DUY THỨC LUẬN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
(Tân Đích Duy Thức Luận)
Tác giả: Đại sư Thái Hư
Dịch giả: Thích Thắng Hoan
MỤC
LỤC
*-
Lời Giới Thiệu:
I.- Mở Đầu Duy Thức Luận Theo Phương Pháp
Mới..............
II.- Duy Thức Luận Của Vũ Trụ Nhân
Sanh............................
III.- Hệ Thống Quán Sát Kinh Nghiệm
Phân
Tích Của Duy Thức Luận..........................................
IV.- Duy Thức Luận Sanh Hoạt
Duyên Khởi
Biến Hiện Và Chuyển Hoá................................................
V.- Chân Lý Thật Tánh Của Duy Thức
Luận...........................
VI.- Duy Thức Luận Chọn Lọc
Tiến Hoá
Cải Tạo Giải Phóng Để Liễu
Nghộ..................................
VII.- Duy Thức Luận Thành
Công Thắng Diệu
Thật Chứng Hiển Hiện Siêu
Tuyệt..................................
VIII.- Duy Thức Luận Cứu
Cánh.......................................
*********
LỜI
GIỚI THIỆU:
Chúng ta chỉ đọc đầu đề tác phẩm “TÂN ĐÍCH DUY THỨC LUẬN” của tác
giả Đại sư Thái Hư liền có khái niệm là tác phẩm Duy Thức Luận này
được giải thích theo phương pháp mới mà ở đây không cần phải đọc hết
nội dung để xác định ý nghĩa của tựa đề. Sau khi đọc xong nội dung
của tác phẩm chúng ta nhận thấy tác giả trình bày sắp xếp và giải
thích đúng với danh nghĩa của tựa đề. Theo đó, chúng tôi căn cứ nơi
tinh thần của tựa đề là “Tân Đích
Duy Thức Luận” liền dịch sang tiếng Việt với danh xưng là “DUY THỨC LUẬN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI” và
với danh xưng này cảm thấy không sai lắm ý tưởng của tác giả. Nhằm
để thích ứng với trào lưu tư tưởng học thuật của thời đại mới và
cũng làm nền tảng căn bản lâu dài về sau cho cho việc nghiên cứu
Duy Thức Luận dễ dàng dung thông học lý, Đại sư Thái Hư giải thích
Duy Thức Luận Theo Phương Pháp Mới giúp cho các học giả cận đại cảm
tình chọn lấy làm phương châm cho việc xây dựng xã hội mới thật sự
an lạc chân thật theo nguyên lý của Duy Thức Học.
Theo Duy Thức Học, tư tưởng của Duy
Thức qua những tác phẩm lưu truyền xưa nay đã được tàng trử trong văn
học Duy Thức với hình thức triết học qua những danh từ chuyên môn
giải thích hệ thống vũ trụ nhân sanh vô cùng phức tạp, sâu sắc,
người nghiên cứu nếu không nắm vững danh từ chuyên môn của Duy Thức
thì khó có thể thông đạt được nguyên lý của tư tưởng Duy Thức. Vũ
trụ nhân sanh vốn đã phức tạp thì Duy Thức Học giải thích sự cấu
tạo của vũ trụ nhân sanh cũng có rất nhiều danh từ chuyên môn
không đơn giản, nhưng không có nghĩa là không thông suốt tư tưởng
triết học trong những danh từ phức tạp này của Duy Thức, nó đòi hỏi
nơi người tham khảo cần phải gia công tu tập thâm nhập. Từ xưa đến
nay, trong quá trình nghiên cứu và phát huy tư tưởng Duy Thức của các
học giả đó đây, có ba nhân vật nổi bậc đáng chú ý nhất là: Bồ
Tát Thế Thân, Pháp sư Huyền Trang và Đại sư Thái Hư.
Bồ Tát Thế Thân thì đứng trên lập
trường Duy Thức Luận để phát huy học thuyết Duy Thức với tác phẩm
Duy Thức Tam Thập Luận làm căn bản. Mục đích của Bồ Tát là biện
minh vạn hữu vũ trụ nhân sanh đều do Duy Thức biến hiện, nghĩa là
không có Duy Thức thì nhất định không có vạn hữu vũ trụ nhân sanh
và sự tồn tại của vạn hữu vũ trụ nhân sanh hoàn toàn do Duy Thức
quyết định; nhưng Tạng Thức (Thức A Lại Da) thứ tám là Tâm Thức căn
bản quyết định sanh mạng tồn vong của vạn hữu vũ trụ nhân sanh nghi
vấn từ đâu sanh ra thì không thấy Bồ Tát đề cập đến. Còn hiện
tượng vạn hữu vũ trụ nhân sanh quan hệ duyên khởi và sinh hoạt như
thế nào chưa thấy Bồ Tát đào sâu vào để biện chứng cụ thể mà có
chăng chỉ giải thích tổng quát cho lướt qua. Pháp sư Huyền Trang thì
đứng trên lập trường Pháp Tướng Luận để phát huy học thuyết Duy
Thức với tác phẩm căn bản là Thành Duy Thức Luận. Pháp Tướng Luận
nghĩa là tìm hiểu vạn hữu vũ trụ nhân sanh do Duy Thức Biến do đâu
sanh ra và cũng từ đó ngài tìm được bản thể của vạn hữu vũ trụ
nhân sanh qua sáu nguyên lý trật tự của tánh không gọi là sáu
nguyên lý vô vi, đồng thời ngài cũng tìm được nguồn gốc sanh ra Tạng
Thức chính là Tạng Như Lai của Chân Tâm. Còn hiện tượng vạn hữu vũ
trụ nhân sanh quan hệ duyên khởi cùng sinh hoạt như thế nào Pháp sư
cũng như Bồ Tát Thế Thân chỉ bình luận tổng quát khái niệm mà không
thấy biện chứng cụ thể.
Khác hơn Bồ Tác Thế Thân và Pháp
sư Huyền Trang, Đại sư Thái Hư lại đứng trên lập trường Đa Nguyên
Luận để giải thích hiện tượng thực tại của vạn hữu vũ trụ nhân
sanh với tác phẩm Duy Thức Luận Theo Phương Pháp Mới, nhằm khai triển
chi li hiện tượng duyên sanh qua lăng kính Duy Thức và hướng dẫn mọi
người nhận thức dần dần từng giai đoạn từ dễ đến khó từ đơn giản
đến phức tạp của học lý Duy Thức giúp cho học giả khỏi bị ngỡ
ngàng trên bước đường tham khảo. Điều đặc biệt, tác phẩm “Duy Thức Luận Theo Phương Pháp Mới”
của Ngài đều căn cứ trên quyển “Duy
Thức Tam Thập Luận” của Bồ Tát Thế Thân làm nền tảng để diễn
giảng, nhưng lối giải thích không rập khuông theo phương thức của Bồ
Tát Thế Thân mà ngược lại trình bày Duy Thức Luận theo nhu cầu của
thời cận đại tân học cho nên mới có danh xưng là “Tân Đích Duy Thức Luận”. Phương pháp mới của Đại sư Thái
Hư giải thích Duy Thức Tam Thập Luận như thế nào, chúng ta hãy duyệt
qua tác phẩm của tác giả sau đây:
Đầu tiên, toàn bộ tác phẩm Duy
Thức Luận Theo Phương Pháp Mới đều áp dụng phương pháp vấn đáp để
giải thích Duy Thức Tam Thập Luận. Ngài đưa ra những mê chấp sai lầm
và những thắc mắc thường tình của thế gian thành những câu hỏi làm
tiêu đề, rồi kế đó dùng học lý Duy Thức để hoá giải từng bước bằng
những phương pháp biện chứng, những thí dụ cụ thể nhằm chuyển hoá
vấn đề đi lần vào chân lý Duy Thức một cách khoa học. Ngoài ra Ngài
sử dụng những danh từ của thời đại để giải thích những danh từ
chuyên môn của Duy Thức, như: Danh từ Ý Chí để giải thích danh từ
Tương ưng hằng thẩm của Thức Mạt Na; danh từ Báo Động Phát Hiện để
giải thích Tâm Sở Tác Ý; danh từ Thức Thể Sanh Hoá để chỉ cho Thức A
Lại Da thứ tám; danh từ Thức Tánh Ý Chí là chỉ cho Thức Mạt Na thứ
bảy; danh từ Thức Căn Y Ý là chỉ cho Ý Thức thứ sáu; danh từ Thức
Căn Y Sắc là chỉ cho năm Thức Trước..v..v....... và còn rất nhiều
danh từ rất thời đại mà trong văn học Duy Thức xưa kia chưa bao giờ
dùng đến. Hơn nữa tài năng khéo léo và kỷ thuật sử dụng để diễn
giải nguyên lý Duy Thức theo phương pháp mới của Đại sư Thái Hư mà ở
đây với khuôn khổ giới thiệu tôi không thể nói lên hết được, chỉ
dành cho quý đọc giả khi nghiên cứu đến sẽ cảm nhận ngay.
Điều đáng chú ý nơi tác phẩm này,
những chữ nào nằm nghiêng trong dấu ngoặc đơn (......) chính là những
lời giải thích thêm của dịch giả để được rõ nghĩa thêm ngõ hầu giúp
đọc giả dễ dàng cho việc nghiên cứu. Tôi bắt gặp tác phẩm này của
Đại sư Thái Hư trong Thái Hư Đại Sư Toàn Thư về mục Pháp Tướng Duy
Thức Học vô cùng thích thú liền dịch sang tiếng Việt trước hết đóng
góp vào nền văn học Duy Thức càng thêm phong phú và đa dạng, kế
tiếp giới thiệu đến quý đọc giả bốn phương một phương pháp mới vô
cùng độc đáo, hy hữu, lôi cuốn người đọc càng thêm tò mò và hấp
dẫn người nghiên cứu đi vào tư tưởng Duy Thức một cách tự nhiên không
hay biết. Mặc dù trước sức già yếu với tuổi thọ tám mươi tám, tôi
cố gắng dịch theo lối thoát văn với mục đích chọn lấy tư tưởng hơn
là dịch thuật bị gò bó theo cú pháp Hán học. Lối dịch của tôi nhất
định có nhiều chỗ thiếu sót và sai lệnh ý tưởng cao quý của tác
giả, kính xin quý vị cao kiến hoan hỷ tha thứ và bổ sung cho được vẹn
toàn hơn.
Ngày 15 tháng 3 năm 2016.
Dịch giả cẩn bút,
Thích Thắng Hoan
I.- MỞ ĐẦU DUY THỨC LUẬN THEO PHƯƠNG
PHÁP MỚI:
“Đặc biệt nơi Tây Hồ vào ngày mồng
mười, trên bờ đê bông đào đỏ đương nhiên nở nhún nhường”: chính ngày
thanh minh tôi theo Viện Tịnh Phạm phó hội Viện Di Lặc, nơi trong hồ hiện
ra một chiếc thuyền nhỏ, thứ đến bất ngờ nơi chiếc thuyền xuất hiện
một kẻ ngâm vịnh. Màu hồng của hoa đào kia không biết được ban đầu
của nó, hồ thì ở ngoài núi, bờ đê trên hồ mọi vật đều ở địa vị
thanh nhã. Vả lại tôi không phải tôi của một sớm một chiều, ở nơi
núi, du ngoạn nơi hồ, nghiền ngẫm mãi sáng đẹp của cảnh xuân, làn
sóng nhảy múa lăn tăn, phải chăng hôm nay mới bắt đầu để ý đến? Dĩ
nhiên người và cảnh giao tiếp, lĩnh hội được chỗ thích hợp, không
thể tự cấm lấy sự cảm kích khí tượng mới chung quanh, bỗng nhiên ý
tưởng mới liền sanh ra! Duy Thức Luận cũng có mới hay sao? Đúng thế người Âu Mỹ và người Trung
Quốc giao dịch nhau về tư tưởng học thuật mới, chỗ nhu cầu các thứ
trên khuynh hướng mới thúc đẩy hành động tìm cầu, như thế phát huy
trội hẳn biểu lộ phơi trần điểm cao nhất của tinh quang nơi tư trào
hiện đại; nếu hoa đào bỗng nhiên màu hồng biến hiện khắp trên bờ
đê, toàn cảnh núi hồ trở nên hoàn toàn mới, phải chăng Duy Thức
Luận theo phương pháp mới không được bình luận đến hay sao? Nay nghĩa
mới của Duy Thức Luận xin thuật sơ lược như dưới đây:
A.-
Vì chỗ nhu cầu tư tưởng học thuật mới, sự tiến bộ của Khoa học
Cận Đại, không chỉ có thành tích về dụng cụ xuất sắc phi thường, vả
lại Thần Giáo cũng vì nó đã bị mất hoàn toàn và chỗ bao dung của
Triết Học cũng dần dần nhường cho Khoa Học, riêng chỉ Hình Nhi Thượng
Học là Triết Học còn lưu lại một chỗ dư thừa. Thêm nữa trải qua nghiên
cứu đảo ngược của Nhận Thức Luận, Hoài Nghi Hình Nhi Thượng Học chung
cuộc đều không thể biết, nghĩa là biết nơi chỗ cũng không có hiệu
quả ra sao, đặt thẳng vào vị trí không thành vấn đề, không thể giải
quyết được, do đó Triết Học Hoài Nghi cũng xuống cấp và chỉ có tính
tổng hợp của nguyên lý Khoa Học là phụ thuộc nơi Khoa Học mà thôi.
Như thế gần đây nhân gian của thời đại quá đại loạn, hoặc quy tội
cho Khoa Học, hoặc bảo là tội không phải của Khoa Học, tội đây là
do sử dụng Khoa Học sai lầm. Có phải do ở chỗ sử dụng Khoa Học sai
lầm hay không? Vậy sử dụng Khoa Học như thế nào mà được không sai
lầm? Những câu hỏi đây nếu như Khoa Học không có thể trả lời thì Khoa
Học cũng tợ hồ gần như liên quan hoàn toàn là không ý nghĩa, không
mục đích và cũng không giá trị. Người gần đây như ông La Tố hầu như nói
rằng Khoa Học được phát sanh cũng căn cứ nơi mê tín và nó hoàn toàn
mê tín, cho nên tự thân của Khoa Học khó có thể thành lập. Khoa Học
còn có thứ gì để hy vọng? Còn Thần Giáo kia cùng Triết Học lần
lượt là thứ khoa học đến chỗ tận cùng, nhưng riêng Khoa Học rốt
cuộc cũng chỉ nấm lấy được vạt áo để lộ khuỷu tay của vũ trụ nhân
sanh, cuối cùng nghiên cứu không đạt thành. Chính như Quân Chủ Chuyên
Chế, Quân Chủ Lập Hiến, đều là chánh trị chuyên quyền hảm hại Dân
Chủ mà Dân Chủ vẫn không được yên ổn, khiến biển mù mịt, không biết
đến bao giờ đạt thành!
Thế nhưng chúng ta đang ở nơi chỗ
này, ở chỗ các học thuyết đưa ra học lý xa xôi huyền hoặc chuyên
dùng tiền nhân làm mục tiêu, chọn lấy các hiệu lực và công dụng
làm sự nghiệp, đó là học thuyết “Chủ Nghĩa Thật Tế” của bậc Chiêm
Mẫu Sĩ Bối và phải chăng chủ nghĩa này mọi người có thể sinh hoạt? Nhưng
Chủ Nghĩa Thật Tế đây sớm cũng bị
cho là có chỗ trở ngại, vậy ở nơi đâu để có thể nương nơi đó làm
niềm tin chân thật? Còn như công nhận thuyết Hình Nhi Thượng Học,
đương nhiên cho là “có thể đúng”, nhưng cố nhiên không được chấp
nhận là “đúng”; còn như Tân Thật Tại Luận của ông La Tố thì sao?
Thật Tại trả lời rằng “đương nhiên là” “có thể đúng”. Riêng người
tôi kiểm nghiệm thử để hy vọng thì xét lại chẳng có học thuyết nào
có khả năng hướng dẫn hạng trung lưu say mê vào đường chánh mà họ
không có chỗ để động tác của mình dùng làm phương châm! Thế là họ
xoay chuyển vứt bỏ phương pháp khái niệm suy lý để đi theo học thuyết
của Bách Cách Sâm, theo Bách Cách Sâm lý luận bảo là bản thể chỉ
có thể do trực giác mà được, như thế chỗ lý luận của ông có đúng
không? Nhưng trên thực tế xã hội đã sanh ra hai lối chấp câu sanh nơi
ngã pháp, cho nên dù bằng phương pháp trực giác đi nữa cũng không
thể bảo đảm tin tưởng. Hơn nữa nơi xu thế tư tưởng học thuật đã mong
cầu một Khoa Học như thế nào để có thể khéo sử dụng mà không bị
ảnh hưởng nơi phương pháp tự do chân thật của Khoa Học mê hoặc làm
hại; tiếp theo đó lại có vấn đề không phải đem tất cả căn bản thành
một thứ cứu cánh để đi giải quyết khuynh hướng không khả năng và
cũng khó khăn tiến gần đến bên cạnh chân thật của Duy Thức Luận
mà nơi chân thật đó có bao quát “sơn cùng thủy tận nghi vô lộ; liễu
ám hoa minh hựu nhất thôn” (tạm
dịch: đường núi đã cùng, đường sông đã dứt, bổng nhiên bên kia bờ
liễu tốt tăm, một thôn nhỏ bình minh đầy hoa xuất hiện). Đây là
mục đích của Duy Thức Luận theo đuổi sẽ làm thoả mãn nhu cầu thân cận
kiểu mới tối cần thiết trên tư tưởng học thuật!
