VẠN PHÁP QUA CÁI NHÌN

CỦA DUY THỨC

 

Tác giả Thích Thắng Hoan

 

 

MỤC LỤC

 

 

Trang

*- LỜI NÓI ĐẦU........................................................ 4

I.- NGUỒN GỐC PHÁT SANH RA

THỨC.........................................................  8

II.- VẠN PHÁP ĐỐI VỚI TÂM

THỨC....................................................    13

 

A.- Vạn Pháp Của Thế Giới Ngoại

Cảnh................................................14

B.- Vạn Pháp Trong Thế Giới Nội

Tâm..................................................16

 

1.- Những Chủng Tử Có Nguồn

Gốc..............................................18

a)- Một Dạng Thức Thuộc Về

Cảnh Giới...............................19

b)- Một Dạng Thức Thuộc

Về Tâm Lý..............................20

c)- Một Dạng Thúc Thuộc Về

Vật Lý......................................22

 

2.- Những Chủng Tử Không Có

Nguồn Gốc....................................23

 

    A/- Một Loại Thuộc Về Nghiệp

Lực.......................................24

 

 

a)-Những Chủng Tử

Nghiệp Thiện..................... 24

b)- Những Chủng Tử

Nghiệp Ác........................  36

c)- Những Chủng Tử

Tiểu Tùy..........................   48

d)- Những Chủng Tử

Trung Tùy........................  57

e)- Những Chủng Tử

Đại Tùy............................ 59

g)- Những Chủng Tử

Bất Định….............................64

 

          B/- Một Loại Thuộc Về

Nghiệp Tướng......................... 69

 

1)- Hữu Tình Tướng..............  69

2)- Vô Tình Tướng................  73

3)- Vô Minh Nghiệp Tướng... 75

 

a/- Chủng Tử Vô Minh

Nghiệp Tướng….............76

b/- Chứng Tự Chứng Phần

Của Tám Thức................. 77

c/- Nghiệp Tướng Của

Tứ Đại............................  79

 

III.- NGUYÊN LÝ XÂY DỰNG

VẠN PHÁP NGOẠI CẢNH..................... 80

 

1.- Yếu Tố Xây Dựng Vạn Pháp

Ngoại Cảnh...........................................81

            a.Một Là Bốn Đại.................................82

b.Hai Là Nghiệp Tướng........................85

c.Ba Là Nghiệp Lực.............................. 86

d.Bốn Là Thức A Lại Da.......................88

 

2.-Hình Thức Xây Dựng Chúng Sanh

Hữu Tình Và Vô Tình............................90

 

A.-- Hình Thức Xây Dựng

Chúng Sanh Hữu Tình....................92

 

 

       1/- Sự Quan hệ Của Chúng Sanh

Hữu TìnhQua Mười Hai Nhân

Duyên.........................................94

 2/- Giáo Nghĩa Mười Hai Nhân

Duyên.........................................95

 3/- Phương Thức Xây Dựng Chung

Sanh Huu Tinh.......................... 102

 

a, Những Điều Kiện Để Xây 

Dựng,......................................102

b, Trong Tiến Trình Xây

Dựng,.....................................104

 

B.-Phương Thức Xây Dựng

Chúng Sanh Vô Tình.................109

 

1, Những Điều Kiện Để

Xây Dựng............................. 110

  2, Trong Tiến Trình Xây

Dựng......................................113

 

 

C.- Phương Thức Xây Dựng Vũ Trụ và

Chúng Sanh Hữu Tình..................114

D.-Công Thức Xây Dựng Vũ Trụ Và

Chúng Sanh Hữu Tình................. 116

 

IV.-VẠN PHÁP NGOẠI CẢNH QUAN HE

        NGUYÊN LÝ NHÂN QUẢ NGHIỆP

BÁO........................................................118

 

 1/- Về Nhân Quả......................................119

  2/- Sự Biến Chuyển Của Nhân Quả........120

    3/- Nhân Quả Quan Hệ Ba Đời...............121

   4/- Nhân Quả Ba Đời Quan hệ

Nghiệp Báo ........................................122

 

V.- KẾT LUẬN................................................125

        *******

 

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

      Vạn pháp là danh từ chung trong đó bao gồm tất cả chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình. Chúng ta đề cập đến vạn pháp tức là đề cập đến hai loại chúng sanhnày, chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình.Như vậy vạn pháp trong vũ trụ từ đâu sanh ra và sanh bằng cách nào?Hay nói một cách khác chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình từ đâu sanh ra và sanh bằng cách nào?

Đề tài này là một vấn đề nhức óc cho các nhà khảo cứu. Các nhà tôn giáo, các nhà triết học cũng như các nhà khoa học hiện nay đưa ra nhiều tư tưởng, nhiều luận thuyết cố tìm ra đáp số cụ thể trên bình diện khoa học, nhưng cuối cùng cũng phải bó tay. Một số học thuyết đưa ra vấn đề trên dựa theo đức tin để lý giải cho nên có tánh cách mơ hồ, huyễn hoặc, hoang đường, thiếu cụ thể, không có cơ sở khoa học, vì thế không thể kiểm chứng được;một số triết học cũng là vấn đề trên lại phân tích chi li thành những tư tưởng có tánh cách máy móc, phức tạp, rời rạc trong trận đồ tưởng tượngnhiều hơntrên bình diện thực nghiệm cho nên cũng không biện chứng được; còn một số tư tưởng khoa học thì đưa ra nhiều luận thuyết có tánh cách luận lý biện chứng, mặc dù cụ thể, nhưng chỉ dựa trên bình diện vật lý mà bỏ quên bình diện tâm lý để rồi cuối cùng cũng không tìm ra đáp số.

      Riêng đạo Phật, tư tưởng Phật giáo, cũng trong vấn đềvạn pháp hay chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình trong vũ trụ, lại đưa ra nhiều tư tưởng siêm phàm, thoát tục chưa từng có trong các trào lưu tư tưởng và các học thuyết của thời đại ngày nay. Luận thuyết của Phật giáo luận lý vấn đề vạïn pháp nói trên chia hai lãnh vực: lãnh vực hiện tượng luận và lãnh vực siêu nhiên luận. Trên lãnh vực hiện tượng luận, một số kinh luận biện giải vấn đề dựa vào phương trình quy nạp (inductive) để lý giải, nghĩa là lý giải vạn pháp đi trên hành trình trở về nguồn cội nguyên thỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề; điển hình như các kinh luận gồm cóTrường Bộ Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm,..v..v...... là những kinh do đức Phât chỉ dạy cho các đệ tử phương pháptu tập trở về nguồn cội để được giải thoát, giác ngộ và thành Phật; điều đặc biệt trên hành trình trở về nguồn cội, giáo lý Phật giáo trong các kinh luận này giải bày chủ đề bằng phương pháp thực nghiệm biện chứng, nghĩa là những chủ đề đem ra giảng giải đã được thực nghiệm qua sự giác ngộ (ngộ Phật tri kiến) để chứng minh. Còn trên lãnh vực siêu nhiên luận, một số kinh luận biện giải vấn đề lại dựa vào phương trình diễn dịch (deductive) để lý giải, nghĩa là lý giải vạn pháp trên hành trình khai triển, khởi đầu từ nguồn cội nguyên thỉ rồi chuyển hoá thành hiện tượng trong vũ trụ; điển hình như các kinh luận gồm có Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Già Tâm Ấn, Kinh Pháp Hoa,..v..v...... là những kinh chính do đức Phật triển khai vàđiều đặc biệt, trên hành trình triển khai, giáo lý của người giảng giải chủ đề đều dựa trên lãnh vực tu chứng của người để biện chứng, nghĩa là những chủ đề đem ra biện giải qua sự chứng ngộ(nhập Phật tri kiến) của người để chứng minh.Có thể khẳng định những gì của người chứng ngộ thấy biết thì những người chưa chứng ngộ không thể nào thấy biết được.

Trong giáo lý Phật giáo, có rất nhiều trường phái lý giải vạn pháp  vô cùng phong phú, trong đó đáng chú ý nhiều nhất trên lãnh vực khoa học thực nghiệm và trên lãnh vực phương trình quy nạp, chính là hai trường phái Duy Thức Tông và Pháp Tướng Tông. Trường phái Duy Thức Tông thì khai triển tận cùng nguyên lý vạn pháp lại dựa trên lãnh vực Tâm Thức làm tông chỉ; còn trường phái Pháp Tướng Tông thì cũng khai triển tận cùng nguyên lý vạn pháp lại dựa trên lãnh vực Pháp Tánh làm tông chỉ. Duy Thức Tông thì chủ trương vạn pháp đều do Thức biến, nên gọi là Duy Thức; còn Pháp Tướng Tông chủ trương vạn pháp do Duy Thức biến đều phát nguồn từ nơi thế giới chân như vọng hiện. Hai trường phái Duy Thức Tông và Pháp Tướng Tông này, mặc dù đứng trên lập trường khác nhau, một bên là Tâm Thức một bên là Pháp Tánh, để biện giải nguyên lý của vạn pháp trong đó bao gồm có cả tâm linh và vật lý phối hợp để làm sáng tỏ tư tưởng của mình, điều đặc biệt, cả hai vẫn hổ tương lẫn nhau trên cuộc hành trình quy nạp, rốt cuộc rồi cả hai cũng đều tìm ra đáp sốcho vấn đề vạn pháp trong vũ trụ từ đâu sanh ra.

      Riêng Thắng Hoan tôi lại dựa trên những điểm đặc thù nơi tư tưởng siêu phàm của hai trường phái Duy Thức Tông và Pháp Tướng Tông, gom góp lại và sắp xếp theo tiến trình khoa học làm thành một tác phẩm với nhan đề là “Vạn PhápQua Cái Nhìn Của Duy Thức”. Nội dung tác phẩm này cũng dựa vào phương trình quy nạp và diễn dịch như trên đã nói qua để giải thích vấn đề. Lập luận của tác phẩm này  giảithích chủ đề bằng phương pháp Nhân Minh Luận nhằm mục đích làm sáng tỏ lập trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ tư tưởng của Duy Thức Tông và Pháp Tướng Tông để biện giải song hành trên hai lãnh vực tâm linh và vật lý, mà trong đó họ cho tâm linh là chủ yếu và vật lýù là phụ thuộc, nguyên vì tâm linh thì thuộc về chánh báo, còn vật lý thì thuộc về y báo. Điều đáng chú ý, trong tác phẩm này, từng loại chủ đề đều được giải thích qua hình thức thí dụ, giúp cho mục tiêu lý giải của chủ đề đó được nổi bật phân minh trên bình diện thực tại, hầu giúp cho người nghiên cứu dễ dàng tiếp nhận tư tưởng thâm sâu ẩn chứa bên trong. Còn giá trị tư tưởng như thế nào của tác phẩm “Vạn PhápQua Cái Nhìn Của Duy Thức” xin nhường lại và mong chờ quý đọc giả bốn phươngđể tâm bình phẩm, ngỏ hầu giúp cho tác giả tu chỉnh lại cho được hoàn hảo hơn.Có thể khẳng định, tác phẩm này cũng là một tư tưởng mới trong những tư tưởng của Duy Thức Họcđược ra đời trong thái độ khiêm nhường, xin gởi đến quý đọc giả bốn phương làm món quà tri thức trao tặng.

Ngày 15 tháng 4 Dương lịch 2018, Phật lịch 2562

Thích Thắng Hoan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VẠN PHÁP QUA CÁI NHÌN CỦA DUY THỨC

 

I.- NGUỒN GỐC PHÁT SANH RA THỨC

Duy Thức, có nhiều kinh luận định nghĩa qua nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I, trang 9 giải thích: “Duy Thức nghĩa là chỉ có sự hiểu biết là trên hết”.Ngoài sự hiểu biết này của Duy Thức, không có vật nào khác thay thế được nên gọi là Duy Thức. Theo Duy Thức Học vạn pháp trong vũ trụ gồm cả tâm lý và vật lý đều do Duy Thức tạo dựng và duy trì sự sanh tồn của chúng, nên gọi là Duy Thức Biến. Theo Thức Biến Hiện của tác giả Đại Đức Thích Phổ Huân, trang 14, giải thích: “Chỉ có Thức là chánh nhân của hết thảy vấn đề,chỉ có Thức mới lo lắng sống chết, chỉ có Thức mới thấy rõ sanh tử,...... và cuối cùng chỉ có Thức ta mới học Phật để chuyển cái thức hiểu biết phàm phu trở thành Thánh trí giải thoát”.Ý Nghĩa của Duy Thức ở đây không cần định nghĩa thêm vì ai cũng đều hiểu biết khi đọc đến tên của nó và cũng không cần phải nói đến xuất sứ hay tiểu sử của nó, vì xuất sứ hay tiểu sử không nằm trong chủ đề ở đây muốn trình bày.Vậy Thức từ đâu sanh ra?

      Hầu như  các bộ Luận Phật Giáo, trong đó có nhiều cách giải thích về Thức, như có Luận giải thích: “Căn duyên Trần sanh Thức”, nghĩa là căn và trần là nguồn gốc phát sanh ra Thức, nhưng căn và trần thì thuộc về vật chất mà Thức thì thuộc về tinh thần, nếu đúng như thế có thể khẳng định rằng, vật chất sanh ra Thức, hay nói cách khác vật chất sanh ra tinh thần; căn và trần khi bị hư hoại thì Thức không còn, hay vật chất khi bị hư hoại thì tinh thần cũng không còn. Sự giải thích trên đây cũng giống như phái Duy Vật chủ trương: “vật chất sanh ra tinh thần hay bộ não con người sanh ra tư tưởng”; điển hình như vào thời đức Phật còn tại thế, phái Ajitakesa Kambali chủ trương: “thân thể con người chỉ là do bốn yếu tố: địa, thủy, hoả, phong kết hợp lại mà thành, khi chết thì tứ đại lại hoàn tứ đại, không trọng dụng về phương diện tinh thần, đạo đức lấy chủ nghĩa khoái lạc cho nhục thể làm mục đích.”Điều này được giải thích trong quyển Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ ở trang 24 củaHoà Thượng Thích Thanh Kiểm và còn nhiều thuyết nữa chủ trương cũng tương tợ như thế. Theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học, lối chủ trương này không được chính xác, thí dụ: anh A đang ngủ say, anh B lấy muối câu vào miệng của anh A, lúc đó miệng của anh A vẫn chép môi, nhưng anh không biết đó là muối, nguyên vì sáu Thức anh A đã ngủ nghỉ không có hiện hữu để hiểu biết,......  Chính trong giáo lý của Phật, 6 Căn và 6 Trần cộng lại được gọi là 12 xứ (Dvàdasa – àyatana) và cộng thêm 6 Thức nữa thì thành ra 18 Giới (Astadasa – dhàtu), trong Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ của Hoà Thượng Thích Thanh Kiểm, trang 114; riêng 12 Xứ được phân làm hai loại: Một là 6 sở y và hai là 6 sở duyên; 6 Sở Y tức là chỉ cho 6 Căn (tức là 6 giác quan),nghĩa là sáu chỗ dành cho sáu Thức nương tựa sanh khởi tác dụng để hiểu biết; còn 6 Sở Duyên tức là chỉ cho sáu Trần Cảnh, nghĩa là sáu chỗ hay là sáu đối tượng dành cho sáuThức tác dụng để hiểu biết. 18 Giới gồm có 6 Thức, 6 Căn, 6 Trần, nghĩa là sáu Thức nương nơi sáu Căn để hiểu biết sáu Trần; từ đó có thể xác định, sáu Thức lẽ dĩ nhiên tự có bản thểriêng biệt không phải do sáu Căn duyên nơi sáu Trần để sanh ra chúng nó. Đi đến kết luận Căn (miệng anh A) duyên Trần (muối) không thể sanh ra Thức, hay nói cách khác, bộ nãocon người không thể sanh ra tư tưởng.Như thế Thức từ đâu sanh ra?

Theo Duy Thức Học, Thức phát sanh từ nơi Tâm chọn lấy Tâm làm bản thể của mình nên gọi là Tâm Thức; theo Duy Thức Phương Tiện Đàm của Đường Đại Viên nói rằng: “Tâm là thể, Thức là dụng, Tâm Thể thì vô tướng, vô phân biệt..... Thức Dụng thì có hình tướng và có phân biệt”; Tâm Thể nghĩa là chỉ cho bản thể của tâm, còn Thức Dụng nghĩa là chỉ cho sự tác dụng của Thức. Điều này dùng thí dụ cho dễ hiểu, Tâm Thể cũng tương tợ như nước biển, Thức Dụng cũng tương tợ như lượnsóng, Tâm Thể thì vô tướng cũng giống như nước biển yên lặng không có lượn sóng, còn Thức Dụng thì có hình tướng cũng giống nhưlượnsóng nổi dậy; Tâm Thểthì yên lặng giống như nước biển không có tướng sóng nhỏ sóng lớn (vô tướng) và cũng không có phân biệt cho sóng này nhỏ sóng kia lớn; còn Thức Dụng thì biến động, giống như lượn sóng nổi dậy có hình tướng sóng nhỏ sóng lớn và có phân biệt sóng này nhỏ sóng kia lớn.

Duy Thức Học, của Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, trang 137 và 138 nói rằng, mỗi con người, mỗi chúng sanh hữu tình đều có tám thứ hiểu biết được gọi là tám Tâm Thức, tám Tâm Thức này mỗi Tâm Thức đều có chủng tử riêng gọi là Tự Chứng Phần; Tự Chứng Phần là phần thể tánh của mỗi Tâm Thức và chúng nó không có tên, nhà Duy Thức mượntên của các Căn (giác quan) để đặt tên cho chúng nó, như:

      1, Tâm Thức hiểu biết qua con mắt gọi là Nhãn Thức,

      2,Tâm Thức hiểu biết qua lỗ tai gọi là Nhĩ Thức,

      3,Tâm Thức hiểu biết qua lỗ mũi gọi là Tỷ Thức,

      4,Tâm Thức hiểu biết qua miệng lưỡi gọilà Thiệt Thức,

      5,Tâm Thức hiểu biết qua thân thể gọi là Thân Thức,

      6,Tâm Thức hiểu biết qua Ý (Mana) gọi là Ý Thức,

      7,Tâm Thức hiểu biết qua Thắng Nghĩa Căn gọi là Mạt Na Thức;

Thắng Nghĩa Căn, nghĩa là chỉ cho giác quan chỉ biếtqua danh

nghĩa thù thắngcủa nó

8, Tâm Thức hiểu biết qua Hỗ Tương Căngọi là A Lại Da Thức.

Hỗ Tương Căn,nghĩa là chỉ cho giác quan hỗ trợ lẫn

nhau giữa Thức A Lại Da và Thức Mạt Na; nói cách khác, Thức

A Lại Da vừa là đóng vai giác quan giúp cho Thức

Mạt Na nương tựa để hiểu biết, còn Thức Mạt Na cũng vừa là

đóng vai giác quan giúpcho Thức A Lại Da nương tựa để hiểu

biết; cho nên giác quan của hai thức này được gọi là Hỗ Tương

Căn.

 

Hiện tượng vạn pháp trong vũ trụ này, mỗi một pháp dù lớn như địa cầu hay nhỏ như vi trần đối với sáu Tâm Thức đều thể hiện sáu khía cạnh khác nhau và sáu khía cạnhđó gồm có: sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp;trong sáu khía cạnh khác nhau của một pháp, mỗi Tâm Thức đều chỉ có khả năng hiểu biết một khía cạnh riêng biệt theokhả năng của mìnhmà không thể thay thế cho năm Tâm Thức khácđể hiểu biết thêm năm khía cạnh ngoài khả năng của mình, như Nhãn Thức chỉ hiểu biết khía cạnh hình sắc của một sự vật mà không thể hiểu biết âm thinh, mùi hương, chất vị, cảm xúcvàpháp trần của một sự vật nói trên; Nhĩ Thức chỉ hiểu biết khía cạnh âm thinh của một sự vật và không thể hiểu biết hình sắc, mùi hương, chất vị, cảm xúc và pháp trần của một sự vật nói trên; bốn Tâm Thức còn lại cũng giống như Nhãn Thức, Nhĩ Thức, nghĩa là không thể thay thế cho nhau để hiểu biết những khía cạnh khác ngoài khả năng của mình nơi một sự vật.Hơn nữa năm Tâm Thức ở trước không thể trực tiếp để hiểu biết vạn pháp một cách chân thật mà chỉ hiểu biết vạn pháp qua Tướng Phần (Images) do Kiến Phần (phần tác dụng) của chính chúng nó biến hiện, nghĩa là kiến phần của chúng nó biến hiện ra tướng phần (phần hình tướng) của một sự vật để hiểu biết.Ý Thức chỉ có thể hiểu biết Tướng Phần của Pháp Trần (phần ảnh tử = illusions) và Tướng Phần của Pháp Trần này chính làtánh chất, giá trị, ý nghĩa củanăm Trần từ nơi một sự vật bên ngoài được kết tụ thể hiện và năm trần này là năm khía cạnhnơi sắc, thinh, hương, vị, xúc, của một sự vậtnói trên; Tâm Thức Mạt Na chỉ hiểu biết ảnh tử (illusions) của các pháp bên ngoài với hình thức pháp trần và cảảnh tử của các pháp bên trong A Lại Da với hình dạng Tướng Phần củamỗi chủng tử do Kiến Phần tự nó biến hiện. Tâm Thức A Lại Da cũng chỉ hoàn toàn hiểu biết ảnh tử của vạn pháp bên trong nội tâm qua hình dạng Tướng Phần do Kiến Phần riêng nó tự biến hiện từ nơi chủng tử trong kho tàng A Lại Da. Theo Duy Thức Học có thể nói, trong tám Tâm Thức, mỗi Tâm Thứcchỉ có thể hiểu biết gián tiếp vạn pháp qua Tướng Phần Ảnh Tử do Kiến Phần của nó biến hiện,trong đó kể cả vạn pháp nơi thế giới bên ngoài và cảvạn pháp nơi thế giới chủng tử bên trong nội tâm A Lại Da. Chúng nó không thể hiểu biết trực tiếp đến cảnh giới của vạn pháp kể cả bên trong lẫnbên ngoài. Trường hợp này cũng tương tợ như dòng điện (kiến Phần A Lại Da) chọn lấy hình tướng (tướng phần) của cảnh giới trong DVD (cảnh giới chủng tử A Lại Da) chiếu lên trên màn ảnh TV mà không phải mang cả cảnh giới trong DVD đưa lên trên màn ảnh TV. Cảnh giới trên màn ảnh TV một khi bị điện tắt khiến chúng nómất dạng, điều đó không có nghĩa là cảnh giới trong DVD đã bị xoá, đây có nghĩa là cảnh giới trong DVD sẽ tiếp tục chiếu lên trên nhiều màn ảnh TV khác.

