau. Chẳng quanhững tư tưởng trên biểu hiện rất sâu đậm trong Kinh A Hàm.

C.- PHẬT GIÁO NGUYÊN THỈ:

Vấn đề Nguyên Thỉ thì không giống nhau với Căn Bản vàcũng không giống nhau với thời gian. Nhưng tư tưởng củachúng thì không sai biệt với nhau cho lắm, có thể nói cùngnhất trí với nhau. Phật Giáo Nguyên Thỉ sở dĩ có sự sai biệtlà do giới luật của Tăng Đoàn. Thời kỳ Phật Giáo Căn Bảnchấm dứt là khi Phật Đà và các đệ tử trực tiếp của ngài đãnhập diệt. Còn Phật Giáo Nguyên Thỉ thì bắt đầu từ các đệ tửtái truyền của Phật Đà, ước lượng vào khoảng 120 năm, từ350 năm đến 270 năm trước Kỷ Nguyên. Khoảng thời giannày được gọi là thời đại Phật Giáo Nguyên Thỉ. Nguyên Thỉsở dĩ được mang danh nghĩa là do trong khoảng một trămmấy mươi năm, những tư tưởng cũng như những hành vi củacác đệ tử Phật Đà đại thể đều noi theo quy cũ của Thế Tôn dichúc lại. Nơi thời kỳ Phật Giáo

Nguyên Thỉ, các đệ tử Phậtlúc bấy giờ, nhất là Tăng Đoàn, đặc biệt chú ý đến hai hạngsự tình: một hạng là duy trì truyền thừa Pháp Thống và một141hạng là bảo trì tồn tại Giáo Quyền. Hai hạng sự tình nàythường thấy nơi hành động của Tăng Đoàn trong Luật Điển.

a>- Phương Diện Duy Trì Truyền Thừa GiáoThống:

Duy Trì Truyền Thừa Giáo Thống nghĩa là duy trì thuyềnthừa giáo pháp. Hiện tượng duy trì truyền thừa giáo phápkhông khác hiện tượng duy trì chế độ Tổ Sư để truyền thừanơi Trung Quốc. Như theo nghi thức quy định, Đức Phậttruyền cho ngài Ca Diếp, ngài Ca Diếp truyền cho ngài ANan và cứ như thế mà tiếp tục truyền đến vị Tổ thứ 28. Mụcđích Duy Trì Truyền Thừa Giáo Pháp chính là để duy trì YếuĐiển Khẩu Truyền của Đại Chúng Kiết Tập và khiến cho lốitruyền thừa đây được tiếp nối truyền xuống mãi từ đời nàyđến đời khác.

b>- Phương Diện Bảo Trì Tồn Tại Giáo Quyền:

Vấn đề bảo trì tồn tại Giáo Quyền là duy trì sự bảo thủgiới luật, đặc biệt là chế độ Yết Ma ( Hội nghị ). Thứ chế độđây đáng chú ý nhất là Phật Giáo Nam Truyền và Phật GiáoNam Truyền biểu hiện chế độ nói trên rất kiên cố. Cho đếnngày nay chế độ bảo thủ giới luật của Phật Giáo Nam Truyềnvẫn còn quy mô. Riêng chế độ Tổ Sư sau này và chế độ YBát Truyền Pháp của Trung Quốc chỉ còn là biểu diễn hìnhthức. Trên hình thức, họ nghiên cứu và diễn giảng bằng cáchbảo thủ, cũng như trên luận lý và tư tưởng, họ hoàn toànkhông có chút nào tiến bộ cả.Qua những thời kỳ nói trên, chúng ta có được một kếtluận khả dĩ, Thời kỳ Phật Giáo Căn Bản trở về trước, trọng142tâm của Phật Giáo là ở nơi Phật Đà, nghĩa là Phật Giáo chỉnương tựa nơi người mà không nương tựa nơi pháp luật. Đếnthời đại Phật Giáo Nguyên Thỉ, trọng tâm của Phật Giáo lànơi Giới Luật ( Tăng Đoàn ), nghĩa là Phật Giáo chỉ nươngtựa nơi Tăng Đoàn và Giới Luật mà không nương tựa nơingười và cũng không nương tựa nơi giáo pháp. Về sau thời kỳPhật Giáo Bộ Phái, trọng tâm của Phật Giáo là ở nơi giáopháp, nghĩa là Phật Giáo chỉ nương tựa nơi Pháp mà khôngnương tựa nơi người và cũng không nương

tựa nơi Giới Luậtvà Tăng Đoàn. Cho nên giáo pháp Đại Thừa cũng được phátsanh từ đó. Trọng tâm của Phật Giáo Đại Thừa chính là ở nơipháp lý và tư tưởng. Còn tư tưởng của Phật Giáo Nguyên Thỉthì chỉ chú trọng ở nơi sự bảo trì giới luật và đối với giáopháp thì lại chú trọng ở nơi ba Pháp Ấn. Vấn đề “Chư HànhVô Thường, Chư Pháp Vô Ngã, Hữu Lậu Giai Khổ”, ngườiđời sau nghiên cứu như thế nào? Tư tưởng của ba Pháp Ấntrên được giải thích gồm có năm Uẩn. Trước hết, Sắc Uẩncủa năm Uẩn thì thuộc về phương diện vật chất ( nhục thể )và Thọ, Tưởng, Hành, Thức, bốn Uẩn ở phía sau thì thuộc vềphương diện tinh thần ( tâm lý ), do đó năm Uẩn được gọilà Chư Hành. Còn yếu chỉ của năm Uẩn Đức Phật nói như thếnào? Đức Phật chỉ vì sự mê tâm chấp ngã của chúng sanh chonên mới nói năm Uẩn và phân tích tâm lý tường tận để chỉbày chỗ gọi là Tâm thì thể của nó cũng vô ngã không tồn tại.Hơn nữa Đức Phật vì sự mê chấp Sắc Pháp cho là ngã củachúng sanh, thế nên mới nói 12 Xứ và phân tích Sắc Pháptường tận để chỉ bày sự vô ngã của vật chất. Tư tưởng PhậtĐà sở dĩ được tiến bộ là nhờ đạo lý của Pháp Tướng DuyThức đều kiến lập trên năm Uẩn, mười hai Xứ, mười támGiới làm học thuyết căn bản cho đời sau. Nhưng luận lý củaPháp Tướng Duy Thức không ngoài ba Pháp Ấn nói trên.Nhân chứng cho vấn đề này, Kinh A Hàm của Phật GiáoNguyên Thỉ là bộ kinh hàm chứa tư tưởng Duy Thức ở trong.143Tư tưởng về Duy Thức trong Kinh A Hàm xin được trình bàyrõ sau đây:Bốn bộ Kinh A Hàm có rất nhiều chỗ đề cập đến đạo lýcủa Duy Thức: như thuyết sanh tử luân hồi, thuyết nghiệpcảm duyên khởi, đều do tâm làm chủ để tạo tác; hơn nữaKinh Tạp A Hàm lại nói đến các pháp tướng, như Uẩn, Xứ,Giới, Duyên Khởi, Thực, Trụ,..v..v..... đều gọi là Pháp Tướngcả. Sách Duy Thức Pháp Tướng Nhập Môn gọi là Bách PhápMinh Môn Luận là bộ luận chuyên giải thích nghĩa lý “Tất cảpháp vô ngã” của Kinh A Hàm để hiển bày nguyên lý PhápTướng Duy Thức43 ; lại nữa Ngũ Uẩn Luận là bộ luận giảithích năm Uẩn của Kinh A Hàm để hiển bày nguyên lý PhápTướng Duyên Sanh44 . Chỗ khác nhau của Phật Kinh NguyênThỉ và Duy Thức là ở điểm: Duy Thức thì nói có tám Thức vàtrái lại A Hàm chỉ nói có sáu Thức. Đại Thừa Duy Thức trìnhbày sự luân hồi của chúng sanh là do các thứ nghiệp phiềnnão và lúc vào

thai thức của mẹ chính là Thức A Lại Da thứtám. Khác hơn Kinh A Hàm thì lại nói lúc vào thai của mẹchính là Ý Thức thứ sáu. Riêng sự phân biệt danh tướng giữaNgũ Uẩn của Phật Giáo Nguyên Thỉ và Bách Pháp của DuyThức, cũng như sự quan hệ của chúng như thế nào thì sau nàymới đề cập đến.43 Tham khảo Ấn Độ Triết Học Sử, kỳ thứ 2, chương thứ nhứt.44 Ngũ Uẩn Luận Tự của Âu Dương Tiệm nói rằng: “Đại khái lý duyênkhởi của Duy Thức Tông kiến lập.... dùng lý duyên sanh để thành lậpPháp Tướng Tông.... 17 Địa của Du Già thâu nhiếp hết trong Nhị Môn.Kiến lập để làm một cội gốc, chọn lựa nơi Nhiếp Luận, căn cứ nơi sựphân biệt của Du Già, khuếch trương rộng lớn nơi Nhị Thập Duy Thức,nơi Tam Thập Duy Thức, nhưng phôi thai nơi Bách Pháp Minh Môn,chính là Duy Thức Tông. Kiến lập để làm năm chi, chọn lựa nơi TậpLuận, căn cứ nơi Biện Trung Biên, khuếch trương rộng lớn nơi TạpTập..... nhưng cũng phôi thai nơi Ngũ Uẩn, chính là Pháp Tướng Tông.”144Phật Giáo Nguyên Thỉ trừ ngoài Kinh A Hàm còn có bảybộ luận nữa, như A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng và Lục Túc PhátTrí Luận,..v..v..... của Hữu Bộ. Riêng Thượng Tọa Bộ thìcũng có bảy bộ luận, như Pháp Tụ Luận,..v..v..... Bảy bộ luậncủa Hữu Bộ là do các bậc Đại A La Hán, đệ tử của Phật sángtạo, nhưng bảy bộ luận này ra đời rất muộn. Bộ A Tỳ Đạt MaLuận Thích được gọi là Đối Pháp Luận. Hình thức của bộluận này giống hệt như Khế Kinh và nội dung của nó là giảithích các loại giáo lý nơi Kinh A Hàm45. Những học thuyếttrong bộ A Tỳ Đạt Ma Luận Thích so với Duy Thức Học thìquan hệ rất nhiều, đồng thời đối với Phật Học đương thời, tưtưởng và danh từ Pháp Tướng thì được tổ chức cũng tươngđương có hệ thống. Duy Thức Học chẳng qua chọn lấy họcthuyết của A Tỳ Đạt Ma Luận Thích và cộng vào sự tổ chứcthêm nghiêm mật mà thôi. Như sự tổ chức của Duy Thức NgũUẩn Bách Pháp đều căn cứ nơi Pháp Uẩn Túc Luận, Ngũ SựTỳ Bà Sa Luận, Câu Xá Luận,..v..v.... để kiến lập.