B.-
Vì sử dụng tư tưởng học thuật thân cận kiểu mới để được sáng tỏ, kìa
kinh sách của Duy Thức Học cũng có rất nhiều, trong đó các thứ pháp
mà Duy Thức Học trình bày đều thích hợp với tư tưởng học thuật này.
Chỉ cần đối với chỗ nghi nan chờ đợi giải quyết trong giới tư tưởng
học thuật mới của cận đại, mặc dù nguyên lý sâu rộng vẫn giống
nhau từ trước đến nay, mặc dù hình thế của xu hướng nhân tâm đã
khác, vì thế phương pháp cũng phải tuỳ theo đó thay đổi để thích ứng
thuận lợi. Nhằm để ăn khớp với thời đại thay đổi chuyển hoá nổi
bật là ở chỗ Danh Xưng, Cú Pháp, Văn Tự, Nghĩa Lý xưa nay sai khác, cho
nên không cần phải dùng văn học sinh động đang lưu hành trong nhân
tâm của thời hiện đại, nguyên vì không thể ứng hoá nơi trào lưu tư
tưởng học thuật của hiện đại để sử dụng chân tinh thần của Duy
Thức Học hiện đang sống đời trong nhân gian, nếu như còn chưa đủ thích
ứng với Duy Thức Luận Theo Phương Pháp Mới của tư trào hiện đại, mặc
dù công cụ mới cũng đủ biểu hiện chân tinh thần của Duy Thức Học
và Duy Thức Học cũng có thể cung cấp nhu cầu của giới tư tưởng học
thuật, khiến gặp được chỗ tuyệt đối để sanh khởi, để tái tạo văn
minh. Lý do Duy Thưc Luận Theo Phương Pháp Mới tức là ứng hoá thân
chân thật của Duy Thức Luận vậy. Từ chân thật phát khởi ứng hoá,
hoàn toàn ứng hoá là chân thật, mặt dù chỉ một Tông Chân Thật Ứng
Hoá, nhưng khi đại nghĩa thì quý ở nơi ứng hoá. Đây là sự nghiệp của
ngài Thành Hồng Vĩ, tôi cũng hết sức nương nhờ bông hoa mỏng manh thô
sơ của ông là bậc trí giả của hạng tiền bối.
C.-
Không phải Duy Tâm Luận của Tây Dương chiếm cứ riêng một cõi, nhưng
Duy Tâm Luận thì đối lập với Duy Vật Luận, không phải công kích lẫn
nhau, trong giới tư tưởng học thuật của Tây Dương dường như đã có lâu
đời. Nói nghe có lý, nói có cách, mà cuối cùng Duy Tâm Luận thì
không có chỗ nào thành tựu cả, cho nên cận đại lại xuất hiện Chủ
Quan Duy Tâm Luận và Khách Quan Duy Tâm Luận. Tuy nhiên, cho đến hôm
nay chỗ gọi là Tâm đây, tất cả đều chưa được sáng tỏ. Căn cứ nơi
một mảnh nhỏ, một đoạn ngắn hành tướng biến hiện của Tâm mà cũng
không thể chứng minh được Chân Tâm thì làm sao gọi là Duy Tâm, vì
bản thể của Chân Tâm lại càng mù mịt, thì cái Không tối tâm mê
muội đã bị che lấp bởi Tướng tưởng tượng tiền trần hư vọng như ảnh,
như mộng, như huyễn, cần phải thay đổi nhiều tạp nhạp ngổn ngang kia
mà những thứ đó không có gì thanh tịnh sáng sủa cả. Hôm nay Duy Thức
Luận đây mới thích hợp chống lại xu hướng của nó, sẽ khiến Diệu
Tâm hiển hiện tròn đầy, công dụng phước đức rực rỡ sung mãn, đúng như
chân lý đúng như hiện lượng, không nắm bắt không buông bỏ, không
cùng chung đường chung lối với Duy Tâm Luận Tây Dương mà họ đã trải
qua bao nhiêu lần bị phá tan sụp đổ. Cho nên hôm nay Duy Thức Luận
xuất hiện, không phải hướng hề khôi phục xoay vần trở lại Duy Vật
Luận cùng Duy Tâm Luận, mà đúng là tân hoá chỗ mở ra riêng biệt tư
trào thế giới tổng hợp một thời gió mưa.
Đ.-
Huyền Tưởng Luận cổ đại không phải võ đoán, tư tưởng gia của thời
cổ đại căn cứ nơi chỗ nhu cầu cần yếu của họ trong lý tánh, thường
dùng các thứ huyền tưởng dựa vào hư ảo để cấu tạo và võ đoán cho
là nhân sanh thật tại như thế nào, giả sử ra sao cũng chỉ có một,
vũ trụ thật tại như thế nào, giả sử ra sao cũng chỉ có một, nhân
sanh vũ trụ thật tại cứu cánh như thế nào, giả sử ra sao cũng chỉ
có một. Từ một sanh ra hai, từ hai sanh ra ba, từ ba sanh ra vạn vật.
Thái cực (chỗ tối cao to lớn) sanh
ra lưỡng nghi (âm dương), lưỡng
nghi sanh ra tứ tượng (bốn hình tượng:
đông, tây, nam, bắc), tứ tượng sanh ra bát quái (tám quẻ: càn, khôn, can, chấn, tốn, ly, khôn, đoài). Da
Hoà Hoa (Chủ Tể) bắt đầu tạo ra
vạn hữu, từ đó có chủ tể và quần sanh, tuyệt đối không có ngoài,
vô thỉ và vô chung. Thần Ngã cùng bản tánh chỗ tối tăm hoà hợp
nhau liền sanh ra hiểu biết, sanh ra ngã mạn, sanh ra năm Duy, sanh ra
năm Đại, sanh ra mười một Căn, chỗ sanh ra các pháp lại trở về tự
tánh thì lúc đó Thần Ngã lìa khỏi bản tánh tối tăm mà được tự
tại. Đây đều là chỗ sử dụng kinh ngạc của cổ nhân, chỉ có danh
ngôn, đều không thật nghĩa. Nay đây tuyệt đối bài trừ tất cả huyền
tưởng hư ngụy, vọng chấp võ đoán; chọn ra tâm cảnh đang trước mặt,
lý luận thành hệ thống. Chú trọng ở nơi hiện chứng và tôn quý ở
nơi thực nghiệm, mà nó lại còn có phương pháp của hiện chứng thực
nghiệm. Một niệm tương ưng, toàn thể tròn đầy, sống hoạt bát nhanh
nhẹn, không để lại sự trở ngại nào. Mà tất cả ngôn ngữ câu văn
đều giống như dấu chim trong không, không có thể cầm bắt. Có thể
chuyển được sơn hà đại địa trở về chính mình, có thể chuyển được
chính mình trở về sơn hà đại địa, sau này chính nó có thể chuyển Khoa
Học mà không bị Khoa Học chuyển; hoàn mỹ trở thành công dụng lớn,
cùng Khoa Học trước sau lẫn nhau hoàn thành lẫn nhau giúp ích, cho nên
gọi là Duy Thức Luận Theo Phương Pháp Mới.
Luận đã từng nói: “Duy Thức Tông
Học đúng là đầu tiên của Đại Thừa. Nó sở dĩ được thành công tốt
đẹp phải nói là nhờ Khoa Học biển tây, Duy Vật Luận là nơi nó dùng
làm chỗ nương tựa để lập Tông, nhưng Duy Vật Luận rất sợ nghe danh Đại
Thừa Duy Thức; hoặc Thần quyền huyễn thuật một khi nghe tiếng nói
Đại Thừa Duy Thức thì lập tức bị cưỡng ép tuân theo. Không biết rõ
thời gian thành lập Đại Thừa Duy Thức, trước hết thường nghiên cứu
qua các kinh “Hữu Luận”, “Không Luận” của Tiểu Thừa và “Không Tông”
của Đại Thừa, đem những tà thuyết kỳ quặc thường kiến của Duy Thần
Luận cùng những tà thuyết kỳ quặc đoạn kiến của Duy Vật Luận, cùng
ngày thanh lý đánh tan dẹp sạch, rồi sau đó mới khai mở Trung Đạo
Đại Thừa Duy Thức. Vua bên Thiên Trúc ngay hôm đó là chỗ duyên khởi
Đại Thừa Duy Thức Luận, bộ luận này chính sử dụng Đa Nguyên của
Thắng Luận hoặc Nhị Nguyên Luận..v..v..... Thiên Thần, Phiếm Thần và
Thần Ngã Luận của Số Luận..v..v...... Tứ Đại Cực Vi Duy Vật
Luận..v..v...... của Thuận Thế Luận, “Hữu Luận” “Không
Luận”..v..v..... của Tiểu Thừa, “Không Tông”..v..v..... của Đại Thừa,
tham cứu mầu nhiệm sâu xa, soi sáng bí mật vi diệu, đều rất thạnh
hành một thời. Nhu cầu nơi chỗ chính mình không thể của nhân trí thúc
dục, vì thế Đại Thừa Duy Thức Luận cần phải vận dụng để được hưng
khởi. Vả lại lúc bấy giờ mặc dù đã có Chánh Luận của Tiểu Thừa,
đã có học trò cao siêu gương mẫu nơi đời nhưng không thể độ khắp
quần sanh, để cho ngày nay chỉ có Duy Vật Luận cận đại làm chỗ tông
chỉ cho Khoa Học nương tựa, học trò chuyên lo trang sức địa cầu mà
không thể thâu hoạch được sự an lạc của nhân đạo để giúp đỡ cho
nhau. Thế nên Duy Thức Tông Học không chỉ cùng Khoa Học Duy Vật quan
hệ qua lại nhưng không mật thiết, Khoa Học Duy Vật nhân lúc đại phát
đạt làm sáng tỏ Duy Thức Tông Học, nhưng mà Duy Thức Tông Học cần
phải quang đại để cứu vớt chỗ tận cùng của Khoa Học Duy Vật.” Kìa
tất nhiên, chỗ dùng danh xưng Duy Thức Luận Theo Phương Pháp Mới thì
cũng có thể đúng.
Duy là nghĩa gì? Thức là chỉ cho cái
gì? Thức đây tại sao cho là Duy? Duy tại sao cho là Thức? Duy đây là
nghĩa “không phải dư thừa”, là nghĩa “không phải trái ngược”, là nghĩa
“không ra ngoài”, là nghĩa “không sai khác”, là nghĩa “không xa lìa”.
Thức đây là chỉ “tự thân” của Thức, chỉ nó “tương ưng”, chỉ nó làm
“chỗ biến hiện”, chỉ “phần lý” của nó, chỉ “thật tánh” của nó. Thức
đây không phải là Duy, thể tướng của Thức cũng không thấy được; Duy
đây tất nhiên là Thức, nguyên vì pháp hiện thật đều ở nơi Thức.
II.-
DUY THỨC LUẬN CỦA VŨ TRỤ NHÂN SANH:
*- Khách hỏi: Hiện nay thấy có trời đất
nhân vật không phải là pháp hiện thật hay sao? Hiện nay nói chúng ta
tất nhiên có sanh mạng tồn tại cùng cá tánh tồn tại; nói rộng xa
vũ trụ tất nhiên có tự nhiên tồn tại cùng bản thể tồn tại. Tại
sao đây có thể mạt sát cho là pháp không phải hiện thật? Hoặc mặc
dù hiện thật nhưng tại sao chỉ là Duy Thức? Nên biết rằng “Hiện thật
các pháp chỉ là Thức”, nghĩa đây thì không đúng.
*- Luận đáp: Khách cho rằng trời
đất nhân vật là hiện thật, phải chăng lý do hiện thấy mà cho là
có đúng không?
*- Khách trả lời: đúng thế!
*- Luận hỏi: Giả thuyết có thể
chứng minh trong hiện thấy thật không có trời đất nhân vật thì trời
đất nhân vật sao lại không phải pháp của hiện thật?
*-
Khách đáp: Trong hiện thấy rõ ràng có trời đất nhân vật, sao
lại bảo có thể chứng minh nó thật là không?
*-
Luận hỏi: Khách nay công nhận trời đất nhân vật trong hiện thấy
có hiện thật, không giống quả quít hiện thấy trong bàn tay đây phải
không?
*-
Khách đáp: Lấy gần dụ xa, lấy nhỏ dụ lớn, nó là hiện thật của
hiện thấy thì không khác.
*-
Luận hỏi: Quả quít của khách nay hiện thấy không phải tròn nhưng
mà hình sắc là màu vàng có phải không?
*-
Khách đáp: Dĩ nhiên!
*-
Luận hỏi: Nếu hình tròn và màu vàng tức là quả quít thì bức ảnh
hình tròn và màu vàng trong gương cùng với tranh tượng hình tròn và
màu vàng trong bức hoạ cũng là quả quít hay sao?
*-
Khách đáp: Không phải thế! Quả quít hiện thật thì có mùi hương,
có chất vị, có xúc chạm, cho nên khác với quả quít bức ảnh trong
gương, tranh tượng trong bức hoạ.
*-
Luận hỏi: Nhưng hiện nay thấy chỉ là hình sắc tròn mà lại vàng
của quả quít, còn mùi hương, chất vị, xúc chạm kia của quả quít đều
là chỗ hiện có nhưng không thể thấy, cho nên có thể biết hiện thấy
đó cùng với ảnh trong gương, tranh tượng trong bức hoạ đều giống nhau.
Nhất định quả quít kiên quyết chẳng những nơi hiện thật cho đến nơi
trong gương trong bức hoạ không phải có hoàn toàn trong hiện thấy;
trong hiện thấy đã hoàn toàn không phải quả quít, cho nên có thể
biết quả quít không phải là pháp của hiện thật; quả quít đã là như
thế thì trời đất nhân vật sao là không phải như thế được?
*-
Khách hỏi: Thế thì cá thể chỗ nương tựa của sắc, thinh, hương, vị,
xúc hiện có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, biết là nhận thức được quả
quít như thế nào hay sao?
*-
Luận đáp: Chỗ khách gọi là cá thể đây cũng có thể chứng minh hay
sao? Hiện thấy hình sắc, hiện nghe âm thanh, cho đến hiện biết cứng
chắc, giòn tan, khô ướt, lạnh nóng, nhẹ động..v..v..... của xúc
trần, mà lại những thứ đó đều hiện hành trong cá thể để thấy,
nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và đều chuyển biến từng mỗi giây mỗi
giây, chuyển biết thấm thoát trong nháy mắt nhưng không phải mất và
cũng không thể đuổi bắt. Có điều cá thể đó chỗ khách đề cập đến
kết quả thì vẫn ở yên vậy!
*-
Khách đáp: Ở đây một chỗ hiện có có thể thấy, ngửi, nếm,
biết, xúc chạm, luôn cả tập tục tồn tại có thể duy trì, có thể
nắm bắt, có thể tàng trử, có thể quăng bỏ, đó tức là cá thể mà
tôi đề cập đến.
*-
Luận đáp: Chỗ Thật Thể đều là ở trạng thái Không hoàn toàn
không có hiện hữu, một số sở dĩ có là do giả hiện. Sắc, hương, vị,
xúc chỗ để thấy, ngửi, nếm, biết mỗi loại đều là do hoà hợp liên
tục mới có, nhưng không phải do hoà hợp liên tục thì mới có mỗi
loại sắc, hương, vị, xúc đây của thấy, ngửi, nếm, biết. Cho nên duy
trì, nắm bắt, tàng trử, quăng bỏ đây cũng chỉ là những loại sắc,
hương, vị, xúc hoà hợp liên tục của thấy, ngửi, nếm, biết mà thôi,
chúng nó đều không phải có khác vậy. Cũng như do nhiều người kết
hợp trước diệt sau sanh liên tục làm thành một đoàn quân mà trong
đó nhiều người liên tục vừa ly khai vừa kết hợp thì đâu có một
thật thể tồn tại riêng biệt được!
*-
Khách hỏi: Tôi nay giả sử chỉ chấp nhận sự hoà hợp liên tục
của sắc, hương, vị, xúc đây cho là hiện có thật thì như thế nào?
*-
Luận đáp: Đã do ở nơi tướng hoà hợp liên tục thì một khi giải
tán, tức là tiêu diệt hoàn toàn không còn chỗ nào tồn tại cả. Vả
lại ngoại trừ sắc, hương, vị, xúc vốn không có khác, đâu có thể cho
là thật có hay sao!
*-
Khách nói: Như thế thì sắc, thanh, hương, vị, xúc hiện có thể
thấy, nghe, ngửi, nếm, biết tất nhiên là thật có, đây đã là thật
có thì cũng không phải Duy Thức, bởi vì đây tức là vật, là chỗ
chứa nhóm sanh ra của vật.