 

II.- VẠN PHÁP ĐỐI VỚI TÂM THỨC:

Vạn pháp trong thế gian theo Duy Thức Học thuộc thế giới ngoại cảnh,tất cả đều là Tướng Phần (phần hình tướng) của vạn pháp thuộc thế giới chủng tử trong nội tâm đã được chọn lấyđể xây dựng thành hình mà không phải toàn bộ vạn pháp thuộc thế giới chủng tử trong nội tâm tự động hiện lên thành hình tướng vạn pháp trong thế gian thuộc thế giới ngoại cảnh.Trường hợp này cũng giống như cảnh giới trên màn ảnh chính là tướng phần được dòng điện chọn lấy từ nơi cảnh giới trong DVD mà không phải cảnh giới trong DVD toàn bộ tự động hiện lên thành hình trên màn ảnh.Chủng tử vạn pháp của thế giới trong nội tâm so với hạt giống của vạn pháp thuộc thế giới nơi ngoại cảnh khác nhau như thế nào?

 

Chủng tử vạn pháp của thế giới trong nội tâm A Lại Da muốn thành hình vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh phải qua điều kiện Nhân Duyên.Chủng tử vạn pháp của thế giới trong nội tâm chính là Nhân, còn những hạt giống của vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh chính là Duyên (trợ duyên) nhằm để trợ giúp cho Nhân đi đến kết quả là thành hình tướng nơi thế giới ngoại cảnh. Không có Duyên trợ giúp thì Nhân nhất định không thể thành được Quả. Vì thếhiện tượng vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh trong kinh Phật thường gọi là do nhân duyên sanh.Vấn đề này phía sau sẽ giải rõ hơn.Vạn pháp của thế giới ngoại cảnh đối với Tâm Thức như thế nào?

 

A,- Vạn Pháp Của Thế Giới

Ngoại Cảnh.

 

Vạn Pháp trong thế gian thuộc thế giới ngoại cảnh, theo Duy Thức Học tổng quát có hai loại, một loại có thể chất và một loại không thể chất; một loại có thể chất, nghĩa là nó có sức sống để nẩy nở và phát triển, gọi cho đủ là “Hữu thể thi thiết pháp”. Hữu thể nghĩa là có thể chất; Thi thiết nghĩa là thi hành thiết lập xây dựng; Hữu thể thi thiết pháp nghĩa là những pháp có thể chất, có sức sống do Thức A Lại Da thi hành thiết lập xây dựng thành hình tướng trong thế gian. Một loại không có thể chất, nghĩa là nó không có sức sống, không có nẩy nở và phát triển, Duy Thức cho nó là một pháp chết, gọi cho đủ là “Vô thể tùy tình pháp”. Vô thể nghĩa là không có thể chất; Tùy tình nghĩa là xây dựng tùy theo tình cảm, tùy theo sở thích, tùy theo nhu cầu; Vô thể tuỳ tình pháp nghĩa là những pháp không có thể chất, chỉ do Ý Thức tùy theo tình cảm kết hợp đất, nước, gió, lửa xây dựng thành hình tướng trong thế gian. Vạn pháp trong thế gian do Thức A lại Da xây dựng thành hình tướng gồm có chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình như, sơn hà đại địa, trăng sao, cỏ cây hoa lá..v..v....... trong đó có bông hồng thiệt. Còn vạn pháp trong thế gian do Ý Thức kết hợp đất, nước, gió lửa xây dựng thành hình tướng trong thế gian gồm có lâu đài, thành phố, phi thuyền, tàu bè..v..v........ trong đó có bông hồng giả bằng chất nhựa.Vạn pháp có thể chất và vạn pháp không có thể chất của thế giới nơi ngoại cảnh thì hoàn toàn đều do nhân duyên sanh và trưởng thành qua các duyên hổ trợ. Vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh có thể chất, trong đó mỗi một pháp đều do Thức A lại Da dựa theo bảy yếu tố quan hệ nhau xây dựng nên (bảy nhân duyên sanh); bảyyếu tố theo Duy Thức Học gồm có: đất, nước, gió, lửa, nghiệp tướng, nghiệp lực, Thức A Lại Da; bảy yếu tố (bảy nhân) này liên kết nhau (nhân duyên) để thành hình một pháp trong vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh. Còn vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh thuộc loại không thể chất, trong đó mỗi một pháp chính do Ý Thức đứng ra điều khiển kết hợp bốn yếu tố vật chất (bốn nhân duyên) để xây dựng nên; bốn yếu tố vật chất gồm có: đất, nước, gió và lửa; bốn yếu tố này quan hệ nhau (nhân duyên) để thành hình một pháp không thể chất trong vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh. Vạn pháp có thể chất và vạn pháp không thể chất nơi thế giới ngoại cảnh đã là do nhân duyên sanh thành thì tất nhiên cũng phải do nhân duyên tiêu diệt và thời gian sanh diệt của chúng lâu hay mau đều do năng lực chất lượng (do nghiệp lực) mỗi loại của chúng quyết định, nguyên vì sự sanh tồn của chúng, theo Duy Thức Học đều là giả hợp tạo thành hiện hữu trong thế gian theo nhu cầu quan hệ để đáp ứng riêng biệt của mỗi cá thể. Vạn pháp có thể chất và vạn pháp không thể chất có mặt trong thế gian nơi thế giới ngoại cảnh mặc dù đã là giả hợp duyên sanh không thật thể nhưng mà sáu Tâm Thức trước, từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức không thể hiểu biếtđược tánh chất chân thật của chúng một cách trực tiếp khách quan không qua trung gian tướng phần ảo ảnh. Ngược lại Kiến Phần là phần tác dụng của sáu Tâm Thứcchỉ gián tiếp duyên đến Tướng Phần ảo ảnh của vạn pháp mà chúng quan hệ để hiểu biết.Tất cả những học thuyết, những tư tưởng..v..v...... hiện có mặt trong thế gian đều do Ý Thức của họ tưởng tượng xây dựng nên và sự thành quả những tư tưởng này của chúng nó, theo Phật giáo chỉ hoàn toàn là những thứ ảo giác riêng tư theo quan niệm tình cảm từng cá nhân góp nhặt xây dựng thành hình, mà chính chúng nó không phải chân lý đích thực có giá trị phổ quát cả không gian và thời gian, nghĩa là những học thuyết này, những tư tưởng này không có giá trị khắp không gian ba cõi và cũng không có giá trị khắp thời gian trải qua tứ quá khứ cho đến vị lai muôn đời về sau. Hiện tượng vạn pháp trong thế gian đã là duyên sanh giả hợp thì không thể và cũng không phải là chân lý, thế mà những học thuyết, những tư tưởng dựa theo Ý Thức xây dựng nên lại càng rơi vào vòng đai vọng tưởng điên đảo, hoàn toàn không có giá trị chân lý đích thực. 

 

B,- Vạn Pháp Trong Thế Giới Nội Tâm.

 

      Trong thế giới nội tâm cũng có vạn pháp và vạn pháp này với hình thức là chủng tử được tàng trử lâu đời trong nội tâm A Lại Da và tâm A lại Da chính là kho chứa tất cả hồ sơ của vạn pháp mà bộ não của tất cả chúng sanh hữu tình theo Duy Thức Học không phải là kho chứa. Trong nội tâm chúng ta có rất nhiều hình ảnh của vạn pháp, được thâu nhận từ những cảnh giới có thể chất (hữu thể thi thiết pháp) và những cảnh giới không thể chất (vô thể tuỳ tình pháp) từ thế giới ngoại cảnh đem vào cất trong kho chứa, nghĩa là chúng ta đã tham quan những cảnh giới nào, những chúng sanh hữu tình nàoở bên ngoài thì hình ảnh của những cảnh giới đó, hình ảnh của những chúng sanh hữu tình đó đều có mặt trong nội tâm A Lại Da, như cảnh giới thành phố Sài Gòn, thành phố Nha Trang, thành phố San Jose..v..v....... và hình ảnh anh A, hình ảnh anh B, hình ảnh chị C..v..v.....,những cảnh giới những hình ảnh đây chính là một số pháp của vạn pháp với hình thức là chủng tử đang nằm yên trong nội tâm A Lại Da.

 

Chủng Tử đúng nghĩa của nó chính là hạt giống, nhưng nhà Duy Thức sợ lầm lẫn với những hạt giống vật chất nơi ngoại cảnh như tinh cha huyết mẹ, trứng chim, hạt đậu xanh, hạt lúa..v..v...........  cho nên vẫn giữ nguyên danh từ là chủng tử để cho dễ phân biệt.Vạn pháp ở ngoại cảnh gồm có chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tình hiện có mặt trong thế gian với nhiều hình tướng khác nhau thì chứng tỏ trong nội tâm A Lại Da, nguồn gốc phát sanh ra những hình tướng đó cũng có vô số chủng tử không giống nhau. Hơn nữa những chủng tử nói trên lại còn nương tựa và châm rể nơi trong Tâm Thức A Lại Da để làm mô hình kiến trúc choviệc kiến tạo vạn pháp trong thế gian.

 

Xét về tánh chất, trong nội tâm A Lại Da, chủng tử tuy có vô số mà Duy Thức thường gọi là Nhất Thiết Chủng Tử, còn Tâm Thức A Lại Da dung chứa chúng nó nhà Duy Thức gọi là Nhất Thiết Chủng Thức, Nhất Thiết Chủng Thức là tên khác của Tâm Thức A Lại Da. Tất cả chủng tử mặc dù tuy nhiều, nhưng không ngoài hai loại: những chủng tử có nguồn gốc và những chủng tử không có nguồn gốc.Những chủng tử có nguồn gốc được gọi là bản hữu chủng tử và chủng tử không có nguồn gốc được gọi là thỉ khởi chủng tử.Thỉ là mới, Khởi là phát khởi; Thỉ Khởi Chủng Tử nghĩa là những chủng tử so với chủng tử có nguồn gốc thì mới phát sanh sau này.Trước hết xét về tánh chất, những chủng tử có nguồn gốc (bản hữu chủng tử), ở trạng thái nguyên thể khi chưa tác dụng được nhận định như sau

 

1.-Những Chủng Tử Có Nguồn Gốc:

 

Những chủng tử có nguồn gốc, nghĩa là những chủng tử có thể chất chân thật được phát sanh từ thể tánh chân thật của các pháp.Thể tánh chân thật của các pháp nếu như không có thì nhất định không những chủng tử này, mặc dù chúng đã biến tướng thành nhiều hình thức.Thể tánh chân thật của các pháp mặc dù biến tướng thành nhiều hình thức, nhưng chúng không mất bản chất chân thật, nghĩa là bản chất của chúng vẫn không bị biến đổi theo hình tướng. Trường hợp đây cũng giống như tánh ướt của nước mặc dù biến tướng thành nhiều hình thức, có lúc biến thành hình thức sương mù, có lúc biến thành hình thức mây khói..v..v...... nhưng nó không mất bản chất của tánh ướt. Những chủng tử có nguồn gốc đây ở trạng thái nguyên thểđược phân loại trên ba dạng thức: một dạng thức thuộc về cảnh giới, một dạng thức thuộc về tâm lý và một dạng thức thuộc về vật lý.

 

a)- Một Dạng Thức Thuộc Về Cảnh

Giới:

 

Những chủng tử cảnh giới trong nội tâm A Lại Dađầu tiên chính là cảnh giới ảnh tử được phát nguồn từ cảnh giới y báo của chư Phậttrong mười phương nơi thế giới chân như ảnh hiện. Cảnh giới y báo của chư Phật trong mười phương thí dụ như mặt trăng thiệt trên trời xanh, còn những chủng tử cảnh giới ảnh tử thí dụ như mặt trăng dưới đáy hồ; mặt trăng dưới đáy hồ là ảnh tử được ảnh hiện từ nơi mặt trăng thiệttrên trời xanh, giả sử nếu không có mặt trăng thiệt trên trời xanh thì nhất định không mặt trăng ảnh tử dưới đáy hồ, cũng thế nếu không có cảnh giới y báo của chư Phật trong mười phươngảnh hiện thì nhất định không có chủng tử cảnh giới ảnh tử trong nội tâm A Lại Da và nếu không có chủng tử cảnh giới ảnh tử trong nội tâm A Lại Da thì nhất định không có cảnh giới nghiệp duyên sau này nơi thế giới ngoại cảnh. Cảnh giới y báo của chứ Phật trong mười phương, theo Biện Trung Biên Luận Tụng Thích chính là cảnh giới Trung Đạo Thắng Nghĩa.Điều nầy được thấy trong quyển “Biện Trung Biên Luận Tụng Thích”, dịch giả Thích Thắng Hoan, nơi Lời Dịch Giả có đoạn nói: “Theo Luận này, Trung Đạo Thắng Nghĩa là cảnh giới thù thắng y báo của chư Phật, nguyên vì hai chữ Thắng Nghĩa mà luận này giải thích chính là chỉ cho cảnh giới thù thắng. Trung Đạo Thắng Nghĩa đích thực là quả của Bồ Tát Đạo, chư Phật nhờ tu nhân Bồ Tát Đạo mà chứng được đạo quả Pháp Thân chánh báo và cảnh giới Niết Bàn y báo của chư Phật an trụ. Cảnh giới Niết Bàn y báo cũng chính là cảnh giới Trung Đạo Thắng Nghĩa; điều đó không khác nào như người học ngành y khoa là nguyên nhân và thi đậu thành Bác Sĩ là kết quả chánh báo, đồng thời nhà thương hay phòng mạch là cảnh giới y báo của Bác Sĩ sinh hoạt.”

 

Chủng tử cảnh giới ảnh tử trong nội tâm được nội kết từ nơi cảnh giới Niết Bàn y báo của chư Phật trong mười phương chính là nhân tướng, còn cảnh giới vọng hiện đầu tiên nơi ngoại cảnh được phát xuất từ nơi chủng tử cảnh giới ảnh tử của chư Phật trong mười phương chính là quả tướngvà thế giới quả tướng đầu tiên nơi ngoại cảnh này cũng chính là mô hình kiểu mẫu đầu tiên để cho các thế giới nghiệp duyên về sau nương tựa sanh khởi.Chủng tử cảnh giới ảnh tử trong nội tâm cũng được ghép vào loại chủng tử có nguồn gốc (bản hữu chủng tử), vì những chủng tử cảnh giới này chính là cảnh giới y báo của chư Phật trong mười phương đã được nội kết. Còn những chủng tử của cảnh giới nghiệp duyên trong nội tâm A Lại Da cũng chính là những ảnh tử của cảnh giới vọng hiện thuộc quả tướng nơi ngoại cảnhđã nội kếtđể làm nhân tướng,cho nên những chủng tử của cảnh giới nghiệp duyên này cũngđược gọi là chủng tử không có nguồn gốc (thỉ khởi chủng tử).

 

b). Một Dạng Thức Thuộc Về Tâm Lý:

 

Những chủng tử tâm lý này cũng là năng lựccó nguồn gốc, nghĩa làchúng đều được phát sanh từ tâm trí và chúng chọn lấy chân tâm làm thể cho mình, vì thế chúng được gọi làchủng tử có ngồn gốc (bản hữu chủng tử), nguyên do bản tánh của chúngđã là bản chất chân thật, là trí tuệ sáng suốt cho nên trong đóchúng không có vấn đề sanh diệt tăng giảm vàchúng chỉ có vấn đề tác dụng hay không tác dụng mà thôi; chúng khi tác dụng thì có mặt trong tất cả vạn pháp để sanh hoạt và khi không tác dụng thì chúng trở về bản tánh nằm yên.Sự tác dụng  hay không tác dụng của chúng thí dụ như sáu Tâm Thức trước, từ Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức, khi chúng tác dụng thì chúng ta thức, khi chúng không tác dụng thì chúng ta ngủ, khi chúng đi chơi thì chúng ta nằm mơ. Năng lực của chúng khi sanh hoạt không có vấn đề tăng trưởng hay giảm thiểu, mà ở đây chỉ có vấn đề sanh hoạt tùy duyên; nghĩa là ở bối cảnh to lớn thì năng lực của chúng mở rộng và ở bối cảnh nhỏ bé thì năng lực của chúng thu hẹp. Năng lực của chúngthí dụ như năng lực của dòng điện, năng lực của dòng điện khi ở bối cảnh bóng đèn một 100 watt thì ánh sáng điện mở rộng ra xa, còn khi ở bối cảnh bóng đèn 5 volt thì ánh sáng điện thu hẹp nhỏ lại. Những bản tánh nàycủa chúng đều an trụ nơi chân tâm để làm điểm tựa cho việc tác dụng sanh khởi để biến thành hình tướng, thếnên chúng cũng được gọi bản tánh trụ chủng. Bản tánh của những chủng tử này đều an trụ nơi chân tâm, chọn lấy chân tâm làm thể của mình. Bản tánh của những chủng tử này, theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I cùng một tác giả, trang 255 giải thích: “Tánh chất nguyên thể của hạt giống tám Thức Tâm Vương chính là chỉ cho tánh chất trí tuệ của Tạng Như Lại. Tánh chất trí tuệ của Tạng như lai an trụ trong pháp tướng của mỗi tâm thức để biến thành hạt giống tám Thức Tâm Vương.” Những chủng tử đây đối với nguồn thể của chúng nó còn có tên nữa là tự chứng phần; tự chứng phần, theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, của Thích Thắng Hoan, trang 149 giải thích: “là phần thể chất của Tâm Thức, phần này có khả năng kiểm soát và chứng thực sự hiểu biết vạn pháp hoặc đúng hoặc sai của kiến phần (phần tác dụng hiểu biết) nói trên.” Đây là chỉ cho chủng tử của tám Thức Tâm Vương.Tám Thức Tâm Vương nghĩa là tám tâm thức này chuyên làm chủ nhận thức và nếu như không có tám tâm thức này góp mặt thì không có nhận thức và cũng không có thế gian.Từ đó tánh chất của những chủng từ này nhà Duy Thức gọi là chủng tử có nguồn gốc (bản hữu chủng tử).

 

c). Một Dạng Thức Thuộc Về Vật Lý:

 

Dạng thức vật lý nghĩa là hình thức về nguyên lý của vật chất.Nguyên lý của vật chất ở đây là chỉ cho bốn nguyên lý tứ đại; bốn nguyên lý này gọi là đại, vì chúng có mặt khắp cả không gian hai cõi (cõi dục và cõi sắc) và thời gian từ quá khứ vô lượng kiếp về trước cho đến vị lai muôn đời về sau nên gọi là Đại. Bốn nguyên lý nàygồm có: đất, nước, gió, lửa.Bốn nguyên lý này chính là nguồn gốc sanh ra vạn pháp về vật chất trong thế gian. Theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I cùng một tác giả, trang 254 giải thích bốn nguyên lý này như sau: “Bốn nguyên lý hạt giống này khi chưa tác dụng vẫn còn ở vị trí năng lực đơn thuần của đất, nước, gió, lửa. Bốn nguyên lý tứ đại ở trạng thái năng lực đều thuộc về bản thể của vật chất và cũng là nguyên nhân để sanh ra vật chất. Nguồn gốc phát sanh ra bốn nguyên lý tứ đại chính là Thức A Lại Da, nguyên vì thể tánh của thức này cũng là năng lực.”Năng lực của Thức A Lại Da nương nơikhối cộng nghiệp tập khí của các phiền não vô minh để tạo thành chủng tử nghiệp tướng của bốn năng lực tứ đại.Trường hợp này cũng tương tợ như ánh sáng mặt trời chung vào không khí, trong đó có hơi nước, mây mù..v..v...... tạo thành cầu vồng (rainbow).Năng lực Thức A Lại Da chun vào chủng tử nghiệp tướng của đất, nước, gió, lửa biến thành bốn năng lực tứ đại. Thí dụ như điện lực là một năng lực và năng lực này chun vào nghiệp tướng bóng đèn thì phát ra ánh sáng, chun vào nghiệp tướng máy phát thanh thì phát ra tiếng, chun vào máy phát nhiệt thì phát ra sức nóng, chun vào quạt máy thì phát ra gió..v..v......Năng lực của Thức A Lại Da là một thật thể cho nên bốn năng lực của nguyên lý tứ đại cũng là một thực thể. Nhưng điều đặc biệt bốn năng lực của tứ đại chỉ thật thể nơi thế gian có vật chất và không thật thể nơi thế giới chân như không vật chất, nguyên vì nơi thế giới chân như, năng lực Thức A Lại Da chuyển thành năng lực của trí Đại Viên Cảnh thì lúc đó năng lực của tứ đại cũng biến thể theo để rồi mất dạng.Bốn năng lực của nguyên lý tứ đại cũng là một thật thể cho nên cũng được ghép vào loạichủng tử có ngồn gốc (bản hữu chủng tử).

 

2.- Những Chủng Tử Không Có Nguồn

Gốc:

 

Ngoài chủng tử tám Thức Tâm Vương và chủng Tử Tứ Đại có nguồn gốc, còn có những chủng tử khác do nhiều đời nhiều kiếp huân tập (nội kết) thành hình tướng chủng tử, được gọi chung là thỉ khởi chủng tử; thỉ khởi chủng tử nghĩa là những chủng tử mới sanh khởi sau này so với những chủng tử của tám Thức Tâm Vương vàchủng tử của Tứ Đại thì chúng không có nguồn gốc. Bản chất những chủng tử không có nguồn gốc này (thỉ khởi chủng tử) tổng quát gồm có hai loại: một loại thuộc về nghiệp lực và một loại thuộc về nghiệp tướng.

 

A/- Một Loại Thuộc Về Nghiệp Lực:

 

Loại nghiệp lực thì không có hình tướng, chỉ toàn là năng lực dùng để thúc đẩy, để lôi kéo và chúng nó được kết tụ thành những chủng tử.Trong những chủng tử nghiệp lực, có những chủng tử thuộc loại nghiệp thiện, có những chủng tử thuộc loại nghiệp ác và có những chủng tử thuộc loại nghiệp không thiện không ác (nghiệp trung tính).Tất cảchủng tử nghiệp lực đâyđều được tàng trử trong Tâm Thức ALại Dakhông ngoài mục đích nhằm để chỉ đạo thúc đẩy cho tất cả con người tiến thân trong chiều hướng thánh thiện hay trói buộc lôi kéo tất cả con người đi trong chiều hướng đoạ lạc. Trước hết những chủng tử nghiệp thiện hướng dẫn con người hành động, nói năng và ý nghĩ theo chiều hướng thánh thiện để được an lạc, hạnh phúc chân thật;những chủng tử nghiệp thiện đây cũng thuộc về loại tâm lý và chúng chỉ đạo cho các tâm vương sinh hoạt theo chúng quyết định. Những chủng tử nghiệp thiện đây gồm có: tín, tinh tấn, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

 

a)- Những Chủng Tử Nghiệp Thiện:

 

Thiện là lương thiện, là hiền lành, chúng hoàn toàn tốt đẹp.Nghiệp là một thứ năng thuần nhất, có khả năng hướng dẫn con người đi vào con đường chân, thiện mỹ của những bậc xuất thế.Chủng Tử Nghiệp Thiện là những hạt giống nghiệp lực tâm lý mang tánh chất thánh thiện nhằm chỉ đạo con người chuyên cần làm những việc lợi ích cho chúng sanh. Tất cả muôn pháp lành của thế gian đều nương nhờ chủng tử tâm lý nghiệp thiện này để sanh trưởng. Mười một chủng tử tâm lý nghiệp thiện đây được giải thích như sau:

 

1, Tín (Faith): là tâm lý tin tưởng, đức tin. Tâm lýtin tưởng nghĩa là tin tưởng một cách chân thành và chân chánh vào những điều mình đã chọn lựa kỹ càng. Đức tin, nghĩa là tin tưởng chân thật có ba tánh chất: thật, đức và năng.