D.- PHẬT GIÁO BỘ PHÁI:

Thời đại Phật Giáo Bộ Phái xuất hiện kể từ sau Phật nhậpdiệt 120 năm ( Năm 267 Kỷ Nguyên ), Tăng Đoàn bắt đầuphân hóa. Nguyên do tại Ấn Độ, nước Tỳ

Xá Ly có vị tỳkheo tên là Bạt Kỳ Tử vì thật hành mười thứ việc không phảiluật pháp của Phật Giáo cho phép là nhân tố dẫn đến sự phảnđối của đại chúng và cũng từ đó có cuộc kiết tập lần thứ hai.Chỉ vì ý kiến không đồng nhất, hội nghị kiết tập đi đến kết45 Tham khảo A Tỳ Đạt Ma Nghiên Cứu của Mộc Thôn Tần Hiền và sựphát đạt của Truy Vĩ Biện Lục Túc Luận ( Hải Triều Âm Văn Khố, BiênLuận Thích Hạ thứ 3 ).145quả là bị phân hóa thành hai bộ phái: một là Thượng Tọa Bộvà hai là Đại Chúng Bộ. Thượng Tọa Bộ là phái ChánhThống Bảo Thủ và Đại Chúng Bộ là phái Cách Tân TiênTiến. Về sau hai phái này, mỗi phái lại tự tiến hóa sanh thêmmột số phái nữa, tổng cộng thành hai mươi Bộ Phái PhậtGiáo. Thượng Tọa Bộ thì phát triển đến địa phận Tích Lan,Miến Điện,..v..v..... và thạnh hành cho đến ngày nay; ĐạiChúng Bộ thì phát triển thành Đại Thừa và lưu hành nơi địaphận Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ, Tây Tạng,..v..v.....Trong Đại Chúng Bộ, Duy Thức được phổ biến và được cholà thuộc về Đại Thừa. Nơi các địa phận như Tích Lan,..v..v....Thượng Tọa Bộ mãi đến hôm nay tuy không tin Phật Học ĐạiThừa, nhưng các học giả của họ nghiên cứu thì lại chẳngthiếu người nào. Lý do họ có một điểm dung thông với nhauđều là Phật Giáo và cũng đều thuyết minh pháp nhân duyêncả46 .Phật Giáo Bộ Phái thì chọn Phật Giáo của thời đại A DụcVương làm trung tâm, nguyên vì vua A Dục đã từng ủng hộPhật Giáo làm quốc giáo. Vua A Dục chánh thức lên ngôivào năm 271 trước Kỷ Nguyên và sau đó, vào năm thứ 7, vuaA Dục liền tổ chức hoằng truyền Phật Giáo đại quy mô. Nhờsự bảo hộ của vua A Dục, học giả Mục Kiền Liên Đế Tuthuộc Thượng Tọa Bộ đứng ra triệu tập đại hội kiết tập lầnthứ ba. Lần kiết tập này nói cho đúng chỉ là kiết tập LuậnTạng và nhơn đó, đại hội suy tôn Thượng Tọa Bộ là hệ pháiPhật Giáo thuần khiết chánh thống, đồng thời phê phán họcthuyết của các tông phái khác47. Luận điển của Thượng TọaBộ cũng đã từng giảng Tâm Pháp, Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp46 Đây là căn cứ nơi học giả của Nam Dương Khai Minh đã nói đến TửNgạnh Phái Giáo Đồ chính là nói “Đại Thừa là ngoại đạo”.47 Thấy trong Biện Tông Nghĩa Luận.146và Niết Bàn48. Về phương diện Tâm Pháp, Thượng Tọa Bộthì có “Hữu Phần Tâm” và sau này học giả Duy Thức chínhnương theo đó thành lập Thức A Lại Da. Xét đại thể, triếthọc

của Thượng Tọa Bộ thực tế không có mạch lạc và cũngkhông có phát triển tiến bộ chút nào, nguyên vì họ quá chútrọng nơi sự bảo thủ. Họ còn cho rằng, giáo điển thuộc vănhệ Pa Li mới thực sự là Phật Giáo chân chánh. Đến nỗi đốivới những giáo điển này họ chỉ biết một mực là “tin tưởng,vâng giữ và thi hành” mà không thể góp vào ý kiến củamình. Và đối với vấn đề giải thích Phật Âm,..v..v.... họ cũngchỉ biết làm theo như con rùa soi gương mà không thể nghiêncứu và phê phán thêm.Còn Đại Chúng Bộ: Đại Chúng Bộ thì không có kinhluận nào truyền vào Trung Quốc, chỉ có một bộ duy nhất làMa Ha Tăng Kỳ Luật. Tại Ấn Độ, Đại Chúng Bộ cũngkhông có bao nhiêu kinh giáo để lại sau này và chỉ có thể tìmthấy giáo nghĩa Đại Chúng Bộ trong Đại Tỳ Bà Sa Luận củaHữu Bộ, cũng như trong điển tích của chính họ mà thôi. Giáonghĩa của Đại Chúng Bộ thì có đề cập đến Thức Căn Bản;nhưng Thức Căn Bản đây xem lại nơi Duy Thức Học chính làThức A Lại Da.Đặc biệt Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ thì lại phát sanh từThượng Tọa Bộ và bộ phái này có tất cả bảy bộ luận đềuđược truyền đến Trung Quốc. Phát Trí Luận, một trong bảybộ luận nói trên, nội dung là giảng về Pháp Tướng. Ngoài ra,Lục Túc Luận đều có quan hệ với Phát Trí Luận. Cho nênPhát Trí Luận được xem như là Thân ( thân thể ) và sáu bộ48 Thấy trong Pháp Tụ Luận và A Tỳ Đạt Ma Nhiếp Nghĩa Luận. Như nói:“Nói nghĩa đối pháp đây, chân thật có bốn thứ: Tâm và Tâm Sở Pháp, tấtcả Sắc và Niết Bàn”. Phẩm đầu, trang nhứt.147luận kia được xem như là Túc ( chân tay ). Bảy bộ luận nóitrên đều giảng về Pháp Tướng, như trong Pháp Uẩn TúcLuận và Giới Thân Túc Luận đều giảng Sắc Pháp,..v..v.....đều giảng 5 Ngôi Vị và 75 Pháp. Theo hai bộ luận này, hiệntượng các pháp là thuộc về Duy Vật Luận, nghĩa là do SắcPháp mà có Tâm Sở Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp,Vô Vi Pháp hiện khởi và cho rằng, Sắc Pháp chính là cănbản, còn Tâm Pháp thì thuộc về chi nhánh; về sau tư tưởngcủa hai bộ luận này phát triển thành học thuyết Đại ThừaPháp Tướng Duyên Sanh. Ngoài ra các Bộ Luận còn lại đềuthuộc về Duy Tâm Luận và họ chủ trương: hiện tượng cácpháp là do Tâm Pháp mà có Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp, TâmBất Tương Ưng Hành Pháp, Vô Vi Pháp hiện khởi và chorằng, Tâm Pháp chính là căn bản, còn Sắc Pháp thì thuộc vềchi nhánh; về sau những tư tưởng của những Bộ còn lại

nóitrên phát triển thành học thuyết Đại Thừa Duy Thức ChuyểnBiến49. Riêng học thuyết Hữu Bộ chuyên sưu tập tài liệu, tổchức rất có tiến bộ và trở thành luận phái đổi mới của họcphái Tiểu Thừa, được gọi là Cách Tân Luận Phái, nghĩa làhọc phái cải cách canh tân. Căn bản học thuyết của học pháinày nếu như so sánh với Thượng Tọa Bộ thì có phần tiến bộrất xa. Thành phần Ngũ Vị, Pháp Thể Thật Hữu,..v..v....,cũng như Tam Thế Thật Hữu, thành phần Hữu Vi và Vô Vi,tất cả đều có thể gọi là Nhị Nguyên Luận; học thuyết “ Cựcvi ( Nguyên Tử ) là nguyên nhân sanh ra vạn pháp” của HữuBộ chủ trương có thể cho là Thật Tại Luận của Duy Vật.Còn các học thuyết khác, như Sắc Tâm Hổ Huân, Vi TếÝ Thức, Chủng Tử của Kinh Bộ, như Phi Tức Uẩn, Phi LyUẩn Ngã của Độc Tử Bộ, như Bất Thất Pháp của Kinh LượngBộ, như Cùng Sanh Tử Uẩn của Hóa Địa Bộ, những tư tưởng49 Thấy trong Ấn Độ Triết Học Sử, chương thứ 2, trang thứ 219.148này được phát sanh trong thời kỳ đó xem ra đều có quan hệmật thiết với Duy Thức Học.Tóm lại, mọi người đều công nhận là có một Tâm LinhThức Thể của mỗi cá thể liên tục nối kết sanh tử và danhxưng của nó xét cho cùng thì không giống nhau. Thật thể củaTâm Linh này thì chỉ có một và khắp đó đây. Quan niệm đókhông riêng gì Phật Giáo nhận định có một thứ pháp nói trên,các giáo phái Ấn Độ cũng đều thừa nhận có một thứ vật tồntại để làm thể cho sự luận chuyển. Như Bát Thức Quy CủTụng nói rằng: “Khứ hậu lai tiên tác chủ ông” ( nghĩa là TâmThức chuyên làm ông chủ, khi đi thì đi sau và khi đến thì đếntrước ). Do đây xét lại, toàn bộ học phái Phật Giáo chỉ cần sửdụng trí tuệ của Phật Đà làm điểm để đứng, tuy rằng chỗkiến giải của họ không giống nhau, nhưng có thể dung thôngvới nhau, mặc dù các tông phái có những đặc điểm thù thắngriêng biệt.

II.- DUY THỨC HỌC VÀPHẬT HỌC ĐẠI THỪA ẤN ĐỘ:

Phật Học Đại Thừa phát sanh sau Phật nhập diệt 400năm, khoảng từ thế kỷ thứ nhất trước Kỷ Nguyên. Phật GiáoĐại Thừa tại Nam Ấn và Tây Bắc Ấn là những địa điểm lầnlượt phát triển cho đến ngày nay. Căn cứ nơi truyền ký: họcgiả đầu tiên đề xướng Đại Thừa chính là Bồ Tát Mã Minh.Có thuyết cho rằng Bồ Tát là

người tiền phong đề xướng ĐạiThừa và cũng có thể nói ngài là vị Tổ Sư đầu tiên của ĐạiThừa Giáo. Từ thời đại Mã Minh trở về trước, kinh điển PhậtGiáo Đại Thừa lẽ đương nhiên hoàn toàn đã được phát hiệnvà nhất định cũng có người đề xướng mà Bồ Tát Mã Minh149chỉ là học giả phụ trách có nhiệm vụ phát huy tư tưởng ĐạiThừa trở thành nổi tiếng. Bồ Tát Mã Minh là một thiên tài rấtgiỏi về văn học được quốc vương kính trọng, cho nên dễ thuhút mọi người chú ý đến Đại Thừa. Bồ Tát Mã Minh sanhvào cuối thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên, nhằm thời kỳVua Ca Nị Sắc Ca đương kim chấp chánh. Bồ Tát chính làngười sáng tác bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận và có người chođó là ngụy tạo, nhưng vấn đề đây đáng được nghiên cứu50 .Đại Thừa Khởi Tín Luận mặc dù trình bày nguyên lý DuyThức, nhưng chỉ sử dụng danh nghĩa “Tâm Chúng Sanh” làmnền tảng thâu nhiếp tất cả pháp và thuyết minh Như LaiTạng Duyên Khởi làm chủ yếu để hiển bày Thể của ĐạiThừa Bất Cộng. Như học thuyết Nhất Tâm Nhị Môn của ĐạiThừa Khởi Tín Luận chủ trương. Nhứt Tâm Nhị Môn gồm có:Tâm Chân Như Môn và Tâm Sanh Diệt Môn. Tâm Chân NhưMôn là Pháp Vô Vi không sanh không diệt ( Lý ); Tâm SanhDiệt Môn là Pháp Hữu Vi ( Sự ). Nhứt Tâm Nhị Môn nói trênlà Thể Đại Tổng Tướng Pháp Môn của một pháp giới, nghĩalà Tổng Thể đây bao trùm tất cả Pháp Tướng và tất cả PhậtPháp. Những dữ kiện nói trên là căn cứ nơi Sử Ấn Độ vàđược xem thấy trong Phạn Văn của Bồ Tát trước tác lưutruyền cho đời sau51. Ngoài ra Bồ Tát còn là một thi nhânPhật Giáo nổi tiếng và Thi Phẩm bằng Phạn văn của Bồ Tátđã chiếm địa vị trứ danh trong Văn Học Sử Cổ Điển!52Học giả thứ hai là Bồ Tát Long Thọ. Bồ Tát ra đời sau BồTát Mã Minh, có chỗ nói là đồng thời với Bồ Tát Mã Minh,50 Được thấy trong “Triết Học Sử Ấn Độ”, chương thứ nhứt và trong kinhđiển Đại Thừa của thời kỳ thứ nhứt, trang 269.51 Tham cứu trong “Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghiên Cứu”.52 Tham cứu trong Phạn văn “Phật Sở Hạnh Tán Kinh” cùng với “Tôn ĐàLa Nan Đà” và “Cảnh” của Tạng Văn Dịch Bổn tức là thi phú diễn tảtình ái rất vui.150người Nam Ấn ( nay thuộc Mạn Đức Lạp Tư, nơi phía bắc núiKiết Tường ), ước định sanh vào khoảng 150 năm đến 250năm Công Nguyên. Truyền thuyết rằng, Bồ Tát thỉnh KinhHoa Nghiêm nơi Long Cung và thỉnh Kinh Đại Nhật nơi