*-
Luận đáp: Khách vừa bảo sắc, thanh, hương, vị, xúc của thấy, nghe,
ngửi, nếm, biết trong hiện thấy là thật có hay sao? Nghĩa là như hôm
nay thấy hình tròn mà lại màu vàng: hình tròn đây là nương theo màu
vàng mà hiện, nhưng phần vị tạo thành màu vàng không phải là chỗ
của hiện thấy, chỗ của hiện thấy chỉ là màu vàng mà thôi! Nhưng
giả sử nay thiếu mất hình tròn thì màu vàng cũng không có chỗ để
dựa vào, nghĩa là do không hình tròn giới hạn thì không có giới
tuyến, đã không có giới tuyến cho nên cũng không có chỗ phương
hướng, vì không có chỗ phương hướng cho nên trời đất đều bằng nhau,
đồi núi cùng sông ngòi đều như nhau. Hình tròn đã có thể nhờ các
thứ màu sắc để hiện bày, màu vàng cũng có thể mang theo các thứ
hình để hiển lộ. Như cảnh trong ban ngày không có chỗ trũng để nhô
lên mà tợ hồ như có chỗ trũng để nhô lên; như ảnh trong gương không
có xa gần mà tợ hồ như có xa gần; tất cả hiện tượng đó đều hiện
thấy ở chỗ không, chính là do Ý Thức ở trong hiện thấy kinh doanh
cấu tạo tăng ích phát khởi, mà ở trong hiện thấy đó chỉ còn lại màu
vàng tan biến đồng với hư không mà thôi.
*-
Khách hỏi: Màu vàng của không không đây, nó tất nhiên là hiện
thật nơi trong hiện thấy phải không?
*-
Luận đáp: Môt tên màu vàng nghĩa đầy khắp tất cả, vũ trụ thâu
nhiếp thông suốt tất cả màu vàng. Nay liền đốt cháy cái thấy sáng thì
cùng lúc màu vàng tự nhiên bị phân tán. Đây chính là bàn đến quả
quít, chỉ thấy một phương diện đây mà không thấy một phương diện kia,
chỉ thấy một phương diện biểu hiện lớp bên ngoài mà không thấy
nhiều lớp ở phương diện bên trong. Nếu chỉ thấy phần ít có thể gọi
là thấy thì phần nhiều không thể thấy sao chẳng tăng thêm để có
thể gọi là hoàn toàn không thấy? Cho nên phải biết màu vàng cũng
không phải có trong hiện thấy; nguyên do có của màu vàng chính là do
trước đó có Tâm của một màu vàng, cùng với các thứ Tâm không
phải màu sắc, không phải màu vàng cùng nhau nương gá để hiển lộ.
Thật ra chỉ do các Tâm cùng nhau cảm ứng, cùng nhau chuyển biến các
pháp hiện ra tương tợ để thấy mà thôi. Nhưng ở trong hiện thật của
nội chứng lìa ngôn ngữ, chỉ là chân giác bình đẳng, thật không có
một tướng nào, một danh ngôn nào có thể an lập. Sắc hiện chỗ thấy
là như thế, thanh, hương, vị, xúc hiện chỗ nghe, chỗ ngửi, chỗ nếm,
chỗ biết cũng là như thế. Một quả quít hiện là như thế, vô số trời
đất nhân vật lại cũng hiện là như thế. Cho nên biết các pháp hiện
thật xác định đều là Duy Thức.
*-
Khách hỏi: Tại đây hiện tượng vật chất tuy là như thế. Nếu
người tôi đây có sanh mạng, có tánh tình, có ý tứ, có thể tự chủ,
khả năng tự động, khả năng tự giác thì tánh mạng cũng không thật
có hay sao?
*-
Luận đáp: Sanh mạng đây chính là do nghiệp kiếp trước đem Tâm
hành động chi phối
tạo ra thành phần năng lực
giới hạn một giai đoạn của sanh mạng; thành phần năng lực giới
hạn một giai đoạn của sanh
mạng khi kết thúc, lại có thứ nghiệp khác mạnh nhất đại diện sanh
khởi, sẽ chi phối Tâm hành
động tạo ra thứ sanh mạng khác, đây chính là liên tục lẫn nhau làm
sanh mạng không chấm dứt.
Tánh Tình đây tức là đầu tiên giữ gìn sanh mạng cho chính mình,
do chỗ thấy của chính mình
phát huy năng lực. Ý Tứ, tức là Thức căn cứ nơi chỗ nhu yếu của
Tánh tình sanh mạng riêng
biệt tạo tác. Chỗ gọi là tự ngã, cá tánh, nhân cách, ý chí, tánh
mạng, linh hồn..v..v........
đều có thể biết vậy. Mặc dù chúng nó cùng thân thể tự nhiên sanh
thành có hai trường hợp: 1,
Hữu Tình giữ gìn chặt chẽ căn nguyên sanh mạng làm tự ngã..v..
v......, thường tương tục mà
không gián đoạn. 2, Ý Tứ nhận lấy vật chất tinh thần, hoặc tổng
hợp hoặc tách biệt lẫn nhau
làm tự ngã..v..v......., mặc dù tương tục nhưng có gián đoạn. Hai
điều kiện này tùy ý vận
dụng để phát khởi, nguyên do từ vô thỉ đến nay sanh lực của hư vọng
huân tập thành nhân bên
trong, không phải tu chánh quán rất sâu là có thể đối trị, thật khó
trừ
diệt được nó. Nếu tánh
mạng và ý chí của con người giống nhau thì không phải chỗ sử dụng
lý
luận đơn độc có thể rút lui
trở về không. Lại nữa có nguyên nhân ngôn ngữ truyền thọ phân
biệt trở thành sai lầm cũng
có hai điều kiện: 1, là chất lượng, năng lực, nguyên lý, tinh thần..
v..v..... nghe giảng sai lầm
nhận lấy làm tự ngã..v..v...... 2, là cá tánh, chủ thể..v..v......
nghe
giảng sai lầm nhận lấy làm
tự ngã..v..v...... Hai điều kiện này tính toán so lường mà phát khởi,
bao gồm năng lực tập quán
trong nhóm phong tục trợ giúp sanh thành, nghiên cứu tận cùng cứu
cánh từ danh ngôn đến trong nguyên lý
liền có thể giác ngộ chút đỉnh không mê. Nếu Thiên
Thần Giáo chỗ giảng linh
hồn, lý luận cấm không cho biết tức là bảo cho chúng ta biết không
bao giờ có. Đây đều là tự
không thật thể, chính là huyễn tướng do Tâm và Tâm Sở biến hiện
các pháp liên tục hoà hợp,
luân chuyển tương tợ, cho nên đều do Duy Thức cả.
*-
Khách nói: Con người duy nhất cũng nương nơi Luật Sanh Tồn Tự Nhiên
của vũ trụ, mà
Luật Tự Nhiên của vũ trụ
đây và thật thể của vũ trụ từ nguyên thỉ trọng yếu cuối cùng chính
là tồn tại trong không tồn
tại, chân thật trong không chân thật, là có trong không có, căn bản
chung của tất cả phân biệt. Cái Không đây nếu như là hoàn toàn
không thì tất cả phân biệt
hoàn toàn mất chỗ căn cứ
để nương tựa, là Duy Thức không phải là Duy Thức cũng đồng ý
không thể nói. Cho nên Luật
Tự Nhiên của vũ trụ và thật thể của vũ trụ tất nhiên phải lìa
khỏi Thức để thật có.
*-
Luận hỏi: Khách nói rằng Luật Tự Nhiên của vũ trụ đây không
phải chỉ cho nguyên lý
thế lực sanh hoá lưu chuyển
của vạn hữu đúng không?
*-
Khách đáp: Đúng thế!
*- Luận nói: Các vật và vạn hữu của
con người đã là chỗ chuyển biến của Duy Thức thì
cần chi nương tựa nơi thế
lực nguyên lý chỗ hiện khởi sanh hoá lưu chuyển của vạn hữu? Thí dụ
như đã biết nước không phải có mà vẫn chấp nhận rằng sự lưu động
sẽ làm cho thật có là do nước phát khởi; cũng như nhân loại không
tồn tại mà vẫn chấp nhận quốc gia xã hội là thật tại thì không sai
lầm quá đáng sao! Cho nên Luật Tự Nhiên thật có ngoài Thức là chỗ
hoàn toàn không đúng.
*-
Khách nói: Huyễn nhất định
có thật, giả nhất định có thật, vũ trụ vạn hữu thì hoàn toàn huyễn
và giả, nhưng chẳng lẽ xét tìm tột cùng không có thật thể của bổn
nguyên hay sao? Đã có thật thể thì tất nhiên không phải Duy Thức.
*-
Luận nói: Thật thể của vũ trụ ai biết nó có? Không chỗ chứng
biết mà chấp nhận cho là có thì trở thành độc đoán, không thể dựng
ra để lý luận. Vả lại Thật thể kia xét cho cùng hình trạng của nó
như thế nào? Nếu như không có hình trạng đều đồng ý tức là không
có Thật thể; nếu như hình trạng có thể thấy thì hình trạng của nó an
trí tại đâu? Nếu an trí tại vạn hữu, tức là vạn hữu duy nhất chỉ có
một Thật thể thì tại sao gọi là Thật thể của vạn hữu được? Nếu
Thật thể không an trí nơi vạn hữu thì vạn hữu trở thành không có
Thật thể, như thế tại sao lại chấp cho vạn hữu có Thật thể? Cho nên
chấp bản thể của vũ trụ ly khai khỏi Thức vẫn thật tại riêng có
là chỗ hoàn toàn không đúng.
*-
Khách hỏi: Thế thì hiện tiền các thứ giống vật sanh tồn biến
hoá tự thành nghi tắc, mỗi mỗi cá biệt thật tế lưu hành chuyển
động, đâu chẳng có căn nguyên tối cao? Vả lại không gian vô biên
và thời gian vô cùng kia vì sao mà có?
*-
Luận đáp: Nguyên nhân tất cả chúng sanh hữu tình đây từ vô thỉ
huân tập hư vọng làm nhân nội lực, Ý Căn (Thức Mạt Na thứ bảy) dựa vào xoay vần thường lúc nào
cũng liên tục theo dõi sự sanh hoá của nguyên tố Thức A Lại Da thứ
tám, phân biệt giống vật chấp cho là pháp thể; hoặc do Ý Thức thứ
sáu duyên lấy các pháp của Tâm Thức A Lại Da biến hiện và dựa vào
các thứ phân biệt xoay vần tham trước, đây là chỗ mà Khách đã hỏi.
Nhưng ở đời hiện tại hoặc duyên nơi ngôn thuyết hư vọng phân biệt
sai lầm, nơi pháp tánh các pháp lẫn nhau vọng sanh suy nghĩ mưu tính,
như Thiên Thần Giáo bảo là Thượng Đế tạo dựng vũ trụ đẳng cấp.
Đúng ra đây đều là chỗ duyên của các Thức, chỗ hiện của Duy Thức,
thật không có ngoài Tâm, Thức bên trong giống như có, cho nên biết
tất cả đều do Duy Thức.
*-
Khách hỏi: Như thế, ở trong nhân gian và trong kinh Phật đều nói
nào là loài người, loài thú, động vật, sanh vật và phàm phu, Thánh
nhân, loài dị sanh, các đức Phật..v..v......; hơn nữa lại nói nào là
cố thể, dịch thể, khí thể, nguyên tử, điện tử, tinh tử..v..v...... cho
đến địa, thủy, hoả, phong, không, thời..v..v...... nếu bảo rằng Duy
Thức thì đây căn cứ nơi đâu để nói?
*- Luận đáp: Các danh tướng đây đều do Thức phân biệt
hiểu biết (Sáu Thức trước),
chuyển động biến hiện hai phần Kiến Năng Thủ (công năng tiếp thu qua thấy biết) và Tướng Sở Thủ (hình tướng đối tượng để tiếp thu).
Lại nữa nguyên nhân từ vô thỉ năng lực của vật và ngã phân biệt
huân tập nương nơi hai phần Kiến Năng Thủ và Tướng Sở Thủ này
chuyển biến tương tợ các thứ tướng của chúng sanh và thế gian. Năng
lực và ngã nói trên nương nơi Thức để biến hiện và nương theo Thức
để duyên, chúng và Thức lợi dụng thiết lập thành loài người, loài
thú, cho đến đất, nướng, gió, lửa, hư không..v..v........ Giống như
người trong mộng, năng lực trong mộng, tâm trong mộng chuyển biến
hiện ra các thứ cảnh tướng, có tương tợ các loại như mình và người,
vật và ngã mà không biết lại vọng chấp cho là ngoài tâm trong mộng
chúng nó có thật. Đó chỉ là chạy theo vọng tình giả lập để phát
huy, đều không sự thật. Nếu như đã biết do tâm trong mộng chuyển
biến mà hiện ra tương tợ, không giống chỗ chấp của vọng tình mà nói
thuận theo cho là có thật, đây mặc dù mê chấp cho chúng có thật,
nhưng kết quả chúng hoàn toàn không có thật. Con người..v..v.......
địa cầu..v..v...... chính nương nơi tâm mộng giả lập, mặc dù có như
huyễn, nhưng tâm mộng chính là thể làm chỗ nương tựa cho con
người..v..v...... cho địa cầu..v..v...... thì cũng thuộc về loại có
chân thật. Thức là chỗ nương tựa của tất cả chúng sanh của tất cả
thế giới và tất cả chúng sanh tất cả thế giới cũng chính là chỗ
biến hiện của Thức, vì tất cả chúng sanh tất cả thế giới đều chỉ do
Thức, cho nên được gọi là Duy Thức. Đúng như có bài tụng nói rằng:
“Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng tướng chuyển; bỉ y pháp sở biến”.
III.-
HỆ THỐNG QUÁN SÁT PHÂN TÍCH
KINH NGHIỆM
CỦA DUY THỨC LUẬN:
*-
Khách hỏi: Chúng sanh vô lượng, thế giới vô biên, nay nói rằng
tất cả đều nương nơi Thức để biến hiện thì Thức kia sai biệt đại
khái là bao nhiêu, có công năng đặc thù gì?
*-
Luận đáp: Thức của năng biến độ khoảng phân làm ba loại: một
là Thức Thể Sanh Hoá (Thức Thể A
Lại Da), hai là Thức Tánh Ý Chí (Thức
Mạt na), ba là Thức Liễu Biệt Cảnh (sáu Thức trước). Cộng chung lại thì thành hai thứ Năng
Biến:
1.- Nhân Năng Biến, là thuộc về
năng lực hoá thành dòng chảy và năng lực hoá thành sanh mạng trong
Thức Thể Sanh Hoá. Năng lực hoá thành dòng chảy nơi nhân do Thức
Tánh ý Chí cùng với Thức Liễu Biệt Cảnh huân tập vào trong Thức
Thể Sanh Hoá để khiến được sanh trưởng. Năng lực hoá thành sanh mạng
nơi nhân do Thức Liễu Biệt Cảnh “có nghiệp tánh tạp nhiễm thiện ác”
huân tập vào trong Thức Thể Sanh Hoá để khiến được sanh trưởng.
2.- Quả Năng Biến, là do công lực
huân tập của hai thứ năng lực ở trước (năng lực hoá thành dòng chảy và năng lực hoá thành sanh
mạng) chuyển biến các Thức sanh khởi để biến hiện ra các tướng.
Đây gọi là năng lực hoá thành dòng chảy để làm nhân duyên, các
thứ Thức Tướng sai biệt (Thức Thể
Sanh Hoá, Thức Tánh Ý Chí, Thức Liễu Biệt Cảnh) do đây mà sanh
khởi, cho nên gọi là dòng chảy hoá thành quả, nhân tướng và quả
tướng đều gần giống nhau. Lại nữa năng lực hoá thành sanh mạng chỉ
làm trợ duyên, lôi cuốn nghiệp lực tiền khiên báo thù Thức Thể
Sanh Mạng “hướng dẫn thể sanh mạng đi thọ báo”, lôi cuốn nghiệp lực
tiền khiên báo thù Thức Liễu Biệt Cảnh “Thể sanh mạng đã đầy đủ”.
Trước đó gọi là thể chân của sanh mạng, sau đó gọi là thể sanh của
sanh mạng. Hai thứ này gọi đầy đủ chính là sanh mạng hoá thành quả,
nhưng tánh của quả so cùng tánh của nhân thì không giống nhau. Thức
là chỗ nương tựa của chúng sanh và thế giới, Thức là năng biến của
chúng sanh và thế giới, nghĩa đây sâu rộng vô cùng.
*-
Khách hỏi: Sao gọi là Thức Liễu Biệt Cảnh, Thức có mấy thứ?
*-
Luận đáp: Biết rõ sự tướng cảnh giới riêng biệt rất là rõ
ràng thô cạn, nên gọi là Thức Liễu Biệt Cảnh. Thức Liễu Biệt Cảnh
độ khoảng có hai thứ: một là Thức nương nơi sắc căn (chỉ cho năm Thức Trước), hai là
Thức nương nơi ý căn (chỉ cho Ý Thức
thứ sáu).
*-
Khách hỏi: Sao gọi là Thức nương nơi sắc căn, Thức lại có mấy
thứ?