 

a/- Thật: nghĩa là tin tưởng chân thật về phương diện sự tướng và

tin tưởng chân thật về mặt lý tánh.

 

          *- Tin tưởng chân thật về phương diện sự tướng, về hiện tượng

trong thế gian như, tin tưởng luật nhân quả, luân hồi, thiện ác,

nghiệp báo.

 

          *- Tin tưởng chân thật về phương diện chân lý như, tin tưởng lý

Duy Thức có khả năng cải tạo con người trở thành bậc A La

Hán, Bồ Tát và Phật.

 

b/- Đức: là đức tánh, là giá trị, nghĩa là tạo đức tánh cho con người có giá trị về sự tin tưởng nói trên trở nên hoàn toàn thanh tịnh

và chân chánh.

 

c/- Năng, là năng lực chuyển hoá, nghĩa là năng lực tin tưởng chânthật có khả năng chuyển hoá con người từ hạng thấp hèn trở nên bậc thánh, biến đổi thế gian ác trược tội lỗi trở thành thếgian an lạc và thanh tịnh.

 

      Công dụng của tâm lý này nhằm mục đích đối trị tâm lý bất tín (tâm lý không tin tưởng) và khiến con người luôn luôn say mê làm việc lành, làm một cách thích thú.

 

      Thí dụ, học thuyết Duy Thức nhằm đào luyện con người có đức tin chân chánh và đức tin đó được thể hiện một cách kiên cố qua bốn phương diện sau đây:

 

*-Phương diện sự thật: Duy Thức Học trình bày hiện tượng tâm lý và vật lý của con người, của vạn pháp trong thế gian một cách cụ thể, trình bày có tánh cách khoa học và thực tế. Duy Thức Học giải thích nguyên lý của vạn pháp một cách tinh tường, rõ ràng, sâu sắc, không mơ hồ, khiến người nghiên cứu dễ dàng tiếp thu và dễ dàng nhận thức.

 

*- Phương diện lý thật: Duy Thức Học hướng dẫn con người nhận chân được thể tánh của vạn pháp và nguồn gốc phát sanh ra thân thể cũng như tâm linh của con người qua ngưỡng cửa Duy Thức. Duy Thức Học trình bày những nguyên lý trên rất có phương pháp, có nghệ thuật, bắt đầu khởi điểm từ nơi sự tướng (từ nơi hình thức) để hiện bày được lý tánh của vạn pháp, dẫn dụ một cách khéo léo tế nhị giúp cho con người nghiên cứu nhận thức, không bị lẫn lộn và không bị lầm lạc về sự tướng cũng như về lý tánh.

 

*- Phương diện đức tánh: Duy Thức Học nhằm mục đích đào luyện con người trở nên chánh tín và giúp đỡ con người khỏi bị lầm lạc bởi những tà thuyết, bởi những tà giáo mê hoặc, lôi kéo, dụ dỗ. Người nào hiểu thấu được lý Duy Thức một cách tường tận thì người đó nhất định sẽ có tầm nhìn rất sâu xa, có chánh tri kiến thật thông suốt.

 

*- Phương diện công năng: Chúng ta tin tưởng rằng, phương pháp tu tập quán chiếu của Duy Thức có khả năng chuyển hoá con người trở thành đức Phật và kiến tạo xã hội trở thành thế giới thanh tịnh an lạc. Người có tâm lý này không bao giờ thiếu đức tin.

 

2, Tinh Tấn (Effort), có chỗ gọi là Cần.Tinh tấn nghĩa là tâm lý siêng năng, hăng hái tiến tới mãi không ngừng. Trạng thái tâm lý này sanh hoạt thường khiến con người siêng năng, chuyên cần đoạn trừ các việc ác, và thực hành các việc lành, nghĩa là những điều tội ác chưa sanh khởi thì hướng dẫn con ngườicương quyết ngăn ngừa không cho chúng nó sanh khởi. Còn những điều tội ác đã sanh khởi thì hướng dẫn con người cố gắng tiêu diệt cho tuyệt gốc. Ngược lại, những điều thiện chưa sanh khởi thì thúc đẩycon người quyết định thực hiện cho kỳ được bằng cách tạo dựng những duyên thuận lợi khiến cho chúng nó sanh khởi. Còn những điều thiện đã sanh khởi thì con người cố gắng thúc đẩy trợ lựcgiúp cho chúng nó cho được tăng trưởng lớn mạnh. Tâm lý này có năm tánh chất:

 

a>- Bị Giá Tinh Tấn: nghĩa là tiến tới mãi không bao giờ sợ chết, cũng giống như chiến sĩ mặc áo giáp ra trận.

Thí dụ, Khi có đức tin chánh pháp, Hoà Thượng Thích Quãng Đức can đảm tự thiêu vào năm 1963 để bảo vệ lý tưởng Phật Giáo hiện đang bị một chế độ hà khắc kỳ thị, đàn áp và tiêu diệt tôn giáo.

b>- Gia Hạnh Tinh Tấn: nghĩa là siêng năng gia công cố sức thực hiện cho kỳ được những điều mà mình đã tin tưởng, dù cho gặp phải bao khó khăn gian khổ đến mức nào đi chăng nữa cũng không nản chí.

Thí dụ, người tu hành khi chọn một pháp môn nào thích hợp, họ tận tâm gia công tu luyện, thực tập mãi không bao giờ nản chí và ngã lòng.Họ tu mãi cho đến khi công thành quả mãn, đạt đến mục đích những điều mà họ đã chọn.Trên đường tu tập, dù cho gặp phải những trở ngại và những khó khăn, họ cũng không ngã lòng.

c>- Vô Hạ Tinh Tấn: nghĩa là tiến lên mãi không chịu dừng bước. Người tu tập tin tấn này thì cương quyết tiến lên mãi không thôi, cố đạt đến mục đích cuối cùng những điều mà họ mong muốn.

Thí dụ, người tu thiền định, khi chứng được bậc Sơ Thiền (Thiền đầu tiên) thì lại không chịu dừng chân tại đó.Họ vẫn tiếp tục chuẩn bị tu tập tiến lên thêm nữa cho đến khi nào đạt được bậc cuối cùng là Tứ Thiền (Thiền thứ tư), một trong bốn bậc thiền định mà họ đã chọn.

 

d>- Vô Thoái Tinh Tấn: nghĩa là tiến tới mãi không bao giờ thối chí ngã lòng dù cho phải trả với giá rất đắc.

Thí dụ, trên con đường tu học, người tu thiền nếu như bị thất bại cách này thì tiếp tục cách khác.Họ tu tập không bao giờ nản chí, không bao giờ ngã lòng và không bao giờ bỏ cuộc giữa đường trước những công trình tu học mà họ đã đi qua.

e>- Vô Túc Tinh Tấn: nghĩa là hăng hái tiến lên mãi không bao giờ biết đủ hoặc dừng bước để an phận.

Thí dụ, trên đường tu học, người tu thiền đã trải qua nhiều cấp bậc, nhiều địa vị của sự chứng đắc.Tuy mỗi cấp bậc, mỗi địa vị có đôi chút phước báo riêng, danh vọng riêng, nhưng họ không cho là đầy đủ và không chịu dừng chân để thụ hưởng.Họ cứ nhẫn nại tiến lên mãi cho đến khi nào đạt được mục đích cuối cùng là thành Phật thì chừng đó họ mới mãn nguyện.

Đặc tánh của tâm lý tinh tấn là đối trị tâm lý giãi đãi để cho việc lành được hoàn thành một cách viên mãn.

3,Tàm (Shame): là tự xấu hổ riêng mình. Trạng thái tâm lý này thường tôn trọng danh dự cá nhân, cho nên khiến con người không làm những điều tội ác để có thể tổn hại đến thanh danh. Nếunhư người nào lỡ lầm đã phạm những điều tội lỗi, mặc dù người khác chưa hay biết, nhưng tâm lý nàykhiến họ riêng tự cảm thấyxấu hổ, cảm thấy lương tâm bị cắn rứt không sao chịu được, Cho nên họ vẫnâm thầm tự sửa chữa những lỗi lầm mà họ đã lỡ gây nên và từ đó họ không còn tiếp tục hành động phạm phải nữa.Đặc tánh tâm lý này là đối trị tâm lý vô tàm để ngăn ngừa việc ác không cho phát sanh.

 

      Thí dụ, đạo hữu A là người tiêu biểu đạo đức duy nhất trong xóm, nguyên vì đạo hữu đã thọ giới Bồ Tát. Đứng trước bao nhiêu sắc đẹp cám dỗ, đạo hữu khéo léo tránh né.Bởi vì đạo hữu sợ mất danh giá của mình mà lối xóm ai cũng tin tưởng và kính trọng.Một hôm, đạo hữu lại xiêu lòng bởi một cô M dùng sắc đẹp quyến rũ mọi cách.Nhưng khi đã lỡ phạm giới, mặc dù lối xóm chưa ai biết đến, đạo hữu tự mình cảm thấy xấu hổ, cắn rứt lương tâm không sao chịu được, liền âm thầm sám hối và phát nguyện từ đây chừa bỏ hẳn, không cho tái phạm nữa.

 

4, Quý (Embarrassment): là thẹn với người. Trạng thái tâm lýnày thường khiến con người tôn trọng dư luận xã hội, cho nên họ không dám làm những điều tội ác.Một khi lầm lỡ hành động những điều tội lỗi, họ liền cảm thấy e thẹn trước quần chúng và vô cùng lo sợ không chịu nỗi dư luận của xã hội. Đặc tánhtâm lý đây nhằm đối trị tâm lý vô quý và ngăn ngừa những việc tội lỗi không cho phát sanh.

 

      Thí dụ, anh B cũng là một đạo hữu trong xóm và cũng đã thọ Bồ Tát Giới giống như anh A. Nhưng anh ta thường lén lút đi đêm với cô M. Bà con lối xóm nghe thấy cùng nhau bàn tán về anh. Anh B nghe được liền cảm thấy thẹn thuồng với mọi người, rồi tự động bỏ hẳn, không còn tái phạm nữa.

 

5, Vô Tham (Non-Attachment): là không tham lam. Trạng thái tâm lý này khiến con người không tham đắm những cảnh dục lạc giả tạo trong thế gian. Họ nếu như có thừa của cải thì thích bố thí cho những kẻ thiếu thốn.Họ bố thí một cách vui vẻ và không tỏ thái độ hối tiếc trong khi cho.Họ nếu như không có thừa của cải thì cũng không tham cầu những gì quá khả năng. Đặc tánh tâm lý này thường hay thúc đẩy con người mở rộng tình thương đối với mọi người và mọi vật, họ thích lo giúp đỡ cho những kẻ khổ sở và hy sinh hết mình không quan ngại khó khăn. Tâm lý này thường đối trị tâm lý tham khiến không cho phát sanh.

 

Thí dụ, một Bác sĩ C cư ngụ tại một tỉnh thuộc miền nam Việt Nam.Vào năm 1950, Bác sĩ là một người tham lam nhất trong vùng, là kẻ ăn hối lộ số một nơi tỉnh này.Mọi người, ai cũng phải nể mặt và sợ uy quyền của Bác sĩ với chức vụ cao cấp trong chánh quyền.Về sau khi được đạo đức giáo dục, Bác sĩ hồi tâm hướng thiện liền trở thành một Phật tử chân chánh của các chùa.Từ đó Bác sĩ đã không tham cầu tiền tài và danh vọng nơi thế gian, lại còn phát tâm bồ đề dũng mãnh tinh tấn bố thí cho những người nghèo khó đói khổ và lúc bấy giờ ông được lòng dân chúng ủng hộ.

 

6, Vô Sân (Non-Hatred): là không sân hận, nghĩa là không nóng giận và cũng không thù hận. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người khi đối diện trước những nghịch cảnh trái ngang luôn luôn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, an nhiên tự tại. Họ không bao giờthù hận với những ai đã từng cố ý gây đau khổ cho họ và nếu như gặp phải những hoàn cảnh phủ phàng, đen tối, họ chẳng những cam tâm nhận chịu, không chút thở than, trách móc số phận. Nếu ai làm cho họ đau khổ, gây cho họ oan khiên, họ cũng không thù ghét, cũng không trách cứ ai, đã vậy lại còn thương hại, lại còn khoan dung tha thứ cho những kẻ đã lầm lỡ. Đặc tánh tâm lý này thường đối trị và chận đứng tâm lý sân hận không cho phát sanh.

 

Thí dụ, chị K trước đây thường hay sân hận, ưa gây gổ, ưa nói sóc óc, gặp ai thì gây nấy.Câu chuyện thì ít nhưng chị lại xích ra cho thêm nhiều, thêm lớn.Câu chuyện thì quá bé nhỏ, nhưng chị lại xé ra cho to lớn. Chị tạo nhiều thù oán với những người chung quanh. Ngày nay nhờ đạo đức giáo dục, chị trở thành người hiền lương, ít nói. Nhiều người khiêu khích chị, hại chị, nhưng chị đã không bực tức, không thù oán họ mà lại còn thương hại và giúp đỡ mỗi khi họ gặp phải những tai nạn khổ đau. Người đời thường cho chị là kẻ hiền như ông Phật.

 

7, Vô Si (Non-Ignorance): là không ngu si mê muội. Trạng tháitâm lý này thường khiến con người khi đối diện với vạn pháp về mặt sự tướng cũng như về mặt lý tánh đều sáng suốt, đều hiểu biếtmột cách thông minh, phân biệt rõ ràng lẽ chánh tà, chân vọng, không còn chút mờ ám, mê muội và lầm lẫn.Đặc tính của tâm lý này là đối trị tâm lý si mê không cho phát sanh.

 

      Thí dụ, chúng ta mỗi khi đã hiểu được lý Duy Thức một cách tường tận và rõ ràng thì đối với những chủ trương có chân chánh hay sai lầm của bao nhiêu học thuyết hay của bao nhiêu tôn giáo đều nhận định rất sáng suốt, không còn bị si mê lầm lạc và cũng không còn bị ai dụ dỗ hay lôi cuốn nữa.

 

8, Khinh An (Pliancy): là nhẹ nhàng và an định. Trạng thái tâm lý này khiến cho thân tâm con người trở nên nhẹ nhàng, thư thái, an nhiên tự tại và điềm tĩnh trước những vấn đề, trước những biến cố tai họa khiêu khích. Thân tâm của kẻ khinh an thì không bao giờ chao động mỗi khi đối diện với bất cứ vấn đề khổ vui nào của cuộc đời. Người khinh an thì không vui mừng trước những điều may mắn mang đến cho họ và cũng không lo sợ một khi rủi ro dồn dập xảy ra cho họ, nghĩa là những lo âu, buồn khổ, hối tiếc không bao giờ khuấy động tâm tư của kẻ khinh an. Đặc tánh của tâm lý này là đối trị tâm lýhôn trầm.

 

Thí dụ 1: anh B lãnh một trọng trách nặng nề với ông chủ là phải hoàn tất công việc trong thời gian sớm nhất là mười ngày mà ông chủ đã giao phó. Anh lập tức chuyên cần dùi mài với công việc đó để sớm được hoàn thành.Khi hoàn tất công việc đúng kỳ hạn mà ông chủ đã quy định, anh liền thở một hơi dài thoải mái, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái như vừa trút xuống một gánh nặng trên vai. Đó là trạng thái khinh an mà anh B đã được thụ hưởng trong giờ phút an lạc trên.

 

      Thí dụ 2: anh A nhờ tu hành chính chắn lâu năm, nên không còn mang bệnh chấp trước nữa. Môi của anh luôn luôn nở nụ cười hỷ xả.Bao nhiêu phiền não không còn khuấy đục trong tâm hồn của anh.Bởi thế anh cảm thấy trong người của mình nhẹ nhàng, thư thái, dù cho ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái thường được biểu lộ nơi con người của anh qua phong cách đi đứng, nói năng, giao thiệp và cư xử với mọi người chung quanh. Đối với họ, anh A không bao giờ tỏ thái độ bực tức, khổ sở, hoặc bẩn trí trước mọi hoàn cảnh đau thương thử thách.

 

9, Bất Phóng Dật (Conscientiousness): là không buông lung, không phóng túng. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người mỗi khi sanh hoạt luôn luônkềm chế thân tâm trong khuôn khổ đạo đức. Người có tánh không buông lung là người rất mực tận tụy và chuyên cần trong những công việc thực hiện các điều thiện.Bất cứ giờ phút nào, họ cũng quan tâm ngăn ngừa những việc ác một cách thận trọng không cho chúng phát sanh. Người không buông lung thì thường siêng năng thúc liểm thân tâm không cho tự do phóng túng, thường gìn giữ phong cách trong những cử chỉ đi đứng, nằm ngồi, ý nghĩ, nói năng, hành động, làm thế nào biểu lộ được đạo đức thuần lương. Đặc tánh của tâm lý này là đối trị tâm lý phóng dật.

 

Thí dụ, anh X tu hành tinh tấn, siêng năng gìn giữ giới luật thật rất nghiêm minh.Anh đi đứng nằm ngồi đều không bao giờ trái phạm quy cũ và luật pháp của Thiền môn.

 

10, Hành Xả (Equanimity): Hành là hành động, Xả là buông bỏ. Hành xả nghĩa là hành động tạo tác mà không chấp trước. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không bao giờ chấp trước hay khoe khoang với bất cứ ai những thành quả mà họ đã đạt được hoặc đã chứng đắc một cách vẻ vang. Người hành xả thì không quan tâm đến những lời khen chê, không tự hào, không kể công với mọi người về những việc làm của họ khi họ thi ân bố đức cho chúng sanh.Những việc phước thiện, những điều tu chứng đối với người hành xả chỉ là phương tiện, chỉ là chiếc thuyền dùng để đi đến mục đích giác ngộ và giải thoát, mục đích chứng thành Phật quả. Khi chứng quả Phật, người hành xả cũng bỏ luôn phương tiện, cũng bỏ luôn chiếc thuyền mà không còn chấp trước nữa, nghĩa là những phương pháp thực hành, những pháp môn tu học, những địa vị tu chứng, mặc dù đó là những pháp lành, nhưng tất cả chỉ là phương tiện đối với người hành xả trên đường tu tập. Người hành xả không cho những thứ đó là cứu cánh, thế nên họ không cần phải cố chấp và bảo thủ. Nhờ buông bỏ tất cả, thân tâm của người hành xả trở nên an lạc, thanh tịnh, và giải thoát thật sự. Đặc tánh của tâm lý này là đối trị tâm lý trạo cử không cho phát sanh.

 

      Thí dụ, người tu tập hạnh hành xả thường sống an lạc, tự tại và giải thoát. Họ không chấp trước, không kiêu cách, không háo danh, không khoe khoang, không lập vị, không làm tướng, không tỏ ra cho mọi người biết mình là kẻ lãnh đạo, không tỏ ra mình là bậc chân tu để được tôn kính. Con người thanh thoát thường an tịnh, thường thản nhiên, không cảm thấy phiền não sân si nổi lên làm bẩn đục tâm trí mỗi khi mình đối diện với những kẻ thiếu lễ độ, thiếu cung cách trong lúc xử sự với nhau.

 

11, Bất Hại (Non-Harmfulness): là không làm tổn hại. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hay thương xót, chia xẻ và ra tay hào hiệp cứu giúp chúng sanh.Người có tâm lý bất hại điều khiển thì không thích chém giết và cũng không bao giờ cố tâm giết hại một ai hoặc cố tâm làm tổn thương đến sanh mạng của một sinh vật dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là một sinh vật quá nhỏ bé.Người bất hại thường trải rộng tâm từ bi, tôn trọng, bảo vệ sự sống và hạnh phúc của chúng sanh.Đặc tính của tâm lý này là đối trị tâm lý tổn hại khiến không cho nó phát sanh.

 

      Thí dụ, anh D trước kia là người dao búa, chuyên sống nghề đánh thuê chém mướn, giết người không gớm tay. Ngày nay anh trở thành kẻ tu hành.Tình thương của anh mở rộng.Anh chẳng những không giết người và lại còn không nỡ giết hại sanh mạng của những loài vật. Anh thường tổ chức phóng sanh và cứu sống các loài vật mỗi khi thấy chúng bị tai nạn.

 

b)- Những Chủng Tử Nghiệp Ác:

 

Còn những chủng tử tâm lý tội ác như tâm lýtham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.Những tâm lý này là nguồn gốc của phiền não căn bản và cũng là gốc rễ của vô minh, là nguyên nhân của sanh tử luân hồi. Chúng luôn luôn khiến con người mê lầm chấp trước và bám lấy những ngã tướng pháp tướng giả tạo cho là chân thật; chúng thường hay quấy nhiểu, thường làm não loạn tâm trí của con người, khiến cho con người cũng như các chúng sanh hữu tình khác quên mất đi bản tánh chân thật sáng suốt của mình; chúng nó còn lôi kéo, điều khiển sai xử con người chạy theo đuổi bắt những ảo vọng điên đảo của cuộc đời mà chính cuộc đời đó vốn đã giả tạo. Những tâm lý này còn có tên nữa là chủng tử tâm lý câu sanh phiền não. Câu Sanh Phiền Não, nghĩa là những chủng tử tâm lý phiền não này sanh ra đời cùng một lượt với con người.Nói cách khác con người hay chúng sanh hữu tình bị sanh tử luân hồi cũng từ nơi chúng và chúng cứ mãi bám víu không chịu buông tha, cho nên nhà Duy Thức gọi chúng là câu sanh phiền não. Sáu chủng tử tâm lý phiền não căn bản gồm có:

 

1, Tham (Desire): là tham lam đắm nhiểm. Trạng thái tâm lý này thường xúi dục con người tham đắm, nhiễm trước năm dục lạc của thế gian, năm dục lạc như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, tham đắm nhiễm trước không bao giờ biết đủ. Vì tham đắm nhiễm trước năm dục lạc nói trên, con người gây tạo những điều tội lỗi sanh tử luân hồi trong ba cõi không bao giờ tỉnh ngộ.Đặc tính tâm lý này thường chận đứng không cho chủng tử tâm lý vô tham phát sanh.

 

Thí dụ, vấn đề ăn, mặc và ở là ba yếu tố rất cần thiết cho con người để sống còn trong xã hội. Nhưng con người trong khi ăn uống cộng thêm tâm lý tham vào thì biến thành chứng bệnh tham ăn khó trị. Chừng đó làm cho vấn đề ăn uống trở nên xấu xa vô nghĩa.Cho đến vấn đề mặc và ở đều cũng giống như thế cả.

 

2, Sân (Anger): là nóng giận. Trạng thái tâm lý này thường hay xúi dục con người phát sanh tức giận, thù ghét, bực dọc, cảm thấy khó chịu trước những nghịch cảnh trái ngang đau khổ dồn dập đến, khiến cuộc sống của họ không được bình yên và khiến tâm của họ mãi bị xáo trộn không được an nhiên tự tại.Những người có tâm sân hận thì lại ham thích gây tạo nhiều tội ác trong xã hội.Đặc tính của tâm lý này thường chận đứng không cho chủng tử tâm lý vô sân phát sanh.