NamThiên Thiết Tháp,..v..v.... Nếu quả đúng như thế đích thực làthần thoại, nhưng trên thực tế Bồ Tát là một học gia khảo cổ.Vào khoảng thế kỷ thứ nhứt trước Kỷ Nguyên, Kinh ĐạiThừa Bát Nhã,..v..v..... bắt đầu xuất hiện tại Tây Bắc Ấn Độvà cũng là tư tưởng đối lập của Hữu Bộ. Còn Nam Ấn Độ làchỗ căn cứ của Đại Chúng Bộ và cũng là nơi tư tưởng Khôngcủa Bát Nhã rất phát đạt. Vào khoảng thế kỷ thứ nhứt KỷNguyên, Kinh Bát Nhã đã tồn tại nơi Nam Ấn Độ và TrungƯơng Á Tế Á. Tư tưởng Long Thọ sở dĩ được đại biểu choPhật Học Đại Thừa của thời kỳ thứ nhất là vì Bồ Tát trởthành học giả đánh dấu của thời đại [ 53] . Nếu như so sánhgiữa Bồ Tát Long Thọ và Bồ Tát Mã Minh, học thuyết củaBồ Tát Mã Minh thì bao gồm Tánh Tướng dung thông lẫnnhau và Có Không cùng nhau hiển bày. Còn Bồ Tát LongThọ thì thiên về phương diện nguyên lý Không của PhápTánh; sau đó Bồ Tát Vô Trước,..v..v..... xuất hiện thì lại thiênvề phương diện sự thật của Pháp Tướng; riêng con sông họcthuyết trước kia của Bồ Tát Mã Minh thì đầy đủ cả hai tưtưởng nói trên. Từ khi Bồ Tát Long Thọ khởi xướng, PhậtGiáo Đại Thừa rất nên phát đạt, có thể nói Bồ Tát Long Thọlà Tổ thứ hai của Đại Thừa Ấn Độ và cũng là bậc Thánh thứnhất sau này của Phật Đà. Bồ Tát chính là ngọn đuốc to lớncủa Phật Học Đại Thừa và giáo nghĩa Đại Thừa do Bồ Tátphát huy thì soi sáng rộng xa ngàn trượng. Học thuyết lớn củaBồ Tát có chỗ siêu việt tợ hồ như những ngôn từ khí khái củaĐức Phật Thích Ca Mâu Ni và do đó cổ nhân đều tôn vinh BồTát là Tổ Sư của tám Tông Phái53. Bồ Tát chính là nhà triết53 Giáo học của Long Thọ ( Nhật Bản Tả Tả Mộc Nguyệt Tiều Trước, do151học, nhà tư tưởng và nhà phê bình vĩ đại của Triết Học ẤnĐộ thời bấy giờ. Bồ Tát đề xướng học thuyết Bát Nhã,chuyên môn phát huy giáo nghĩa Tánh Không Duyên Khởicủa Phật Đà, dùng Tánh Không làm giáo học của Trung ĐạoLiễu Nghĩa. Phật Học tại Ấn Độ từ Bồ Tát Long Thọ trở vềsau đều chạy trên con đường Hình Nhi Thượng Học hoàntoàn cực đoan. Học thuyết Không cốt yếu của Bồ Tát như thếnào?Căn cứ nơi lời dạy của Phật sau khi diệt độ, người TiểuThừa luôn luôn chấp trước cho tất cả pháp đều có, chấp rằngPháp thì thật tại của ngã, cho nên Bồ Tát Long Thọ căn cứnơi Kinh Bát Nhã,..v..v..... đả phá sự chấp có của họ. Bồ Tátnói: Đức Phật dạy các pháp đều do nhân duyên sanh và

đãduyên sanh tức là Tánh Không. Bồ Tát đối với Mười HaiNhân Duyên phát huy rất tường tận và sử dụng nghĩa TrungĐạo của Tánh Không Duyên Khởi đây phê bình tất cả họcthuyết đến chỗ rất linh hoạt. Bồ Tát Mã Minh mặc dù đềxướng Đại Thừa đầu tiên, nhưng thực sự chỉ là thi nhân màkhông phải là nhà triết học và lại cũng không phải là nhà phêbình, cho nên trên bình diện học Phật, tiếng tâm vang rộnglớn lao của Bồ Tát không bằng Bồ Tát Long Thọ. TrongTạng Luận, những tác phẩm của Bồ Tát Long Thọ sáng tácước lượng có thể phân thành năm loại:1)- Trung Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận, ThấtThập Không Luận, đây là những kinh điển giải thích hệ BátNhã để hoằng dương tư tưởng Không.Trương Ngã Quân dịch, Hải Triều Âm xuất bản, quyển thứ 11, định kỳthứ 12 ) nói rằng: “Đặc biệt Long Thọ được tôn xưng là Tổ Sư của támTông...... Xưa nay Phật Học của Long Thọ cũng được tôn sùng là Tổ Sưcủa tám Tông....”1522)- Hồi Tránh Luận, Lục Thập Như Lý Luận, là phê pháncác học thuyết ngoại giáo để xương minh nghĩa Không.3)- Đại Trí Độ Luận là chú giải Đại Phẩm Bát Nhã.4)- Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Đại Thừa Nhị Thập Luận,trước hết là chú giải Thập Địa Kinh và sau đó là thuyết minhDuy Thức Chánh Lý.5)- Tư Lương Luận, Vương Chánh Pháp Luân, KhuyếnVương Tụng,..v..v..... là thuyết minh pháp môn tu hành củaBồ Tát.Sở học của Bồ Tát Long Thọ không chỉ nằm trong phạmvi cái “Không” mà thôi. Bồ Tát đối với các học thuyết củangoại đạo và Tiểu Thừa, tuy nói là chỉ đả phá mà không kiếnlập, nhưng kỳ thực trong đó bao gồm cả kiến lập, như họcthuyết Tánh Không Duyên Khởi của Bồ Tát gồm có Bát BấtTrung Đạo ở trong ( Lý học ), và Bồ Tát Hạnh,..v..v.... đều lànhững tác phẩm do Bồ Tát kiến lập. Rất nhiều người truyềnthừa học thuyết của Bồ Tát như, Đề Bà, Thanh Mục, ThanhBiện, Nguyệt Xứng,..v..v.... đều là những nhân vật nổi tiếngsắc sảo và bén nhọn của học phái Long Thọ.Những học giả thứ ba là hai anh em Vô Trước và ThếThân. Hai vị này ra đời ước lượng vào khoảng 310 năm đến400 năm Công Nguyên. Kinh điển Đại Thừa hưng khởi củathời kỳ thứ nhất trở về trước thì chỉ ẩn chứa nguồn gốc sâu xacủa học hệ Long Thọ. Còn sau Long Thọ, Kinh điển ĐạiThừa thực sự được phát hiện chính là căn cứ nơi học hệ DuGià của Vô Trước và Thế Thân,..v..v....

Kinh điển Đại Thừacủa thời kỳ này đại lược trong khoảng thời gian kể từ Kỷ153Nguyên 200 năm đến 400 năm, gồm có Kinh Thâm Mật,Kinh Thắng Man,..v..v..... Vô Trước và Thế Thân cũng nhưcác đệ tử sau này của quý ngài đều tận lực phát huy kinhđiển duy nhất của hệ phái mình. Vô Trước và Thế Thân trướcđây theo xuất gia nơi Tiểu Thừa Hữu Bộ, nhưng về sau lạihoằng dương Phật Học Đại Thừa và hai ngài đề xướng PhápTướng Duy Thức đều căn cứ nơi học thuyết Du Già của BồTát Di Lặc, trình bày tất cả pháp đều “Có” ( tồn tại diệu hữu). Học thuyết Có của Vô Trước và Thế Thân so với họcthuyết Không của Long Thọ thì tương đối hơi xa, một bên thìKhông và một bên thì Có, cả hai đều quan niệm Có một cáchdiệu lý, đó là nguyên do đưa đến hai đại học phái Đại Thừađược thành lập. Cổ nhân cho rằng, hai đại học phái này cũngnhư hai bánh xe của một cổ xe. Thầy của Vô Trước có nóirằng, ngài là người đồng thời với Bồ Tát Di Lặc và theotruyền tuyết của Phật Giáo Cựu Sử: Ngài Vô Trước mỗi lầnnhập định lên trời Đâu Xuất thỉnh giáo với Đức Phật Di Lặcđời vị lai và Đức Phật Di Lặc vì lợi ích của giáo pháp liềnthuyết giảng cho ngài nghe. Sau khi xuất định, ngài liền ghilại những lời của Phật Di Lặc và lập thành 100 quyển mangtên là Du Già Sư Địa Luận. Du Già Sư Địa Luận là bộ luậncăn bản của Duy Thức Học và bộ luận này chỉ thuyết minh“Diệu Hữu” mà không thuyết minh “Tánh Không”. Nguyêndo mọi người lúc bấy giờ đều chịu ảnh hưởng của học pháiLong Thọ, đại bộ phận đều chấp trước cho tất cả hoàn toàn làKhông, những gì có liên quan đến nhân quả cũng đều thuộcvề Không cả, cho nên cái Không trở thành ác thú, không chỗnào là không lo sợ sẽ bị lọt vào đại tà kiến. Những ngườinghiên cứu Phật Học đều giống nhau như thế, lẽ dĩ nhiên đềucó căn bệnh Không Kiến Ác Thú trở thành tư tưởng và cănbệnh đây cần phải gia công trị liệu bằng cách cải chánh: thứtư tưởng này nếu như muốn cải chánh không cách nào kháchơn là phá trừ tà chấp, tà kiến của cái Không, mà muốn đả154phá cái Không thì không ngoài thuyết minh cái Có để đối trị.Vì muốn phá trừ tà chấp, tà kiến của cái Không nói trên, DuGià Duy Thức Học nhân đây được phát sanh. Đúng ra họcphái của Long Thọ là nhân duyên trực tiếp giúp cho học pháicủa Vô Trước và Thế Thân hội đủ thời cơ thích ứng để trởthành một học thuyết.155

CHƯƠNG V

QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀLỊCH SỬ CỦA DUY THỨC HỌC

Học Phái Duy Thức xem như chiếm địa vị trọng yếu trongPhật Học, đã trở thành một học phái rất lớn và học phái nàycũng đã có bối cảnh lịch sử của nó. Học phái Duy Thức sở dĩđược mang danh hiệu Duy Thức Học Sử là do những năm gầnđây có cư sĩ Mai Hiệt Vân thường góp nhặt Duy Thức HọcSử Truyện ( bộ sách này đã mất ); Pháp Sư Mặc Thiền đã156từng dịch Duy Thức Tư Tưởng Sử của Lệnh Văn người Nhậtgóp nhặt kết thành, chưa thấy xuất bản, không biết bản thảomất ở chỗ nào, thật là sự việc đáng tiếc. Trong thời kỳ khángchiến, Pháp Sư Ấn Thuận có sáng tác Duy Thức Học ThámNguyên. Bao nhiêu loại sách Duy Thức trên đây đều làchuyên luận về Duy Thức Học Sử. Ngoài đây, các sách gồmcó Chỉnh Lý Tăng Già Chế Độ Luận của Đại Sư Thái Hư,Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu, cho đến Phật GiáoCác Tông Đại Ý của cư sĩ Hoàng Sám Hoa, Trung Quốc PhậtGiáo Sử, Ấn Độ Phật Sử của tiên sinh Lữ Trừng, Các QuốcPhật Giáo Sử của Phật Học Viện Võ Xương xuất bản, Ấn ĐộPhật Giáo Sử, Trung Hoa Phật Giáo Sử,..v..v..... đều có giảngđến Duy Thức Học Sử và những sách kể trên khả dĩ đáng đểsử dụng vào việc tham khảo cho vấn đề nghiên cứu về lịchsử của một học phái Duy Thức. Hiện tại chúng ta chỉ có thểtường thuật đại khái về lịch sử của Duy Thức Học.