*-
Luận đáp: Thức phát sanh đều nương nơi tịnh sắc căn của riêng mình
làm duyên tăng trưởng không quan hệ chung với các tịnh sắc căn khác,
cho nên gọi là Thức Y Sắc Căn (năm
Thức Trước). Thức đây riêng biệt có năm thứ:
1, Nhãn Thức, do cảm giác chiếu rõ
riêng biệt các hiển sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng..v..
v..... hoặc bao gồm cảm giác
chiếu rõ riêng biệt các hình sắc, các biểu sắc như dài, ngắn,
vuông, tròn, lớn, nhỏ, xa, gần,
sáng, tối, không, bịt kín, cong lại, duỗi ra, đi qua, đi đến
riêng biệt các hình, biểu hiện
các sắc làm hành trạng nơi tự thân.
2, Nhĩ Thức, do cảm giác chiếu rõ
âm thanh riêng biệt làm hành trạng nơi tự thân.
3, Tỷ Thức, do cảm giác chiếu rõ
mùi hương riêng biệt làm hành trạng nơi tự thân.
4, Thiệt Thức, do cảm giác chiếu rõ
mùi vị riêng biệt làm hành trạng nơi tự thân.
5, Thân Thức, do cảm giác chiếu rõ
xúc chạm ngăn ngại riêng biệt như cứng chắc, ẩm ướt,
ấm áp, nhẹ nhàng, làm hành
trạng nơi tự thân.
Vì thế năm thứ Thức đây cũng được
gọi là Sắc Thức, Thinh Thức, Hương Thức, Vị Thức, Xúc Thức. Năm Thức
đây có khi cùng một lúc cùng một chỗ cảm giác chiếu rõ riêng biệt
luôn cả sắc, thinh, hương, vị, xúc. Sự hiểu rõ và nơi tướng trạng để
hiểu rõ đều nương nơi tự thân của Thức chuyển biến hiện khởi. Các
hữu tình nơi năm Thức đây hoặc có mặt hoàn toàn, hoặc không có mặt
hoàn toàn, hoặc lúc không và lúc có hoàn toàn, nhưng nhất định chỉ
có năm Thức đây mà thôi.
*-
Khách hỏi: Năm thứ Thức đây thuộc tánh gì khi chúng thuận theo
hoà hợp để chuyển biến?
*-
Luận đáp: Báo động đui mù phát sanh thì lập tức cảm ứng bóng
tối hoà hợp khiến cho cảm giác tiếp nhận sơ lược đại khái và ngay
lúc đó tưởng tượng liền trở nên mức độ to lớn khiến cho năng lực
ý nghĩ phát động chuyển biến, đây là thuộc tánh của năm Thức đã
được phổ biến rõ ràng. Nếu lúc đó dục vọng đây hợp tác cùng với
những thứ tín, tàm, quý và tham, sân, si..v..v...... đều có những
tưởng tượng của thuộc tánh năm Thức nói trên. Nơi cảm giác của năm
Thức khi năm Thức này chiếu rõ riêng biệt các thứ sắc, thinh, hương,
vị, xúc và quán sát một cách tinh tế thì có thể thu hoạch được sự
hiểu biết.
*-
Khách hỏi: Chỗ chiếu rõ riêng biệt các thứ sắc, thinh, hương, vị,
xúc của năm Thức đây rốt cuộc là tình hình như thế nào?
*-
Luận đáp: Thí dụ như ánh sáng của gương chiếu rõ thì bức tranh
của gương hiển hiện và bức tranh của gương hiển hiện tức là ánh
sáng của gương chiếu rõ. Tự tướng quang cảnh của bức tranh mỗi mỗi
đều thân cận nơi bóng tối để hiển hiện rõ nét, không phải là chỗ
ngôn ngữ văn tự có thể nói đến được và có thể bày tỏ được, đó
chính là tánh cảnh hiện thật mà hiện thật có thể chứng minh. Trong
và ngoài, kia và đây, mình và người, vật và ta là chỗ mỗi mỗi giả
tướng đối đãi hiện khởi và nương tựa nơi sự hoà hợp liên tục để
biến hiện giả tướng con người, tương tợ con bò, tương tợ cây gỗ,
tương tợ khối đá mà nơi trong cảm giác đây đều là không có, cho nên
những hiện tượng trên cũng gọi là Duy Thức Cảm Giác.
*- Khách hỏi: Chỗ hoàn toàn cảnh thật
của năm Thức đây thì không có giả tướng đối đãi và hoà hợp; còn
giả tướng liên tục đó thì thuộc về cảnh nào, là chỗ hoàn toàn của
Thức nào?
*-
Luận đáp: Các giả tướng đây thì thuộc về cảnh đới chất và cảnh
độc ảnh, là chỗ hiểu biết của Thức Y Ý Căn (Ý Thức thứ sáu).
*-
Khách hỏi: Như thế nào gọi là Thức Y Ý Căn?
*-
Luận đáp: Thức nương nơi Thức Tánh Ý Chí (Thức Mạt Na thứ bảy) làm căn trợ duyên tăng trưởng độc
lập để được phát sanh, cho nên gọi là Thức Y Ý Căn (Ý Thức thứ sáu). Thức Y Ý Căn để
hiểu biết phân biệt tính toán cân nhắc tất cảnh thật, cảnh đới
chất, cảnh độc ảnh của các pháp để làm tự thân, làm hành tướng,
cho nên cũng gọi là Pháp Thức.
*-
Khách hỏi: Cảnh hoàn toàn thật tánh của Thức đây (của Thức Y Ý Căn) như thế nào?
*-
Luận đáp: Cảnh hoàn toàn thật tánh của Thức đây phải hoàn
thành ba điều kiện: 1, nghĩa là Thức này cùng với năm Thức Trước
đồng ở trong thời gian một sát na ban đầu, nương nơi năm Thức Trước
cảm giác chiếu rõ sắc, thinh, hương, vị, xúc, mỗi mỗi đều ly khai tự
tướng ngôn ngữ. 2, nghĩa là lìa xa tán động hôn loạn, chỗ duy trì tâm
cảnh phải định tuệ tinh tế chuyên nhất thanh tịnh sáng suốt. 3, nghĩa
là phải hoàn toàn thoát ly tính toán so lường phân biệt, phù hợp
với tánh chân như của tất cả pháp. Đây chính là chuyển Thức Y Ý
Căn đây trở thành “Trí Diệu Quan Sát” vậy.
*-
Khách hỏi: Cảnh đới chất hoàn toàn của Thức này như thế nào?
Vả lại sao gọi là cảnh đới chất?
*-
Luận đáp: Thức này có công năng thù thắng, có mặt đầy đủ rộng
lớn nơi tất cả chỗ có cảnh giới, thường tính toán so lường phân
biệt chấp lấy khắp nơi chỗ có cảnh giới nói trên. Bên trong Thức
này nương nơi Ý Căn (Mạt Na) và
quan hệ các pháp Tâm Bất Tương Ưng Hành như: Danh, Số, Thời, Phương,
Đồng, Dị..v..v....... thuộc quá khứ chỗ mà Thức này đã hiểu rõ danh
nghĩa và hành tướng, lại thường liên kết hoà hợp với niệm tưởng
hiện tiền. Nhân đây Thức Y Ý Căn nương nơi sắc, thinh, hương, vị, xúc
của năm Thức Trước đã cùng hiểu biết qua hình thức chiếu soi, liền
trong một thời gian sát na đơn độc lưu chuyển vào trong phạm vi của Thức
này, biến mỗi mỗi thật tại hoà hợp liên tục thành hình tướng Cảnh
Tợ Đới Chất. Tự tha, nhân ngã, nội ngoại, kia đây, một nhiều, vuông
tròn, lớn nhỏ, xa gần, ranh giới đầy đủ hoàn tất, địa hạt niêm phong
hoàn toàn kiên cố, đối đãi lẫn nhau, mỗi mỗi đều được Thức này thiết
lập an định danh nghĩa cho sự vật; Thái dương, đại địa, quần chúng sinh
động, thực vật sanh sôi nảy nở, tất cả đều là Cảnh Tợ Đới Chất
đã được nương tựa nơi Thức Y Ý Căn để thành hiện tượng. Vì sao gọi
là Cảnh Tợ Đới Chất? Các vật trong đây đều tợ hồ hàm chứa sắc,
thinh, hương, vị, xúc của năm Thức Trước ở trong; nhưng kỳ thật sắc,
thinh, hương, vị, xúc của năm Thức Trước vẫn an trụ nơi tự tướng của
chúng và đối với các vật tợ đới chất kia hoàn toàn không giao
thiệp. Có thể xác định Cảnh Tợ Đới Chất chỉ là hình tướng phản ảnh
của sắc, thinh, hương, vị, xúc do Thức Y Ý Căn tự động sanh khởi mà
thôi, nên gọi là Cảnh Tợ Đới Chất. Hơn nữa Cảnh Chân Đới Chất là
những hình ảnh nương theo tâm cảnh hiện thật trong thế gian bao gồm
sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp do Thức Y Ý Căn này chỗ liễu biệt (chỗ phân biệt hiểu biết), ngoài
ra các Thức Hiện Hành (năm Thức
Trước) và Thức thuộc tâm tánh (Thức
Dị Thục)..v..v...... cùng nhau chiếu soi ảnh hiện không qua trung
gian Thức Tánh Ý Chí (Thức Mạt Na)
suy luật và diễn dịch, những tâm cảnh ảnh hiện đó chính là Cảnh
Chân Đới Chất.
*-
Khách hỏi: Cảnh Độc Ảnh của Thức này (Thức Y Ý Căn) như thế nào? Vả lại sao gọi là Cảnh Độc
Ảnh?
*-
Luận đáp: Do Thức Y Ý Căn này chuyên dùng danh ngôn nghĩa tướng
vô căn cứ bịa đặt cảnh không có thật và nương nơi niệm tưởng tìm
tòi ký ức quá khứ, nhớ nhung diện mạo các cảnh tượng vị
lai..v..v......, cố nhiên những cảnh đó hoàn toàn thoát ly tâm cảnh
hiện thật mà phân biệt tính toán so lường với cảnh chỉ riêng hư ảnh.
Một là quán tưởng chỗ đây không có, hoặc thời gian này không có,
hoặc trong đây không có, mà những cảnh đó đã có của vũ trụ. Như
trong mười hai tháng luôn luôn tưởng đến thứ tiếng ếch nhái kêu,
những thứ tiếng đó gọi là Hữu Chất Độc Ảnh. Hai là giả sử căn cứ
nơi các tên sừng ngựa, lông rắng..v..v...... hoặc sáng tạo các tên
như Thượng Đế của vũ trụ..v..v......, do các tên đó phát khởi những
cảnh tưởng tượng mà những cảnh tưởng tượng đó hoàn toàn không có,
nên gọi là Cảnh Độc Ảnh Vô Chất. Cảnh Độc Ảnh Vô Chất đây nếu
như phân biệt phán xét tinh tế thì có rất nhiều loại nghĩa, nay tạm
thời nói lược qua.
*-
Khách hỏi: Chứng tỏ đặc biệt của Thức Y Ý Căn (Ý Thức thứ sáu) đây, khả năng của nó đã phân biệt
tính toán so lường như thế nào khi ở nơi hai cảnh Tợ Đới Chất và Độc
Ảnh?
*-
Luận đáp: Đúng như thế, nhân vì
Tợ Đới Chất và Độc Ảnh chỉ là cảnh thuộc về của Thức Y Ý Căn.
Chẳng thà như thế, bởi vì trong các Thức, công dụng duy nhất của
Thức này rất rộng lớn, cảnh huệ nhập định và chứng được pháp tánh
chân như cũng chính là nhờ công năng
thù thắng đặc biệt của Thức này. Thức này nương nơi năm Thức
Trước để hiểu rõ sắc, thinh, hương, vị, xúc và về công dụng cơ bản của
nó cũng giống như năm Thức Trước. Nhưng Thức này chẳng biết trước
có năm Thức Trước và đối với Thức này cũng khó biết đến. Cho
nên người đời chỉ biết có Thức Y
Ý Căn này, nhưng đều mờ mịt không rõ chân hiện lượng (mặt thật) của nó. Như vậy chân
hiện lượng của nó trong một sát na, mặc dù bất ngờ tán loạn phơi
trần và ít khi có thể ấn định, liền lập tức lưu chuyển vào lãnh vực
lời nói và ý nghĩ của đới chất và độc ảnh; bởi vì đây không phải
do định huệ chứng ngộ, gặp được pháp tánh chân như, để được thích
ứng với nhau. Vì lẽ đó không thể thành tựu định huệ để được giác
ngộ chân như, tức là do Thức này luôn luôn lúc nào cũng lưu chuyển
dong ruổi thoả thích nơi cảnh đới chất và độc ảnh; mê lý Duy Thức
ham muốn chạy theo tìm cầu ngoài tâm, tận tụy quan sát tính toán chấp
trước rốt cuộc không thể được cũng hoàn toàn do đây cả. Cho nên
giai đoạn thứ nhất của Duy Thức Học, đầu tiên phải hiểu rõ các
cảnh Tợ Đới Chất và Độc Ảnh trong đây chỉ là lời nói của ý tưởng,
tuyệt đối không có thật chất. Vì thế đây cũng gọi là Duy Thức Ý
Ngôn. Duy Thức Ý Ngôn đây quán sát đến chỗ bên cạnh thân thiết
hiển hiện rõ ràng, liền có thể giác ngộ được chân thật thế gian
giống nhau đều là một thứ mộng cả.
*-
Khách hỏi: Thuộc tánh của Thức Y Ý Căn đây sẽ tuỳ thuận hoà
hợp sanh khởi, nếu so sánh với năm Thức Trước thì như thế nào?
*-
Luận đáp: Tâm thuộc tánh của Thức này chuyển hoá biến đổi rất
thâm sâu rộng lớn phức tạp nhanh chóng: nó phổ biến sáng tỏ không
thể bàn luận được, nào là các dục vọng, thắng giải, ức niệm, tịnh
định, minh huệ thuộc đặc biệt cảnh giới của tâm; nào là các tín,
tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật,
hành xả, đại bi..v..v......thuộc tâm tánh thiện tịnh; nào là các tham,
sân, si, mạn, nghi, ác kiến thuộc tâm tánh quây cuồng nhiễu loạn hỗn
tạp nhiễm ô; nào là các phẫn, hận, phú, não, tật, san, cuống,
siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quý, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giãi
đãi, phóng dật, thất niệm, bất chánh tri thuộc tâm tánh trọng trược
hung ác; nào là các tìm cầu, dò xét, hối hận, ngủ nghỉ thuộc tâm
tánh bất định; với những thứ tâm thuộc tánh kể trên, Thức này nơi
các thời gian, các xứ sở xoay chuyển liên đới, khi phân ly, khi dung
hợp sanh diệt, phất phơ khó phân biệt. Nhưng công đức của hai tâm tìm
cầu và dò xét thì rất vĩ đại, những tư tưởng học thuật chỗ lưu hành
của thế gian đều cần phải nương nơi hai tâm này mới được phát minh.
Các tâm thuộc tánh đây phải được thời gian sát na sát na yên lặng
tịnh ngữ phản quan xét nghiệm bên trong thì mới có thể như xem một
loại điện ảnh, bao nhiêu vi tế hiện bày rất rõ ràng.
*-
Khách hỏi: Thế thì sáu thứ Thức Liễu Biệt Cảnh đây tạo tác
nghiệp tánh thiện ác như thế nào?
*-
Luận đáp: Thì đây triệu chứng tâm thuộc tánh của chúng có thể
hiểu biết, đều do Thức Y Ý Căn (Ý
Thức thứ sáu) biẻu hiện qua hành động của thân, qua ngôn ngữ
của miệng, khi hiện khởi mang theo các tâm thuộc tánh như Tín, Tàm,
Quý..v..v...... thì tạo tác nghiệp tánh tịnh thiện; khi hiện khởi mang
theo các tâm thuộc tánh như Phẫn, Hận, Phú, Não..v..v...... thì tạo
tác nghiệp tánh nhiễm ác; khi hiện khởi riêng mang theo các tâm
thuộc tánh như Cảnh báo, Dục vọng, Tìm cầu..v..v....... thì tạo tác
nghiệp tánh riêng biệt như Thiện, Ác, Vô Ký. Nhưng các loại hữu tình
ở trong chỗ sanh tử lưu chuyển, khi hiện khởi phần lớn không lìa khỏi
các tâm thuộc tánh như Tham, Sân, Si, Mạn..v..v...... cho nên tâm hành
đều có ô nhiễm pha tạp che phủ. Nếu như đến khi khế hợp được chân
như thì lúc đó Thức Tánh Ý Chí (Thức
Mạt Na thứ bảy) bị phản chiếu, chừng đấy tâm hành mới có thể
hoàn toàn thành tựu thuần thục tịnh thiện; đây thì không phải trở
lại nhân tố thâm nhiễm nữa mà
thuộc nơi sáng tạo làm mục đích vậy.
*-
Khách hỏi: Chúng nó ở nơi cảm thọ khổ lạc thì như thế nào?