 

Thí dụ, anh A và anh B là hai người bạn chí thân với nhau từ lâu. Một hôm vì lời khiêu khích của anh C. hai anh A và B trở nên thù nghịch với nhau, hai người đều nổi sân hận lên, miệng thì chưởi, tay thì đánh, đấm đá lẫn nhau tơi bời. Họ chưởi nhau và đánh nhau, không cần biết ai phải, ai quấy và nếu như lúc đó có người đứng ra hoà giải, hai anh cũng không chịu nghe.

 

      3, Si Mê (Ignorance): là ngu si mệ muội, không sáng suốt (si mê thuộc chi nhánh vô minh). Trạng thái tâm lý này khiến con người thường không sáng suốt trước mọi vấn đề thiện ác, tốt xấu, đúng sai của thế gian. Người si mê thì không thể phân biệt được những lẽ phải quấy, chánh tà, chân vọng của mọi pháp trong thế gian để khỏi bị lầm lạc. Người si mê thuộc loại mê tín dị đoan, thường cuồng tín, cứ mãi chạy theo những pháp bất chánh, hành động theo những tà giáo của ngoại đạo. Si mê có hai tánh chất: si mê về lý và si mê về sự:

 

a, Si mê về lý (lý si): tức là si mê về phương diện chân lý. Si mê về lý, nghĩa là không thông suốt bản tâm chân thật thanh tịnh của mình hiện ở đâu và cũng không nhận chân được bản thể của vạn pháp hiện ở chốn nào. Về phương diện chân lý, người bị si mê lầm lạc, thường mê vọng chấp trước ngã tướng pháp tướng giả tạo của vạn pháp, lầm tưởng cho là chân thật, rồi cứ mãi điên đảo say mê chạy theo bám lấy chúng nó không buông xả. Đây là thuộc về loại vô minh căn bản.

 

b, Si mê về sự (sự si): tức là si mê về phương diện tự tướng của vạn pháp, nghĩa là không hiểu biết tinh tường mặt thật của những sự vật trong thế gian. Con người si mê về sự tướng không hiểu những sự vật trong thế gian đều do nhân quả nghiệp báo quyết định, lại cho rằng tất cả hoàn toàn thực tại, thường còn, không bao giờ bị sanh diệt biến hoại, cho nên bị tà kiến, ác kiến tạo ra rất nhiều pháp tạp nhiễm. Đặc tính của tâm lý này nhằm chận đứng chủng tử tâm lý vô si không cho phát sanh.

 

      Ba chủng tử tâm lý tham, sân và si mê là ngồn gốc chuyên môn làm chướng ngại cho sự tu hành của chúng ta và chận đứng không cho ba môn học giải thoát (giới, định, huệ) tự do phát sanh.

 

Thí dụ, Tôn giáo Ấn Độ là đạo thờ con bò. Họ thần thánh con bò như thần thánh trời Phạm Thiên. Họ quý trọng con bò hơn tánh mạng con người. Họ si mê cuồng tín, không biết đâu là chân vọng và đúng sai. Người nào khởi tâm thương hại nếu như đứng ra giải thích rõ ràng về sự lý của vạn pháp với mục đích giúp họ sớm giác ngộ được mặt thật của sự việc thì lúc đó họ đã không chịu nghe theo mà lại còn bào chữa một cách gượng ép để biện hộ cho những điều mê tín mà họ đang tôn thờ. Đạo thờ heo..v..v...... đều cũng giống như thế.

 

      4, Mạn (Pride): là khinh mạn, ngạo mạn. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người tỏ thái độ cao ngạo, hống hách, khinh khi mọi người chung quanh. Con người khinh mạn thường đề cao cá nhân trên hết và cho mọi người chung quanh đều là thuộc hạng thấp hèn. Họ ỷ mình có tài đôi chút, hoặc cậy thế lực sẳn có hơn người thường xem ai không ra chi. Họ thường biểu lộ những cử chỉ, bày tỏ những thái độ qua những trường hợp như là: có khi hành động lộ vẻ ra ngoài và cũng có lúc đối xử ngấm ngầm bên trong thân tâm, chúng ta chỉ để ý đến thì mới nhận biết được sự ngạo mạn của họ. Tâm lý mạn này được phân làm sáu loại như sau:

 

a, Mạn: nghĩa là người khinh mạn, ỷ mình có đôi chút tài năng hoặc quyềnthế nào đó thì tự hào, hãnh diện, biểu lộ cử chỉ cao ngạo, hống hách, chỉ thấy mình trên hết và bắt buộc mọi người phải quan tâm đến mình. Còn đối với những kẻ tài năng và quyền thế ngang hàng với mình thì đối xử thiếu phong cách và lễ độ trong khi giao tiếp mọi người trước công chúng.

Thí dụ 1, ông N chỉ có trình độ đệ tứ nhưng thi rớt, nhưng ông được may mắn có người giúp đỡ di du học nước ngoài; khi trở về nước ông được mời làm Phó Giám Đốc Ngân Hàng. Thế là ông ra mặt cao ngạo, nhìn mọi người không ra chi. Nhưng nghe nói, sau đó không lâu, ông bị đuổi ra khỏi Ngân Hàng vì không biết làm việc, không có khả năng điều hành công ty, rồi từ đó ông biệt tích không biết đi đâu.

Thí dụ 2, ông T và ông H là hai người bạn thân với nhau và tài năng của hai người đều tương đương nhau. Ông T thì may mắn hơn được phong chức là Giám Đốc của một xí nghiệp phân bón. Một hôm, ông H muốn gặp ông T để thăm, nên từ Cần Thơ lên thành phố Sài Gòn.Ông T đã không tiếp lại sai nhân viên ra tiếp.Trong khi tiếp chuyện, người nhân viên tỏ thái độ bất cần trước mặt ông H. Ông H bất mãn ra về.

 

b, Quá Mạn: nghĩa là đối với những người tài năng và địa vị ngang hàng với mình, người quá mạn thường tỏ thái độ kiêu cách, tự cho mình hơn họ. Còn đối với những người tài năng và địa vị hơn mình, người quá mạn lại khoe khoang, tự cho mình bằng họ.

      Thí dụ 1, cùng một địa vị ngang nhau, trước mặt công chúng, anh X có bệnh quá mạn thích ra mặt thầy đời, tỏ ra mình là người lãnh đạo, tự cho mình là kẻ chỉ huy, đi cắt đặt người này, sai bảo người kia và bắt mọi người phải theo sự điều khiển của mình mà thật ra anh X không có nhiệm vụ chi cả.

      Thí dụ 2, thấy người ta có địa vị cao sang hơn mình, người có bệnh quá mạn thì lại ưa thích khoác lác, ưa khoe khoang với mọi người rằng: tài năng ông đó đâu có hơn tôi, tại ông ấy gặp thời nên mới được địa vị như thế. Tôi nếu như ra lãnh đạo thì đâu có thua ông ấy.

 

c, Mạn Quá Mạn: nghĩa là tranh lấy phần hơn. Theo nguyên tắc, người ta thật sự đã hơn mình về khả năng cũng như đức độ, thế mà mình lại tranh lấy phần hơn với họ và lên mặt quả quyết rằng mình không thua họ. Ai khuyên can mình cũng không chịu nghe.

 

      Thí dụ, anh A và anh B tranh tài với nhau. Kết quả Ban Giám Khảo chấm anh A thua anh B. Nhưng anh A không chịu thua, anh viện đủ lý do phản đối cho  là Ban Giám Khảo bất công, thiên vị. Anh cương quyết đấu tranh đòi hỏi anh B phải thi lại. Ai có khuyên can anh cũng không nghe.

 

      d, Ngã Mạn: nghĩa là ỷ lại vào đôi chút tài năng và quyền thế đã có, con người ngã mạn thường đề cao cá nhân, tự cho mình là quý trọng hơn hết; khi giao tiếp với bất cứ ai, họ thường tự cao, khinh khi và lấn áp mọi người chung quanh.

 

      Thí dụ, anh K là một nhà chánh trị có tài năng và có địa vị trong xã hội, đương kim là một Tỉnh Trưởng. Anh thường tỏ thái độ cao ngạo, tự tôn vinh mình và tự cho mình là nhân vật quan trọng trong xã hội.Cho nên anh ta nhìn mọi người dưới cặp mắt thấp hèn và cho họ không xứng đáng là người để anh ta làm quen.Người nào nếu như có tài năng bằng anh ta hoặc vượt bực hơn anh ta thì người đó bị anh ta tìm mọi cách chèn ép, lấn áp và đè đầu họ xuống không cho ngước lên.

 

e, Tăng Thượng Mạn: nghĩa là những kẻ chưa chứng ngộ đến chỗ chân lý tuyệt đối, chưa đạt được chánh đạo mà lại đi quảng cáo, đi khoe khoang, làm ra vẻ mình đã chứng đắc, nhằm mục đích làm mờ mắt mọi người.

      Thí dụ, một vị tu pháp môn nào đó có chuyên nghiệp đôi chút, rồi lập vị, làm tướng, khoe khoang, dùng mọi kỷ thuật quảng cáo cho mọi người biết mình là kẻ đã chứng đắc để mê hoặc chúng sanh. Đồng thời họ đi chê bai các pháp khác của Phật đều là sai lầm, chỉ có pháp của họ mới là đúng chân lý..v..v.......

g, Ty Liệt Mạn: nghĩa là biết mình kém tài, kém đức hơn người ta mà lại vẫn khoe khoang với mọi người rằng: mình có nhiều tài, nhiều đức hơn họ và đi kích bác người này, chê bai người nọ, cho tất cả không ai bằng mình. Đặc tánh tâm lý này là nguyên nhân sanh ra các tội lỗi và chận đứng không cho tâm lý khinh an phát sanh.

Thí dụ, anh G thì học lem nhem không có bằng cấp chi cả.Nhưng anh ta vẫn khoe khoang và khoác lác với mọi người rằng, anh ta nào là có chứng chỉ này, có bằng cấp nọ, rồi anh ta mượn áo cử nhân, mượn áo tiến sĩ chụp hình để loè đời.Nhưng khi vào thực tế, anh ta chẳng làm được trò chi, bởi lẽ anh chẳng có khả năng, chẳng có trình độ chút nào cả.

      5, Nghi (Doubt): là nghi ngờ, do dự, nghĩa là không tin tưởng vào những điều mà trước kia họ đã tin. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hay nghi ngờ giá trị những pháp chân chánh, nghi ngờ cả về phương diện sự tướng cũng như phương diện chân lý. Có sáu lý do sanh nghi:

a> Nghe phải những pháp không chân chánh

b> Thấy một số nhà sư hành trì những pháp thuộc tà giáo, chấp trước và bảo thủ những điều hiểu biết sai lầm của họ.

c>  Thấy những người tin tưởng và hành trì Phật pháp có nhiều cách khác nhau, cũng như giải thích giáo lý của Phật có nhiều chỗ chỏi ngược nhau.

d> Vì căn tánh ngu độn, không sáng suốt và không thông minh.

e> Vì giáo lý của Phật quá cao siêu.

f>   Vì giáo lý của Phật quá rộng lớn.

Đăïc tánh của tâm lý này thường làm trở ngại sự phát triển của

những việc lành và cũng thường chận đứng không cho tâm lý tín phát sanh.

 

Thí dụ, chị M được nghe thầy bổn sư giảng giải về pháp môn Tịnh Độ. Thầy trình bày rất hay cho nên chị tin theo. Đến khi thật hành, chị tu mãi mà không thấy kết quả chút nào như ý muốn.Chị bắt đầu nghi ngờ cho rằng, cảnh Cực Lạc Phương Tây thật sự không có, đây chỉ là do mấy ông thầy bịa ra đấy thôi. Từ đó chị bỏ đạo Phật, không còn theo nữa.

 

      6, Ác Kiến (Afflicted view): Ác là những điều xấu xa tội lỗi, chẳng những có hại cho mình mà còn có hại cho mọi người chung quanh, có hại cả đời này mà còn có hại đến cả đời sau. Kiến là thấy, là nhận thấy, là hiểu biết, là quan niệm và chấp trước.Ác Kiến nghĩa là nhận biết một cách sai lầm về sự việc và chấp trước kiên cố những điều sai lầm đó. Người ác kiến chẳng những gây tai hại cho họ và lại còn ảnh hưởng đến những kẻ chung quanh, ảnh hưởng ngay cả đời này cũng như đời sau. Trạng thái tâm lý này đối với vạn pháp đều hiểu biết điên đảo, vọng tưởng, hiểu biết sai lệch và nhận thức không đúng chân thật về sự cũng như về lý. Sự nhận thức sai lầm và điên đảo của tâm lý ác kiến được phân làm năm loại khác nhau như sau:

 

a)- Thân Kiến (View of the transitory collection [as real mine]): là chấp ngã, tức là chấp trước cho rằng, thân thể thuộc năm uẩn này chính là cái Ta chân thật.Người bị bệnh thân kiến thường nghĩ đến mình, thường nghĩ đến quyền lợi của mình trước hết, không cần biết sự quan hệ giữa mình và mọi người như thế nào. Họ luôn luôn đề cao cá nhân, tha hồ sử dụng mọi thủ đoạn tàn ác để phục vụ cho cá nhân, bất chấp dư luận của thế gian miễn sao được hưởng thụ theo ý mình muốn, chẳng quan tâm chút nào đến hậu quả.

      Thí dụ, hiện nay trong xã hội nước Mỹ, dân chúng phần đông sống chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn là sống quan hệ cộng đồng, chỉ biết mình mà không quan tâm đến mọi người chung quanh, nghĩa là sống thiếu duyên ấm cúng họ hàng, thiếu tình thân thuộc chứa chan mặn nồng, thiếu nhân nghĩa thiếu tâm đồng, thiếu đi tất cả thỉ chung giống nòi.

 

b)- Biên Kiến(View of holding to an extreme): là chấp trước một bên, chấp trước một chiều. Biên Kiến được phân làm hai loại: chấp thường và chấp đoạn.

 

*- Chấp Thường: nghĩa là chấp rằng, linh hồn của con người sau khi chết vẫn còn là con người mãi mãi, tức là dù cho lên Thiên Đường hay xuống Địa Ngục, linh hồn cũng vẫn là hình dáng con người, không bao giờ thay đổi tướng trạng.Hơn nữa con người lại chấp rằng, trên họ có một Đấng tối thượng luôn luôn khống chế và quản lý con người cả mọi mặt từ sự sống chết cho đến sự tội phước. Tất cả từ sự đi đứng nói năng cho đến sự ăn uống hít thở..v..v..... của con người đều do quyền năng của Đấng tối thượng nói trên tạo thành, ban rải cho hay trừng phạt đến.

 

      Thí dụ, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo..v..v........đều tôn thờ một vị thần linh tối cao và họ cũng chủ trương cho quyền năng của Đấng chí tôn là trên hết. Đó là những phái chấp thường, gọi là Ngoại Đạo Thường Kiến.

 

*- Chấp Đoạn: là chấp trước cho rằng, linh hồn của con người là do vật chất sanh ra. Con người sau khi chết, vật chất trong thân thể của họ đều bị tan rã và linh hồn của họ cũng không còn tồn tại. Họ lại cũng cho rằng, chỉ có quốc hồn mà không có linh hồn. Quốc hồn hay linh hồn cũng đều do vật chất sanh ra và chúng không có thật thể riêng. Đó là phái chấp đoạn gọi là Ngoại Đạo Đoạn Kiến.

 

Thí dụ, Duy Vật chủ nghĩa chính là phái chủ trương chấp đoạn, họ cho rằng, chỉ có quốc hồn mà không có linh hồn. Quốc hồn hay linh hồn cũng đều do vật chất sanh ra và chúng không có thật thể riêng. Đó là phái chấp đoạn, gọi là Ngoại Đạo Đoạn Kiến.

 

c)- Tà Kiến(Perverse view): là chấp theo tà thuyết của ngoại đạo, mê tín dị đoan, chạy theo chủ nghĩa bất chánh của thế gian, tạo nhiều sự tổn hại cho thế gian.

Thí dụ như đạo ông lên bà xuống, đồng bóng, xuất hồn, cầu cơ, thờ ông táo, ông địa, thần tài..v..v.......

 

d)- Kiến Thủ (Conception of a [bad] view as supreme): là chấp trước và bảo thủ, tức là cố chấp và bảo thủ những ý kiến sai lầm, những quan niệm không đúng. Người kiến thủ thường cố chấp và bảo thủ những điều sai lầm của mình, phá hoại sự hoà hợp của tập thể, chia rẽ sự đoàn kết của cộng đồng, không chịu chấp hành ý kiến chung,mặc dù ai khuyên giải chỉ bảo cũng không chịu nghe theo.

 

      Thí dụ, cùng sinh hoạt chung một đoàn thể, anh A và anh B đều phát biểu ý kiến. Ý kiến của anh A bị đa số không công nhận, cho là sai lầm. Thế mà anh A đã không tự giác, không chịu sửa sai, lại còn tự ái, bảo thủ, tìm mọi cách chống đối lại đoàn thể, không chịu chấp hành ý kiến chung.

 

e)- Giới Cấm Thủ (Conception of [bad] ethics and modes of conduct as supreme): nghĩa là chấp hành và gìn giữ những giới cấm không chân chánh của tà giáo ngoại đạo. Kẻ mê tín thường mù quáng cho những giới cấm đó là chân lý, là sự thật, có khả năng giúp con người sẽ được làm Thánh, làm Thần, làm Trời, sẽ được lên Thiên Đường..v..v.....

 

      Thí dụ, chàng Vô Não tu theo giáo pháp của Bà La Môn. Tôn giáo này dạy chàng Vô Não rằng: muốn trở thành bậc Phạm Thiên, phải đi giết một ngàn mạng người, chặt lấy một ngàn ngón tay út đem đi xỏ xâu và dâng nạp lên cấp trên thì sẽ được chứng quả. Chàng ta nghe theo và đã giết được chín trăm chín mươi chín mạng người. Còn thiếu một người nữa, chàng định về nhà giết mẹ của mình cho đủ túc số để kịp thời nạp lên cấp trên.

 

Đây là năm loại tâm lý thuộc về tội lỗi và sai lầm. Năm loại này có hại không nhỏ cho chúng sanh nên được gọi chung là Ác Kiến. Đặc tánh của ác kiến là những tâm lý tội lỗi xấu xa ác độc, cũng chính là nguyên nhân của khổ đau, của sanh tử luân hồi trong ba cõi và luôn luôn ngăn chận sự hiểu biết chân chánh.

Tóm lại, sáu chủng tử tâm lý căn bản nói trênsở dĩ được xây dựng thành năng lực lớn mạnh là nhờ sự hổ trợ của hai mươi tâm lýTùy Phiền Não. Nếu như không có hai mươi tâm lý Tùy Phiền Não tác dụng yểm trợ, sáu chủng tử tâm lý phiền não căn bản này bị cô lập và nằm yên trong kho tàng A Lại Da, để rồi hao mòn dần theo thời gian chờ đến ngày mãn nghiệp. Người tu tập muốn tiêu diệt sáu chủng tử tâm lý phiền não căn bản nói trên không còn dấu vết trong tâm thức con người chúng ta, trước hết phải nuôi dưỡng và phát triển mười một năng lực của chủng tử tâm lý Thiện cho được lớn mạnh; muốn cho mười một năng lực của chủng tử tâm lý Thiện được lớn mạnh, người tu tập trước hết phải hoá giải hai mươi tâm lý Tùy Phiền Não để chận đứng năng lực và cô lập năng lực của sáu chủng tử tâm lý phiền não căn bản không cho phát sanh. Nhờ đó năng lực của mười một chủng tử tâm lý Thiện mới có cơ hội lên ngôi để chỉ đạo cho con người gặt hái được sự anlạc và giải thoát khổ đau sanh tử.Như vậy thế nào là hai mươi tâm lý Tùy Phiền Não?

Hai mươi tâm lýTùy Phiền Não là những phiền não thường quan hệ cũng như lệ thuộc vào và qua sự chỉ đạo của sáu chủng tử tâm lýphiền não căn bản nói trên,chúng luôn luôn gây ra sự não loạn tâm trí con người. Hai mươi tâm lýTùy Phiền Não gồm có:10 Tiểu Tùy, 2 Trung Tùy và 8 Đại Tùy.

c)- Những Chủng Tử Tiểu Tùy:

 

Tiểu là những tâm lý trong đó mỗi loại chỉ sinh hoạt độc lập riêng rẻ trong phạm vi khả năng nhỏ hẹp của chính mình và không liên hệ cũng như không ảnh hưởng chút nào đến các tâm lý khác trong cùng một nhóm, do đó được gọi là tiểu. Tùy nghĩa là chúng muốn sinh hoạt, mỗi loại phải tùy thuộc vào sáu chủng tử tâm lý phiền não căn bản mới có thể phát khởi, nên được gọi là Tùy. Tóm lại, vì sự sinh hoạt từng cá nhân trong phạm vi nhỏ hẹp của đặc tánh và bị ràng buộc, bị khống chế bởi sáu chủng tử tâm lý phiền não căn bản, những tâm lý này được gọi chung là Tiểu Tùy. Tiểu Tùy gồm có 10 loại như: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, San, Cuống, Xiểm, Hại, Kiêu. Mười tâm lý này mỗi khi tác dụng thường khiến con người biểu lộ cử chỉ thô tục,mạnh bạo và nông cạn qua hành động và nói năng. Theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II, cùng một tác giả, trang 236 trình bày cử chỉ về hành động và nói năng của 10 Tiểu Tùy như sau:

 

*- Về hành động thô tục: “Có cử chỉ thô bạo, cục mịch, lỗ mãng, thái độ không được dịu dàng thanh nhã với những người bị bất mãn.”

*- Về nói năng thô tục: “Nói ra những lời cộc cằn, hung dữ, thiếu lễđộ, thiếu sự ái ngữ khoan dung với những người bị thù ghét.”

*- Về hành động và nói năng mạnh bạo: “Cử chỉ mạnh mẽ, thô bỉ và lời lẽ ác độc, dữ dằn, thiếu sự êm dịu ngọt ngào với những người đối nghịch.”

*- Về hành động và nói năng nông cạn: “Hành động nông nỗi, hời hợt, lôi thôi, và nói những lời tầm thường, không sâu xa, thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc lợi hại phải quấy với những người chung quanh.”

 

      “Điều đặc biệt 10 Tiểu Tùy này một khi sinh hoạt mỗi loại luôn luôn tác dụng riêng rẽ và không bao giờ quan hệ với nhau trong công cuộc hành sự, đó là nhược điểm của chúng nó và cũng là thuận lợi cho hành giả trên con đường tu tập hoá giải.”Ý nghĩa và đặc tánh của mười tâm lý Tiểu Tùyđược giải thích như sau:

 

1)- Phẫn (Belligerence): là phẫn nộ, bực tức, tức giận. Trạng thái tâm lý này thường thể hiện thái độ bực tức, phẫn uất và khó chịu mỗi khi gặp phải những hoàn cảnh trái nghịch. Đặc tánh của chúng là thúc dụng thân tâm con người ở tình trạng bất an, bị chao động, thiếu bình tỉnh sáng suốt mỗi khi đối diện với những sự việc không tốt. Con người bị tâm lý phẫn điều khiển, chuyên gây tổn hại đến mạng sống của chúng sanh. Tâm lý này thuộc lại sân, phát sanh từ tâm lý sân và cũng là một trong những năng lực nhằm ngăn chận không cho tâm lý vô sân phát sanh.