I.- SỰ PHÁT NGUYÊN CỦA DUY THỨCHỌC:( Từ 431 năm đến 350 năm trước Kỷ Nguyên )

Kinh Giáo của thời đại Phật Đà đại khái nói rằng: tất cảtư tưởng Phật Học đều phát nguyên từ sau khi Đức Phật ThíchCa Mâu Ni ngộ đạo, tuy nhiên tư tưởng của Phật Đà lấy nơiKinh Phệ Đà cố hữu và tư tưởng của các tông giáo, các triếthọc đương thời làm bối cảnh, có thể là Kiều Đạt Ma Phật Đàđối với trào lưu tư tưởng đương thời có chỗ kiến giải đặc sắc,nghĩa là đã giác ngộ được bối cảnh của họ và của chính mình.Tư tưởng lý luận của Duy Thức Học được thành lập mặc dùlà chịu ảnh hưởng hoàn toàn của sáu phái triết học Ấn Độ,đặc biệt là chịu

ảnh hưởng tư tưởng của phái Phệ Đàn Đa,nhưng thực tế trên căn bản là phát nguyên từ nơi Kinh Giáo157A Hàm của Kiều Đạt Ma Phật Đà. Chúng ta có thể nói ThànhDuy Thức Luận Lý là phê phán tư tưởng Bộ Phái Tiểu Thừađịa phương, nhằm mục đích tẩy trừ chỗ chấp trước thiên lệchvà kiên cố của họ để hiển bày bổn ý của Phật Đà đã đượcgiải thích trong Kinh A Hàm. Điển hình như Bách Pháp Luậncủa Duy Thức, Ngũ Uẩn Luận, Đại Thừa Tập Luận, Bổn ĐịaPhần Nhiếp Quyết Trạch phần sau quyển hai của Du Già SưĐịa Luận cùng với Nhiếp Dị Môn Phần và Nhiếp SựPhần,..v..v.... gồm 20 quyển, đại bộ phận đều là giải thích ýKinh của Tạp A Hàm,..v..v..... Bao nhiêu đó cũng nói lênđược rằng Duy Thức Học là môn học được phát nguyên từ nơiPhật Giáo Căn Bản của Nguyên Thỉ. Thời đại Phật Giáo CănBản là thời đại phát khởi kể từ Phật Đà chứng chánh giác (431 năm trước Kỷ Nguyên ), thẳng đến thời đại các đệ tửcuối năm thứ nhứt (ước lượng 350 năm) là chấm dứt.

A.- KINH PHẬT:

Kinh Phật thì bao gồm các Kinh được kiết tập lần thứnhất sau Phật diệt độ, tứ là bốn bộ Kinh A Hàm, như KinhTạp A Hàm thì có chỗ thuyết minh Pháp Tướng của DuyThức.

1)- NGŨ UẨN TỤNG: 

Ngũ Uẩn gồm có Sắc ( vật chất ),Thọ, Tưởng, Hành ( Tâm Sở ), Thức ( Tâm Vương ), đây là tưtưởng cơ bản của Pháp Tướng Duy Thức làm căn cứ. DuyThức Học trong đó có phát huy Ngũ Uẩn Luận, Bách PhápLuận, Tâp Luận Đẳng Thích.

2)- DUYÊN KHỞI TỤNG: 

Bốn bộ A Hàm Kinh trong đócó chỗ thuyết minh các Kinh Thập Nhị Nhân Duyên và DuyThức thì căn cứ nơi Tối Thắng Duyên Khởi Pháp Môn Kinh158trong bốn bộ A Hàm để kiến lập A Lại Da Thức Duyên Khởi.Thành Duy Thức Luận gồm

có tám quyển, trong đó thuyếtminh sâu rộng đạo lý duyên khởi về mười hai Hữu Chi củaHoặc Nghiệp Khổ, chính là quyết trạch về giáo nghĩa của AHàm.

3)- TỨ ĐẾ TỤNG: 

Tứ Đế cũng là chỗ căn cứ của tưtưởng Duy Thức. Quả Dị Thục của học thuyết Duy Thứcchính là Khổ Đế; Phiền Não và Nghiệp chính là Tập Đế; tuNgũ Trùng Duy Thức Quán và chuyển tám Thức thành bốnTrí chính là Đạo Đế; chứng đặng hai quả Chuyển Y chính làDiệt Đế. Cho nên Duy Thức Học cũng không thể lìa khỏi đạolý của Tứ Đế. Thinh Văn Địa của Du Già Sư Địa Luận vàTập Luận Đẳng Trung thuyết minh sâu rộng Tứ Đế. ThànhDuy Thức Luận trong quyển thứ 9 có nói rõ sự Kiến ĐạoHiện Quán của ngôi vị Thông Đạt và trình bày về hình tướng16 Tâm An Lập Đế của Kiến Đạo Sở Quán đều là quánchiếu về Tứ Đế này cả.

4)- XỨ GIỚI TỤNG:

 Giáo nghĩa của mười hai Xứ vàmười tám Giới,..v..v.... đã được giải thích sâu rộng trong cácbộ luận như, Ngũ Uẩn Luận, Đại Thừa Tập Luận,..v..v....Những Xứ Giới nói trên cũng là Pháp Tướng của Duy Thức.Bao nhiêu dữ kiện vừa trình bày cũng đủ chứng minh cho tưtường Duy Thức đều là căn cứ nơi Kinh A Hàm của thời đạiPhật Đà; hơn nữa tất cả Kinh Phật đều thiên trọng nơi nguyênlý Nhân Quả. Cho nên học thuyết “chủng tử sanh hiện hànhvà hiện hành huân chủng tử” trong Duy Thức Học đều pháthuy đạo lý nhân quả rất tinh tường. Như bài Tụng nói rằng:“Các pháp nơi trong Thức Tạng, Thức nơi trong các pháp đềucũng như thế, lại lẫn nhau làm Tánh của Quả, cũng thườnglàm Tánh của Nhân”. Đây là thuyết minh đạo lý Nhân Quảcủa A Lại Da Duyên Khởi.159

B.- ĐỆ TỬ LUẬN:

Đệ Tử Luận là chỉ cho những bộ luận trong đó gồm cóLục Túc Phát Trí,..v..v.... của Hữu Bộ đã được truyền thừa ởphương Bắc, nguyên vì những Luận Điển này là học thuyếttruyền thừa của Hữu Bộ làm căn cứ, do các đệ tử thời đại thứnhứt

của Phật Đà hoặc do các đệ tử thời đại thứ hai sáng tác.Những Luận Điển trên đây đều giải thích Kinh A Hàm vànhững điều lý luận của các bộ luận này phát huy so với tưtưởng của Phật Đà thì đi không quá xa. Lục Túc Luận thì sớmhơn, trong đó rõ ràng là kinh điển thuộc về thể tài hình thức;Phát Trí Luận, Đại Tỳ Bà Sa Luận,..v..v.... thì muộn hơn, nộidung cũng như tổ chức rất có hệ thống, những bộ luận vừa đềcập đều là căn cứ của tư tưởng Duy Thức Học. Còn Phật Họcsau đó thì thuộc về thời đại Bộ Phái phân liệt và Bắc phươnglà nơi truyền thừa tư tưởng “Pháp Hữu Ngã Không” rất phátđạt, nhưng tư tưởng đây so với tư tưởng “Y Tha Hữu” củaDuy Thức thuyết minh thì đồng một tông phái.

II.- SỰ MANH NHA CỦA DUY THỨCHỌC:( Từ 351 năm đến 100 năm trước Kỷ Nguyên )

Tổng quát thời đại bộ phái Phật Giáo: tức là chỉ cho cáchọc phái Phật Giáo sau Phật nhập diệt 200 năm. Trong thờiđại này, các đệ tử Tỳ Kheo cạnh tranh với nhau chia tông lậpphái, theo như Biện Tông Nghĩa Luận của Nam Phương54,54 Bộ luận này nguyên tên là Katha Vathu, có thể dịch trực tiếp là ThuyếtSự hoặc Luận Sự. Nguyên nhân chữ Katha phổ thông dịch là “Thuyết”,cũng có thể dịch là “Biện” (Vathu), hoặc dịch là “Biện Sự”; Katha Vathu160Dị Bộ Tông Luân Luận của Bắc Phương, Văn Thù VấnKinh,..v..v.... cho biết: Bộ Phái thật quá nhiều, có đến 28 Bộ.Hiện tại, 18 Bộ Phái, trong đó chắc chắn cùng với Duy Thứccó quan hệ giống nhau về phương diện học thuyết.

A)- NAM TRUYỀN THƯỢNG TỌA BỘ:

Hiện nay, Miến Điện, Tích Lan, Xiêm La là những quốcgia truyền thừa Phật Giáo Thượng Tọa Bộ. Họ xưng là PhậtGiáo thuần túy, là Phật Giáo chánh thống. Luận Tạng củaphái này bao trùm tư tưởng Duy Thức ở trong, như Pháp TụLuận của họ thuyết minh hai pháp Tâm và Sắc, nhưng kỳthực là nói thiên lệch hai pháp Tâm và Tâm Pháp; hơn nữaPháp Tụ Luận còn nói đến nghĩa của Cửu Tâm Luân, CửuTâm Luân nghĩa là Tri Thức Luận của Phật Học tức là bìnhluận về quá trình của tri thức sanh sản:

1>- Hữu Phần Tâm: là tâm an bình tịnh lạc và vô niệm;

2>- Năng Dẫn Phát Tâm: là tâm đang an bình tịnh lạcthoạt nhiên khi gặp cảnh giới liền khởi tâm không thận trọngnên bị đọa;

3>- Kiến Tâm: tức là sự trực giác của năm giác quan;

4>- Đẳng Tầm Cầu Tâm: tức là khởi tâm tiếp tục đi tìmcầu những đối tượng nào đó;

5>- Đẳng Quán Triệt Tâm: tức là khởi tâm tìm cầu trởlại ba lần để được thông suốt;

6>- An Lập Tâm: là sau khi hoàn toàn thông suốt đốitượng nào đó liền có thể cung cấp cho họ một danh xưng;cũng có thễ dịch là “Tông Chỉ” hoặc “Chủ Nghĩa”. Nhân đây, chúng tôidịch là “Biện Tông Nghĩa Luận”. Nội dung của bộ luận này là thuyếtminh tông chỉ kiến giải của các Tông Phái.161

7>- Thế Dụng Tâm: là khảo sát đích thực không phảichân thiện mỹ liền sanh khởi tâm niệm yêu thích và khôngyêu thích;

8>- Phản Duyên Tâm: là tâm đạt đến ấn tượng thâmhậu, hoặc có thể nhớ lại ký ức;

9>- Hữu Phần Tâm: là tâm trở về ngôi vị Hữu PhầnTâm ban đầu.Vấn đề Cửu Tâm Luân nói trên, trong Đại Thừa DuyThức có trình bày rất tường tận theo trình tự năm loại nhưsau: Quá trình tâm thức sanh khởi, chỉ có không thận trọng,tìm cầu, phân biệt nhiễm tịnh, đẳng lưu ( nhân nào quả nấy ).Chúng ta nhận thức ngoại vật chính là động niệm bắt đầukhởi lên, cho đến nhận thức chấm dứt cần phải trải qua CửuTâm Luân nói trên. Còn Hữu Phần Tâm đây trong ThànhDuy Thức Luận là chỉ cho Thức A Lại Da.

B)- ĐẠI CHÚNG BỘ:

Bộ phái này đối lập với Thượng Tọa Bộ từ lúc sơ khởi vànó không phải là hệ phái chánh thống. Tư tưởng của họthuyết minh mỗi cá thể chúng sanh đều có Thức Căn Bản,cũng tức là Thức A Lại Da.