*-
Luận đáp: Tâm cảnh khi cảm
giác hoặc phù hợp với nhau thì thích thú đẹp lòng thân tâm vui vẻ;
hoặc rối loạn bất thường bức bách thì thân tâm khổ não; hoặc không
có thể khu biệt được sự phù hợp rối loạn bất thường bức bách thì
thân tâm nhận lãnh tánh trung dung trong sự xả bỏ. Sáu Thức Liễu
Biệt Cảnh đây nơi ba thọ: khổ, lạc và xả đều có thể hoán chuyển
tùy theo thời gian. Nhưng khổ thọ và lạc thọ mỗi loại đều có hai
thứ: Khổ Thọ có hai thứ: khổ và ưu. Lạc có hai thứ: lạc và hỷ.
Khổ Lạc chỉ thuộc hiện tại, Ưu Hỷ bao gồm cả quá khứ và vị lai. Năm
Thức Trước chỉ có ba thọ: khổ, lạc và xả; nhưng nơi Thức Y Ý Căn thì
có năm thọ: khổ, lạc, ưu, hỷ và xả. Quán vi tế trong tâm thẩm xét
thì không khó hiểu biết.
*-
Khách hỏi: Mặc dù đã biết rõ Thức Liễu Biệt Cảnh đây là chỗ
hiểu rõ tướng trạng của thật tánh, đới chất, độc ảnh, nghĩa là như
trước đã bàn đến năm Thức cùng với Thức thứ sáu cảm giác chiếu
rõ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, giờ đây lý do vì sao nhất định
phải ở nơi thời gian này, xứ sở này thì mới có những cảm giác sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp? Nếu ở nơi thời gian kia, xứ sở kia thì
không được như thế, nghĩa là không có những cảm giác sắc, thinh,
hương, vị, xúc giống như thế? Vả lại Thức Y Ý Căn cũng phải có thời
gian, có xứ sở thì mới có các thứ tướng hoà hợp, liên tục, đối
đãi trong lãnh vựa kia, trong lãnh vực này và trái lại mặc dù đã
có thời gian, có xứ sở nhưng lại không có các thứ tướng hoà hợp,
liên tục, đối đãi giống như trên. Vào trường hợp khác các thứ
tướng sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đều hoà hợp, liên tục, đối
đãi chung thời gian, chung xứ sở đã được đa số người có thể cùng
nhau có các thứ hiểu biết riêng biệt trong lãnh vực này trong lãnh
vực kia; ngược lại ở khác thời gian, khác xứ sở thì lại đa số người
không được cùng nhau có các thứ hiểu biết riêng biệt giống như
trên: Nếu bảo rằng tất cả không thể lìa khỏi Thức riêng có nhân
giả phát sanh những thứ hiểu biết riêng biệt mà ở trước đã đề cập
và như thế các thứ pháp sai biệt trên do đâu mà có được?
*-
Luận đáp: Khách cũng thường nằm mộng phải không? Cảnh vật trong
mộng là chỗ Thức hiểu biết riêng biệt, khi đang ở trong mộng chưa
tỉnh, ngày xuân trong mộng thì cũng chỉ có hoa đào mà không có hoa
sen, sa mạc trong mộng thì cũng chỉ có đồng hoang mà không có cây đậu
lúa mì, người nhà trong mộng lìa xa sum hợp thì cũng đều có sầu vui
khóc cười, nam nữ giao hợp trong mộng thì cũng có thể có sự việc
tổn mất tinh huyết. Các cảnh mộng đây cũng đều thành tựu giả
huyễn, như có quy luật tự nhiên, các hiện tượng trong mộng như thế
phải chăng lìa ngoài tâm mộng có chỗ tồn tại riêng biệt hay sao?
Nhưng đến khi tỉnh giấc, hỏi rằng những cảnh mộng trong nội tâm do đó
có thể tiêu mất, nếu như muốn ở nơi ngoài tâm tìm cầu chỗ tồn tại
của những cảnh mộng đó mảy may có thể được không? Mộng đã như thế
thì tỉnh mộng cũng giống như thế.
*-
Khách hỏi: Tuy rằng đã rõ cảnh mộng đây không lìa khỏi tâm
mộng, nhưng tâm mộng kia cũng cùng cảnh mộng hoà hợp, liên tục,
cùng nhau hiện khởi, hợp chung nhau lại gọi là mộng. Mà mộng đây nó
có mặc dù là huyễn, đòi hỏi không phải không có nơi nguyên nhân
cống hiến. Nó nếu có nơi nguyên nhân cống hiến thì ngoài mộng ra đã
có nguyên nhân bộ phận chính để phát khởi mộng; như thế ngoài Thức
ra sao lại không có nguyên nhân bộ phận chính để phát khởi Thức hay
sao? Lý đây đã như nhau thì còn nghi ngờ chi phải đợi quyết định?
*-
Luận đáp: Mộng nương nơi tâm mà có, mộng không lìa khỏi tâm, tâm
tuy không nhất định là mộng, vả lại có thể vĩnh viễn tuyệt đối lìa
khỏi mộng. Tâm khi giữa lúc mộng thì cũng không thể lìa khỏi tâm
mộng để có tâm riêng biệt. Cảnh mộng, tâm mộng nương nơi mộng mà
hiện, mộng lại nương nơi bản tâm mà có. Muốn biết mộng nương nơi bản
tâm mà có thì cần phải thông suốt Thức Thể Sanh Hoá (Thức Thể A Lại Da thứ tám).
*-
Khách hỏi: Như thế nào gọi là Thức Thể Sanh Hoá?
*-
Luận đáp: Thức này hàm chứa rộng lớn, sâu xa thầm kín mầu nhiệm
vi tế, quát sát khó được, thừa nhận ngầm nhất định là hiện hữu.
Thức này ước lượng có ba nghĩa:
1, Hàm Tàng Thức: nghĩa là Thức này
có khả năng dung nạp Thức Tánh Ý Chí (Thức
Mạt Na thứ bảy), Thức Liễu Biệt Cảnh (sáu Thức Trước), các thứ công lực huân tu luyện tập,
tất cả đều chứa đựng ở trong. Nếu không phải một lần trải qua kinh
nghiệm sử dụng hoá làm thứ công sức kia thì nhất định không có tiêu
mất, Thức đây gọi là “Năng Tàng” thứ nhất. Lại thêm, Thức này rất
mê tối yếu ớt trống rỗng mềm mại, không có khả năng tự giác tự
quyết định, thời gian mỗi một sanh mạng trước đi qua đã mất và một
sanh mạng sau chưa đến thì nghiệp lực thiện ác do sáu Thức Trước tạo
nên đã tiềm tàng trong Thức này bổng nhiên nhô lên dẫn Thức này
đến một thứ sanh mạng khác; dùng Thức này làm thể sanh mạng để
quyết định cho sanh mạng của nó, khiến sanh mạng khuất phục bao che
nghiệp lực nói trên nơi trong sanh mạng để quyết định. Mới cho ra một
sanh mạng trước thì lại cho vào một sanh mạng sau, luôn luôn bị trói
buộc ẩn tàng, mảy may không được tự do, đây là “Sở Tàng” thứ hai.
Hơn nữa, Thức này lại bị Thức Tánh Ý Chí luyến ái chăm chú chấp
trước, chiếm cứ làm “Thể Tự Ngã”, vận chuyển sáu Thức Trước tạo
tác biến hoá các thứ hành tướng toàn bộ đều tiếp nhận dung chứa
trong Thức này, cho nên Thức này được gọi là “Ngã Ái Chấp Tàng”
thứ ba. Thức Hàm Tàng đây mặc dù có ba nghĩa, nhưng chỉ dùng nghĩa
“Ngã Ái Chấp Tàng” làm chủ.
2, Sanh Thể Thức: tức là nghĩa của
“Thức Sở Tàng” này. Bởi vì sanh mạng mặc dù không phải do Thức này
quyết định mà chính là chủ thể của sanh mạng, Thức này thực tại gọi
là “Chân Thể Sanh Mạng”.
3, Chủng Nguyên Thức: tức là nghĩa
của “Thức Năng Tàng” đã đề cập ở trước. Nguyên do Thức Thể này
chính là chỗ cội rễ đầy đủ của các thứ năng lực và cũng là chỗ
của các thứ công lực do bảy Thức Trước huân tập vào ở trong Thức
này, tức là thường mỗi mỗi liên đới phát sanh các tâm pháp sai
biệt với nhau. Thức này là thứ nguyên tố cội rễ của tâm pháp tương
ưng, tâm pháp biến hiện, tâm pháp bất tương ưng hành. Trong đây nghĩa
“Ngã Ái Chấp Tàng” có thể lìa khỏi tai hoạ, lìa khỏi Ngã Ái Chấp
Tàng thì nghĩa chủ thể sanh mạng cũng có thể lìa khỏi, cũng như tâm
có thể lìa khỏi nơi giấc mộng. Theo nghĩa thứ công năng nương nơi thể
đây thì thường tại vô thỉ vô chung, cho nên nó cũng gọi là “Y Trì
Bản Thức” (Nương tựa giữ lấy Bản
Thức). Đã lìa khỏi Ngã Ái Chấp Tàng, sau đó nơi Chủ Thể Sanh
Mạng, Thức này cũng được gọi là “Tâm Thức Thanh Tịnh Vô Cấu”. Nếu
có thể biết “Thứ nguyên tố công năng sanh hoá nương tựa giữ lấy Bản
Thức” thì câu hỏi trên cũng nên có thể biết.
*-
Khách hỏi: Thứ nguyên tố công năng của tất cả pháp hiện hữu
trong Thức này sự việc kết quả như thế nào?
*-
Luận đáp: Chữ Hàm đây có nhiều nghĩa, tóm tắt là phân biệt:
1, Sát na sát na biến diệt: trước
diệt sau sanh, có công lực thù thắng, không phải là pháp cứng đặc
tồn trụ kín mít yên định không công dụng.
2, Chủ yếu là cùng với quả của
hành tướng hiện có đồng thời đồng xứ cùng nhau có mặt: Thí dụ như
máu huyết bào thai và nhục thân của tôi cùng nhau có mặt, mà máu
huyết bào thai kia tức là thứ yếu tố nhục thân của tôi đây.
3, Tùy theo chỗ nương nơi Thức thường
mãi chuyển biến: từ loại công năng dẫn dắt liên tục không dứt, cho
nên tất nhiên phải nương tựa giữ lấy Bản Thức.
4, Tánh tác dụng quyết định: là thứ yếu
tố công năng nào thì tất nhiên chỉ sanh ra quả tướng hiện hành của
thứ đó, như đất thì chỉ thành đồ đất mà không thể thành đồ ngọc đồ
vàng.
5, Trọng yếu là chờ đợi rất đông
trợ duyên mới có thể sanh khởi quả tướng hiện hành: như hạt lúa
cần yếu phải chờ đợi các duyên nước, đất, gió, ánh sáng mặt
trời..v..v....... mới có thể sanh ra cây lúa.
Các thứ thế lực công năng yếu tố
đây có thể trực tiếp đích thân tự sanh giống loại của mình hiện
hành thành quả tướng gọi là “Sanh Nhân”. Thế lực giới hạn chưa hết
có thể thu hút dẫn tới quả tướng hiện hành còn sót lại khiến
không thể chấm dứt gọi là “Dẫn Nhân”. Các hạt giống cây cỏ đều
chỉ có thể là trợ duyên thù thắng, không phải nguyên nhân chân
thật căn bản đích thân có thể sanh ra cây cỏ; nguyên nhân chân thật
căn bản của chúng nó tức là các nguyên tố chất lực, mà các
nguyên tố chất lực đây tức là do cộng đồng nghiệp hành huân tập
nơi Bổn Thức của vô lượng hữu tình làm chỗ sanh trưởng. Căn cứ nơi
đây dùng làm chỗ duyên đích thân của các Thức, chính là chỗ hiện
nguyên lý của Duy Thức, không phải rõ ràng hay sao!
*-
Khách hỏi: Trong đây chỗ gọi là nghĩa của huân tập kết quả như
thế nào?
*-
Luận đáp: Huân Tập phải có Năng Huân Tập (năng lực huân tập) và Sở Huân Tập (chỗ huân tập) thì mới thành tựu. Sở Huân Tập phải có
tánh vĩnh cữu, tánh bình đẳng, tánh tự tại, tánh trống trải bao dung
và có cùng Năng Huân Tập kia đồng thời đồng xứ không lìa khỏi tánh
hoà hợp. Căn cứ theo đó nên biết chỉ “Thức Thể Sanh Hoá” mới có
thể làm “Sở Huân Tập”. Còn Năng Huân Tập thì phải có tánh sanh
diệt vô thường, tánh lực dụng phong phú thù thắng, tánh khả năng
tác dụng tăng trưởng hoại diệt và có cùng Sở Huân Tập kia đồng
thời đồng xứ không bao giờ xa lìa tánh hoà hợp. Căn cứ trên nên
biết chỉ có các Thức và các Tâm thuộc tánh của chúng mới có thể
gọi là “Công năng Huân Tập”. Sự huân tập đây thí dụ như trong nhà
vốn không có mùi hương, một dạo đột nhiên có mùi hương, mùi hương dĩ
nhiên đã không còn, nhưng trong nhà mùi hương dường như vẫn còn. Cũng
như tay tôi có thể viết chữ thông thạo, mặc dù lúc chưa viết, nhưng
công năng viết chữ thông thạo kia vẫn còn tồn tại trong tôi như xưa.
Căn cứ nơi đó sự huân tập cố nhiên khiến các Thức khác cùng Thức
đây lẫn nhau làm nhân quả: nghĩa là thứ nguyên tố công năng của
Thức này đích thân sanh ra các Thức khác, các Thức khác lại cũng
huân tập sanh trưởng thứ nguyên tố công năng Thức này. Có thể biết
sự sanh khởi của Thức này không phải có pháp riêng để dựa vào
nhân, chính Thức này cùng với các Thức khác nương nhau làm nhân và
dựa vào nhau sanh khởi.
*-
Khách hỏi: Hành tướng liễu biệt của Thức Thể Sanh Hoá và chỗ
cảnh tướng liễu biệt đại khái như thế nào?
*-
Luận đáp: Chỗ liễu biệt của Thức này cũng là tánh cảnh hiện
thật. Ước lược có ba loại: Một là thứ nguyên tố công lực mang theo
sai lầm, nghĩa là nương tựa tướng sai biệt và hiển bày công lực huân
tập của các thứ danh ngôn, phân biệt ý nghĩa cảnh tướng kia. Hai là
nương theo năng lực cộng nghiệp thành thục nơi biến thành vũ trụ khí
thế giới. Cảnh tướng hai thứ đây đều do Thức này dẫn dắt dùng làm
bối cảnh và bảo trì khiến không cho biến hoại. Ba là nương theo năng
lực thành thục của nghiệp bất cộng (Nghiệp
riêng biệt) biến thành tự thân “Năm Tịnh Sắc Căn” và “Căn Y Xứ” (Phù Trần Căn). Năm Tịnh Sắc Căn
tóm tắt gần giống tế bào thần kinh chỗ phát minh của con người. Căn
Y Xứ tức là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân thuộc máu thịt của con người.
Đây thì không những chọn lấy dùng làm bối cảnh, duy trì khiến không
cho hư hoại và lại cũng chọn lấy dùng làm tự thể, khiến sanh giác
thọ (thọ nhận cảm giác), cùng
chung an nguy, sanh mạng liên kết với nhau. Căn thân và khí thế giới
trong đây có bốn thứ sai biệt: Một là “Thứ Nghiệp Tướng Phần” hoàn
toàn của “Chung”(Cộng) cùng nhau
biến thành: như vũ trụ khí thế giới làm chỗ nương tựa chung không
trực tiếp của sanh mạng hữu tình. Hai là “Thứ Nghiệp Tướng Phần” tuy
của “Chung Nhưng Không Chung Nhau”(Cộng
Bất Cộng) biến thành: như vùng đất chiếm hữu làm chỗ nương tựa
riêng tư của sanh mạng hữu tình và trở thành cảnh giới thọ dụng
không giống nhau của tùy loại người. Ba là “Thứ Nghiệp Tướng Phần”
tuy của “Riêng Nhưng Chung Nhau” (Bất
Cộng Cộng) biến thành: như các Căn Y Xứ Phù Trần Thô Sắc (như Mắt, Tai, Mũi, Miệng Lưỡi, Thân
Thể máu huyết) cũng có thể thân người khác lẫn nhau thọ dụng.
Bốn là “Thứ Nghiệp Tướng Phần” hoàn toàn của “Riêng” (Bất Cộng) tự mình biến thành: như
các Tịnh Sắc Căn của tế bào thần kinh riêng từng cá nhân thọ dụng.