 

Thí dụ, anh T nghe đồn rằng, anh C vu khống và bêu xấu đời tư của anh với mọi người. Ngay lúc đó, anh T liền phẫn nộ và tức giận nổi lên khiến cho anh trở nên bất an giống như người đang ngồi trên đống lửa. Anh ăn không ngon, ngủ không yên giấc và bằng mọi cách tìm gặp cho được anh C để đối chất .Đây là những động tác của kẻ bị tâm lý Phẫn điều khiển.Tâm lý này luôn luôn sinh hoạt trong trường hợp không có đối tượng hiện diện.Khi có đối tượng hiện diện, tâm lý phẫn bị chuyển hoá thành tâm lý sân và nó không còn nguyên bản chất.

 

2)- Hận (Resentment): là hờn ghét, thù hận. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người mãi ôm ấp mọi hờn oán trong tâm khảm không thể tha thứ và tìm đủ mọi cách báo thù cho vơi cơn tức. Tâm lý này sanh khởi sau khi tâm lý sân của phiền não căn bản không còn tác động nữa và đặc tánh của nó thích xúi dục kẻ có tâm thù hận, đi gây sóng gió oán hờn đến với mọi người và cản trở không cho tâm lý vô sân phát sanh.

 

      Thí dụ, anh G và anh H có mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ  đôi bên. Khi đối diện với anh H, anh G không bao giờ tỏ thái độ giận dữ, xỉ vả, mắng chửi, nguyền rủa hoặc la lối giống như những người có trạng thái tâm lý sân thúc giục và anh cũng không lộ vẻ phẫn nộ hay giận tức giống như những người bị tâm lý phẫn uất nổi lên lôi cuốn. Ở đây anh G lúc đó trước mặt anh H vẫn điềm tĩnh, vẫn lạnh lùng và trầm lặng xem như không có chuyện gì xảy ra.Nhưng trên thực tế anh đang ngấm ngầm tìm mọi cách để trả thù anh H cho bằng được.

 

3)- Não (Spite): là buồn phiền, buồn man mác. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người nhớ lại những hoàn cảnh trái ngang, những cuộc đời bất hạnh, những cuộc sống phũ phàng đã trải qua và tâm tư họ luôn luôn nằm trong trạng thái bất an. Người bị tâm lý này điều khiển, cứ mãi thở than, sầu khổ, phiền muộn, buồn trách và sống ray rứt trong lòng. Tâm lý này cũng phát sanh từ nơi tâm lý sân của phiền não căn bản tác động và đặc tánh của nó khiến con người không còn hồn nhiên, vô tư như thuở nào.

 

Thí dụ, chị E và chị N là hai bạn thân với nhau. Một hôm hai chị đụng chạm nhau vì quyền lợi thương mại, nguyên do hai người cạnh tranh thị trường với nhau. Từ đây hai chị buồn nhau không muốn gặp mặt và hai người nếu như lỡ gặp mặt nhau thì tìm mọi cách tránh né.Từ đó hai người không còn vui vẻ tự nhiên như thời chưa ra làm ăn buôn bán.

 

4)- Phú (Concealment): là che dấu tội lỗi không cho người khác biết. Trạng thái tâm lý này khiến con người thường biểu lộ cử chỉ sợ mất danh giá và sợ mất quyền lợi riêng tư đang có, cho nên họ hay che dấu những tội lỗi mà họ đã phạm phải và họ không thành thật ăn năn, không tự thú nhận những lỗi lầm sai trái đã tạo nên. Tâm lý này được phát sanh từ nơi tâm lý si mê và đặc tánh của nó cản trở không cho tâm chân thật phát sanh.

 

Thí dụ, anh P đi trộm đồ của người ta.Nhà chức trách tình nghi nên điều tra anh; anh cứ chối quanh.Đến khi nhà chức trách đưa ra những chứng cớ cụ thể thì chừng đó anh mới chịu nhận tội.

 

5)- Tật (Jealousy): là tật đố, nghĩa là ganh ghét, ganh tỵ, hiềm khích. Trạng thái tâm lý này khiến con người thường ganh ghét và đố kỵ những người có tài năng và địa vị hơn họ. Theo tinh thần tiến bộ, chúng ta nên ủng hộ những người có tài năng, có địa vị trong xã hội và nên khuyến khích những người đó ra làm việc để đem lại những lợi ích chung cho chúng sanh. Thế mà người tật đố đã không ủng hộ những kẻ có tài mà trái lại còn tìm đủ mọi cách để bêu xấu họ trước quần chúng và hạ bệ họ xuống để đưa mình lên bằng những hành động không chân chánh. Đặc tánh tâm lý này hay biểu lộ sự ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình trên hết và ngoài ra không còn biết đến ai. Con người tật đố luôn luôn cho mình là kẻ quan trọng hơn cả và tìm đủ mọi cách, dùng đủ mọi thủ đoạn để đưa mình lên cho hơn mọi người với những hành động không chân chánh. Tâm lý này được phát sanh từ nơi tâm lý sân và chận đứng không cho tâm lý không bỏn xẻn phát sanh, nguyên vì tâm lý không bỏn xẻn là tâm lý không ích kỷ, không keo kiết, có lòng vị tha, thương người và quên mình, cho nên không có tâm lý tật đố xuất hiện.

 

      Thí dụ, anh B thấy anh A là người bình dân, thuộc hạng tầm thường trong xã hội. Một hôm, anh A cất nhà sang trọng nhất trong vùng và sang hơn cả nhà của anh B. Anh B thấy thế liền sanh lòng ganh tỵ, kiếm chuyện bươi móc đủ thứ việc để soi bói anh A. Trong lúc đó, riêng anh B âm thầm bằng mọi cách thi đua cất nhà sao cho sang trọng hơn anh A mới chịu yên.

 

6)- San (Miserliness): là bỏn xẻn, keo kiết.Trạng thái tâm lý này khiến con người mỗi khi có tiền của, có pháp hay hoặc có nghề giỏi thì thường hay che dấu, không muốn cho ai biết đến.Nếu như có ai đến xin xỏ, người bỏn xẻn liền từ chối không chịu bố thí để giúp đỡ họ trong cơn thiếu thốn.Nếu như có ai đến cầu học, người bỏn xẻn lại dấu nghề, không chịu nâng đỡ kẻ khác tiến thân và nếu như có bố thí hoặc có giúp đỡ ai thì lại đặt điều kiện với kẻ cầu xin cũng như với kẻ cầu học. Đặc tánh của tâm lý này thích đóng kịch làm ra vẻ như kẻ quê mùa, dốt nát, nghèo khó nhằm để che dấu thân thế của họ, với mục đích âm thầm tích trử tài sản cho nhiều và độc quyền kinh tế trong xã hội một cách bất ngờ không ai đoán kịp. Tâm lý này thường ngăn chận không cho tâm lý không bỏn xẻn phát sanh.

 

Thí dụ, chị K lúc còn nghèo khổ thường nương cậy và nhờ chị B giúp đỡ làm ăn sanh sống.Không bao lâu, chị K dành dụm lần hồi trở nên giàu có và tiền vô như nước.Nhưng chị K lại rất keo kiết, không dám ăn xài.Mỗi khi gặp chị B, chị K cứ than thở rằng mình làm ăn lổ lả. Chị K sở dĩ than thờ trước mặt chị B là nguyên vì sợ chị B nhờ cậy. Đến khi chánh quyền ra lệnh kiểm tra tài sản dân chúng vào năm 1976, ai nấy không thể ngờ rằng chị K lại là người tỷ phú.Chị gởi tiền vào ngân hàng nhiều nơi.Đợt kiểm kê tài sản kỳ này của chánh quyền tổ chức, chị K mất hết sự nghiệp rồi tự tử chết một cách đau đớn.

 

7)- Cuống (Deceit): là dối trá, xảo quyệt. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người nói năng, hành động một cách khôn khéo nhằm để dối gạt và qua mặt mọi người với mục đích kiếm chác chút danh vọng, quyền lợi. Đặc tánh của nó luôn luôn điều khiển con người chạy theo những việc bất chánh. Con người mang bệnh cuống không từ chối bất cứ việc bất thiện nào và miễn sao việc đó có lợi cho họ là được. Tâm lý này thuộc loại tham lam và si mê hợp tác điều khiển, đồng thời ngăn chận không cho tâm lý không dối gạt phát sanh.

 

Thí dụ, ở Việt Nam, sau năm 1975, có một số tổ chức vượt biên rẻ tiền, nhằm mục đích dối gạt người để đoạt vàng.Khi lấy được vàng xong, họ cho hành khách ra khơi rồi xô hết xuống biển để phi tang. Họ là những kẻ dối trá, xảo quyệt, không còn chút lương tâm, dám làm tất cả sự tàn ác để cướp của người ta mà không chút nới tay.

 

8)- Xiểm (Dissimulation): là bợ đỡ, nịnh hót. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hành động nịnh hót, bợ đỡ những kẻ có thế lực, có địa vị trong xã hội, họ nịnh bợ với mục đích cầu cạnh tiền tài, danh vọng. Đặc tánh tâm lý này thường xúi dục con người ham mê chạy theo thời cuộc, cứ mãi a dua theo thế lực để trục lợi, mua danh và làm những việc bất chánh. Những người có tánh nịnh bợ không biết lễ nghĩa, liêm sĩ và miễn sao đạt được mục đích riêng tư, ích kỷ cho họ là được. Những người mang bệnh xiểm không bao giờ chịu nghe những lời khuyên giải chân chánh của thầy, của bạn và ngược lại, họ còn chỉ trích, phê bình cho rằng, những kẻ khuyên giải là hạng người ngu dốt, sống không biết thích nghi với hoàn cảnh. Tâm lý này thuộc về tâm lý tham và si mê, chuyên làm trở ngại tâm lý không dua nịnh phát sanh.

 

      Thí dụ, anh A muốn làm Quận Trưởng để trục lợi mua danh. Nhưng anh không có khả năng và cũng không có trình độ tương xứng. Anh ta khéo léo lòn cúi, bợ đỡ, nịnh hót với cấp trên, nào là hùa theo, nào là tâng bốc, lo lót, lập công..v..v...... Nhờ đó anh mua được lòng của ông Tỉnh Trưởng và anh cũng được cấp trên nâng đỡ cho làm Quận Trưởng theo như ý anh muốn. Khi ông Tỉnh Trưởng này bị đổi đi nơi khác, anh ta lại chạy theo ông Tỉnh Trưởng mới.  Anh cũng dỡ trò hùa theo, tâng bốc, lập công, lại đi bêu xấu ông Tỉnh Trưởng trước để giữ vững ghế Quận Trưởng muôn năm với ý đồ tha hồ trục lợi cho anh hưởng thụ.

 

9)- Hại (Harmfulness): là làm tổn hại.Trạng thái tâm lý này thường biểu hiện hành động giết hại chúng sanh mà không có chút thương xót. Đặc tánh tâm lý này thúc đẩy con người ham thích chém giết, ham thích hành hạ và bức não chúng sanh bằng mọi hình thức. Người có tâm lý hại thường bày tỏ tự nhiên tự tại, vui cười một cách thỏa thích mỗi khi nhìn thấy con người hay chúng sanh đang oằn oại, đang dãi dụa và đau khổ dưới sự ức chế của họ.Tâm lý này luôn luôn chướng ngại, ngăn chận không cho tâm lý không tổn hại phát sanh và nó thuộc về loại tâm lý sân.

 

Thí dụ, những người du đảng, những kẻ dao búa thường chuyên nghề đánh thuê, giết mướn. Họ có tánh hung bạo, thích chém giết và giết người không gớm tay.

 

10)- Kiêu (Haughtiness): là kiêu căng, ngạo mạn. Trạng thái tâm lý này thường xúi dục con người hay kiêu cách, ngạo ngễ, nhìn quần chúng dưới đôi mắt thấp hèn. Người kiêu cách khi mình giàu sang, có quyền tước, có tài năng, có sắc đẹp..v..v...... vượt trội hơn tất cả thì coi ai không ra chi. Tất cả có sáu loại kiêu được phân định như sau:

 

      1>- Không bệnh tật kiêu

      2>- Trẻ tuổi hơn người kiêu

      3>- Sắc đẹp kiêu

      4>- Quý phái kiêu

      5>- Giàu sang kiêu

      6>- Học nhiều, biết nhiều kiêu.

 

      Đặc tánh của tâm lý này thường khiến con người tỏ thái độ khinh khi kẻ khác và tự đề cao cá nhân, cho họ là nhân vật quan trọng hơn cả. Đối xử với quần chúng, người kiêu cách luôn luôn thiếu sự nhún nhường, thiếu sự khiêm cung và lễ độ.Đây cũng là nguyên nhân sanh ra các tội lỗi.Tâm lý này cũng làm chướng ngại và ngăn chận không cho tâm lý không kiêu phát sanh.

 

      Thí dụ, ông A và ông B trước kia là bạn chí thân ở cùng quê. Lúc còn nhỏ, ông A nghèo hơn ông B và đến tá túc nhà của ông B tại tỉnh thành để đi học. Gia đình ông B đối xử với ông A rất đẹp. Đến khi tốt nghiệp, ông A khéo nịnh hót nên được cấp trên can nhắc lên Sài Gòn làm quan to, có nhà lầu xe hơi, có cổng kín tường cao. Một hôm ông B nhơn dịp lên Sài Gòn chơi, nghĩ đến tình xưa bạn cũ, nên ghé thăm ông A. Ông A đã không tiếp và lại còn bảo người ở ra trả lời rằng: “Quan lớn không có quen biết với kẻ ăn xin, đừng thấy sang bắt quàng làm họ. Ông nên về đi”.Đây là giọïng nói của kẻ kiêu cách, của kẻ thiếu lịch sự và thiếu khiêm cung.

 

d)- Những Chủng Tử Trung Tùy:

 

Trung Tùy nghĩa là những tùy phiền não sinh hoạt thường hiển lộ ra bên ngoài rất dễ nhận biết. Phạm vi hoạt động của chúng cũng rất rộng lớn. Chủng tử tâm lý Trung Tùy gồm có hai loại như: Vô Tàm và Vô Quý. Cũng theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cùng một tác giả, trang 234 trình bày: “Hai tâm lý này cũng là những thứ phiền não luôn luôn trợ duyên cho những tội lỗi càng tăng trưởng thêm lớn và cũng ngăn trở những điều thiện không cho cơ hội để phát triển. Hai tâm lý này thường liên kết với các tâm lý bất thiện khác để tạo thêm thế lực rộng lớn cho việc hành hoạt bất chánh của mình ngỏ hầu thoả mãn những dục lạc cá nhân.Bất cứ người nào nếu như bị hai tâm lý đây khống chế thì kể như thanh danh của họ tự chôn vùi sâu thẳm giá trị cá nhân và gây tạo thêm nhiều nghiệp báo tội ác thù oán.”Thành phần chủng tử tâm lý Trung Tùy gồm có:

 

1/- Vô Tàm (Non-Shame): nghĩa là không tự biết xấu hổ. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không biết thẹn với lương tâm, không biết tôn trọng nhân cách và không biết giữ gìn phẩm giá của chính mình. Người vô tàm khi làm những việc tội lỗi hoặc hành động những điều sái quấy không tha thiết sửa đổi và không quan tâm cải thiện. Đặc tánh của tâm lý này chỉ biết làm thế nào để được thỏa mãn những đòi hỏi của tham dục cho riêng cá nhân và không cần biết đến lẽ phải trái cũng như giá trị của con người. Tâm lý vô tàm là nguyên nhân khiến cho những việc xấu ác mỗi ngày càng thêm nẩy nở và lớn mạnh, đồng thời lại ngăn ngại và chận đứng tâm tàm phát sanh.

 

      Thí dụ, anh A có những hành động bất chánh với vợ của anh B mà anh B lại là bạn thân của anh A. Đã vậy, mỗi khi đối diện với anh B, anh A không bao giờ cảm thấy xấu hổ trong lương tâm, lại còn tỏ vẻ vồn vã thân mật với anh B và xem như không có chuyện gì xẩy ra, Anh A tỏ vẻ thân mật với anh B như thế nhằm mục đích để đi lại dễ dàng với vợ của bạn mình, mặc dù anh B chưa hề hay biết chuyện tồi tệ xẩy ra trong gia đình của anh.

 

2/- Vô Quý (Non-Embarrassment): nghĩa là không biết thẹn với người. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người hiện bày thái độ không biết hổ thẹn với mọi người mỗi khi làm những việc tội lỗi hoặc hành động những điều sái quấy. Người vô quý không sợ ai chê trách, không cần biết đến nhân phẩm hay thể diện, vẫn cứ mặt trơ mày đá, miễn làm thế nào để thỏa mãn được tánh tham dục của mình, mặc cho người đời bình phẩm, phê phán và khinh khi. Đặc tánh của tâm lý này là ham thích làm những việc xấu ác và bất chấp dư luận của thế gian.Người vô quý chẳng những không biết xấu hổ về những hành động tội lỗi của họ và ngược lại, còn hãnh diện, còn tự hào cho những hành động của họ được mọi người quan tâm, chú ý và bình phẩm đến.Tâm lý này cũng là nguyên nhân khiến cho những việc xấu ác có cơ hội nẩy nở, phát triển mỗi ngày càng thêm lớn mạnh và chận đứng không cho tâm lý quý phát sanh.

 

Thí dụ, anh T là người chuyên sống nghề trộm cướp. Ai khuyên giải anh cũng không nghe và còn trả lời rằng: “Thây kệ tôi, chuyện tôi làm tôi chịu, không can hệ đến mấy người”.

 

e)- Những Chủng Tử Đại Tùy:

 

      Đại Tùy là những tùy phiền não hoạt động trong phạm vi rộng lớn và quan hệ khắp các tâm lý bất thiện khác để cùng sinh hoạt.Tâm lý Đại Tùy gồm có 8 loại chủng tử như: Trạo Cử, Hôn Trầm, Bất Tín, Giải Đãi, Phóng Dật, Tán Loạn, Thất Niệm, Bất Chánh Tri. Theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II, cùng một tác giả, trang 230 giải thích: “Tám tâm lý này là những thứ phiền não thuộc loại tật xấu thường làm mất đi phong cách biểu tượng của một kẻ lãnh đạo và cũng không thể có trong con người tu tập đạo giác ngộ. Trong tám tâm lý Đại Tùy, mỗi tâm lý đều hoàn toàn khác nhau tánh chất. Cho nên hành giả vô cùng khó khăn trong sự tiêu diệt luôn một lúc toàn bộ tám tâm lý này và căn cứ theo tâm bệnh của mỗi tâm lý, hoá giải từng bộ phận một cho được hữu hiệu hơn.”Tám loại chủng tử tâm lý Đại Tùy được liệt kê như sau:

 

1/- Trạo Cử (Excitement): là lao chao, không điềm tĩnh. Trạng thái tâm lý này khiến thân thể và tâm linh của con người luôn luôn chao động và không yên tịnh, như:

 

a>- Về thân thể, cử chỉ lăng xăng, đi đứng không đầm thấm, như ngồi ưa rung đùi, đi đứng hấp tấp, lao chao, làm việc giục chạt, tay chân mó máy, cử chỉ thiếu phong độ đứng đắn của bậc trượng phu.

 

b>- Về miệng lưỡi, thích nói năng bậy bạ, tục tĩu, quàng xiên, như nói năng lấp bấp không ra đề,thích lý luận móc đá, giễu cợt, đùa giởn, không trang nghiêm..v..v.....

 

c>- Về tâm ý, tư tưởng xằng bậy, méo mó, lệnh lạc, không thanh tịnh, không đứng đắn, không lịch sự..v..v......

 

2/- Hôn Trầm (Slow Lethargy): là tối tâm trầm trệ. Trạng thái tâm lý này thường khiến tâm trí con người mờ mịt và đần độn, nghĩa là tâm trí không thông minh sáng suốt, không linh hoạt, nhạy bén, lanh lợi  mỗi khi quan sát ngoại cảnh. Con người hôm trầm đối trước bất cứ điều gì việc gì đều hiểu biết nông cạn, không sâu sắc, phản ứng chậm chạp. Đặc tánh của tâm lý này ngăn che sự hiểu biết của con người và còn chận đứng không cho tâm lý huệ và tâm lý khinh an phát sanh.

 

      Thí dụ như trò A và trò B học cùng một lớp với nhau. Khi thầy giáo giảng bài, trò A nghe đến đâu liền hiểu đến đó, hiểu một cách rõ ràng. Trái lại trò B tận dụng Ý Thức tối đa, nhưng trò không hiểu chi cả, hoặc hiểu một cách mập mờ, hiểu không rõ ràng, hiểu chậm chạp.Khi về đến nhà, trò B suy nghĩ lại rồi sau đó mới hiểu thấu.Đó trạng thái tâm lý Hôn Trầm sinh hoạt.

 

3/-Bất Tín (Non-Faith): là không tin tưởng. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người không tin tưởng vào các pháp lành, không tin tưởng những điều chân thật, không tin tưởng những giá trị, những lợi ích chưa từng có của chân thật về mặt sự tướng cũng như về mặt nguyên lý. Đặc tánh tâm lý này hay nghi ngờ, hay thắc mắc, thiếu chuyên cần tiến tu đạo giác ngộ để được an lạc, thanh tịnh và giải thoát.

 

      Thí dụ, có nhiều người tưởng đạo Phật cũng giống như các đạo khác, rồi vội khép tội cho đạo Phật là đạo mê tín, dị đoan, đạo theo thần quyền và chuyên môn ru ngủ xã hội.

 

4/- Giãi Đãi (Laziness): là lười biếng, trễ nải. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người sanh tâm lười biếng trong việc tu học, không chuyên cần, không tinh tấn trong việc hoá giải các điều ác và trễ nải tu tập cùng phát triển các việc lành. Tâm trí người giãi đãi không được thanh tịnh sáng suốt.Đặc tánh tâm lý này là cản trỡ việc tu học và chận đứng không cho tâm lý tinh tấn phát sanh.

 

      Thí dụ, người tu hành, ban đầu lúc nào cũng chuyên cần tụng niệm, ngồi thiền ngày đêm sáu thời không bao giờ thiếu mặt. Nhưng tu lâu ngày, họ sanh bệnh lười biếng, không thấy tụng kinh thời nào và ngồi thiền sơ sơ vài phút cho có lệ mà thôi.

 

5/- Phóng Dật (Non-Conscientiousnee): là buông lung, phóng túng. Trạng thái tâm lý này khiến con người thường buông lung vọng niệm và thích cuộc sống buông thả theo tự do cá nhân, phóng túng chạy theo các cuộc vui thú giả tạo của thế gian. Đặc tánh của tâm lý này là không thích bị ràng buộc, bị cột trói trong bất cứ khuôn khổ luật lệ nào và cũng không thích ai điều khiển hay chỉ huy mình. Người phóng dật thích sống tự do cá nhân và không chịu ai kềm chế vào khuôn khổ đạo đức hay luật lệ học đường. Người phóng dật chỉ biết sống hiện tại mà chẳng cần nghĩ đến tương lai, chẳng cần diệt trừ các điều ác hay phát triển các điều lành.Tâm lý này luôn luôn chận đứng không cho tâm lý tinh tấn phát sanh.