C)- THUYẾT NHỨT THIẾT HỮU BỘ:

Nguyên thỉ Hữu Bộ phân hóa từ nơi Thượng Tọa Bộ, đãđược thạnh hành hơn bốn năm trăm năm tại các vùng đất TâyBắc Ấn Độ và Trung Ương Á Tế Á, vào thời đại vua Ca NịSắc Ca ngự trị. Như trước đã nói, Bộ này ảnh hưởng rất lớnđối với tư tưởng của Duy Thức, nghĩa là Duy Thức hoàn toànthu nhặt tổ chức tất cả Pháp Tướng của Hữu Bộ. Giáo lý, tư162tưởng và ngã tưởng nếu như không có trong Hữu Bộ thì nhấtđịnh không hội đủ điều kiện để phát sanh Duy Thức Học.

D)- KINH LƯỢNG BỘ:

Căn Cứ nơi sự khảo chứng của các học giả cận đại, ThànhThật Luận là một bộ luận của Kinh Lượng Bộ và tư tưởngcủa phái này cùng với Duy Thức Học cũng có quan hệ rấtlớn. Sự quan hệ giữa Kinh Lượng Bộ và Duy Thức Học đượctóm lược mấy điểm như sau:

1)- Thuyết Huân Tập: 

Họ nói Sắc và Tâm quan hệ nhauđể huân tập và chữ Tập đây là chỉ cho tập khí, tức là tánh tậpquán mà cũng chính là chủng tử. Tánh Tập Quán nghĩa lànhững thói quen huân tập dần dần trở thành tánh chất. NgườiTrung Quốc thường nói: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”,đều là một thứ ý nghĩa của tập quán. Thuyết Huân Tập nóitrên cùng với Thức Căn Bản và nghĩa Huân Tập ChuyểnThức thì rất có quan hệ với nhau;

2)- Thuyết Chủng Tử: 

Thiện pháp thì có chủng tử củathiện pháp, ác pháp thì có chủng tử của ác pháp, Sắc Pháp vàTâm Pháp đều có chủng tử cả. Thuyết Chủng Tử, theo KinhLượng Bộ giải thích: Sắc và Tâm quan hệ nhau huân tập đểthành hình, chỉ có Duy Thức mặc dù không nói đến Sắc vàTâm quan hệ nhau để huân tập, nhưng trên thực tế

không thểly khai hẳn Sắc Pháp. Thuyết Huân Tập và Thuyết Chủng Tửcủa Duy Thức thì hoàn toàn chịu ảnh hưởng rất sâu đậm củaKinh Lượng Bộ.163

3)- Học Thuyết Kinh Lượng Bộ: 

Học Thuyết Kinh LượngBộ thì có Tế Ý Thức và Thô Ý Thức, mà Tế Ý Thức tức làchỉ cho Thức A Lại Da.Giáo nghĩa của bốn bộ phái nói trên, Thế Thân lúc thiếuniên đều có nghiên cứu đến, cho nên học thuyết ngài khôngthể ly khai tư tưởng của bốn bộ phái này.

III.- THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH CỦADUY THỨC HỌC:( Từ thế kỷ thứ nhứt đến thế kỷ thứ ba sau CôngNguyên )

A)- THỜI ĐẠI KINH ĐẠI THỪA:

Đại Thừa Phật Giáo phát khởi khoảng từ sau Phật nhậpdiệt độ 500 năm, tức là khoảng trước và sau thế kỷ thứ nhứtCông Nguyên. Thời kỳ đây có hai giai đoạn: một giai đoạnphát hiện Kinh Đại Thừa và một giai đoạn sáng tạo Luận ĐạiThừa. Thời đạiđược Duy Thức Học làm căn cứ để phát huy. Đại Thừa LụcKinh gồm có: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật, KinhLăng Già, Kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức, Kinh MậtNghiêm, Kinh Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma. Trong sáu bộ KinhĐại Thừa vừa kể, chỉ có hai bộ thứ tư và thứ sáu chưa dịchthành Hán Văn. Hơn nữa trong sáu bộ kinh nói trên, riêngKinh Hoa Nghiêm thì không còn Phạn bản hiện hữu, nhưngKinh Lăng Già thì Phạn bản vẫn còn lưu hành. Tư tưởng chủyếu của sáu bộ Kinh Đại Thừa là thuyết minh tất cả đạo lýcủa Duy Thức và trong đó Thức A Lại Da thứ tám luôn luônđược đề cập đến. Luận thuyết A Lại Da Duyên Khởi được164kiến lập từ nơi sáu bộ Kinh Đại Thừa nói trên và luận thuyếtĐại Thừa Hành, cả hai chủ trương cho rằng tất cả pháp đềudo chủng tử A Lại Da biến hiện. Đây là tư tưởng trọng yếucủa Duy Thức

.B)- THỜI ĐẠI LUẬN ĐẠI THỪA:

Thời đại của Luận Đại Thừa tức là chỉ cho thời đại củangài Di Lặc và ngài Vô Trước. Ngài Di Lặc là người như thếnào, trên lịch sử không có khảo định, chỉ là

một vị Bồ Tát tênDi Lặc thuộc nhân vật tín ngưỡng sẽ thành Phật tương lai vàcó chỗ cho là thầy của ngài Vô Trước. Những trước tác củangài Di Lặc gồm có Du Già Sư Địa Luận55 , Đại Thừa TrangNghiêm Luận Tụng, Phân Biệt Du Già Luận, Biện PhápPháp Tánh Luận, Biện Trung Biên Luận Tụng. Những bộluận đây chính là căn bản của Duy Thức Học. Người đờithường xưng tụng là Du Già Di Lặc Học Phái và tôn vinhngài Di Lặc là Minh Chủ. Còn ngài Vô Trước là người sanhnơi nước Kiện Đà La thuộc Bắc Ấn Độ, ngài sanh ước lượngvào khoảng 310 năm đến 390 năm Công Nguyên, xuất giađầu tiên nơi Hữu Bộ, tu theo Tiểu Thừa Giáo Quán, sau họcĐại Thừa và tu theo Đại Thừa Quán Hạnh, sáng tác các bộluận Đại Thừa, thuyết minh A Lại Da Duyên Khởi; ngài VôTrước thường nhập định lên cõi trời Đâu Xuất cung thỉnh vàhọc hỏi giáo lý Duy Thức với ngài Di Lặc, được ngài Di Lặcgiảng về Du Già Sư Địa Luận. Ngài Vô Trước lại còn căn cứnơi Nhiếp Đại Thừa Luận đã khéo léo chủ trương rằng, tất cảcảnh giới để hiểu biết đều được thiết lập và nương tựa từ nơiThức A Lại Da thứ tám và Ý Nhiễm Ô thứ bảy. Những bộ55 Bộ luận này nơi Trung Quốc Huyền Trang Sở Truyện cho là Bồ Tát DiLặc nói. Tây Tạng và Phạn Bản hiện còn ghi là của ngài Vô Trước sángtác.165luận của ngài Vô Trước trước tác gồm có: Hiển Dương ThánhGiáo Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận, Đại Thừa A Tỳ Đạt MaLuận, Biện Trung Biên Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm KinhLuận, Kim Cang Bát Nhã Kinh Luận,..v..v.... Hiển DươngThánh Giáo Luận có thể nói là tóm lược căn bản của Du GiàSư Địa Luận; Nhiếp Đại Thừa Luận là bộ luận kiến lập hạttâm của Duy Thức; Tập Luận là bộ luận kiến lập căn bản củaPháp Tướng, những bộ luận đây đã được ra đời trước ngàiThế Thân. Ngài Thế Thân hoàn toàn căn cứ nơi những bộluận nói trên viết thành những tác phẩm bất hủ là: Duy ThứcNhị Thập Luận và Duy Thức Tam Thập Luận. Đại Thừa sở dĩđược xếp vào loại thời đại là căn cứ nơi thời đại trưởng thànhcủa Duy Thức Học.

IV.- SỰ KIẾN LẬP VÀ SỰ HOẰNGTRUYỀN CỦA DUY THỨC HỌC:

( Kỷ Nguyên từ 320 đến 400 năm )

Người kiến lập hệ phái Duy Thức Học chính là Bồ TátThế Thân và mãi đến thời kỳ này, tư tưởng cũng như hệthống tổ chức của Duy Thức Học tính ra mới được hoànthành. Bồ Tát Thế Thân là anh em cùng thân tộc với Bồ TátVô Trước, người của thời kỳ 320 năm đến 400 năm CôngNguyên. Huệ Khải Câu Xá Tự ghi rằng: Thế Thân ra đời sauPhật nhập diệt 1100 năm; còn Khuy Cơ thì ghi rằng: ThếThân ra đời sau Phật nhập diệt trong khoảng 900 năm, nếunhư so sánh cả hai niên đại trên thì niên đại của Khuy Cơ cóphần thiết thực hơn. Bồ Tát Thế Thân đầu tiên cũng xuất gianơi Hữu Bộ, tu học theo Phật Giáo Tiểu Thừa, sau lại nghiêncứu Đại Thừa Pháp Tướng Duy Thức Học56và sáng tác Duy56 Tham cứu nơi Tiết thứ 2, Chương thứ 2 và Biên thứ 2.166Thức Nhị Thập Luận. Nhị Thập Luận là bộ luận phê bình tưtưởng ngoài tâm có cảnh giới riêng của ngoại đạo và TiểuThừa; đồng thời bộ luận này còn giải thích rất nhiều vấn đềkhó khăn trên Duy Thức. Còn Tam Thập Luận là là bộ luậnđích thực kiến lập quan hệ tư tưởng của Duy Thức Học, mặcdù chỉ có 120 câu văn ngắn gọn, nhưng có thể nói là cơ cấutổ chức rất nghiêm mật về sự kiến lập hệ thống Cảnh, Hạnh,Quả của Duy Thức Tướng, của Duy Thức Tánh và của DuyThức Vị, thật đúng là “Nguyên lý ẩn chứa nội dung sâu rộng,cảnh giới hiện bày tươi mát trên biển cả bao la, ý nghĩa kếttụ lại thành bảo tố khói mây, văn chương như cầu vồng diễmlệ nơi vườn hoa huyền diệu. Lời nói bao hàm cả vạn tượng,mỗi chữ chứa đựng ngàn lời giáo huấn, yếu chỉ nhiệm mầuvượt hẳn trời cao, tinh hoa sắc thái rực rỡ sâu xa, đầu mối uhuyền chưa được tuyên dương, tinh thần sâu kín nơi cảnhtuyệt đối, nguồn ánh sáng riêng mình soi tỏ, bến bờ tư tưởngbí mật tiềm tàng”57 . 20 bài Luận cộng chung với 30 bài Luậnthành 50 bài Tụng, mặc dù văn cú không nhiều, nhưng tưtưởng của nó thì phong phú phi thường. Tất cả tư tưởng củanhững kinh và luận mà Duy Thức Học căn cứ đều hoàn toàntập trung vào nơi Ngũ Thập Tụng này cả.Sau khi học lý Duy Thức của Bồ Tát Thế Thân hoànthành, các học giả nổi tiếng đương thời đều thi đua nghiêncứu và trước thuật, nhờ đó Duy Thức Học được thành một thứtân học thuyết ( từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ bảy ). Từ thếkỷ thứ tư trở về sau, học thuyết này tại Ấn Độ không chỉ làmột thứ học phái có thế lực rất lớn ở phương diện Phật Học,lại còn có địa vị không nhỏ ở phương

diện triết học Ấn Độ.Cũng trong thời kỳ đó, học phái Trung Quán của ngài LongThọ vẫn an nhiên thạnh hành, cho nên học phái Duy Thức và57 Lời tựa sau của Đường Trầm Huyền Minh Thành Duy Thức Luận.167học phái Trung Quán là hai thành trì lớn và hai lò lửa to củaPhật Giáo biến thành tư thế hoàn toàn đối lập nhau. Học pháiDuy Thức sau lại xưng là phái Du Già, lý do các học giả DuyThức xưa kia đều tu theo hạnh Du Già. Du Già thì thuộc vềtiếng Phạn, dịch là tương ưng. Cho nên các học giả của pháiTrung Quán như Đề Bà,..v..v.... đều gọi phái Duy Thức làphái Tương Ưng và người tu học Duy Thức gọi là Thầy DuGià. Còn từ Bồ Tát Thế Thân trở về sau, Tam Thập Luận córất nhiều học giả thi đua nghiên cứu cho nên được vang bóngmột thời. Các học giả hệ phái Duy Thức gồm có:

1)- Trần Na: người sanh nơi Nam Ấn Độ, thuộc KỷNguyên vào khoảng 400 năm đến 480 năm, là đệ tử của ngàiThế Thân, ngoài việc nghiên cứu Duy Thức, ngài đặc biệtchú trọng đến Nhân Minh và còn sáng tác các bộ luận nhưTập Lượng Luận, Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận, Quán SởDuyên Duyên Luận, Chưởng Trung Luận,..v..v..... TrongQuán Sở Duyên Duyên Luận, ngài thành lập ý nghĩa củaCăn, Trần và Duy Thức. Trong Tập Lượng Luận, ngài thiếtlập ý nghĩa ba phần của Tâm Thể. Sự thành công của ngàiTrần Na chẳng qua là nhờ sự cải cách của Nhân Minh, tácphẩm đại biểu cho vấn đề này là Tập Lượng Luận58, khôngchỉ có giá trị nơi Hữu Vô của Phật Giáo, lại còn thành côngkhông thể phai mờ nơi triết học Ấn Độ. Đồng thời với ngàiTrần Na mà cũng là người đồng học với ngài như:

2)- Đức Tuệ: tiếng Phạn là Lâu Noa Mạt Để ( 420 –500 ), cũng là đệ tử của ngài Thế Thân. Ngài Khuy Cơ nói58 Bộ luận này Trung Quốc không có dịch, Nội Học San in kỳ nào khôngrõ, có Lữ Chừng căn cứ nơi Tạng Văn dịch thành luận gọi là Lượng LuậnSao. Phạn Văn thì có Bổn Văn và Tập Lượng Luận Thích,..v..v..... củaPháp Xứng.168rằng: “Đức Tuệ trước kia là bậc anh tuấn tài năng hơn người,học giả xuất sắc, lúc bấy giờ sáng rực đạo đức, tiếng tămvang dội khắp bốn châu thiên hạ, người cốt cách thanh taophong nhã thấu đến Trời Ngũ Đỉnh,

bậc Thánh thì rất vuimừng và bậc Thần thì lấy làm kỳ lạ, con người như thế khôngdễ nêu hết”. Về sau ( 450 – 530 ), ngài quan niệm có TánhHữu Vô và cũng từ đó ngài sáng tác Nhiếp Đại Thừa LuậnThích để chủ trương Chủng Tử có hai loại: Bản Tánh TrụChủng và Tập Sở Thành Chủng Tánh, tức là luận về ChủngTử thì bao gồm cả Bản Hữu và Tân Huân hợp lại thành mộtloại. Nhưng luận thuyết của ngài Hộ Pháp lẽ đương nhiênđều căn cứ nơi tư tưởng này.

3)- An Huệ: tiếng Phạn là Tất Sĩ La Mạt Để, người nướcLa La thuộc Nam Ấn Độ( 470 – 550 ), vào khoảng cùng thời với ngài Hộ Pháp, là đệtử của ngài Đức Tuệ, tức là đệ tử tái truyền của ngài ThếThân, đã từng sáng tác Câu Xá Luận Thích, Ngũ Uẩn LuậnThích, Duy Thức Tam Thập Tụng Luận Thích59, lại còn sángtác Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh, và Trung Biên Phân BiệtLuận Thế Thân Thích Quảng Sớ; nhưng hai bộ Đại ThừaTrang Nghiêm Kinh và Trung Biên Phân Biệt Luận ThếThân Thích Quảng Sớ không có truyền thừa nơi Trung Quốc.Ngoài ra, ngài còn sáng tác thêm những bộ luận nữa như ĐạiThừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận, Đại Bảo Tích Kinh Luận,Đại Thừa Trung Quán Thích Luận,..v..v..... Duy Thức ThuậtKý ghi rằng: “Giải thích được lý thâm sâu của Nhân Minh,khéo léo trình bày tận cùng bên trong của các bộ luận. Miếnghuy chương chỉ tốt đẹp nơi tiểu vận, nhưng hoa lan và hoahuệ thì bay khắp nơi Đại Thừa. Sắc thái tinh thần của người59 Bộ luận này hiện có Phạn Bản, gọi là Pháp Quốc Ba Lê Liệt Duy BácSĩ Hiệu Bổn.169thì thật quá cao khó có thể bàn luận”. Tư tưởng của ngài AnHuệ thì khác với ngài Hộ Pháp và vấn đề khác biệt này cóthể thấy được ở trong Thuật Ký cũng như ở trong Thành DuyThức Luận.

4)- Hộ Pháp: tiếng Phạn là Đạt Ma Ba La. Ngài là họcgiả của Trung Tâm Học Phái Duy Thức, sáng tác Thành DuyThức Luận và giải thích Duy Thức Tam Thập Luận. Ngài làngười Thành Kiến Chí của nước Đạt La Tỳ Trà thuộc NamẤn Độ ( 530 – 560 ), là con của Đế Vương, rất thông minh,“sở học rất uyên bác và sâu sắc như biển cả, giải bày lại rấtminh bạch và sáng sủa như ánh mặt trời, thông suốt nội giáogồm cả Tiểu Thừa và Đại Thừa, luận bàn Chân Đế và TụcĐế rất quang minh” Ngài thành danh rất sớm, đã từng là trụtrì chùa Na Lan Đà ở Ấn Độ và

chùa này về sau gọi là ĐạiHọc Phật Giáo. Khi 29 tuổi, ngài lui về ẩn cư gần bên Bồ ĐềĐạo Tràng nơi Phật Thích Ca Thành Đạo và đến 30 tuổi (Thuật Ký nói là 32 tuổi ) ngài tịch nơi chùa Đại Bồ Đề, thậtlà bất hạnh cho số mạng của ngài sống quá ngắn ngủi! Căncứ nơi sự khảo cứu của học giả nước Đức, ngài Hộ Pháp cũngđã từng đi hội ở Tích Lan và trước thuật rất nhiều Tam TạngKinh Điển của Tiểu Thừa60. Ngài đối với học lý của DuyThức phân tích rất tinh tường. Ngài đứng trên lập trường đạolý của Thế Tục Đế tuyên dương học thuyết “Chân Hữu TụcKhông” của Duy Thức. Học thuyết này rất thích hợp so với tưtưởng đối lập “Chân Không Tục Hữu” của phái Trung Quán.Đúng ra sự kiến giải về vấn đề quan hệ nơi Nhị Đế của DuyThức và của Trung Quán đại thể thì giống nhau đã được trìnhbày nơi trong Đại Thừa Quảng Bách Luận Thích của ngài Hộ60 Luận Sư Hộ Pháp đây chính là do Nam Truyện Thượng Tọa Bộ TrướcSớ Gia nói rằng, thấy trong Văn Học Sử Ba Lê do Bác Sĩ Khắc Cáchngười nước Đức sáng tác.170Pháp và Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện. Ngài HộPháp đối với học lý của hệ phái Duy Thức đã cống hiến rấtlớn. Những đệ tử được tái truyền thừa của ngài Hộ Pháp gồmcó Giới Hiền và Huyền Trang61 .

5)- Nan Đà: ( Khoảng 450 – 530 năm ), cùng với LuậnSư Thắng Quân đều xuất thân từ trong phái Duy Thức Học,tính ra đều cùng một hệ thống học phái

6)- Tịnh Nguyệt: tiếng Phạn là Mâu Đà Chiến Đạt La,cùng thời với ngài An Huệ và ngài Hộ Pháp. Những bộ luậndo ngài Tịnh Nghuyệt sáng tác gồm có: Thắng Nghĩa ThấtThập Thích và Tập Luận Thích.

7)- Thân Thắng: tiếng Phạn là Bạn Đồ Thất Lợi “Ngàicùng thời với ngài Thế Thân”.

8)- Hỏa Biện: tiếng Phạn là Chất Trớ La Bà Noa, cũnglà người đồng thời với ngài Thế Thân. Ngài là một ẩn sĩ tạigia. Thuật Ký nói rằng: “Lời văn của ngài rất hay, nhàn rỗitrong việc trước thuật, hình tướng mặc dù ẩn tục nhưng bạnđạo chân thật cao thâm”.

9)- Thắng Hữu: tiếng Phạn là Tỳ Thế Sa Mật Đa La.

10)- Tối Thắng Tử: tiếng Phạn là Thần Na Phất Đa La.

11)- Trí Nguyệt: tiếng Phạn là Nhã Na Chiến Đạt La.Ba vị sau chót đây là đệ tử của ngài Hộ Pháp, phần lớnđều sanh trong khoảng thời gian từ 561 năm đến 634 năm. Bavị này cũng có sáng tác Tam Thập Luận Thích và tư tưởng61 Tham cứu Đại Đường Từ Ân Pháp Sư Truyện.171của họ đã có trong những tác phẩm như Duy Thức ThuậtKý,..v..v..... rất ít thấy có chỗ nào được độc đáo cả, đại kháichỉ truyền thừa những gì của thầy họ đã dạy mà thôi. DuyThức Học ở vào thời đại mười một Luận Sư đã nêu trên cóthể nói là thời đại phát đạt đến chỗ cực thịnh.Căn cứ nơi lịch sử, nơi Từ Ân Truyện và Cao TăngTruyện,..v..v....., Duy Thức Học của ngài Huyền Trang làđích thân tiếp nhận sự truyền thừa của ngài Giới Hiền. Saungài Huyền Trang không xa, có Luận Sư Pháp Xứng là mộtnhân vật hậu bối rất xuất sắc, thay mặt ngài Huyền Trangsáng tác Tập Lượng Luận Thích rất quan hệ đến học thuyếtNhân Minh và ngài cũng là bậc trấn tích quan trọng của PhậtHọc Đại Thừa ở thời kỳ này. Riêng ở thời đại Nghĩa Tịnh,Luận Sư Pháp Xứng là một học giả đang còn nghiên cứu DuyThức, nhưng tổng quát trong khoảng 100 năm trở về sau kể từ650 năm đến 750 năm Công Nguyên, Phật Giáo Ấn Độ đíchthực là thời kỳ mạt vận. Tuy nhiên Ấn Độ còn có Tịch Thiênsáng tác các tác phẩm như Bồ Đề Hành Kinh, Đại Thừa TậpBồ Tát Học Luận, Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận. Ngoàinhững kinh luận trên, ngài Tịch Thiên còn sáng tác một bộluận rất danh tiếng là Nhiếp Chân Thật Nghĩa Luận, tiếc thaybộ luận này Trung Quốc không có dịch. Trong thời kỳ diệtvong, những tác phẩm nói trên của ngài Tịch Thiên cũng đemlại cho Phật Giáo Ấn Độ một thời đại hồi quang phản chiếu.