Tất cả đều trở thành quả của “sanh mạng hoá” nương tựa trong một
lớp võ “lưu trú hoá” (nghiệp tướng
thân thể). Thứ nghiệp, căn thân, khí giới đây đều là “Tướng
Phần” của Thức phân biệt hiểu biết biến hiện. Còn phân biệt hiểu
biết tướng phần đây chính là “Kiến Phần”. Tướng phần, Kiến phần đều
nương tựa nơi Thức để phát khởi, đương thể của Thức gọi là “Tự
Chứng Phần”: tánh xưa nay của Thức gọi là “Chứng Tự Chứng Phần”. Có
người dùng bàn tay tự đánh vào bụng, bàn tay là năng lượng thí dụ
như Kiến Phần, bụng là sở lượng thí dụ như Tướng Phần. Con người
chính là Tự Chứng Phần, bàn tay và bụng đều không lìa khỏi con người,
sau đó suy xét qua mặc dù công dụng đã là năng lượng và sở lượng,
nhưng vì con người cho nên vẫn biết bề dài của cái bụng, số đánh sở
lượng ngang rộng, hiệu quả của lượng là không gây tổn thương hư khí. Đúng
ra con người xưa nay chưa hề biết tung hoành, nghĩa là chẳng hề biết
ngang dọc, dài rộng, số lượng nhiều ít, mặc dù con người đó có số
lượng đánh vào bụng của bàn tay, nhưng lượng quả không thể tồn tại
nơi bụng là có bao nhiêu cú đánh; vì thế con người đó phải có tâm
của họ đã có xưa nay thì mới biết được số lượng cú đánh của bàn
tay, tâm biết được số lượng đó chính là “Chứng Tự Chứng Phần”. Tại
sao hôm nay biết được số lượng? Vì biết số lượng đã có từ xưa nay.
Tại sao biết xưa nay đã có số lượng? Nguyên vì hôm nay biết được số
lượng. Hai thứ Tâm và Chứng Tự Chứng Phần đây lẫn nhau làm sở
lượng, năng lượng và quả lượng, cho nên không cần phải có phần thứ
năm. Bốn thành phần tâm đây sở dĩ được thành lập là ước tính theo
nghĩa của lượng quả. Ước tính theo nghĩa của Thể và Dụng, kết hợp
Chứng Tự Chứng Phần dùng làm Tự Chứng Phần thì còn lại có ba phần:
Tự Chứng Phần là thể, Kiến Phần và Tướng Phần là dụng. Ước tính
theo nghĩa của Năng và Sở: kết hợp Chứng Tự Chứng Phần và Tự Chứng
Phần dùng làm Kiến Phần thì còn lại hai phần: Kiến Phần là phần suy
xét duyên lấy, Tướng Phần là chỗ để suy xét duyên lấy. Ước tính
theo nghĩa nhất tâm; Sở Kiến (chỗ
để thấy) đã là không cho nên Năng Kiến (công năng nhìn thấy) cũng là không. Năng và Sở cả hai
đều tiêu vong cho nên chỉ còn là Nhất Tâm không thể thành lập. Hôm
nay thân căn của nhân sanh, khí giới của vũ trụ và hai thứ nguyên
tố của thân căn khí giới đã là Tướng Phần của Thức này mà cũng
là Tự Chứng Phần của Thức này biến hiện và Kiến Phần của Thức
này hiểu biết, cho nên Duy Thức Luận gọi Thức này là bản thể của
vũ trụ nhân sanh.
*- Khách hỏi: Hành tướng tâm thuộc tánh của Thức này cùng với nghiệp tánh, thọ
dụng và sanh hoá như thế nào?
*-
Luận đáp: Hành tướng của Thức này đã rất ẩn sâu cho nên tâm
thuộc tánh của nó cũng rất vi tế đơn độc. Tâm chỉ là cảm ứng phổ
biến, tâm chỉ cảnh phát (tâm phát
hiện báo động), tâm chỉ giác thọ, tâm chỉ tưởng tượng, tâm chỉ tư
duy mà thôi. Thức đây cùng với tâm thuộc tánh tất nhiên cả hai đều
không phải thiện không phải ác, tuy có trải qua suy tính nhưng không
che kín. Chúng nó không khổ, không vui, không buồn, không mừng, bình
thường mãi mãi, dịu dàng thâm trầm. Quả sanh thì nhân diệt, nhân
diệt thì quả sanh, nhân quả một thời, nhân quả đồng xứ, cái Không
tràn ngập chảy dài không dứt không trụ. Vạn hữu cùng Thức này
không phải một không phải khác, Thức này cùng vạn hữu không tức
là và cũng không lìa khỏi, lý do chỉ Thức này là nguyên tố sanh hoá
của vạn pháp.
*-
Khách hỏi: Thức này luôn luôn lúc nào cũng lưu chuyển, cũng sanh
diệt tương tục; Thức này cùng hiện hành với các loại nguyên tố, hơn
nữa Thức này cùng các giống nguyên tố tương ưng với nhau, nhưng tại
sao vạn hữu lại có sai biệt mà cùng Thức này không phải một không
phải khác?
*-
Luận đáp: Thức này mê mờ yếu kém, không có sức thẩm xét quả
quyết, theo công năng tạp loạn của Thức mà phát khởi. Khi phát khởi,
Thức này liền tham gia cùng “Loại nguyên tố Thức Tánh ý Chí” và
cùng phát khởi theo Thức Tánh Ý Chí (Thức
Mạt Na thứ bảy), do Thức Tánh Ý Chí cố chấp Thức này làm thể
tự ngã bên trong, vì thế “Thức Ngã Ái Chấp Tàng” đây cùng “Thức
Tánh Ý Chí” nương tựa lẫn nhau cùng nhau hiện hữu. Do từ vô thỉ đến
nay vì mỗi mỗi có mặt Thức Tánh Ý Chí cho nên Thức này cũng trở
thành mỗi mỗi Ngã Ái Chấp Tàng. Bên trong đã tự thành căn thân và
bên ngoài cũng chung nhau với Thức Tánh Ý Chí biến hiện thực vật và
khoáng chất. Mỗi đời mỗi đời luôn luôn huân tập nơi trong Thức này
thành một thứ công lực sanh mạng hoá, dùng làm trợ duyên tăng
thượng, có thể khiến Thức này nhận lấy các thứ sanh mạng sai biệt;
mà vạn hữu sở dĩ sai biệt như thế chính là do Thức Tánh Ý Chí.
*-
Khách hỏi: Tại sao gọi là Thức Tánh Ý Chí?
*- Luận đáp: Ý là nghĩa “Tương
Ưng”, Chí là nghĩa “Hằng Thẩm” (luôn
luôn thẩm xét). Thức này tư lương (suy
tính so lường) rất thù thắng); vả lại chỉ có Thức này mới hằng
thẩm tư lương; Thức vì có tánh tư lương hằng thẩm cho nên gọi là Thức
Tánh Ý Chí. Tánh phân biệt hiểu biết rất thù thắng của Thức Liễu
Biệt Cảnh, tánh huân tập sanh khởi rất thù thắng của Thức Thể Sanh
Hoá, tánh hằng thẩm tư lương rất thù thắng của Thức Tánh Ý Chí. Theo
sự thù thắng của Thức này mà đặt tên nên gọi là Ý Chí, nhưng
không phải hoàn toàn là không phân biệt hiểu biết. Thức này không
chỉ nương nơi Thức Thể Sanh Hoá và nhờ đó thứ nguyên tố của nó cũng
được sanh khởi. Nó lại cũng nương gá nơi hiện hành của Thức Thể Sanh
Hoá không cùng tăng thượng duyên, thí dụ như nương nơi Nhãn Căn của
Nhãn Thức, cũng như Thức Y Ý Căn (Ý
Thức thứ sáu) nương nơi Thức Tánh Ý Chí (Thức Mạt Na thứ bảy) làm căn. Thức Tánh Ý Chí này lại
nương nơi Tự Chứng Phần của Thức Thể Sanh Hoá (Thức A Lại Da thứ tám) làm căn và luôn luôn chạy theo
lưu chuyển mà không gián đoạn, cũng tức là thẩm xét rõ ràng Kiến
Phần của Thức Thể Sanh Hoá làm cảnh, mà cảnh đây tức là chỗ thẩm
xét chấp trước cho là Ngã Chân Thể bên trong của mình. Chính là dùng
Tâm chọn lấy Tâm trung gian (Kiến
Phần Thức A Lại Da thứ tám) nơi sanh ra cảnh chân đới chất và
luôn luôn suy nghĩ thẩm xét không xa lìa nhau. Cho nên tùy theo Thức
Ngã Ái Chấp Tàng cảm thọ thích hợp với loại Thức Thể Sanh Mạng nào
liền trói buộc nơi thể sanh mạng loại đó. Chỗ gọi là Liễu Trừ Sanh
Tử, nghĩa là nhờ hiểu rõ sanh mạng kia chỉ do Thức này cố chấp Thức
Thể Sanh Hoá mà thành ra có Ngã Ái Chấp Tàng, nếu như khai thông
giải phóng Thức này không còn cố chấp nữa thì nhân đó liền giải
thoát được “sự trói buộc phần đoạn sanh tử”. Nhưng đến lúc nọ vẫn
còn tương ưng với “kiến chấp tự tánh của pháp”, đến khi chứng được
viên mãn “tánh bình đẳng” thì lúc đó mới được hoàn toàn khai phóng
không còn chỗ chấp trước nữa, vĩnh viễn tương ưng cùng với “Trí tánh
bình đẳng”. Hằng thẩm tư lương tánh chân như của hai vô ngã trên các
pháp, đó là Thức Tánh ý Chí thanh tịnh viên minh, có thể tùy căn
tánh sai biệt của vô biên thế giới và vô lượng chúng sanh mà thị
hiện các thứ Phật Hoá.
*-
Khách hỏi: Tâm thuộc tánh của Thức này như thế nào?
*-
Luận đáp: Nếu như đến chỗ cứu cánh giác, các Thức đều bình
đẳng, đều chỉ cảm ứng, báo động phát hiện (Tác Ý), giác thọ (tiếp
nhận cảm giác), tưởng tượng, năng lực suy tư, phát nguyện mong
cầu, thắng giải (chọn lựa thù
thắng), ghi nhớ, yên định vắng lặng, trí huệ sáng suốt, tín, tàm,
quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, bất phóng dật, khinh an, hành
xả, đại bi, cộng chung gồm có hai mươi mốt thứ tâm thuộc tánh. Từ
vô thỉ cho đến ngày nay ở trong mê vọng, thì Thức này ngoại trừ năm
tâm thuộc tánh báo động (năm Biến
Hành Tâm Sở) phát hiện ra đều hiện hữu và tâm hành bị che lấp bởi
bốn thứ căn bản là Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn và Ngã ái khởi động
nhiễu loạn vẩn đục, mê muội, tạp loạn, ô trược, nguyên vì tâm
thuộc tánh của Thức này rất trọng yếu. Ngã Si tức là không rõ
pháp thể của bản tâm tự tánh không thật và lý chân như không thật
của tự ngã sanh mạng. Ngã Kiến là cố chấp đảo ngược cho là pháp
có thật tự tánh và sanh mạng có thật tự ngã. Mỗi mỗi mê chấp
liền thành giới hạn các pháp sai biệt kia và đây cùng các sanh mạng
mình và người. Lại thêm Ngã Ái là tùy theo chỗ chấp ngã của ngã
kiến tham trước sâu sắc, tập trung mở rộng. Lại do Ngã Mạn nương tựa
vào chỗ chấp ngã, bày tỏ phản kháng giương cao, nhân vì chấp trước
càng kiên cố, mê vọng điên đảo mà không thể ngừng! Sanh tử lưu
chuyển mà không thể dứt! Cho nên đây cũng gọi là Vạn Hữu Duy Thức.
Chín thứ tâm như: hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật,
vọng niệm, tán loạn, tà tri, thẩm huệ, cùng si kiến..v..v...... quan
hệ với nhau và cũng thường cùng nhau sanh khởi đầy đủ. Căn cứ nơi
đây có thể thấy Thức này thật là căn bản của sự che lấp; nhưng
nguyên nhân chỉ hướng về nội tâm chuyên chấp trước sâu đậm, không
thể tạo tác nghiệp hoặc thiện hoặc ác rõ ràng thô sơ, cho nên tánh
chất của Thức này mới là hữu phú vô ký. Sự cảm thọ của Thức này
có thể phân biệt là không buồn (ưu),
không mừng (hỷ), không khổ,
không vui (lạc).
*- Khách hỏi: Như thế thì tính chung lại số các Thức
thì mới có tám, loại Thức Y Sắc Căn (Năm
Thức Trước) gồm có năm, mà Thức Y Ý Căn (Ý Thức thứ sáu) cùng với Thức Tánh Ý Chí (Thức Mạt Na thứ bảy) và Thức Thể
Sanh Hoá (Thức A Lại Da thứ tám)
đều là một loại, số loại của Thức đây có tánh quyết định hay
không? Chúng nó nương gá lẫn nhau mà hiện khởi, vậy thì chúng có
quan hệ với nhau hay không?
*-
Luận đáp: Tám Thức đều nương theo và được bảo trì bởi Căn Bản
Thức để chuyển biến, từ vô thỉ đến nay Thức Ngã Ái Chấp Tàng cùng
Thức Tánh Ý Chí lẫn nhau chuyển biến cùng nhau có mặt, chưa từng
gián đoạn. Năm Thức Y Sắc Căn trước (Năm
Thức Trước) thì cần phải đợi các duyên như ánh sáng, không gian,
trần cảnh và các căn thì mới có thể hiện khởi; chúng nương nơi Căn
Bản Thức cũng như sóng nương nơi nước, nếu như không có gió làm
duyên thì sóng liền đình chỉ. Thức Tánh Ý Chí nương cậy vào Thức Ngã
Ái Chấp Tàng để hiện khởi, thí dụ như nơi biển lớn dòng nước chảy
mạnh; Thức Y Ý Căn nướng nơi Thức Tánh Ý Chí để thường hiện khởi,
cũng như làn sóng do dòng nước chảy mạnh mà sanh khởi, ngoại trừ
sanh lên cõi trời Vô Tưởng, vào Định Vô Tưởng, hoặc Định Diệt Tận
hoặc ngủ nghỉ và ngất xỉu là chính thời gian đó không hiện khởi. Ở
đây đương nhiên biết tất cả chúng sanh hữu tình tối thiểu phải có
hai Thức luôn luôn lúc nào cũng hiện khởi là Thức Ngã Ái Chấp
Tàng và Thức Tánh Ý Chí. Nương nơi hai Thức trên lại hợp tác với Thức
Y Ý Căn (Ý Thức thứ sáu) cùng
nhau hiện khởi thì lúc đó gồm có ba Thức đồng thời chuyển biến. Lại
nương nơi ba Thức trên cùng hợp tác với mỗi Thức là Nhãn, Nhĩ Tỷ,
Thiệt, Thân, cho đến hợp tác cả năm Thức cùng nhau hiện khởi, như
thế thì lúc đó gồm có bốn Thức (Thức
Thể Sanh Hoá, Thức Ngã Ái Chấp Tàng, Thức Tánh Ý Chí, Thức Y Ý
Căn), hoặc tám Thức đồng thời chuyển biến. Kìa như cũng có thể
do nhìn thấy hành tướng của chúng khi chúng quan hệ nương tựa nhau
hiện khởi. Cho đến số loại của Thức có tánh không quyết định, nếu
phân biệt chủng loại của chúng thì tùy theo nghĩa không nhất định mà
phân loại. Khảo hạch Thể của Thức từ nguyên thỉ cho đến chung quyết
chỉ có tám. Căn cứ nơi hành tướng ẩn nấp yếu kém hiển lộ thù
thắng của Duy Thức đây chính là thuộc về nghĩa đạo lý Thế Tục Đế;
nếu căn cứ nơi Thắng Nghĩa Đế để nói thì duy nhất vẫn còn không có,
như thế sao lại chỉ có tám mà thôi! Lý do Duy Thức thì không có chấp
chỗ có được, mà nếu như chấp Duy Thức là có chỗ được thì cũng đồng
với chấp pháp mà thôi.
Như bài Tụng nói “Năng Biến đây chỉ
có ba: gọi là Thức Dị Thục, Thức Tư Lương và Thức Liễu Biệt Cảnh.
Đầu tiên Thức A Lại Da, Thức Dị Thục, Thức Nhất Thiết Chủng. Không
thể biết: Chấp Thọ, Xứ và Liễu. Thường cùng tương ưng với Xúc, Tác
Ý, Thọ, Tưởng, Tư; nhưng chỉ tương ưng với Xả Thọ mà thôi. Là Vô Phú
Vô Ký, Xúc..v..v..... thì cũng như thế. Luôn luôn chuyển biến như
dòng thác nước đổ xuống dốc, đến ngôi vị A La Hán mới xả danh xưng.
Kế đến Năng Biến thứ hai là Thức tên gọi Mạt Na. Thức này nương nơi
Thức A Lại Da để chuyển biến và trở lại duyên nơi Thức A Lại Da để
hiện khởi, chọn lấy Tư Lương làm tánh và tướng. Bốn phiền não
thường có mặt đầy đủ đi theo Thức này gồm có: Ngã Si, Ngã Kiến,
Ngã Mạn, Ngã Ái và ngoài ra còn có Xúc..v..v...... cũng đều có mặt
đầy đủ. Thức này chọn lấy Hữu Phú Vô Ký, tùy theo Thức này sanh
chỗ nào thì chúng quan hệ nơi chỗ đó. Đến ngôi vị A La Hán, Diệt Định
và Đạo Xuất Thế thì các Tâm Sở nói trên đều không có mặt. Thứ
nữa Năng Biến thứ ba sai biệt có sáu loại, hiểu biết cảnh làm tánh
và tướng. Hành hoạt của những Thức này có ba tánh chất: thiện, bất
thiện và vô ký. Những Tâm Sở thường tương ưng với những Thức này
gồm có: Biến Hành, Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não, Tùy Phiền Não và
Bất Định. Những Thức này đều tương cả ba Thọ. Trước hết Biến Hành
gồm có: Xúc..v..v..... Thứ đến Biệt Cảnh gồm có: Dục, Thắng Giải,
Niệm, Định, Huệ, chỗ duyên sự của những Thức này không giống nhau.