 

      Thí dụ, một đứa trẻ đi hoang, vì thiếu sự giáo dục của cha mẹ, cho nên sống cuộc sống ăn xin, đi lang thang, ngủ đầu đình xó chợ, chuyên phá làng phá xóm; cũng giống như người tu hành không chịu kềm thúc thân tâm, không chịu giữ gìn giới luật của Phật chỉ dạy.

 

6/- Thất Niệm (Forgetfulness): là mất chánh niệm, nghĩa là hay quên lãng, tâm niệm không được tập trung. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người hay quên lãng những sự việc đã qua mà chính họ hiện đang quản lý, đang bảo trì. Người thất niệmkhông ghi nhớ những gì cần phải nhớ để phối kiểm cho chính xác trước khi đem ra sử dụng. Đặc tánh của tâm lý này là phân tâm con người trở nên tán loạn và ngăn chận không cho tâm lý chánh niệm phát sanh.

 

      Thí dụ, anh A là một học sinh bị bệnh hay quên lãng; cho nên anh học trước lại quên sau; học đâu quên đó, học mãi không thông. Khác nào người đang cầm trong tay cây viết nguyên tử mà không hay biết, lại chạy đi tìm cây viết nguyên tử khắp nơi.

 

7/- Tán Loạn (Distraction): là rối loạn, nghĩa là tâm trí không an định một chỗ. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người phân tán tư tưởng, suy nghĩ lung tung, nhớ nghĩ điều này chưa dứt khoát, chưa kết thúc, lại nhớ sang điều khác. Đặc tánh tâm lý này là điều khiển tâm trí con người trở nên rối loạn, hiểu biết sai lầm về tánh chất, giá trị và ý nghĩa của vạn pháp, đồng thời ngăn chận không cho tâm lý chánh định phát sanh.

 

      Thí dụ, khi người ngồi thiền, tâm họ loạn động, tưởng nhớ chuyện này chưa dứt khoát thì lại nhớ sang chuyện khác. Họ chính vì bị phân tâm như thế suốt thời gian tu tập, không thể tự kiềm chế và điều khiển tâm trí tập trung vào hơi thở cho được an định, cũng như không thể chuyên chú vào một vấn đề duy nhất để quán chiếu. Bởi thế họ thường sanh ra loạn tưởng (những ý tưởng điên cuồng) trong suốt thời gian hành trì.

 

8/- Bất Chánh Tri (Non-Introspection): là không hiểu biết chân chánh.Trạng thái tâm lý này khiến con người hiểu biết mập mờ, nhận thức sai lầm về tánh chất, giá trị và ý nghĩa của vạn pháp. Người bất chánh tri là người không nhận thức được vạn pháp một cách rõ ràng và chính xác về mặt sự tướng cũng như về mặt nguyên lý. Do đó họ thường hay lầm lạc và tin tưởng một cách mù quáng, điên cuồng những pháp bất thiện. Đặc tánh tâm lý này là thúc đẩy con người chạy theo những tà thuyết mê tín dị đoan và chận đứng không cho hiểu biết chân chánh phát sanh.

 

      Thí dụ, vấn đề tội phước của con người, theo giáo lý đạo Phật, đều do luật nhân quả nghiệp báo quyết định cả, nghĩa là người nào gieo nhân xấu ác thì nhất định phải gánh lấy quả báo khổ đau do chính họ gây nên. Thế mà người ngoại đạo không nhận thức được điều đó, lại mê chấp cho rằng, vấn đề tội phước nêu trên chính là do quyền năng của đấng Thượng Đế ban xuống để thưởng phạt loài người.

 

g)- Những Chủng Tử Bất Định:

 

Còn những chủng tử tâm lý bất định (Changeable mental factors) là những tâm lý thuộc loại vô ký, tức là thuộc loại trung tính, nghĩa là không nhất định thiện hay ác. Những tâm lý này khi nào liên kết với các tâm lý thiện để chận đứng những điều tội ác không cho phát sanh thì được gọi là tâm lý thiện và ngược lại, chúng liên kết với các tâm lý ác để ngăn chận những đều thiện không cho phát sanh thì lại gọi tâm lý ác. Tâm lý bất định gồm có bốn loại:

 

1/- Hối (Contrition): là hối hận, ăn năn. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người sanh tâm hối hận, ăn năn những việc đã làm. Hối hận có hai phần:

 

      a>- Ăn năn, hối tiếc những việc thiện, những việc lợi ích đáng làm mà đã bỏ qua cơ hội tốt không chịu thực hiện, hối tiếc những may mắn đưa đến mà không chịu tiếp nhận.

 

      b>- Ăn năn hối hận những việc xấu ác, đáng lẽ không nên thực hành mà trót đã lỡ gây ra, cho nên lương tâm cảm thấy cắn rứt không yên.

 

      Hối đây có khi thiện và cũng có khi ác, nghĩa là tùy theo trường hợp mà định mức giá trị của hối. Hối được ghi nhận như sau:

 

a-    Hối Thiện: nghĩa là những việc ác đã lỡ gây tạo và giờ đây biết tỉnh ngộ, biết hối hận, đó là hối thiện.

b-   Hối Ác: nghĩa là những việc lành, những việc lợi ích đã thực hiện và giờ đây lại ăn năn, lại hối tiếc cho việc làm của mình lãng phí, đó là hối ác.

Thí dụ, anh T là người ham danh vọng. Trước công chúng, trước

đồng bào, anh tỏ thái độ nghĩa hiệp, đứng ra giúp đỡ một người bất hạnh nào đó. Khi về đến nhà, anh lại hối tiếc việc làm của mình.

 

      2/- Miên (Sleep): là ngủ nghỉ. Trạng thái tâm lý này thường khiến thân thể và tâm thần con người trở nên mệt mõi, mê muội, không tự chủ, uể oải, thích ngủ nghỉ. Đặc tánh của tâm lý này là thường gây chướng ngại cho sự tu tập quán tưởng. Miên đây cũng có hai loại:

 

      a>- Miên Thiện: nghĩa là con người khi nghe đến những điều ác, những tà thuyết không chân chánh của ngoại đạo hay bị buồn ngủ và hay ngủ gục, đó là miên thiện.

 

      b>- Miên Ác:  nghĩa là con người khi nghe những điều thiện, nghe giảng chánh pháp hay bị buồn ngủ và hay ngủ gục, đó là miên ác.

 

Thí dụ, người tu hành, khi nghe thuyết pháp, nghe giảng kinh, hoặc ngồi thiền, thường hay bị ngủ gục.Trái lại họ đi xem hát, xem chưởng thì sáng đêm không thấy buồn ngủ chút nào cả.

 

 

3/- Tầm (Investigation): là tìm cầu. Trạng thái tâm lý này thường khiến con người bận tâm lo nghĩ hay tìm tòi những hình ảnh, những dữ kiện, những chứng tích thô thiển bên ngoài có liên quan đến tánh chất, giá trị và ý nghĩa của vấn đề, của mục đích mà họ cần phải trình bày hay khảo cứu, cần phải biện minh để làm sáng tỏ lập trường trước quần chúng. Tâm lý này không nhất định thiện hay ác, tùy theo trường hợp của sự việc. Tâm lý này được gọi là thiện khi nó sinh hoạt với những điều thiện và nó được gọi là ác khi nó sinh hoạt với những điều ác. Đặc tánh của tâm lý này là khiến cho thân tâm con người không được an định.

 

      Thí dụ, Thầy A muốn giảng ý nghĩa Kim Cang Bảo Tháp trong kinh Pháp Hoa thì liền khi đó thầy tận tụy dốc tâm tìm đọc những kinh sách, tìm kiếm những dữ kiện, những chứng tích nào có liên quan đến ý nghĩa Kim Cang Bảo Tháp đem ra trình bày trước quần chúng Phật Tử.

 

4/- Tư (Analysis): là chính chắn xét đoán. Trạng thái tâm lý này là thường khiến con người bận tâm xét đoán, phân tích tỉ mỉ những ý nghĩa, những giá trị và những tánh chất của những sự việc đã được ẩn chứa trong các hình ảnh, các sách vở, các chứng tích, các dữ kiện để cho Ý Thức nhận định một cách chính xác, nhận định không lầm lẫn.  Tâm lý này cũng không nhất định thiện hay ác, tùy theo trường hợp của sự việc.Tâm lý tư được gọi là thiện khi nó sinh hoạt với những điều thiện và nó được gọi là ác khi nó sinh hoạt với những điều ác. Đặc tánh tâm lý này khiến cho thân tâm con người được an định, được thỏa mãn.

 

      Thí dụ, nhờ các hình ảnh, các dữ kiện, các chứng tích cụ thể có liên quan đến Duy Thức, những học giả khi nghiên cứu đến Duy Thức Học có thể nương nơi đó xét đoán một cách chính chắn để nhận thức chiều sâu của lý Duy Thức không sai lầm.

 

      Các nhà khoa học, các triết gia đã phát minh nhiều chủ thuyết, nhiều khoa học cơ giới một cách tinh vi..v..v...... đều do khả năng của hai tâm lý Tầm và Tư trong tâm lý Bất Định này.Còn nhiều chủng tử tâm lý khác, quý đọc giả muốn hiểu rõ hơn xin đọc lại Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I cùng một tác giá.

 

Hơn nữa năng lực của chủng tử căn bản vô minh cũng chính là một động lực kết hợp tất cả đơn vị biệt nghiệp nơi chúng sanh hữu tình trong ba cõi tạo thành khối cộng nghiệp và cộng nghiệp này luôn luôn bám lấy căn bản vô minh làm thể chung cho chúng sanh hữu tình trong vũ trụ ba cõi; thế giới cộng nghiệp của chúng sanh hữu tình trong vũ trụ ba cõi không thể tách rời chủng tử căn bản vô minh để có vạn pháp. Trong vũ trụ ba cõi có nhiều thế giới cộng nghiệp, như thế giới cộng nghiệp của loài người thì sanh ra loài người, thế giới cộng nghiệp của loài địa ngục thì sanh ra loài địa ngục, thế giới cộng nghiệp của loài súc sanh thì sanh ra loài súc sanh, thế giới cộng nghiệp của loài ngạ quỷ thì sanh ra loài ngạ quỷ..v..v..... nghĩa là thế giới cộng nghiệp của loài nào thì làm nền tảng sanh ra chúng sanh của loài đó.Trong vũ trụ ba cõi có bao nhiêu loài chúng sanh hữu tình thì trong nội tâm có bấy nhiêu thế giới cộng nghiệp.

 

Chúng ta biết được những chủng tử này khi chúng nó tác dụng lôi kéo chúng ta hành động nói năng và ý nghĩ theo sự điều khiển của chúng. Chủng tử nghiệp lực trong kho tàng A Lại Da thì nhiều vô số không thể kể hết, đều do hành động tạo tác của chúng sanh hữu tình từ vô lượng kiếp về trước, lưu lại mãi cho đến đời này và truyền đến nhiều đời về sau nếu như không được tẩy sạch.

 

B/-Một Loại Thuộc Về Nghiệp Tướng:

 

      Nghiệp Tướng là loại nghiệp chỉ có hình tướng mà không có năng lực, như hình tướng ba má của chúng ta đã qua đời từ lâu mà chúng ta vẫn nhớ hình ảnh đó không quên, như hình tướng những phong cảnh mà chúng ta tham quan được lưu lại trong tâm thức mà vẫn không quên nó, những hình ảnh đó hoàn toàn thuộc loại nghiệp tướng. Tất cả hình tướng từ nơi thế giới ngoại cảnh, trong đó bao gồm hình tướng có thể chất (hữu thể thi thiết pháp) và hình tướng không có thể chất (vô thể tùy tình pháp) đã trải qua từ vô lượng kiếp về trước và cho đến hiện tại đã được thâu nhận và tàng trử trong tâm thức A Lại Da với dạng chủng tử, tất cả đều là những nghiệp tướng và những nghiệp tướng này thuộc loại mô hình kiểu mẫu (blueprints) để sử dụng vàoviệc xây dựng vạn pháp trong thế gian.Vạn pháp trong thế gian nơi ngoại cảnh có bao nhiêu hình tướng khác nhau thì trong nội tâm A Lại Da đã có bấy nhiêu loại nghiệp tướng riêng biệt không giống nhau với hình thức chủng tử.Những chủng tử nghiệp tướng nói trên mặc dù có nhiều hình tướng riêng biệt nhau và chúng nhiều vô số kể không thể đếm được, nhưng theoDuy Thức Học những chủng tử nghiệp tướng đó tổng quát không ngoài ba loại là Hữu Tình Tướng, Vô Tình Tướng và Vô Minh Nghiệp Tướng.

 

1)- Hữu Tình Tướng:

 

Hữu Tình Tướng là những hình tướng của chúng sanh hữu tình, nghĩa là những hình tướng của chúng sanh có tình cảm và có hiểu biết, tức là những chúng sanh đó có sáu Tâm Thức hiện góp mặt ở trong như Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức, nhằm hợp tác để cùng sinh hoạt, cho nên được gọi là chúng sanh hữu tình tướng. Những hình tướng của chúng sanh hữu tình trong thế gian gồm có nhiều loại khác nhau, như loài người và loài động vật.

 

      Loài người thìcũng có nhiều hình tướng khác nhau như, người da trắng, người da vàng, ngườida đỏ và người da đen..v..v…......... Loài động vật thì cũng có nhiều hình tướng khác nhau như, loài ngựa, loài bò, loài chó, loài heo, loài gà, loài chim..v..v....... Tất cả hình tướng của những loài hữu tình nói trên nơi thế gian đều có mặt trong nội tâm A lại Da với hình dạng là chủng tử, không ngoài mục đích dùng làm nhân tướng cho việc xây dựng sanh mạng của chúng sanh hữu tình ở kiếp sau, cho nên nhà Duy Thức gọi chúng với danh xưng là chủng tử nghiệp tướng. Điển hình như trong Duy Thức Tam Thập Tụng Luận của Bồ Tát Thế Thân, hai câu đầu của bài tụng nhập đề giải thích: “Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển”, nghĩa là lý do giả sử nói đến ngã pháp nào thì ngã tướng và pháp tướng đó chuyển biến hiện ra. Thí dụ như, chúng ta ngồi đây nói đến Hoà Thượng Thích Thiện Hoa thì ngã tướng Hoà Thượng Thích Thiện Hoa hiện ra trong trí nhớ, nói đến Hoà Thượng Trí Thủ thì ngã tướng Hoà Thượng Trí Thủ hiện ra trong trí nhớ.Có thể nói tất cả ngã tướng trong thế gian đềucó mặt trong tâm thức A Lại Da với trạng thái chủng tử nghiệp tướng.

 

Tất cả chủng tử nghiệp tướng đây nhà Duy Thức đều cho là giả tướng vì chúng nó không phải là chân tướng.Chân tướng là hình tướng chân thật, nghĩa là hình tướng mặc dù trải qua nhiều đời nhiều kiếp kể từ vô thỉ đến ngày nay vẫn không bị thay đổi tướng trạng, cho nên được gọi chân tướng. Còn giả tướng là hình tướng giả tạo không chân thật, nghĩa là hình tướng theo thời gian luôn luôn bị thay đổi tướng trạng, thay đổi mãi không giống hình tướng ban đầu. Thí dụ cha mẹtên là A sanh ra con đặt tên là B, nhưnghình tướng của đứa con tên B thì không giống hình tướngchút nào của cha mẹ tên A và giả sử đứa con tên B đó lại có con tên là C thì hình tướng của cháu C cũng không giống chút nào hình tướng của ba má nó tên B và hình tướng của cháu C lại càng khác xa hình tướng ông nội bà nội của nó tên A. Hiện tượng đó cho thấy, nghiệp tướng luôn luôn bị thay đổi hình tướng theo thời gian, cho nên gọi chủng tử nghiệp tướng đây là chủng tử giả tướng.

 

Những nghiệp tướng thuộc loại hữu tình sở dĩ được thâu nhận vào trong nội tâm A Lại Da trở thành chủng tử chính là do Ý Thức cảm thọ tạo thành, cho nên nhà Duy Thức gọi những chủng tử nghiệp tướng hữu tình là Thọ Giả Tướng; Thọ Giả Tướng nghĩa là hình tướng của những chúng sanh hữu tình do Ý Thức cảm thọ mới trở thành chủng tử. Thí dụ, anh A yêu cô B thì trong tâm của anh A có hình bóng của cô B với hình dạng chủng tử nghiệp tướng; đồng thời cô B yêu anh A thì trong tâm của cô B cũng có hình bóng của anh A với hình dạng chủng tử nghiệp tướng; nhưng hai người anh A và cô B bị trở ngại yêu nhau vì hai bên không được môn đăng hộ đối, do đó hai người cùng tự tử một lược và nguyện kiếp sau sẽ gặp nhau. Sau khi hai người cùng chết một lược, tâm linh anh A chun vào chủng tử nghiệp tướng của cô B để làm nhân tướng cho kiếp sau; còn tâm linh cô B cũng chun vào chủng tử nghiệp tướng của anh A để làm nhân tướng cho kiếp sau; trong lúc đó nghiệp ái của anh A mạnh hơn nghiệp ái của cô B, cho nên nghiệp ái của anh A lôi kéo cả nhân tướng của hai người anh A và cô B cùng nhau đầu thai vàogia đình anh A, lúc đó mẹ anh A liền sanh đôi hai đứa con, một trai và một gái; theo luật nhân quả, quán chiếu nhận thấy hai đứa sanh đôi trai gái này, vì luân lý cho là anh em ruột thịt, nhưng thực tế ở kiếp trước, hai đứa chính là vợ chồng chưa được cưới gả. Hai đứa sở dĩ bị sanh đôi là do Ý Thức tạo thành thọ giả tướng.

 

Hiện tượng thứ hai, anh C yêu mến âu yếm con mèo và anh thường ôm con mèocùng ngủ chung, do đó hình bóng con mèo trở thành nghiệp tướng trong tâm của anh C và đồng thời hình bóng của anh C trở thành nghiệp tướng trong tâm của con mèo. Anh C sau khi chết, tâm linh của anh chun vào nghiệp tướng con mèo để làm nhân tướng cho kiếp sau; lúc đó nghiệp ái lôi cuốn tâm linh anh C đầu thai vào gia đình bầy mèo để trở thành mèo con của kiếp sau. Trường hợp này chúng ta đôi khi cũng thấy, một ít người sanh ra có bớt heo, nghĩa là trong chỗ bớt đó có lông mọc ra giống như lông con heo, điều này cho biết kiếp trước của họ là kiếp heo được đầu thai làm người và cái bớt heo đó, nhà Duy Thức gọi là Nghiệp Dư; Nghiệp Dưnghĩa là nghiệp heo của kiếp trước chưa dứt sạch, còn thừa lại ở kiếp này. Có người sanh ra bị bớt khỉ, nghĩa là chỗ bớt đó lông mọc ra giống như lông con khỉ, nghĩa là kiếp trước của họ là kiếp khỉ được đầu thai làm người ở kiếp này..v..v......Tất cả hình tướng vừa trình bày đây đều được gọi là Thọ Giả Tướng.Bất cứ hình tướng nào của những chúng sanh hữu tình từ nơi thế giới hiện tượng bên ngoài đã được thâu nhận vào trong nội tâm A Lại Da để thành chủng tử thì những hình tướng đóđược gọi là chủng tử nghiệp tướng hữu tình.Căn cứ nơi giá trị nhân quả nghiệp báo, những chủng tử nghiệp tướng hữu tình nàyđều thuộc loại chánh báo (chánh báo là quả báo chánh nhân) mà chúng không phải chủng tử nghiệp tướng thuộc loại y báo (y báo là quả báo làm chỗ nương tựa).Tuy là mang giá trị chánh báo, nhữngchủng tử nghiệp tướng hữu tình đâycũng vẫn mang tánh chất ảnh tử ảo giác (Cause of Illusions) và chúng đã được thâu nhận từ hiện tượng chúng sanh hữu tình nơi thế giới bên ngoàiđể nội kết thành chủng tử trong nội tâm A Lại Da. Người tạo nên những chủng tử nghiệp tướng hữu tình nói trênkhông ngoài ai hơn chính là do Ý Thức thứ sáu; Ý Thức này khi nhận thức một chúng sanh hữu tình nào thì liềnchụp lấy hình tướng củachúng sanh hữu tình đóthâu ảnh vào, đồng thờitrao truyền choThức Mạt Nacất giữ và quản lý trong kho tàng Thức A Lại Da để làm nhân tướng cho kiếp sau.

 

2)-Vô Tình Tướng:

 

Vô Tình Tướng là hình tướng của những chúng sanh vô tình, nghĩa là hình tướng của những chúng sanh không có tình cảm không có hiểu biết, tức là chỉ cho tất cả cảnh giới tướng của nghiệp duyên hiện có mặt trong thế gian.Những cảnh giới tướng của nghiệp duyên đây đều là thuộc loại cảnh giới tướng vô tình và những cảnh giới tướng vô tình này chính là một loại hình tướng của vạn pháp trong vũ trụ, trong đó có hình tướng của sơn hà đại địa, của trăng sao ngân hà, của cỏ cây hoa lá..v..v......... Thí dụ như chúng ta ngồi đây mỗi khi nhắc thành phố Sài Gòn thì hình tướng thành phố Sài Gòn từ trong nội tâm A lại Da hiện ra, nhắc thành phố Nha Trang thì hình tướng thành phố Nha Trang từ trong nôi tâm A Lại da hiện ra..v..v........ Tất cả cảnh giới tướng vô tình đây mặc dù đã thành hình tướng nơi thế giới ngoại cảnh,nhưng vì do nghiệp duyên kết hợp thành, cho nên chúng nóvẫn không có tự tánh và chúng nó vẫn là thuộc loại giả tướng. Chúng nó một khi được huân tập (nội kết) vào trong nội tâm A Lại Da để trở thành chủng tử thì những chủng tử cảnh giới tướng đâycũng là giả tướng và chúngkhông ngoài mục đích dùngđể làm nhân tướng cho kiếp sau.Những chủng tử cảnh giới tướng vô tình trong nội tâm A Lại Da không chỉ huân tập một lần trong một kiếp mà chúng nó đã được huân tập trải qua vô số lần trong vô số kiếp, nghĩa là chúng nó đã được huân tập trải qua từ vô thỉ cho đến ngày nay và sẽ được huân tập trải qua mãi mãi muôn đời về sau.

 

      Cũng nhìn vào giá trị nhân quả nghiệp báo,những cảnh giới tướng vô tình đây cho dù đã được xây dựng thành hình tướng nơi thế giới ngoại cảnh, cho đến được nội kết thành chủng tử nơi trong nội tâm A Lại Da, tất cả đều là y báo chỉlàm điểm tựa cho các chúng sanh hữu tình chánh báo sinh hoạt. Mỗi lần một chúng sanh hữu tình chánh báo ra đời thì trong thời gian đó chính họ chạytheo nghiệp duyên đã tạo ra một số cảnh giới tướng vô tình y báo mới, để rồi những cảnh giới tướng vô tình y báo đó nối tiếp huân tập trở thành chủng tử nghiệp duyênnối tiếp để làm nhân tướng y báo cho những chúng sanh hữu tình chánh báo ở kiếp kế tiếp. Cứ như thế, những cảnh giới tướng vô tình y báo nói trên mãi tiếp tục ra đời và mãi tiếp tục huân tập để thành những chủng tử nghiệp duyên và tiếp tục mãi trải dài qua từ đời này sang đời khác, từ vô lượng kiếp về trước cho đến muôn đời về sau không bao giờ chấm dứt. Có thể nói, tất cả chủng tử cảnh giới tướng vô tình y báo đã được tàng trử trong nội tâm A Lại Da đều là giả tướng, cho nên chúng được gọi là chủng tử không có nguồn gốc.