V.- HỌC PHÁI DUY THỨC CỦA TRUNGQUỐC:

1.- HỆ PHÁI HUYỀN TRANG:

172Ngài Huyền Trang truyền Duy Thức Học nơi Trung Quốcđồng thời thành lập Tông Duy Thức và do đó ngài được gọilà Sơ Tổ của Duy Thức. Khi dịch và chú thích Duy Thức TamThập Luận, ngài có ý định phiên dịch mười bộ luận riêng

biệtnhau của mười Luận Gia, về sau theo lời thỉnh cầu của ngàiKhuy Cơ liền gom mười bộ luận của mười Luận Gia nói trêndịch chung thành một bộ luận và truyền riêng cho ngài KhuyCơ. Ngài Khuy Cơ nhận lời khẩu truyền của thầy sáng tácthành 60 quyển Thuật Ký, xiển dương áo nghĩa của Duy Thứcvà được Gia Huệ Sĩ Lâm cống hiến những đặc thù rất lớn.Đồng thời với ngài Khuy Cơ thì có Huệ Quán, Lập Phạm,Nghĩa Tịch, Phổ Quang và Viên Trắc trụ trì chùa Tây Minhđều cùng nhau truyền bá học thuật này mà đời Đường tônvinh là sáu Luận Gia. Ngoài sáu vị đây, còn có Thần PhảngTân La Nhơn ( người Triều Tiên ) lại trước tác Duy Thức TậpYếu. Gia Huệ Sĩ Lâm còn có trước tác Du Già Phật Địa DuyThức Nghĩa Thú Kinh, rất tiếc bộ này đã bị thất truyền. NgàiKhuy Cơ thì được bí truyền học thuật của ngài Huyền Trang,nhưng các ngài như Viên Trắc, Tân La Nhơn, Trí Biện VôNgại đều đối lập với ngài Khuy Cơ. Ngài Viên Trắc chỉ đượcdự thính ngoài cửa và nhờ đó sáng tác Duy Thức Sớ và ThâmMật Kinh Sớ, hai tác phẩm sớ giải này trong thời Đường đãtừng phiên dịch thành văn Tây Tạng.Đệ tử của ngài Từ Ân ( ngài Khuy Cơ ) thì có Huệ Chiếuvà Nghĩa Trung. Ngài Huệ Chiếu có đệ tử là Trí Châu. HuệChiếu thì sáng tác Duy Thức Liễu Nghĩa Đăng, Trí Châu thìsáng tác Duy Thức Diễn Bí. Còn ngài Tây Minh ( Viên Trắc )thì có các sư như Thắng Trang, Đạo Chứng, TháiHiền,..v..v.... và các vị này cùng nhau truyền thừa Duy Thứckhông cho chấm dứt. Đây là thời kỳ Duy Thức vô cùng phátđạt. Kể từ ngài Từ Ân và ngài Tây Minh trở về sau, Tam173Tạng Nghĩa Tịnh thường phiên dịch Duy Thức Bảo SanhLuận.

2.- HỆ PHÁI NHIẾP LUẬN:

Kinh luận của Duy Thức Học từ đời Đường trở về trướcđã có phiên dịch từ lâu và ngài Huyền Trang trước khi chưara khỏi nước cũng đã có nghiên cứu đến. Người truyền báDuy Thức trước đời Đường suy cho cùng lẽ đương nhiênchính là ngài Chân Đế. Ngài Chân Đế đã dịch các bộ luậnnhư Nhiếp Đại Thừa Luận, Thức Chuyển Luận, Hiển ThứcLuận, Quyết Định Tạng Luận, Đại Thừa Khởi TínLuận,..v..v..... lúc bấy giờ có rất nhiều người vừa nghiên cứuvừa giảng giải Nhiếp Luận và nhờ vậy bộ luận này trở thànhhọc phong một thời. Cho nên lịch

sử truyền thừa đặc biệt cóghi một học phái Địa Luận Tông xuất hiện trong lúc NhiếpLuận Tông thạnh hành. Hai Tông Địa Luận và Nhiếp Luậntuy rằng khác nhau hệ phái nhưng cả hai đều là học pháiPháp Tướng cả. Đúng ra ngài Chân Đế ở phương nam thì đãđược chân truyền của Vô Trước Thế Thân và học phái củangài truyền đến nhà Trần, rồi đến nhà Tùy; còn các học giảĐịa Luận thì ở phương bắc và học phái này phần nhiều bịbiến tướng theo Nhiếp Luận. Ngài Chân Đế sỡ dĩ thành danhlà nhờ sự trao truyền của ngài Thế Thân bằng cách khiểntrách và nhờ đó ngài chuyên chần hoằng truyền sở học củamình làm chí nguyện62 .

3.- HỆ PHÁI ĐỊA LUẬN:Hệ phái Địa Luận thì sử dụng Hoa Nghiêm Thập ĐịaKinh Luận làm chủ yếu. Bộ Hoa Nghiêm Thập Địa Kinh62 Được thấy trong Phật Giáo Sử Trung Quốc của Hoàng Sám Hoa.174Luận chính là bộ luận của ngài Thế Thân sáng tác, được BồĐề Lưu Chi, Lặc Na Ma Đề và Phật Đà Phiến Đa cùng nhaudịch thuật nơi Lạc Dương và bộ luận này cũng nhờ một sốhọc giả nghiên cứu cho nên lần lần được thạnh hành. Bộ HoaNghiêm Thập Địa Kinh Luận thì thuyết minh những cảnh giớihành trì của Bồ Tát Thập Địa và những cảnh giới này đều doThức A Lại Da khi thành Tạng Như Lai duyên khởi, đây làyếu nghĩa làm sáng tỏ tự tánh của Tâm thanh tịnh. Những họcgiả nghiên cứu Địa Luận gồm có nhóm đệ tử của hai ngài:ngài Lặc Na Ma Đề và ngài Bồ Đề Lưu Chi. Hai nhóm này vìở hai hướng khác nhau cho nên truyền thừa thành hai hệ pháiBắc Đạo và Nam Đạo. Hệ phái Nam Đạo thì do Huệ QuangPháp Thượng,..v..v..... làm Khai Tổ; còn học thuyết của hệphái Bắc Đạo thì lại chịu ảnh hưởng của Nhiếp Luận, thiêntrọng truyền thừa Duy Thức và chọn lấy hệ phái Nam Đạolàm chánh thống.Học phái Duy Thức từ đời Đường trở về sau tuy xưng làhệ phái tuyệt học, nhưng phải chờ đến thời đại Tống Triều vànhờ có Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ sáng tác bộ Tông CảnhLục thì giáo lý Duy Thức mới được sáng tỏ sâu rộng. Ở TriềuMinh, Đại Sư Ngẫu Ích cũng đã sáng tác Duy Thức Tâm Yếuđể xiển dương khiến cho Duy Thức sinh hoạt trở lại, nguyênvì ở đời Đường những sớ giải về Duy Thức đã bị mất dần chonên chỗ tuyệt học của nó khó bề phục hưng. Đến năm DânQuốc, cư sĩ Dương Văn Hội Nhân Sơn mang

những quyển sớgiải về Duy Thức của người nhà Đường từ Nhật Bản trở vềTrung Quốc phiên dịch, cho in để phổ biến và nhờ đó DuyThức Học mới có triệu chứng phục hưng. Năm Dân Quốc thứmười trở về sau có Đại Sư Thái Hư, có Âu Dương Tiệm(Cảnh Vô), có Hàn Thanh Tịnh,..v..v..... bắt đầu mở hội lớnkhai giảng kinh luận nhằm hoằng truyền tuyệt học của hệ175phái Duy Thức để khôi phục lại và cho đến ngày nay hệ pháinày vẫn không bị chìm mất.

BẢN PHỤ

I.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀHỌC PHÁI DUY THỨC CỦA THỜIĐẠI NHÀ ĐƯỜNG:

Phật Giáo nước ta từ ngài Tam Tạng Huyền Trang du họcĐông Độ trở về chuyên dịch các luận Du Già để xương minhhọc phái Duy Thức và từ đó Phật Học được hưng thịnh. Đặcbiệt khoảng đầu nhà Đường, học phong Duy Thức trong họcgiới Phật Giáo cực kỳ thạnh hành, trở nên vang tiếng mộtthời. Môn đồ tham vấn trực tiếp của Pháp Sư Tam Tạng chínhlà ngài Khuy Cơ. Quan sát thế hệ theo thứ lớp, Học phái DuyThức chắc chắn đã được thiết lập nơi Từ Ân và chọn hệ pháiDuy Thức Học của Hộ Pháp làm đại biểu cho toàn bộ hệ pháiPhật Giáo Du Già. Cho nên học phái Du Già ở nước ta đã tạothành một hệ phái giáo học có thế lực.Từ đấy học phong Duy Thức diễn biến sâu rộng cho đếnbây giờ, những học giả sau này thường gọi là Phật Giáo Mớivà có chỗ trực tiếp gọi là Phật Giáo Duy Thức. Từ ngày Pháp Nạn Hội Xương trở về sau, Phật Giáo Trung Quốc gần như diệt vong, mãi đến hiện nay, học giáo Duy Thức mới đượcphục hưng trợ lại và phục hưng có cờ trống nghiêm chỉnh đàng hoàng. Không những thế, trạng huống Duy Thức Họccủa thời đại đầu nhà Đường giả sử đi ngược trở lại thời đạicủa Hộ Pháp, của Thế Thân, của Vô Trước và cho đến thờiđại của Phật Đà, nếu như khảo cứu về chúng thì sẽ thấynhững thời đại đó cũng chưa chắc đã được thạnh hành giốngnhư thời đại nhà Đường.63 Đây là tác phẩm lâu nhất của tôi viết vào năm Dân Quốc thứ 19, đãtừng đăng trong Hải Triều Âm, quyển thứ 13.177Kỳ thật Duy Thức Học sở dĩ được thành danh là nhờ họcphái Du Già Sư Địa Luận và học phái Nhiếp Đại Thừa Luậncùng nhau phối hợp thành lập. Nếu như bình tâm

một cáchnghiêm mật mà luận, Duy Thức Học chỉ là một bộ phái tronghệ phái giáo học của Du Già. Đến như toàn bộ Tam Thừa vàNgũ Thừa trong biển giáo lý của Đức Thích Tôn lại cũng chỉlà một bộ phái của các bộ phái mà thôi. Nhưng bởi Đại Sư TừÂn chủ ý chuyên tâm tu học và nghiên cứu Duy Thức Luậncho nên Duy Thức Luận liền được thay thế đại biểu chungcho các kinh sách thuộc về hệ phái giáo Học Du Già. Nhờnhân duyên đó Duy Thức trở nên ngôi sao sáng để thành hìnhmột tông phái gọi là Duy Thức Tông và chiếm lấy vị trí đứngđầu các hệ phái giáo học Du Già, lấn áp các kinh sách kháctrong hệ phái giáo học Du Già mà lại còn tiến tới áp đảo cáckinh luận ngoài hệ phái giáo học của Du Già.Nếu như xem qua Phật Giáo, người nào có thể tổng hợpđược ý nghĩa và trạng thái giáo dục cùng học thuật của hệphái Du Già nói trên thì có thể biết được đại khái về xu thếcủa Duy Thức. Danh mục của một loại học thuyết kế thừa baTạng được trực tiếp hoặc gián tiếp dựng lập nên tông pháinhư: Tông phái Duy Thức chính do ngài Huyền Trang trựctiếp dựng lập cho nên có chỗ gọi là Huyền Trang Tông ;Tông phái này lại có chỗ gọi là Từ Ân Tông, nguyên do nơichùa Đại Từ Ân, Đại Sư Khuy Cơ chính là Sơ Tổ, có lẽ tất cảcông việc trong chùa Đại Từ Ân phải được ngài Khuy Cơđồng ý gặt đầu thì không trở ngại.Thành tích công lao nghiên cứu Duy Thức Học của ĐạiSư Từ Ân thật là vĩ đại. Khi khảo cứu về sự nghiên cứu DuyThức Học ở thời kỳ đầu của thời đại nhà Đường, ngoại trừ TừÂn ra, chúng ta còn thấy có năm nhân vật như Viên Trắc trụtrì chùa Tây Minh, Phổ Quang, Huệ Quán, Lập Phạm, Nghĩa178Tịch đều nổ lực nghiên cứu riêng học thuyết này nhằm đểcạnh tranh thiên cổ với Từ Ân. Năm nhân vật kể trên cộngchung với Khuy Cơ thì thành sáu luận gia. Sáu luận gia nàymỗi vị đều có trước thuật để phát biểu sự nghiên cứu củamình, như danh mục được liệt kê sau đây:

 