Thiện gồm có: Tín, Tàm, Quý, Vô Tham..v..v..... ba căn bản, Cần, An,
Bất Phóng Dật, Hành Xả và Bất Hại. Phiền Não gồm có: Tham, Sân,
Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến. Tùy Phiền Não gồm có: Phẫn, Hận, Phú, Não,
Tật, San, Cuống, Siểm, cùng Hại, Kiêu, Vô Tàm, và Vô Quý, Trạo Cử,
cùng Hôn Trầm, Bất Tín gồm Giải Đãi, Phóng Dật và Thất Niệm, Tán
Loạn, Bất Chánh Tri. Bất Định bao gồm: mỗi phần có hai loại: Hối và
Miên, Tầm và Tứ, hai phần này gồm có bốn loại: Hối, Miên, Tầm,
Tứ. Năm Thức y chỉ nơi Thức căn Bản, tùy duyên hiện khởi, hoặc đầy
đủ hoặc không đầy đủ, giống như làn sóng nương nơi nước. Ý Thức
thường hiện khởi, ngoại trừ sanh lên trời Vô Tưởng và hai định vô
tâm: Vô Tưởng và Diệt tận, ngủ mê, bất tỉnh.”
IV.- DUY THỨC LUẬN SANH HOẠT,
DUYÊN KHỞI, BIẾN HIỆN VÀ CHUYỂN
HÓA:
*- Khách hỏi: Hôm nay mặc
dù đã biết hành tướng của các Thức, nhưng vẫn chưa rõ vũ trụ nhân
sanh đều nương nơi Thức để biến hiện, tất cả là Duy Thức?
*-
Luận đáp: Như trước đã trình bày tám loại Thức và các tâm thuộc
tánh, dùng nội lực duy trì nhân chủng cùng các duyên lực hiện khởi
đầy đủ, dung hoà, chạy dài, lưu chuyển cùng phát khởi. Khi phát khởi
liền đồng thời gian, đồng sự việc, một phần biến làm Tâm Kiến (Kiến Phần của Tâm) của Năng Liễu
Biệt (công năng phân biệt hiểu
biết), một phần hoá làn Tâm Tướng (Tướng Phần của Tâm) của Sở Liễu Biệt (chỗ phân biệt hiểu biết); không có Tâm Kiến thì không
có Tâm Tướng, cũng như Tâm Tướng không có thì Tâm Kiến không có,
lìa khỏi ngoài hai thứ này thì lại không có thứ nào khác. Cho nên
các pháp không sanh diệt và pháp sanh diệt lẫn nhau sử dụng thật
pháp; còn phần lý của pháp giả, tất cả không lìa khỏi Tâm, do đó
mới gọi là Nhất Thế Duy Thức. Duy là nghĩa như thế nào? Nghĩa là các
pháp không lìa khỏi ngoài Tâm Thức này. Lại nữa, do Tâm Kiến Năng
Liễu Biệt tính toán so lường khắp cả, phân tích chấp trước chiếm
lấy, đem chỗ Tâm Tướng liễu biệt chuyển biến làm cảnh chiếu bóng
hoạt động tương tợ ở ngoài tâm và Tâm Tướng cảnh chiếu bóng đây
chính là chỗ nhân sanh vũ trụ của chúng sanh và thế giới; kỳ thật
thì chúng nó lưu động biến đổi chỉ ở Tâm Kiến mà thôi. Ở nơi Thức
thì không phải không, lìa nơi Thức thì không phải có; không phải có
và không phải không cho nên gọi là Duy Thức.
*-
Khách hỏi: Nếu cảnh vật đều do Thức Tâm chuyển biến mà có, thí
dụ như hoa đào trước cửa sổ sao chẳng do Tâm Thức hoá hiện nơi trong
nhà, sao chẳng do Tâm Thức trổ hoa nơi ngày đông, hôm nay nhất định
thời gian này chỗ này mới có thể có hoa đào nở, như thế thì ngoài
tâm thật có cảnh, không phải chỗ chuyển biến của Duy Thức Tâm, rõ
ràng như thế! Vả lại hôm nay hoa đào không phải do tâm biến hiện;
chỗ thấy của ông tức là do chỗ thấy, có thể biết hoa đào đây
không phải chỗ biến hiện của tâm ông. Nhưng nếu như hoa đào do tâm
ông biến hiện thì tại sao lại thấy ông và vật ngoài ông? Giả sử
hoa đào đây do tâm ông biến hiện, tại sao tôi lại thấy vật ngoài
ông? Do đó có thể biết ông và tôi, hoa đào và nhân vật ngoài ông,
đều thuộc về cảnh có thật ngoài tâm, quyết định không phải Duy Thức
Tâm hoá hiện! Huống chi các cảnh vật đây, hiện có tác dụng có thể
tinh tế, nhà cửa có thể để ở, bàn
ghế có thể nhờ cậy, y phục có thể mặc ấm, lương thực có thể
ăn no, lại xếp đặt cho rằng có thể có trường hợp giống như hư ảnh
do Thức tâm huyền tưởng tạo thành!
*- Luận đáp: Chỗ vấn nạn của
khách khó biện bạch thay! Nhưng khách không thường mộng mơ cùng với hai
ba người bạn, lên cô sơn (núi đơn
độc) làm chuyến du lịch đạp tuyết, lỡ trượt chân té ngả trên
đá, cả sợ hãi nhưng mà bình tỉnh, trong thân có cảm giác đau đớn mệt
mỏi suốt ngày hay không?
*-
Khách trả lời: có đấy!
*-
Luận nói: Khách đương khi mộng mơ, không hề xác nhận tại hồ tây
có cô sơn và đi đạp tuyết vào ngày mùa đông đúng không? Mộng mơ
đây cố nhiên là do tâm tạo thành giả huyễn, mà không phải có cảnh
thật ngoài tâm, có điều ai đã thường quyết định mà không có xứ sở
và thời gian nhưng xứ sở đây là sứ sở của mộng và thời gian đây
là thời gian cũng của mộng cả! Chỗ cùng người bạn đồng lên xem
cảnh, khách chỗ thấy trong mộng chính là bạn của khách trong mộng. Vả lại khách
thấy cô sơn trong mộng đồng thời cũng thấy những cảnh khác và nhân
vật khác. Hơn nửa khách té ngả khiến thân thể sau khi tỉnh mộng vẫn
còn có hiệu lực cả công dụng đau đớn, cảnh vật kia cũng có thể
thấy là do tâm chuyển biến, không phải không có khả năng tác dụng
khá vi tế, và lẫn nhau cùng nhau cảm giác. Đã là các cảnh mộng đều
do tâm hoá hiện thì vũ trụ nhân sanh do Duy Thức biến hiện cũng rất
rõ ràng vậy!
*-
Khách hỏi: Lý đây tuy là như thế, khổ nỗi tại sao thật cảnh nó
rõ ràng hiện chứng có các sắc chất ngoài tâm?
*-
Luận đáp: Nhãn Thức..v..v...... năm Thức Y Sắc Căn (Năm Thức Trước) đều nương nơi Tâm
Kiến (Kiến Phần của tâm) và
Tâm Tướng (Tướng Phần của tâm) của
tự Thức mỗi mỗi đều sanh khởi, chúng nó rõ ràng hiện đang thân
chứng và cố nhiên đều không lìa khỏi tự Thức. Đương khi hiện đang
thân chứng, cảm giác thông suốt tiêu tan, tâm không trong ngoài,
chấp trước lặng lẽ đi ra! Những điều thân chứng của năm Thức thừa
lúc sau khi chuyển vào Thức Y Ý Căn (Ý
Thức thứ sáu), vọng sanh phân biệt, liền chấp cho là cảnh ngoài.
Rõ ràng cảnh hiện lượng thực tế là Tâm Tướng của Tự Thức; chỉ vì
từ vô thỉ Ý Thức có thói quen là không phải sắc nhưng giống như sắc, không phải ở ngoài nhưng
giống như ở ngoài, cũng không khác cảnh trong mộng mà thôi.
*-
Khách hỏi: Hiện hay nếu bảo cảnh tỉnh mộng đều giống nhau với
cảnh mộng, vì sao người ta đều có thể biết cảnh mộng là Duy Tâm, mà
không thể biết cảnh tỉnh mộng là Duy Thức?
*-
Luận đáp: Khi mộng chưa tỉnh nào ai biết cảnh mộng là Duy Tâm?
Cảnh mộng quả thật sau khi tỉnh thì mới biết cảnh tỉnh là Duy Thức.
*-
Khách hỏi: Nếu cảnh thật ngoài tâm đều không thì Thức làm sao có
thể có độc lập được?
*-
Luận đáp: Thức không có độc lập, nhưng vì các cõi đều không lìa
khỏi Thức, cho nên gọi là Duy Thức. Tuy nhiên chỉ vì cảnh đích thực
là không lại vọng chấp cho là có ngoài tâm, mà pháp không đây
không phải là không đó chính là chỉ cho tâm, nguyên do chân tánh Duy
Thức (chính là Tâm) chỗ chứng được
của chánh trí lìa ngôn ngữ không phải là không. Không phải là không
đây, Thức Tâm nương nơi đó tiếp tục chuyển biến lại cũng không phải
là không, cho nên cảnh ngoài tâm mặc dù không có mà Thức thì không
phải là không.
*-
Khách hỏi: Thức đã là không phải không thì phải có Thức khác
để có thể nắm lấy, Thức khác đây chính là Thức của tôi là cảnh
của ngoài Thức, đã có cảnh ngoài Thức đây sao gọi là Duy Thức?
*-
Luận đáp: Mặc dù có Thức khác mà chỗ duyên thân thiết của
Thức này chính là tướng chuyển biến của Tự Thức, thứ đến mới gián
tiếp nương nơi Thức khác làm bản chất mà thôi. Song hiện nay Duy Thức
Luận Theo Phương Pháp Mới đây cũng có thể gọi là Duy Thức Luận Theo
Phương Pháp Đa Nguyên. Chánh trí thì thích hợp với chứng ngộ Chân Tánh
Duy Thức, nói năng tư duy tuyệt đối không phải một không phải nhiều.
Đó là nói Duy Thức Tướng như huyễn: không phải chỉ có một Thức nên
gọi là Duy Thức, chính là bao gồm cả vô lượng vô số chúng sanh hữu
tình đều có tám Thức Thể, tám Thức Thể này đi theo thích ứng với
các tâm thuộc tánh và Tâm Kiến, Tâm Tướng của Thức này cùng với Tâm
Sở chuyển biến phân chia sắp xếp các thứ ngôi vị thế giới, kể cả
các pháp ly tướng chỗ hiển bày chân tánh như thật, gọi chung là Duy
Thức. Chữ Duy nghĩa là không phải cho nó là duy nhất, chỉ phủ nhận hư
vọng phân biệt chỗ chấp trước thật cảnh lìa khỏi Thức, bao hàm sự cảm
ứng của các Thức kia duyên khởi vô tận; giải thoát khỏi sự trói
buộc, được thuần tịnh từ nơi ô tạp, được viên mãn từ nơi thiên lệch
thiếu khuyết, được diệu thiện từ nơi thô ác, đều do Thâm Thức này
vô trụ sinh động, lưu chuyển trong biển pháp giới rộng lớn mênh
mông.
*-
Khách hỏi: Nếu chỉ có nội Thức đều không có cảnh thật ngoài
tâm để làm nương nhờ, vũ trụ nhân sanh..v..v...... đều do hư vọng
phân biệt của Tâm Kiến hiện khởi, nhưng các thứ phân biệt đây vì
sao tự sanh khởi?
*-
Luận đáp: Nguyên tố chủng tử bảo trì của Thức có số công lực
sai biệt vô lượng đều có thể đích thân sanh ra tự quả, tiếp tục lưu
chuyển chảy vào hoá thành quả, sanh mạng hoá thành quả, tác dụng
hoá thành quả, tăng thạnh hoá thành quả. Từ nơi vị trí sanh khởi mỗi
mỗi chuyển hoá biến hiện đến vị trí thành thục, mỗi loại chạy dài
không dứt, chuyển hoá không giống nhau, biến hiện không giống nhau;
chúng nó chuyển hóa biến hiện để pháp khởi, lại lẫn nhau phù trợ
làm sức mạnh để duyên, chuyển biến kéo dài thông đồng hoà hợp,
tạo tác các thứ phân biệt. Tất cả Tâm Kiến, Tâm Tướng không ngoài
phân biệt và chỗ phân biệt; tất cả các thứ phân biệt đây đều
nương nơi thứ nguyên tố năng lực của Bản Thức và phù trợ cho năng
lực hiện hành của các Thức liền được sanh khởi, chắc chắn không
phải có cảnh thật ngoài tâm để nương tựa.
*-
Khách hỏi: Như thế trong đây lý duyên sanh và nghĩa nhân quả thì
như thế nào?
*-
Luận đáp: Nghĩa đến chỗ thâm sâu phức tạp, nay khó khăn thuật
lại cụ thể. Giải thích rút gọn có bốn pháp duyên sanh, đầu mối
được đơn giản như sau:
1, Nhân Duyên: nghĩa là có pháp tác
dụng sanh diệt, đích thân đề cử: tự thân chuyển thành tự quả, thí
dụ như giống lúa chuyển thành mầm lúa, mầm lúa mới là duyên căn
bản tiếp theo sanh ra pháp (bông
lúa). Nhân Duyên đây có ba loại:
a, Thứ nguyên tố trong Bản Thức sanh
ra các pháp hiện hành như tám Thức, các Tâm thuộc tánh, Kiến và Tướng..v..v.......
đây thuộc về nhân quả đồng thời, như động lực cùng với làn sóng.
b, Thứ nguyên tố trong Bản Thức
gián tiếp sanh ra làm thứ nguyên tố trong Bản Thức, đây thuộc về
nhân quả khác thời, cũng như động lực trước cùng sanh ra động lực
sau.
c, Bảy Thức Trước, các Tâm thuộc
tánh, Kiến và Tướng..v..v...... khi chuyển biến hiện khởi liền huân
tập vào trong Bản Thức để phát sanh làm thứ nguyên tố tự loại, đây
cũng gọi là nhân quả đồng thời, giống như làn sóng rủ xuống và
động lực tiếp tục hiện khởi để phát sanh làn sóng thứ hai. Chỉ có ba loại đây làm duyên chính căn
bản tiếp theo sanh ra pháp.
2, Đẳng Vô Gián Duyên (Loại duyên không gián đoạn): đây
là nếu như đồng nương nơi một xứ, tất nhiên một làn sóng trước diệt
xuống xong thì một làn sóng sau mới
được sanh khởi, tức là nhờ một làn sóng trước diệt xuống làm trợ
duyên cho một làn sóng sau sanh khởi là nghĩa như thế.
3, Sở Duyên Duyên (Duyên nơi chỗ để duyên): chỉ có thể phân biệt mới thấy
được tướng trạng của chỗ phân biệt, chỗ suy nghĩ, chỗ nương tựa. Sở
Duyên Duyên đây có hai loại: Thứ nhất là Thân Sở Duyên Duyên (Duyên trực tiếp nơi chỗ để duyên),
nghĩa là Tâm Năng Liễu Biệt (tâm
có khả năng phân biệt rõ) đều hiện hữu trong Sở Duyên (chỗ để duyên) tức là nơi Tâm
Kiến Năng Liễu Biệt có mang theo Tâm Tướng Sở Liễu Biệt để làm chỗ
nương tựa cho Tâm Kiến sanh khởi, Tâm Kiến và Tâm Tướng cả hai không
lìa nhau. Thứ hai là Sơ Sở Duyên Duyên (Duyên
gián tiếp nơi chỗ để duyên), nghĩa là Tâm Năng Liễu Biệt hoặc
có liễu biệt hoặc không liễu biệt, mặc dù là Tâm Kiến đối với chỗ
liễu biệt chỗ nương gá mà Tâm Tướng đây không cùng Tâm Kiến đồng
nương nơi một Thức để duyên trực tiếp với nhau. Sở Duyên Duyên đây chính là giống
như mỗi mỗi hình tướng làn sóng riêng biệt nhau.
4, Tăng Thạnh Duyên (Duyên làm tăng trưởng tươi tốt):
Duyên này chỉ trừ ba thứ Duyên trước, có dư sức, có thế lực thù
thắng, có thể làm cho pháp trở nên thuận ích và cũng có thể làm
cho pháp trái ngược tổn hại, nếu Nhãn Căn, Nhĩ Căn..v..v......., nếu
Nam Căn, Nữ Căn..v..v........, nếu Mạng căn, Ý Căn..v..v....... nhiều
loại khó trình bày đầy đủ; cũng như một làn sóng mỗi mỗi đều có
quan hệ rất nhiều làn sóng. Bốn pháp duyên đây Duy Thức Tâm hoàn
toàn có đầy đủ, ngoài ra các pháp của nội Thức hoặc chỉ có ba
duyên hay hai duyên mà thôi. Các duyên lực nói trên đều không lìa
khỏi Thức, vạn hữu sanh khởi ngoài bốn duyên này ra không còn duyên
lực nào khác, cho nên duyên sanh nhân quả sở dĩ được kết thành đều
do Duy Thức cả.