 

3)- Vô Minh Nghiệp Tướng:

 

      Ngoài những chủng tử nghiệp tướng hữu tình và chủng tử nghiệp tướng vô tình ra, còn có mộtthứ chủng tử nghiệp tướng khác nữa vô cùng quan trọng không thể thiếu mặt ở bất cứ lãnh vực nào trong tiến trình xây dựng vạn pháp nơi thế ngoại cảnh ba cõi. Nếu không có chủng tử nghiệp tướng này, vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh ba cõi không thể thành lập. Chủng tử nghiệp tướng đâytheo Duy Thức Học mang danh xưng là chủng tử vô minh nghiệp tướng.

 

Chủng tử vô minh nghiệp tướng nói trên chính là chủng tử căn bản, là nền tảng để cho các chủng tử khác phát sanh.Các chủng tử khác gồm có Chủng Tử Chứng Tự Chứng Phần Nghiệp Tướng và Chủng Tử Tứ Đại Nghiệp Tướng. Hai loại chủng tử này sở dĩ được thành hình là do chủng tử vô minh nghiệp tướng tùy duyên chuyển hoá thành.

 

a/- Chủng Tử Vô Minh Nghiệp Tướng:

 

Chủng tử vô minh nghiệp tướng từ đâu sanh ra?Chủng tử vô minh nghiệp tướng chính là một khối năng lực được tổng hợpcủa tất cả năng lực của chi mạt vô minh (có tên khác là si mê) từ nơihết thảychúng sanh hữu tình trong ba cõi kết thành. Năng lực của Tạng Như Lai nơi chân tâm chun vào chủng tử vô minh nghiệp tướng liền biến thành Tạng Thức, gọi là Thức A Lại Da.Theo Đại Thừa Khởi Tín của ngài Mã Minh, do Hoà Thượng Thích Thiện Hoa dịch: “Tạng Như Lai thì lấy trí tuệ làm tánh và chọn chân tâm làm thể, còn Tạng Thứcthì lấy vô minh nghiệp tướng làm tánh và cũng chọn chân tâm làm thể”. Tạng Như Lai và Tạng Thức hai trạng thái khác nhau, một bên là chân giác và một bên là mê vọng.Tạng Như Lai là tướng trí tuệ của chân tâm và Tạng Thức là tướng mê vọng của vô minh. Tạng Như Lai là nền tảng phát sanh ra cảnh giới y báo và chư Phật chánh báo nơi chân như trong mười phương, còn Tạng Thức là nền tảng căn bản phát sanh ra cảnh giới y báo và chúng sanh chánh báo trong ba cõi và bản chất của Tạng Thức thì biến động liên tục không ngừng, nhà Duy Thức gọi bản chất của nó là Tâm Thức hằng chuyển như bộc lưu, nghĩa là bản chất của Tạng Thức luôn luôn chuyển động như dòng thác nước đổ xuống dốc. Nhờ biến động liên tục không ngừng, Tạng Thức không bị biến tướng, cũng như dòng nước nhờ chảy liên tục không ngừng cho nên nguồn nước mới sống và dòng nước nếu như ngừng chảy thì nguồn nước không còn sống và trở nên hôi thúi. Cũng từ đó cho thấy, nhờ Tạng Thức biến động liên tục, cho nên thế giới và chúng sanh trong ba cõi  mới sanh tồn và nếu như Tạng Thức ngừng chuyển độngthì thế giới và chúng sanh trong ba cõi bị sụp đổ không còn tồn tại.

 

b/- Chứng Tự Chứng Phần Của Tám

Tâm Thức.

 

Chứng Tự Chứng Phần của tám Tâm Thức từ đâu sanh ra?Theo Duy Thức Học Chứng Tự Chứng Phần của tám Tâm Thức đều được biến tướng từ vô minh nghiệp tướng.Danh từ Chứng Tự Chứng Phần là căn cứ nơi Tự Chứng Phần của tám Tâm Thức mà đặt tên cho khác biệt.Điều đặc biệt đứng trên lập trường tác dụng của Tâm Thứcmà nhận thức thì năng lực của Tạng Thức A Lại Da trong vô minh nghiệp tướng theo nhu cầu của nghiệp lực liền tác dụng biến tướng thành Tự Chứng Phần để sinh hoạt và vô minh nghiệp tướng lúc đó cũng bị biến tướng theo được mang tên là Chứng Tự Chứng Phần của Tạng Thức và phần này dùng để cho năng lực của Tạng Thứcan trụ trong đó. Năng lực của Tạng Thứctrong vô minh nghiệp tướng cũngtheo nhu cầu của nghiệp lực liền tác dụng biến tướng thành Tự Chứng Phần của Thức Mạt Na và vô minh nghiệp tướng lúc đó cũng bị biến tướng theo được mang tên là Chứng Tự Chứng Phần của Thức Mạt Na và phần này cũng dùng để cho năng lực của Tự Chứng Phần mang tên Thức Mạt Na an trụ trong đó, Chứng Tự Chứng Phần của Ý Thức, Chứng Tự Chứng Phần của Nhãn Thức, của Nhĩ Thức, của Tỷ Thức, của Thiệt Thức và của Thân Thức đều là biến tướng của vô minh nghiệp tướng và Tự Chứng Phần của Ý Thức, Tự Chứng Phần của Nhãn Thức, của Nhĩ Thức, của Tỷ Thức, của Thiệt Thức và của Thân Thức đều là biến tướng của năng lực Tạng Thức thành hình. Năng lực của Tạng Thứcthí dụ như năng lực của dòng điện, năng lực dòng điện Tạng Thức chun vào nghiệp tướng Chứng Tự Chứng Phần của Mạt Na thì biến thành năng lực dòng điện Tự Chứng Phần Mạt Na, năng lực dòng điện Tạng Thức chun vào nghiệp tướng Chứng Tự Chứng Phần của Ý Thức thì biến thành năng lực dòng điện Tự Chứng Phần Ý Thức và năng lực dòng điệnTạngThức chun vào nghiệp tướng Chứng Tự Chứng Phần của Nhãn Thức, của Nhĩ Thức, của Tỷ Thức, của Thiệt Thức, của Thân Thức thì liền biến thành năng lực dòng điện Tự Chứng Phần của năm Tâm Thức nói trên.

 

Năng lực Tự Chứng Phần của Tạng Thức, của Mạt Na, của Ý Thức, của Nhãn Thức, của Nhĩ Thức, của Tỷ Thức, của Thiệt Thức, của Thân Thức mỗi khi tác dụng sinh hoạt thì có tên là Kiến Phần; Kiến Phần là phần tác dụng nhận thức của tám Tâm Thức và còn đối tượng để nhận thức của Kiến Phần tám Tâm Thức được gọi là Tướng Phần và Tướng Phần này là phần hình tướng của vạn pháp dùng để nhận thức và Tướng Phần này cũng do Kiến Phần của tám Tâm Thức nương nơi vạn pháp tạo ra để làm đối tượng cho nhận thức. Kiến Phần của tám Tâm Thức không thể duyên thẳng trực tiếp nơi vạn pháp cả thế giới chủng tử bên trong lẫn thế giới hiện tướng bên ngoài để nhận thức; chúng muốn nhận thức vạn pháp cả bên trong nội tâm lẫn bên ngoài phải qua Tướng Phần của vạn pháp đó do Kiến Phần của tám Tâm Thức biến hiện.Không có Kiến Phần của tám Tâm Thức thì nhất định không có Tướng Phần của vạn pháp để nhận thức, mặc dù vạn pháp vẫn còn hiện hữu trong thế gian. Tóm lại tất cả chủng tử nghiệp tướng mang tên Chứng Tự Chứng Phần đều là giả tướng được phát sanh từ vô minh nghiệp tướng, cho nên chúng cũng được gọi là chủng tử không có nguồn gốc.

 

 

c/- Nghiệp Tướng Của Tứ Đại:

 

Còn nghiệp tướng của Tứ Đại từ đâu sanh ra? Như trên phần nói về Tứ Đại có trình bày: Nghiệp tướng của Tứ Đại chính là khối cộng nghiệp tập khí của các phiền não vô minh tạo thành. Năng lực của Tạng Thức chun vào khối cộng nghiệp tập khí của các phiền não vô minh liền thành ra bốn thứ nghiệp tướng của tứ đại, đồng thời năng lực của Tạng Thức chun vào bốn thứ nghiệp tướng của tứ đại biến thành năng lực của đất, nước, gió và lửa. Trường hợp này cũng giống như tánh ướt của nước chun vào khối lượng khí biến thành ra sương, chun vào khối lượng khói biến thành ra mây, chun vào khối lượng muối bến thành ra nước biển..v..v....... Mặc dù biến thành ra nhiều hình tướng khác nhau, như hình tướng sương mù, hình tướng mây, hình tướng nước biển..v..v..... nhưngtánh ướt của nó vẫn không mất bản chất.  Có thể nói chủng tử nghiệp tướng vô minh của Tạng Thức A Lại Da, các chủng tử nghiệp tướng Chứng Tự Chứng Phần của tám Tâm Thức, các chủng tử nghiệp tướng của Tứ Đại, tất cả đều là giả tướng, cho nên chúng cũng được gọi là chủng tử không có nguồn gốc.

 

III.- NGUYÊN LÝ XÂY DỰNG VẠN

PHÁP NGOẠI CẢNH.

 

     Theo Duy Thức Học hiện tượng vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh, trong đó có chúng sanh hữu tìnhvà chúng sanh vô tình, như trên đã trình bày chính là thành quả đã được xây dựng nên và chúng được khởi điểm từ nơi chủng tử nghiệp tướng của hiện tượng vạn phápnơi thế giới nội tâm A Lại Da làm nguyên nhân. Trường hợp này cũng giống như vạn phápnơi thế giới ngoại cảnh đều được phát sanh từ nơi hạt giống của chúngđể nảy nở và phát triển.Nếu như không có hạt giống để nảy nở và phát triển thì vạn pháp không thể nào có mặt trong thế gian.Chủng tử của hiện tượng vạn pháp nơi thế giới nội tâm A Lại Da nếu như không có thì hiện tượng vạn phápnơi thế giới ngoại cảnh thì lấy đâu để thành lập.Những chủng tử của hiện tượng vạn pháp nơi thế giới nội tâm A Lại Da được gọi là Nhân Tướng, và những hiện tượng vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh do Thức A Lại Da xây dựngthành hình tướng được gọi là Quả Tướng.

 

Hiện tượng vạn phápnơi thế giới ngoại cảnhso sánh cũng tương tợ như những hình ảnh nhân vật trên màn ảnh Ti Vi và chủng tử của hiện tượng vạn pháp và nhân sanh nơi thế giới nội tâm A Lại Da cũng tương tợ như những hình ảnh nhân vật trên màn ảnh Ti Vi đãđược chứa trong kho tàng DVD với dạng chủng tử. Sự vắng mặt của vạn phápnơi thế giới ngoại cảnh, mà người ta cho là chúng nó đã bị hoại diệt, nghĩa là chúng nó đã chết mất, nhưng trên thực tế chúng nó vẫn còn tồn tại trong thế giới chủng tử nơi nội tâm A Lại Da, điều đócũng không khác nào những hình ảnh nhân vật trên màn ảnh Ti Vi khi bị điện cúp không còn hiện hữu nữa, nhưng không có nghĩa là chúng nó đã bị xoá sổ tiêu diệt, trái lại trên thực tế chúng nó vẫn còn tồn tại trong kho tàng DVD.Hiện tượng vạn phápnơi thế giới ngoại cảnh đều do Tâm Thức A Lại Da dựa trênpháp tướng của hiện tượng vạn pháp nơi thế giới chủng tửxây dựng thành hình tướng trong thế gian, điều đó cũng giống như những hình ảnh nhân vật trên màn ảnh ti vi sở dĩ được hiện hình là đều do dòng điện tác dụng chiếu soi từ nơi DVD.Ý nghĩa này được thấy trongcâu thơ của Thiền sư Vạn Hạnh; Thiền sư Vạn Hạnh trước khi viên tịch có để lại bốn câu thơ gọi là Thị Tịch; trong bốn câu thơ đó, có câu thơ đầu nóilên ý nghĩa trên và câu thơ đầu như sau: “Thân Như điện ảnh hữu hoàn vô”, câu thơ này có nghĩa là thân thể con người và vạn pháp trong thế gian theo Thiền sư Vạn Hạnh so sánh cũng giống như điện ảnh trên màn ảnh, chúng nó không có vấn đề sanh diệt, mà chỉ có vấn đề hiện hữu và không hiện hữu đấy thôi; yếu chỉ câu này nói lên rằng, Thiền sư không còn hiện hữu ở cõi này nữa không có nghĩa là đã viên tịch mà nó đúng nghĩa là hạnh nguyện của ngài đã viên mãn, rồi sau đó ngài sẽ hiện hữu ở cõi khác để tiếp tục độ sanh, cũng tương tợ như những hình ảnh trong kho tàng DVD không xuất hiện trên màn ảnh Ti-Vi nàynữa, nhưng rồi sẽ tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh Ti-Vi khác.

 

1.- Yếu TốXây Dựng Vạn Pháp Ngoại

Cảnh.

 

Như trước đã trình bày, muốn xây dựng vạn pháp ở ngoại cảnh thành hình tướng đòi hỏiphải có bảy yếu tố gọi là bảy Đại để làm tư liệu cho việc xây dựng vạn phápthành hình tướng trong thế gian.Bảy yếu tố đây ngoại trừ không gian Vô Sắc Giới, chúng đều có mặt trong không gian Dục Giới và Sắc Giới. Trong bảy Đại này, được phân làm ba thành phần: một là bốn Đại, hai là nghiệp lực và nghiệp tướng, ba là Tâm Thức A Lại Da.

 

a-Một là bốn đại:

 

      Bốn đại này ở phía trước về phần: “c)-Một Loại Thuộc Về Vật Lý” đã giải thích rõ; còn ở đây chỉ giải thích về phần quan hệ của nó với các yếu tố khác trong lãnh vực duyên sanh. Xin nhắc lại, bốn Đại gồm có đất, nước, gió và lửa, gọi danh từ chung  là Sắc và Sắc đây tức là một tên trong hai tên Danh Sắc của mười hai Nhân Duyên, nó còn có tên nữa là Sắc Uẩn (Rùpa-skandha) trong Ngũ Uẩn (Pãnca skamdha). Sắc Uẩn còn có tên khác là Sắc Ấm trong Ngũ Ấm. Chữ Uẩn nghĩa là chứa nhóm, tích tụ trọng trược, Sắc Uẩn nghĩa là từng loại sắc pháp chứa nhóm, tích tụ những thứ ô nhiễm nhơ bẩn và sắc pháp đây tức làchỉ cho đất, nước, gió, lửabị ô nhiễm những thứ nhơ bẩn; Ấm là ngăn che, Sắc Ấm nghĩa là từng loại sắc pháp chứa nhóm ngăn che trí tuệ không cho phát sanh sáng soi. Sắc Uẩn là chỉ cho Tứ Đại ở trong cõi Dục và Sắc Ấm làchỉ cho Tứ Đại ở trong cõi Sắc.Tứ Đại trong cõi dục bị ái dục đứng đầu chỉ đạo lôi cuốn làm ô nhiễm các chất đất, nước, gió, lửa trở nên nặng nề nhơ bẩn trong ngũ trược ác thế như:kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược, vì năm thứ này làm nhiễm ô lâu đời nguyên chất tinh túy của tứ đại và khiến tứ đạibị biến thái trở thành nhân tố trọng trược và trở thành nhân tố cặn bã trong thế gian.Ngũ trược ác thế theo Tự Điển Phật Học Huệ Quang, tập 5, trang 4619 giải thích:

 

“Ngũ Trược theo tiếng Phạn là Pãnca Kasãyãh, là chỉ cho năm thứ cặn đục khởi lên trong kiếp giảm:

 

      “1- Kiếp Trược (Phạn: Kalpakasãya). Vào thời kiếp giảm, lúc tuổi thọ con người rút ngắn còn 30 tuổi thì nạn đói kém xảy ra, lúc giảm còn 20 tuổi thì nạn bệnh tật xảy ra, lúc giảm còn 10 tuổi thì nạn chiến tranh xảy ra, tất cả chúng sanh trong thế giới đều bị hại.”

 

     “2- Kiến Trược (Phạn: Drsti kasãya). Chánh pháp đã diệt, tượng pháp dần dần khởi lên, tà pháp bắt đầu sanh, tà kiến tăng mạnh, làm cho con người không tu tập pháp lành.”

 

      “3- Phiền Não Trược (Phạn:Klesá kasãya). Chúng sanh nhiều ái dục, tham lam bỏn sẻn, thích đấu tranh dua nịnh, dối trá, tiếp nhận tà pháp, nên tâm thần bị não loạn.”

 

       “4- Chúng Sanh Trược (Phạn: Sattva kasãya). (Còn gọi là Hữu tình trược): Chúng sanh phần nhiều ác động, không hiếu kính cha mẹ, người lớn tuổi, không sợ quả báo ác, không tạo công đức, không tu huệ thí, không giữ gìn trai giới.”

 

      “5- Mạng Trược (Phạn: Ãya kasãya) (còn gọi là Thọ trược): Thời xưa con người thọ 8 vạn tuổi, đời nay do ác nghiệp tăng trưởng nên tuổi thọ giảm dần, người trăm tuổi rất hiếm.”

 

Nếu như chọn lấy sắc uẩn trọng trược nàyxây dựng vạn pháp, nghĩa là xây dựng chúng sanh hữu tình và chúng sanh vô tìnhtrong thế gianthì vạn pháptrong thế gian đây lẽ đương nhiên trở nên bị ô nhiễm lập tức và chúng không còn trong sạch nữa. Thí dụ như khi con người già chết, tứ đại nơi thân thể của họ lúc đó bị tan rã và bay mùi hôi thối. Còn Tứ Đại trong cõi sắc thuộc loại tánh chất tinh túy, chúng hoàn toàn ở trạng thái năng lực, theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, tác giả Thích Thắng Hoan, trang 215 giải thích bốn năng lực tinh túy này như sau:

 

      “1>- Đất: là năng lực chướng ngại, nghĩa là năng lực thuộc loại cứng rắn, có tánh cách ngăn ngại, khiến cho phát sanh chất ngại và rắn chắc như đất, nên gọi là Địa Đại.”

 

      “2>- Nước: là năng lực lưu nhận, nghĩa là năng lực kết hợp dung hoá những chất ngại của năng lực chướng ngại không đồng đều nhau tạo thành ra nhiều nguyên chất khác nhau, như nước dung hoá trong mọi sự vật, nên gọi là Thủy Đại.”

 

      “3>- Gió: là năng lực phiêu động, nghĩa là năng lực di động biến dịch khiến cho các hiện tượng sanh diệt biến hoá như gió, nên gọi là Phong Đại.”

 

      “4>- Lửa: là năng lực viêm nhiệt, nghĩa là sức nóng hàm tàng trong vạn vật như lửa, nên gọi là Hoả Đại.”

 

b- Hai là nghiệp tướng.

 

 Nghiệp Tướng là một loại tướng trạng, hình thái, mô hình của chúng sanh hữu tình và của chúng sanh vô tình, trong đó có con người (Forms) mang tánh chất tập khí đã được nội kết trong Thức Thể A Lại Da thành chủng tử (tiềm năng). Theo tác phẩm “Con Người Được Sanh Ra Từ Đâu” cùng một tác giả, trang 6 giải thích:

 

“Nghiệp Tướng là chỉ cho những mô hình kiến trúc (Constructional models) hoặc những hoạ đồ kiểu mẫu (Blueprints) nhằm để xây dựng con người và vạn pháp thành những hình tướngduyên sanh hiện hữu trong vũ trụ. Nghiệp tướng tập khí không những là mô hình kiến trúc biểu hiện ra ngoài thân thể qua hiển tướng, hình tướng, biểu tướng; hiển tướùng là tướng xanh, vàng, đỏ, trắng, sáng, tối..v..v.....; hình tướng là tướng dài, ngắn, vuông, tròn, mập, ốm..v..v.....; biểu tướng là tướng đi, đứng, nằm, ngồi, lấy, bỏ, co, duỗi..v..v..... Còn là mô hình kiến trúc biểu hiện nội tại bên trong thân thể chúng sanh qua hệ thống sinh lý, như hệ thống tuần hoàn, nào là thần kinh, phèo phổi, gan ruột, tim thận..v..v..... cho một sanh mạng sinh hoạt tồn tại trong thế gian.”

 

      Nghiệp Tướng có hai loại: một loại là Hữu Tình Tướng(nhân sanh) và một loại  là Vô Tình Tướng(vạn pháp) cũng có tên là Cảnh Giới Tướng.Hữu Tình Tướng cũng gọi là Ngã Tướng thuộc chánh báo và Cảnh Giới Tướng (Vô Tình Tướng) cũng gọi là Pháp Tướng thuộc y báo. Một chúng sanh hữu tình tướng (nhân sanh) chánh báo nào khi được sanh ra thì lúc đó cảnh giới tướng (vạn pháp) y báo của họ quan hệ cũng phải được sanh theo để làm môi trường sống cho chính họ sanh trưởng và tồn tại. Thí dụ một con người chánh báo khi được sanh ra thì lúc đó cảnh giới tướng y báo của con người đó cũng phải sanh theo để làm môi trường sống như không khí, lương thực, áp xuất..v..v........ để họ sanh trưởng và tồn tại trong thế gian; cũng như một con cá chánh báo khi được sanh ra thì phải có một số lượng nước tăng trưởng để làm môi trường sống cho con cá đó ăn uống hít thở,..v..v......Một con nai chánh báokhi được sanh ra thì lúc đó cảnh giới tướng y báo của con nai con cũng phải được sanh theo để làm môi trường sống cho chính con nai đó sanh trưởng và tồn tại; cho đến bất cứ loài động vật nào một khi chánh báo được sanh ra thì lúc đó cảnh giới tướng y báo của chúng cũng phải được sanh theo để làm môi trường sống cho chính chúng nó sanh trưởng và tồn tại. Điều đáng chú ý, một chúng sanh hữu tình chánh báo được sanh ra, nhà Duy Thức gọi là tự biến; tự biến nghĩa là chính tự thân của một hữu tình chánh báobiến hiện sanh khởi riêng biệt theo định luật nhân quả; còn cảnh giới tướng của cộng đồng chủng loại cùng nhau biến hiện để cùng nhau hổ trợ cho cá nhâncủa hữu tình tự biến nói trên được sanh tồn theo định luật duyên sanh gọi là cộng biến. Thí dụ trong thành phố, mỗi ngọn đèn điện tự sanh khởi ánh sáng riêng biệt để soi sáng gọi là tự biến; cùng lúc đóánh sáng chung của cả triệu ngọn đèn điện tự biến hoà hợp tăng thêm ánh sáng chiếu tỏa khiến cho thành phố trở nên rực sáng, ánh sáng chung đó gọi là cộng biến.