Sáu luận gia nói trên rất nổi tiếng, nhưng phải nói là nhờtrước thuật của hai nhân vật Từ Ân và Tây Minh. Học thuậtcủa Từ Ân và Tây Minh ở vào thời Đường được phân làm haihệ phái là hệ phái Từ Ân và hệ phái Tây Minh. Hệ phái giáohọc của Từ Ân thì có Huệ Chiểu, Nghĩa Trung, Trí179Châu,..v..v..... mỗi sư riêng nhau truyền thừa; còn hệ pháigiáo học của Tây Minh thì có các nhân vật như Thắng Trang,Đạo Chứng, Thái Hiền mỗi sư riêng tự truyền thừa. Như thếhai phái đều tự tuyên dương mà thành địa thế hoa lan hoa cúccùng nhau tốt đẹp. Khác nữa như các sư Thần Phảng, HuyềnỨng, Lợi Thiệp, Cực Thái, Thuận Cảnh, Cảnh Hưng, ĐạoẤp, Như Lý, Sùng Tuấn, Đạo Nhân, Linh Thái, Đạo Luâncũng nhờ học thuật Từ Ân và Tây Minh tiếng tăm lừng lẫymột đời, đồng thời các vị đó đều phát huy giáo nghĩa tinh túycủa Duy Thức. Ngoài ra còn có các học sinh Nhật Bản vàTây Phương du học. Trạng thái thạnh hành về sự nghiên cứuDuy Thức của thời đại đời Đường quả thật là không tiền tuyệthậu và cũng là một sản

vật mới trên tư tưởng, trên học thuậtcủa nước ta mà cũng là mở bày một Kỷ Nguyên mới của PhậtGiáo Sử. Tiên sinh Lương Nhậm Công thường cho là trào lưunhân vật tư tưởng đệ nhất vậy. Tuy nhiên những trước thuậtvừa trình bày trên rất ít được bảo tồn và cũng đã bị thất lạcquá nhiều trên văn hiến, thật là một sự đáng tiếc! Vấn đềhôm nay, các học phái thời Đường chủ yếu ở chỗ là sự giảnggiải khác biệt giữa Từ Ân và Tây Minh trở thành trung tâmcho cuộc tranh luận hai bên. Trong thời gian đó, hoặc tùytheo ý của các sư như Quán Phạm, Tịch Khuếch và tùy theocác học thuyết của Huệ Chiểu, Trí Chu, Đạo Chứng, TháiHiền, Đạo Ấp, Như Lý, Linh Thái,..v..v..... những cuộc tranhluận nói trên không ngoài mục đích mong cầu giáo nghĩa củaDuy Thức được hoàn chỉnh hơn. Từ xưa đến nay Phật Họcluôn luôn được gọi là khó giải thích khó tỏ tường thì DuyThức Học của thời đại đời Đường không ai qua nỗi. Ngày naynhững nhà nghiên cứu thường hay tham khảo những tư liệuphần nhiều thiếu thốn không phải ít, nhận thức sai lầm quánhiều, tham vọng học theo những kẻ chỉ biết chuyên nghềcúng bái cầu đảo! Còn như nếu bảo rằng xiển dương Duy180Thức Học cho được sáng tỏ để cống hiến cho các giới PhậtHọc, cho các giới Học Thuật thì trả lời tôi đây không dám!

II.- LƯỢC GIẢI HỌC THUYẾT CỦASÁU PHÁI DUY THỨC ĐỜI ĐƯỜNG:

Duy Thức Liễu Nghĩa Dăng Dẫn Tăng Minh Ký giải thíchrằng: “Sáu quyển Yếu Tập ghi chung lời văn diễn giải củasáu Luận Gia hợp lại thành một bộ. Lời văn tổng quát củasáu quyển Yếu Tập gồm có: một là Hữu Thuyết ( Cơ ), hai làHữu Thích ( Trắc ), ba là Hữu Sao( Quang ), bốn là Hữu Giải(Quán), năm là Hữu Vân ( Phạm ), sáu là Vị Tường Quyết(Tịch)”.Tập Tự lại nói rằng: “Nhưng giáo nghĩa của Từ Ân đươngthời thạnh hành và cơ nghiệp của Từ Ân càng thêm mở mangtính ra nhờ có sáu đường lớn nắm lấy nguyên tắc mà khôngcho vượt qua lối hai. Vã lại như Từ Ân, Lương Tượng, ThạchCổ, Thi Sơn đều sử dụng “Hữu Thuyết” làm mục tiêu chonên họ được ca tụng. Đại Sư Tây Minh, Lôi Thinh, KhảiTrập nhờ “Hữu Thích” cho nên họ được nổi tiếng. Các bậclong tượng của Phật Pháp nếu như ở chốn kinh đô thì cũngquang minh như thường. A Khúc Tông

thì có sư Quán thườngthường đứng trong cái vòng tròn học thuyết để luôn luôn nêucao tinh nghĩa của Tông mình. Hơn nữa có Lập Phạm ở SơnĐông nhờ bán lưỡi câu cho nên được độ. Còn Nghĩa Tịch ởPhần Dương do xuyên tạc mà được tri kiến. Tất cả đều nắmlấy sở trường của mình và quý trọng chỗ hiểu biết của mình.Chủ yếu tốt đẹp của Quang là “Hữu Sao”. Đối với Tânkhách, Quán “Hữu Giải” rõ ràng. Để nắm lấy tiếng tăm,Phạm thực hiện “Hữu Vân”. Dấu hiệu của Tịch để biểu hiệnlà “Vị Tường”.”181Những vị chuyên dịch Duy Thức Học trước sau có bangười: người thứ nhất là Bồ Đề Lưu Chi của Bắc Ngụy chínhngười sáng lập trong thời gian Tuyên Võ Đế tại vị và đượctôn vinh là bậc Sơ Truyền; người thứ hai là Tam Tạng ChânĐế của thời Trần và được tôn vinh là bậc Nhị Truyền; ngườithứ ba là Pháp Sư Tam Tạng Huyền Trang, Pháp Sư dịchThành Duy Thức Luận vào năm Hiển Khánh thứ tư và đượctôn vinh là bậc Tam Truyền. Từ Bồ Đề Lưu Chi cho đến TamTạng Huyền Trang ước tính có hơn 150 năm. Trước và sautrong 150 năm này, chúng ta có thể phân Duy Thức Học tạiTrung Quốc thành bốn thời kỳ riêng biệt: một là thời kỳ phôithai, ngài Bồ Đề Lưu Chi làm đại biểu; hai là thời kỳ trưởngthành, ngài Chân Đế làm đại biểu; ba là thời kỳ thành công,Pháp Sư Huyền Trang và các đệ tử trong môn đồ của ngàilàm đại biểu; bốn là thời kỳ suy đồi, lấy ngài TríChu,..v..v..... làm đại biểu. Sự nghiên cứu giáo học của DuyThức nơi thời đại Pháp Sư Huyền Trang thì rất thạnh hành vôcùng. Trong thời gian đó, giáo nghĩa của học phái Duy Thứcđược nghiên cứu tinh tường mà trọng tâm là nghiên cứu thâmhậu và phân minh về vấn đề Thức A Lại Da. Nhân đây chúngta cũng có thể cho rằng, Pháp Sư Huyền Trang đi cầu pháp ởTây Thiên cốt yếu là làm sáng tỏ sở học căn bản của người.Tình trạng học giới Duy Thức đã được thạnh hành như thếchứng tỏ sự xương minh nghĩa học của tông phái này đã đếnchỗ tinh vi. Do đây cũng có thể thấy sự tu dưỡng cho vấn đềnghiên cứu học vấn của cố nhân đích thực là vô cùng thiếtyếu vậy.

MỤC LỤC

*- Lời Giới Thiệu ................................................. . 

*- Cốt Truyện Hành Đạo của Pháp sư Pháp Phảng 

*- Lời Mở Đầu...................................................... . 

CHƯƠNG I

Trang

Hiện Trạng Nghiên Cứu Phật Học Ngày Nay...... . 

1.- Câu Xá Tông................................................... . 

2.- Thành Thật Tông ............................................ . 

3.- Thiền Tông...................................................... . 

4.- Tịnh Độ Tông .................................................. . 

5.- Thiên Đài Tông ( Thiên Thai Tông ) .............. . 

6.- Hiền Thủ Tông ( Hoa Nghiêm Tông )............. . 

7.- Tam Luận Tông............................................... . 

8.- Luật Tông........................................................ . 

9.- Mật Tông......................................................... . 

10.- Duy Thức Tông ............................................. . 

11.- Đại Sư Thái Hư và Phật Học Ngày Nay........ . 

12.- Tư Thế Nghiên Cứu Theo Xu Hướng Mới .... . 

CHƯƠNG II

Trào Lưu Tư Tưởng Hiện Đại Xem Duy Thức Học

I.- Trào Lưu Tư Tưởng Thời Đại và Phật Học...... . 

II.- Khoa Học và Phật Học ................................... . 

A.- Tánh Chất Khoa Học và Phật Học ........... . 

1.- Luận Thuyết Số và Lượng................... . 

2.- Luận Thuyết Quan Hệ ......................... . 

3.- Luận Thuyết Toàn Thể và Bộ Phận ....

4.- Quan Hệ vẫn Hiện Hữu .......................

B.- Sự Phân Tích của Khoa Học vàSự Phân Biệt của Phật Học......................

.C.- Kinh Nghiệm Với Tánh Cảnh và Hiện Cảnh

D.- La Tập (Luận Lý ) và Nhân Minh Học....

.III.- Triết Học và Duy Thức Học..........................

A.- Tố Phát Thật Tại Luận .............................

B.- Chủ Quan Duy Tâm Luận.........................

C.- Khách Quan Duy Tâm Luận..................... . 

D.- Cơ Giới Duy Vật Luận.............................. .

E.- Tâm Vật Nhị Nguyên Luận ...................... . 

F.- Phật Giáo Duy Thức Duyên Khởi Luận .... . 

CHƯƠNG III

Lịch Sư Phật Học Trung Quốc Xem Duy Thức Học

I.- Quan Niệm Khái Lược VềLịch Sử Phật Học Trung Quốc......................... . 

A.- Quan Niệm Khái Lược Lịch Sử Phật GiáoTừ Đời Đường Trở Về Trước 

B.- Quan Niệm Khái Lược Tịch Sử Phật GiáoTừ Đời Đường Trở Về Sau... 

II.- Duy Thức Học và Các Tông Phái................... . 

A.- Duy Thức Học và Câu Xa Học .................. . 

B.- Duy Thức Học và Thành Thật Học............ . 

C.- Duy Thức Học và Thiền Học..................... . 

D.- Duy Thức Học và Tịnh Độ Tông ............... . 

E.- Duy Thức Học và Luật Tông ..................... . 

F.- Duy Thức Học và Thiên Đài Tông............. . 

G.- Duy Thức Học và Hiền Thủ Tông ............. 

H.- Duy Thức Học và Tam Luận Tông............ 

I.- Duy Thức Học và Mật Tông ....................... 

J.- Kết Luận..................................................... 

CHƯƠNG IV

Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ Xem Duy Thức Học.... 

I.- Phật Giáo Căn Bản và Duy Thức Học............. 

II.- Duy Thức Học và Phật Học Đại Thừa Ấn Độ 

CHƯƠNG V

Quan Niệm Khái Lược VềLịch Sử của Duy Thức Học .................................. 

I.- Sự Phát Nguyên Của Duy Thức Học ............... 

II.- Sự Manh Nha Của Duy Thức Học .................. 

III.- Thời Kỳ Trưởng Thành Của Duy Thức Học . 

IV.- Sự Kiến Lập và Sự Hoằng TruyềnCủa Duy Thức Học 

V.- Học Phái Duy Thức Học của Trung Quốc ...... 

PHỤ BẢN- 

I.- Quan Niệm Khái Lược Về Học Phái Duy ThứcCủa Thời Đại Nhà Đường................................ 

II.- Lược Giải Học Thuyết củaSáu Phái Duy Thức Thời Đường.....................