*-
Khách hỏi: Nơi Thức phân tán đây và khoáng vật..v..v...... đã là
như thế mà nơi tánh hữu tình người có sanh mạng, sanh tử tử sanh, sanh
sanh tử tử, nối tiếp ràng buộc, tồn tại không dứt, ngoài nơi Tâm
Thức này nếu không có pháp thật tại làm chỗ nương tựa và bảo trì
thì làm sao được thành hình?
*-
Luận đáp: Nếu ngoài Tâm Thức có sanh mạng thật pháp làm người
thì cũng đâu có bị sanh tử liên tục! Nhân vì Thức Tánh Ý Chí chấp
trước Tâm Kiến của Thức Thể Sanh Hoá luyến ái ẩn nấp cho là tự
ngã chân thật, đi theo bám víu không buông tha; phát triển Thức Cảnh
Liễu Biệt, tạo tác nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp biến động,
nghiệp tĩnh lặng và các nghiệp tạp nhiễm, xoa ướp thấm vào Bản
Thức, làm thành công năng tập khí và cứ huân tập một cách liên
tục như thế. Nghiệp mới đã được thành thục, cho nên nghiệp mới này phải
bị tiêu diệt và lúc đó sanh mạng cũng phải xả bỏ, sức mạnh của
nghiệp kế tiếp trước hết là khởi đầu hướng dẫn các nghiệp trợ lực
làm công việc tiếp nối cho được viên mãn, nghĩa là chọn lấy cho
được một thân mạng chúng sanh kế tiếp; thí dụ như sanh mạng trước
đây đã xả bỏ liền chọn lấy sanh mạng sau và cứ như thế xả bỏ chọn
lấy liên tục, khiến sanh tử cứ nối tiếp nhau mãi không dứt, như thế
ngoài Tâm Thức này ra không còn có pháp thật nào có thể dùng làm
chủ trì cho được!
*-
Khách hỏi: Tập Khí đây gọi là gì và nghĩa của nó như thế nào?
*-
Luận đáp: Các hữu tình sở dĩ sanh tử lưu chuyển là do bởi các
nghiệp tập khí thiện không thiện, động không động cùng hai tập khí chấp
thủ (chọn lấy chấp trước) là
năng phân biệt chấp thủ và sở phân biệt chấp thủ, kèm theo nương tựa
Bản Thức liên tục hết sức hoà hợp dung thông, tích tụ nghiệp lực lâu
ngày có thể cảm ứng kiếp sau. Nói cách khác, tập khí chia làm ba
loại: Một là Tập Khí Danh Ngôn, nghĩa là tất cả thứ nguyên tố thế
lực công năng của các pháp riêng biệt có tác dụng sanh diệt đều do
bảy Thức Trước huân tập ở trong Bản Thức. Hai là Tập Khí Ngã Chấp:
nghĩa là do Thức Tánh Ý Chí thấy ảo giác hư vọng điên đảo từ vô
thỉ, ẩn núp chỉ huy Thức Căn Y Ý phân biệt chấp lấy các pháp ngã
và ngã sở, huân tập nơi Bản Thức làm thành một thứ lưu chuyển nhận
lấy thứ nguyên tố sai biệt của thân mạng nơi năm cõi. Nên biết Tập
Khí Danh Ngôn trong đây chính là nguyên nhân năng lực căn bản từng
cá biệt của mỗi pháp trong đó có bản chất tác dụng sanh diệt. Hai
tập khí ngã chấp và cơ sở đi tới, là bản tánh cá biệt tự tha có
sanh mạng của các hữu tình, của con người và chúng sanh, là duyên
lực thù thắng riêng biệt khổ vui của chủng loại. Nói dễ hiểu chính
là mỗi cá nhân, mỗi chủng loại nhờ hoà hợp liên tục nên mới được
thành tựu là như thế. Lại nữa tập khí nhị thủ, tức là danh ngôn và hai thứ tập khí ngã chấp pháp chấp
đều có tương đối của năng thủ và sở thủ. Tập khí nghiệp lực tức
là cơ sở đi tới, sáng tạo thân mạng chiêu cảm hai mươi lăm cõi, cơ
sở đi tới thiện và cơ sở đi tới ác. Tập khí nghiệp lực chiêu cảm
thân mạng, nói đến thì có mười hai thứ duyên lực lưu chuyển sanh
hoá, chỉ có ông Bách Cách Sâm nói rằng: “Bản thể linh hoạt của vũ
trụ sáng tạo chuyển hoá lưu động biến đổi” là có thể gần đúng
vậy. Một tâm niệm trải qua từ vô thỉ trở về trước đều tồn tại nơi
hiện tại kéo dài nối tiếp chuyển khởi, một tâm sẽ đến vô tận trở
về sau cũng tồn tại nơi hiện tại kéo dài nối tiếp chuyển khởi,
thuận theo nó thì lưu chuyển không ngừng, còn nghịch lại nó thì tịch
tịnh viên mãn có thể ước hẹn, lưu chuyển hay viên tịch đều do Duy
Thức cả.
Như có bài Tụng nói rằng: “Là các
Thức chuyển biến: phân biệt, bị phân biệt, do thử bỉ (do phân biệt và bị phân biệt) đều
không, cho nên tất cả đều Duy Thức. Do tất cả chủng Thức, biến như
thế như thế, do năng lực biến chuyển đó, sanh ra các thứ phân biệt.
Do tập khí các nghiệp, tập khí nhị thủ đầy đủ, Dị thục trước đã dứt,
Dị thục sau lại sanh”.
V.- CHÂN LÝ THẬT TÁNH CỦA DUY THỨC
LUẬN:
*-
Khách hỏi: Nếu tất cả chỉ do Tâm Thức chuyển biến mà có, lìa
ngoài Tâm Thức này không có pháp thật hữu, thì thật tánh của chân
lý và viên thành quyết định không có, đem chỗ bằng chứng nào để
giải bày cho cây tin hiểu tiến hành thành quả?
*-
Luận đáp: Nếu ngoài Thức có pháp thật thì chấp trước nhất định ngăn
ngại, cũng chận đứng tột bực của cây tin hiểu vốn tiến hành xây
dựng thành quả! Theo Duy Thức Luận, thật tánh của chân lý viên thành
không phải không quyết định, nhưng do thật tánh chân lý cũng không
lìa khỏi Thức, tức là pháp chân thật của Thức Thể chỉ nội chứng lìa
ngôn ngữ, cho nên lý tánh chân thật chính là Duy Thức vậy.
*-
Khách hỏi: Chân lý của Duy Thức tức là thật tánh, như thế nào?
*-
Luận đáp: Các pháp Duy Thức kiểm tra tổng quát lý tánh phổ biến
chung của chúng, đại khái có ba nghĩa:
1, Các pháp ngã và ngã sở của sự
chấp trước tính toán so lường biến khắp tất cả, tức là chỉ cho các
vật của vũ trụ nhân sanh. Các pháp đây đều do Thức Tánh Ý Chí và
Thức Căn Y Ý nơi các Thức Thể cùng các Tâm thuộc tánh chuyển biến
hiện ra Tâm Kiến và Tâm Tướng, gia tăng một lớp tự tha, tâm
vật..v..v...... thành tựu nổi bật chỉ ở Thể của các Tâm Thức, Tâm
Kiến và Tâm Tướng mà thôi. Các vật và ngã của các thứ chấp trước
tính toán so lường biến khắp tất cả thật tế giống như lông rắn sừng
ngựa, chỉ có ngôn thuyết để hiểu không thể tướng. Điều đó cũng
giống như mắt bệnh nhìn thấy hoa đớm giữa hư không, xưa nay rốt ráo
đều vắng lặng trong thể chất. Trường hợp đây là do vọng chấp làm
tánh, vọng tình mà có, chân lý đều không, thấu rõ là không, nó
không có “Chân Lý”.
2, Nương gá rất nhiều duyên lực
hoặc tập khí hư vọng phân biệt là nơi sanh khởi các Thức cùng các
liên quan như Tâm thuộc tánh, Kiến, Tướng, ô tạp, thuần tịnh, thí dụ
như mắt bệnh, mắt tốt, cũng như tâm mộng mơ, tâm giác ngộ. Các
duyên khởi trên đây làm tánh, chỗ không vọng tình, chỗ có chân lý;
chỗ có biến tướng, chỗ không thật tánh, thấu rõ được các tướng
nói trên do Tâm Thức chuyển biến, đó là “Chân Lý”.
3, Tâm Không chính là chỗ hiển bày
thể chân chật của các pháp Duy Thức thành tựu viên mãn, tức là
chọn lấy chân thật thù thắng làm tánh, không có vọng tình, không
có chân lý; nguyên vì “Chân Lý” của tánh chân thật không có biến
tướng, không có thật tánh. Do tánh vọng tình tính toán thứ hai duyên
khởi làm thân mạng, thứ ba tánh thù thắng làm pháp tánh, mỗi thứ chấp
trước, không phải hoàn toàn từ chối tánh Không, vì thế chân tướng
của duyên khởi và thật thể của viên thành không cần trải qua sự
minh hiển. Cho nên nói ba nghĩa đây tất nhiên đều vắng lặng, rốt
cuộc đều không có. Thứ nhất là Tánh của Không không có vật tướng,
thứ hai là Tánh của Không không có tự nhiên, thứ ba là Tánh của
Không không có ngã thể. Lý của ba Không không có này đều là xa lìa
biến tướng của vọng tình, do thường mở bày nghĩa chân thật thù thắng
như thế của Duy Thức Tánh. Cho nên lý tánh của các pháp Duy Thức
được phân loại như sau đây:
Trong đây chỗ gọi pháp hư vọng thế
tục cùng chân thật thắng nghĩa đều có bốn lớp, phân loại như dưới
đây:
Trong hư vọng đây, nên giải phóng
nên cải thiện; đạo lý, nên liễu ngộ nên thông đạt; chứng đắc, có
tu hành có thành công; chân thật, không đối đãi không biến khác.
Bất kỳ một pháp nào đều là như thế cả, chủ yếu chính của các pháp
là Duy Thức Tâm; duy trì mẫu mực tất cả đây phải chăng cũng là có
thể do giải bày tín giải mà đi trồng kết quả?
Như bài Tụng nói rằng: “Do các tánh
biến kế, chấp trước tất cả vật, tánh biến kế sở chấp, tự tánh
không thật có. Tự tánh Y Tha Khởi, do duyên phân biệt sanh. Viên
Thành với Y Tha, thường xa tánh biến kế. Thành Thật với Y Tha, cũng
khác cũng không khác, như các tánh vô thường; đều thấy Viên Thành,
Y Tha. Nương theo ba tánh này, lập ra ba Vô Tánh, nên Phật mật ý nói:
tất cả pháp Vô Tánh, trước là Tướng Vô Tánh, kế là Vô Tự Nhiên
Tánh, sau là xa lìa trước: tánh chấp ngã và pháp. Đây là thắng nghĩa
của các pháp, cũng tức là chân như, vì tánh của nó là thường, tức là
Thật Tánh Duy Thức.”
VI.-
DUY THỨC LUẬT CHỌN LỌC TIẾN HOÁ
CẢI TẠO GIẢI PHÓNG ĐỂ LIỄU
NGỘ:
*-
Luận nói: Nương nơi thứ nhân lực căn bản vô lậu bên trong và Tư
Lương văn học chánh lý chân Duy
Thức huân tập thành hạt giống, tích tụ lâu đời thành tục tinh túy,
nơi lý của Duy Thức lần lần có thể giác ngộ rõ. Thông Đạt ngộ
nhập, xoay chuyển tăng trưởng thâm thiết ở nơi cần giải phóng, cần
cải tạo và cũng nhờ đó giải phóng lần lần, cải tạo lần lần, nghĩa
là giải phóng sáu thứ ngăn che là san tham, khấp khểnh, bẩn thỉu,
sân nhuế, giải đãi, tán loạn, ngu độn; cải tạo Lục Độ (sáu phép tắc) là thí tế (bố thí tiếp tế), hiền thiện, an
nhẫn, tinh tấn, định tịnh, huệ minh. Mặc dù xưa nay mang theo tạp nhạp,
thác loạn, nhiễm ô, sứt mẻ, tội ác, nhưng nhờ tiến theo nơi lý tánh
hoá chân thật thuần túy thích đáng thanh tịnh hoàn toàn mỹ thiện và
do dùng trí làm thủ lãnh chỉ đạo liễu ngộ chân lý Duy Thức, hướng
về đại đạo tiền tiến khai mở siêu thoát, đời đời kiếp kiếp chỉ có
tiến hành mà không có thối chuyển, bởi vì nơi đầu tiên đã có tiến
hoá chân chánh và nhờ đó cũng được một phần tự do, tuy rằng trước
đây đều ở trong tuần hoàn xa xôi, theo nghiệp lưu chuyển, nghiệp trói
buộc thọ báo, mảy may không có sức tự chủ. Cho nên cầu tiến hoá
thì tất nhiên được thích hợp, mà cầu tự do thì tất nhiên cũng được
thích hợp. Thế thì còn ở trong đường xa mênh mông rộng lớn vô cùng
thuận theo nghĩa chân thật thù thắng của Duy Thức dùng giải trừ hư
vọng trái ngược với Duy Thức Tánh, tiếp theo chứa nhóm tư lương phước
trí của tánh Duy Thức. Chứa nhóm năng lực chân thật càng lâu thì
ánh sáng trí tuệ càng cường thạnh, muốn cầu thật chứng chân tánh
Duy Thức, liền phát khởi Gia Hạnh thù thắng tinh nghiêm thâm trọng:
kiên quyết nhất định dùng Trạch Diệt che lấp các thứ chướng ngại
khiến cho chân tánh Duy Thức không được khế hợp, hưng khởi tâm suy
xét sâu sắc khắp cả thiết thực vững chắc, để cho tìm cầu quan sát
danh, nghĩa tự tánh, sai biệt của tất cả pháp, xét đến cùng đều là
có trên thiết lập tính toán theo vọng tình hoàn toàn không có thật.
*-
Tầm Tứ (tìm kiếm suy nghĩ)
tăng tiến, hiểu biết rõ ràng chắc chắn khắp cả danh, nghĩa, tự
tánh, sai biệt của tất cả pháp, thực tế chính là Duy Thức và ngoài
Thức này ra không bao giờ có.
*-
Chân thật nghĩa của cái không dấu vết bảo trì sanh mạng, cái không
pháp tánh, cái không sở thủ, nhưng vì còn mang theo biến tướng để
quán, mặc dù đã quán cảnh sở quán là chân tánh thắng nghĩa của Duy
Thức, cho nên còn chưa an trụ chân lý Duy Thức.
Như bài Tụng nói rằng: “Cho đến chưa
phát khởi Thức, cầu trụ nơi tánh Duy Thức, hai thủ còn miên phục,
chưa có thể diệt trừ. Hiện tiền còn tí vật, gọi là Duy Thức Tánh,
vì còn chỗ sở đắc, cho nên chẳng thật trụ Duy Thức.”
VII.-
DUY THỨC LUẬN THÀNH CÔNG THẮNG DIỆU
THẬT CHỨNG HIỂN HIỆN SIÊU
TUYỆT
Như bài Tụng nói rằng: “Khi nào
“Cảnh” bị duyên, và Trí không còn chỗ chứng đắc, lúc đó đã trụ Duy
Thức, đã lìa hai thủ tướng. “không đặng” chẳng nghĩ bàn, là “Trí Xuất
Thế Gian”, nhờ bỏ hai thô trọng này, nên chứng đặng “Chuyển Y”(Bồ Đề và Niết Bàn).
VIII.- DUY THỨC LUẬN CỨU CÁNH:
Như bài Tụng nói rằng: “Đây là cõi
vô lậu, Bất tư nghì, Thiện, Thường, An lạc, Giải thoát thân, Đại mâu
ni, Pháp thân.”
*-
Luận giải thích: nơi Duy Thức thật chứng đây là Duy Thức cứu
cánh, còn là sự việc mà tư trào hiện đại chưa có thể thích ứng.
Cũng là chúng ta hôm nay chỉ giác ngộ cảnh giới chỗ chưa có thể đạt
đến, Chiếu Thư tuyên bố đã nghi ngờ cái không phù phiếm, chạy theo
niệm phân biệt càng lạc vào xa xôi huyền bí. Tuy nhiên có thể khéo
giác ngộ thì nơi Duy Thức Luận của vũ trụ nhân sanh sớm được thật
chứng cứu cánh của nó. Cho nên nay chỉ khái quát để làm hoàn toàn
tốt đẹp, hoàn toàn lương thiện, không cùng tận, thường trụ, viên
dung, an lạc, diệu giác, rõ ràng, tự tại, chân thật và không thể
nghĩ bàn mà thôi. Nội dung là như thế, không còn trở lại nghiên cứu
bộ Luận này nữa. (Thấy trong Hải San, quyển 1, kỳ năm)