 

c- Ba là nghiệp lực,

 

Nghiệp lực như trên đã trình bày là một năng lực thúc đẩy nhân sanh(con người) chạy theo nghiệp báo để trả quả do nghiệp nhân lôi cuốn. Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, quyển 6, trang 4764 giải thích: “Nghiệp là năng lực được hình thành do những hành vi đời quá khứ kéo dài đến hiện tại hoặc tương lai. Ngoài ra “Nghiệp” còn bao hàm tư tưởng nhân quả báo ứng về mặc hành vi thiện ác như khổ vui và tư tưởng luân hồi trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai.”Ngoài nghiệp tham sân si..v..v........ ra còn có vô số nghiệp lực khác nữa, như nghiệp ân oán giang hồ, nghiệp ái dục, nghiệp sát sanh, nghiệp trộm cướp, nghiệp tà dâm, nghiệp vọng ngữ..v..v....... và những nghiệp đó do nói năng, hành động tạo tác, ý chí xúi dục gây tạo kể từ vô thỉ cho đến nay chờ cơ hội chiêu cảm quả báo lành hay dữ trong hiện tại do nghiệp đó quyết định. Tất cả nghiệp nói trên đều gọi chung là nghiệp lực.Cũng theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, quyển 6, trang 4766 giải thích; “Nghiệp lực chi phối đời sống của chúng sanh trong 3 cõi, 9 địa, lại do tánh chất của nghiệp tương ưng với mỗi loại, mỗi cảnh giới.” Những nghiệp lực này được nội kết trong nội tâm A Lại Da thành chủng tử gọi là nghiệp chủng tử.Nghiệp chủng tử này khi gặp được duyên để tác dụng sanh khởi gọi là nghiệp nhân và nghiệp nhân này dẫn dắt chúng sanh hữu tình (nhân sanh) luân hồi trong ba cõi chín địa gọi là dẫn nghiệp.Nghiệp nhân dẫn dắt chúng sanh hữu tình (nhân sanh) đi thọ quả báo gọi là nghiệp báo. Nghiệp báo nghĩa là quả báo của nghiệp, tức là quả báo khổ vui do nghiệp nhân thiện ác chiêu cảm. Theo Luận Thành Thật 8, Phẩm Tâm Thọ Nghiệp Báo (Đại 32,298 thượng) giải thích: “Tạo nghiệp thiện thì được quả báo an vui, tạo nghiệp bất thiện thì chịu quả báo khổ, nghiệp bất động được quả báo không khổ không vui.” Cũng trong Từ Điển Phật Học Huệ Quang, quyển 6, trang 4767 giải thích: “Trong nghiệp báo, nghiệp quyết định con người giàu nghèo, sống lâu chết yểu và vận mệnh, gọi là “Mãn nghiệp”. Nghiệp quyết định tánh cách chung và điều kiện sinh hoạt chung của con người gọi là “Dẫn nghiệp”. Tướng chung của các quả báo như thọ sanh làm người, làm súc vật gọi là “Tổng báo”. Dù cùng thọ sanh làm người nhưng có sự khác nhau về giàu nghèo, trí ngu, tốt xấu gọi là “Biệt báo”. Chủ thể quả báo, tức thân và tâm của hữu tình là “Chánh báo”; cõi nước và các vật thọ dụng là chỗ nương gá của hữu tình, nên gọi là “Y báo”. Cõi nước, núi sông còn là quả báo của nhiều người cùng thọ dụng, do cộng nghiệp cùng chiêu cảm, cho nên gọi là “Cộng báo”. Do nghiệp mà có quả báo, đó là lẽ tất nhiên thì gọi là “Nghiệp quả pháp nhiên”.Từ vô thỉ đến nay biết bao chúng sanh hữu tình tự tạo lấy biết bao nghiệp báo riêng tư để rồi thọ nhận luân hồi chịu lấy những nghiệp báo đó. Tất cả những dữ kiện trên đều hoàn toàn do nghiệp lực quyến định cả.

 

d- Bốn là Thức A Lại Da,

 

Thức A Lại Da là danh từ chung chỉ cho thức thể mang danh nghĩa A Lại Da là một loại tâm thức làm nền tảng căn bản cho vũ trụ ba cõi hiện hữu và tồn tại. Thức này theo Duy Thức Học là cội gốc của các pháp, là nguồn gốc của vạn hữu vũ trụ trong ba cõi, có khả năng khiến cho vạn hữu trong ba cõi tồn tại, không bị mất đi, nên gọi Tạng Thức. Thức này là kho tàng dung chứa tất cả chủng tử của vạn pháp để làm nhân tố sanh ra và nuôi lớn vạn pháp trong thế gian, cho nên cũng được gọi là Chủng Tử Thức. 

 

      Trong thế giới quan Phật Giáo gọi Thức này tên là Thức Vô Biên Xứ; Vô Biên Xứ  nghĩa là chỗ an trú của Thức này rộng lớn mênh mộng không thấy bờ mé ranh giới của nó. Thức nàyđích thực là khối năng lượng khổng lồ không có hình tướngcho nên không thấy ranh giới của nó và nó cũng chính là khối năng lượng của Tạng Như Lai nơi thế giới chân như và khối năng lượng của Tạng Như Lai khi bị ô nhiễm bởi vô minh nghiệp tướng liền trở thành khối năng lượng của Thức A Lại Da (Tạng Thức);ranh giới giữakhối năng lượng Thức A lại Da ở nơi cõi mê vọng và giữakhối năng lượng của Tạng Như Lại ở nơi cõi chân như được gọichung với danh nghĩa là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.Thí dụ như ranh giới giữa áp xuất (sức hút) của địa cầu và giữa áp xuất của mặt trăng có tên là Quỹ Đạo.Quỹ Đạo là một khoảng cách rộng lớn nằm giữa hai áp xuất của địa cầu và của mặt trăng. Vị trí của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ nằm giữa Tạng Như Lai và Thức A Lại Da cũng giống như vị trí của Quỹ Đạo nói trên. Nếu như một vị Phật đứng trong thế giới chân như nhìn xuống thế giới mê vọng thì vị trí Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chính là bờ mê; còng chúng ta đứng trong thế giới mê vọng nhìn lên thế giới chân nhưthì vị trí Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chính là bờ giác; điều đây cũng giống như chúng ta ở nơi quả địa cầu nhìn lên cung trăng thì vị trí quỷ đạo chính là ranh giới của cung trăng, còn như chúng ta ở nơi cung trăng nhìn xuống quả địa cầu thì vị trí quỷ đạo chính là ranh giới của quả địa cầu không khác.

 

Trạng thái năng lượng Thức A lại Datrong ba cõi cũng chính là không gian năng lượng chung của ba cõi và không gian năng lượng này luôn luôn biến động không ngừng, nhà Duy Thức chokhông gian năng lượng biến động không ngừng này là hằng chuyển như bộc lưu, nghĩa là nó luôn luôn chuyển động như thác nước đổ xuống dốc.Chúng sanh hữu tình và vô tình trong ba cõi nhờ không gian năng lượng biến động không ngừng này của Thức A Lại Da mà được tồn tại, nếu như không gian năng lượng của Thức A Lại Da không chuyển động thì nhất định chúng sanh hữu tình và vô tìnhtrong ba cõi liền bị sụp đổ và tan biến lập tức.Chúng sanh hữu tình và vô tìnhtrong ba cõi đối với năng lượng Thức A Lại Da thì năng lượng Thức A Lại Da được gọi là Thức Thể;  hình tướng của Thức A Lại Da trong chúng sanh hữu tình và vô tìnhnơi ba cõi gọi là Thức Tướng. Năng lượng Thức A lại Da tác dụng sanh ra chúng sanh hữu tình và vô tình trong ba cõi gọi là Thức Dụng.

 

Năng lượng Thức A Lại Dakhi tác dụng sanh hoạt được gọi tên là Kiến Phần A Lại Da (là phần tác dụng của A Lại Da) và Kiến Phần này khi chun vô nghiệp tướng nào để sanh khởi cho một sanh mạngchúng sanh hữu tìnhthì kiến phần Thức A Lại Da đó được mang tên làThức Dị Thục; Thức Dị Thục là tên khác của Thức A Lại Da và nó cũng chính là ông thợ kiến trúc để xây dựng sanh mạnh của chúng sanh hữu tìnhvà sanh mạng của chúng sanh vô tình trong ba cõi.

 

2.- Hình Thức Xây Dựng Chúng Sanh

Hữu Tình Và Vô Tình.

 

TâmThứcA Lại Da muốn xây dựng chúng sanh hữu tình và vô tình ở ngoại cảnh thì phải bắt đầu từnơi chủng tử của chúng sanh hữu tình và vô tìnhtrong nội tâm DVD A Lại Da, nếu không có những chủng tử nàytrong tâm thì nhất định không có chúng sanh hữu tình và vô tình ở ngoại cảnh. Khi xây dựng chúng sanh hữu tình và vô tình ở ngoại cảnh, Tâm Thức A lại Da nhất định phải qua sự chỉ điểm của Thức Mạt Na thứ bảy, vì Thức này là tâm thức quản lý tất cả chủng tử hồ sơchúng sanh hữu tình và vô tình trong kho tàng A Lại Da.Trong kho tàng A Lại Da, có vô số hồ sơ chúng sanh hữu tình và vô tình nơi thế giới ngoại cảnh, đã được tàng trử lâu đời từ vô lượng kiếp về trước với hình dạngchủng tửvà những chủng tử đó do Tâm Thức Mạt Na này quản lý, vì thế nhà Duy Thức căn cứ theo vô sốchủng tửcủa những chúng sanh dầy đặc không đếm được nói trênmà đặt cho Tâm Thức A Lại Da với danh xưng là Nhứt Thiết Chủng Thức. Nhứt Thiết Chủng Thức là tên khác của Tâm Thức A lại Da, vì Tâm Thức này là một kho chứa chuyên môn tàng trử tất cả chủng tử của chúng sanh hữu tình và vô tình.  Còn Thức Mạt Na nàythì lại căn cứ theo luật nhân quả nghiệp báo mà chọn những chủng tử chúng sanh hữu tình nào và vô tìnhnào cần phải trả quả trước thì chỉ điểmcho Tâm Thức A Lại Da ra tay xây dựng thành hình tướngsớm hơn trong thế gianđể báo ứngkhỏi bị lầm lạc.Nói cho rõ hơn, trong vô số chủng tử nói trên,Tâm Thức Mạt Na muốn cho những chủng tử nghiệp báo nào sanh ra trước theo nhu cầu đã được khẳng định để trả quả thì Tâm Thức A Lại Da căn cứ theo đó xây dựng thành hình tướng trong thế gian của kiếp này; còn những chủng tử nghiệp báo khác thì phải chờ đợi thời gian khác của kiếp sau.Tâm Thức Mạt Ma nếu không chỉ dẫn những chủng tửcần phải sanh trước hoặc sanh sau thì lúc đó Tâm Thức A lại Da không biết làm sao để thực hành đúng theo luật nhân quả nghiệp báo. Hiểu chính xác hơn, sự hiện hữu và sinh tồn của chúng sanh hữu tình và vô tình ở ngoại cảnh đúng ra phải nói chính là Duy Nghiệp, nghĩa là sự sanh diệt của chúng sanh hữu tình và vô tìnhtrong thế gian nơi ngoại cảnh không phải do Tâm Thức A Lại Da quyết định mà ở đây đúng là do nghiệp báo quyết định, mà trong đó Tâm Thức A Lại Da chỉ thi hành theo lệnh của nghiệp báo mà thôi. Qua sự nhận thức của Duy Thức, Tâm Thức A Lại Da không phải là Thượng Đế mà ở đây nghiệp báo mới chính là Thượng Đế, cũng như trong con người, linh hồn không phải là Thượng Đế mà ở đây nghiệp ái dục mới chính là Thượng Đế, nguyên vì nghiệp ái dục là nhân tố chính yếu trong việc khống chế tất cả sự sinh hoạt của tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình.Nên biết thêm, Tâm Thức A Lại Da xây dựng từng cá thểcủa một nhân sanh, một chúng sanh hữu tình chánh báo thành hình tướng riêng biệt gọi là tự sanh hay tự biếnnhằm để hưởng lấy quả báo riêng khácnhau được gọi là tự quả.Tâm Thức A Lại Da xây dựng chúng sanh vô tìnhy báo thành hình tướng với tánh cáchcộng đồng chủng loạicùng nhau phát triển gọi là cộng sanh hay cộng biến để cung ứng môi trường sống cho một nhân sanh, một chúng sanh hữu tìnhchánh báo đó sanh tồn.

 

A.-  Hình Thức Xây Dựng Chúng Sanh

Hữu Tình.

 

      Chúng sanh hữu tình là những chúng sanh có tình cảm và hiểu biết như con người..v..v......và các loài động vật.Theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I cùng một tác giả, trang 352 giải thích, “Thức A Lại Da xây dựng chúng sanh hữu tình có bốn hình thức: hình thức sanh ra bằng bào thai gọi là thai sanh; hình thức sanh ra bằng trứng gọi là noãn sanh; hình thức sanh ra bằng chỗ ẩm thấp gọi là thấp sanh, hình thức sanh ra bằng cách chuyển hoá gọi là hoá sanh.Những chúng sanh hữu tình sanh ra bằng bào thai như loài người, loài bò, loài trâu, loài chó..v..v......; những chúng sanh hữu tình sanh ra bằng trứng như loài gà, loài chim..v..v......; những chúng sanh hữu tình sanh ra bằng chỗ ẩm thấp như côn trùng (Insects), loài rận (bugs) loài bò hung (beetles)..v..v......; những chúng sanh hữu tình sanh ra bằng chuyển hoá như loài lăng quăng(mosquitos) biến thành loài muỗi, loài nhộng (chrysalis) biến thành loài bươm bướm (butterflies)..v..v.......”Các cõi trời Vô Sắcsanh ra chúng sanh hữu tình bằng cách vọng hiện, thí dụ như hình bóng con người, hình bóng mặt trăng, hình bóng cây cảnh dưới đáy hồ nước trong bằng cách vọng hiện từ nơi con người thật đứng bên bờ hồ, mặt trăng thật trên trời sanh, cây cỏ thật bên ven hồ. Các cõi trời Sắc sanh ra chúng sanh hữu tình bằng cách hoá sanh. Các chúng sanh hữu tình trong cõi Dục sanh ra đầy đủ bốn hình thức Thai Sanh, Noãn Sanh, Thấp Sanh và Hoá Sanh đã nói ở trên. Nói tóm lại tất cả chúng sanh trong ba cõi được sanh ra với bất cứ hình thức nào cũng đều do Tâm Thức A Lại Da kiến tạo cả.

 

 

1/-Sự Quan Hệ Của Chúng sanh Hữu

TìnhQua Mười Hai Nhân Duyên.

 

Phương thức xây dựng những chúng sanh hữu tình ở cõi Dục chính là Mười Hai Nhân Duyên, nguyên vì chúng sanh hữu tình ở cõi này do ái dục khống chế toàn diện, cho nên đức Phật ghép tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình trong cõi Dục chung lại với một danh xưng là Dục Giới. Chữ Ái trong Mười Hai Nhân Duyên gọi là Ái Dục,Ái Dục đây, theo Duy Thức Học, nghĩa là luyến ái tình dục giữa hai tính: tínhâm và tính dương, giữa giống đực và giống cái, giữa nam và nữ; như Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cùng một tác giả, trang 142 giải thích: “Ái Dục, tức là đam mê sắc dục tình ái giữa nam nữ khác tính với nhau”. Đây là yếu tố dẫn đạo Tâm Thức A Lại Da xây dựng (Thủ) từng cá thểcủa tất cả chúng sanh hữu tình ở cõi Dụcđược sanh ranhằm đểgóp mặt trong thế gian. Ngoại trừ hoá sanh, tất cả chúng sanh hữu tình ở cõi này phần lớnđều được sanh raqua hình thức thai sanh, noãn sanh và thấp sanh và chúng đều được kiến tạo theo phương thức Mười Hai Nhân Duyên nói trên. Mười Hai Nhân Duyênlà đạo lý duyên khởi của Phật Giáo chủ trương và đạo lý duyên khởi này chính là công thức xây dựng chỉ dành riêng cho chúng sanh hữu tình, mà không phải công thức xây dựng có tánh cáchphổ thông dành cho toàn bộ vạn pháp. Ý nghĩa Mười Hai Nhân Duyên, theoKhảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cùng một tác giả, trang 126 giải thích: “Tiếng Phạn là Dvàdasàngapratìtya-Samutpàda, nghĩa là mười hai điều kiện quan hệ với nhau để thành hình một con người hay một chúng sanh hữu tình khởi điểm từ Nhân Dị Thục đi đến Quả Dị Thục, chuyển biến qua nhiều giai đoạn và cần nhiều yếu tố hổ trợ cho việc nẩy nở và phát triển.”

 

2/- Giáo Nghĩa Mười Hai Nhân Duyên:

 

      Mười Hai Nhân Duyên cũng có tên là Mười Hai Chi, tức là mười hai điều kiện hổ trợ cho một nhân duyên trong tiến trình sanh khởi và phát triển để thành hình tướng cho một nhân sanh hay một chúng sanh hữu tình trong thế gian. Thành phần Mười Hai Nhân Duyên gồm có: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh và Lão Tử. Giáo nghĩa của Mười Hai Nhân Duyên, theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cùng một tác giả, trang 127 giải thích như sau:

 

      “1/- Vô Minh (Avidyà): Vô Minh là trạng thái Tâm Thức mê hoặc vạn pháp, không chứng ngộ được chân lý của các pháp, không thông đạt được nội dung giáo lý triển khai phương pháp hoá giải nguồn gốc của hoặc, của nghiệp, cũng như của khổ để đạt đến giác ngộ toàn diện.” Để hiểu rõ trạng thái vô minh, thí dụ như con người bị vô minh che lấp, theo giáo lý Phật Giáo khi vào trong bào thai, khi ở trong bào thai cũng như khi ra khỏi bào thai họ hoàn toàn không biết. Trường hợp thứ hai khi đứa bé một hai tuổi, tâm của nó cũng bị vô minh ô nhiễm cho nên nó rất ngây thơ không hiểu biết chút nào sự việc bên ngoài, nhờ lớn lên vào trường học hỏi để xoá dần vô minh, nhờ đó trí tuệ của nó mới được phát sanh trở thành kỷ sư bác sĩ..v..v.....

 

      “2/-Hành (Samskàra): là chỉ cho một năng lực có tánh cách giống như nghiệp, nhưng nó không phải là nghiệp và nó cũng không phải là hành động của một năng lực nào mỗi khi năng lực đó phát sanh. Hành ở đây chính là một năng lực được phát sanh từ vô minh nghiệp tướng và nó sanh hoạt khắp ba cõi, đồng thời ô nhiễm Tạng Như Lai và biến Tạng Như Lai thànhTạng Thức (Thức A Lại Da). (Xem lại trong Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, tái bản lần thứ hai, trang201). Tóm lại Hành trong mười hai Nhân Duyên chính là năng lực được phát sanh từ Vô Minh mà ở đây nó không phải phát sanh từ nghiệp lực, nguyên vì nghiệp lực có nhiều loại, có loại thiện, có loại ác, có loại vô ký, nhưng bản chất của Hành thì hoàn toàn xấu ác và nó không có chút nào tánh chất thiện trong đó cả. Hơn nữa mỗi loại nghiệp đều có năng lực riêng tư như nghiệp sân tự nó có năng lực khiến cho Tâm Thức nổi lên cơn giận dữ thì dĩ nhiên Vô Minh tự nó cũng có năng lực gọi là Hành và năng lực này tác dụng lôi cuốn vạn pháp lưu chuyển muôn đời bất diệt.”

 

“3/- Thức (Vijnàna):Thức trong Mười Hai Nhân Duyên chính là chỉ cho Tâm Thức A lại Da thứ tám và Tâm Thức này không phải là Ý Thức thứ sáu, nguyên vì Ý Thức thứ sáu trong thời kỳ này chưa có danh nghĩa, nghĩa là nó chỉ mang tên chung với năm Thức ở trước gọi là Lục Nhập (sáu cửa đi vào) hay là Lục Xứ (sáu chỗ phát sanh hiểu biết). Về sau Lục Nhập được khai triển giá trị liền trở thành Lục Thức Giới (sáu ranh giới hiểu biết), hoặc Lục Thức Xứ (sáu chỗ phát sanh hiểu biết) mà trong đó Ý Thức thứ sáu được mang tên là Ý Thức Giới hoặc Ý Thức Xứ.Lục Nhập nghĩa là sáu cánh cửa của Danh Sắc để hiểu biết và chọn lựa những điểm tựa nào hợp duyên trong việc thành hình sinh mệnh cho kiếp sau liền ký gởi số phận mình vào đó.” Qua những dữ kiện nói trên có thể khẳng định Thức Chi trong Mười Hai Nhân Duyên chính là chỉ cho Tâm Thức A Lại Da thứ tám mà nó không phải chỉ cho Ý Thức thứ sáu.

 

“4/- Danh Sắc (Nàma-Rùpa):Danh Sắc là danh từ gọi chung cả hai lãnh vực tinh thần và vật chất, như Danh là chỉ cho phương diện tinh thần và Sắc là chỉ cho phương diện vật chất.” Danh về phương diện tinh thần trong đó gồm có Thức Dị Thục A Lại Da, Nghiệp Lực và Nghiệp Tướng; còn Sắc về phương diện vật chất như sắc ấm trong ngủ ấm hay sắc uẩn trong ngũ uẩn trong đó gồm có bốn tánh chất như đất, nước, gió, lửa. Đứng về phương diện sắc uẩn gồm có các loại hạt giống, như hạt giống noãn châu (đùm trứng) của các phụ nữ, hạt giống đậu xanh, hạt giống lúa gạo..v..v...... Các loại hạt giống đây chỉ là yếu tố vật liệu xây cất dùng làm trợ duyêncho các chủng tử trong nội tâm hiện thành hình tướng nơi ngoại cảnhvề phần vật chất, như hình tương con người, hình tướng cây đâïu xanh, hình tướng cây lúa..v..v........

 

      “5/- Lục Nhập (Sad-Èyatana): Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt, quyển I, trang 779 do Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Hà Nội xuất bản 1992 giải thích: “Lục Nhập trong Thập Nhị Nhân Duyên là Nội Lục Nhập, tức là sáu căn.”..... Sáu Căn đây là chỉ cho sáu Căn Thức của Nội Lục Nhập mà không phải sáu Căn của Ngoại Lục Nhập. Sáu Căn của Ngoại Lục Nhập là chỉ cho sáu giác quan của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thuộc về sáu xứ trong mười hai xứ (thập nhị xứ). Sáu xứ nghĩa là sáu chỗ, sáu cơ sở tức là chỉ cho sáu giác quan; còn sáu Căn của Nội Lục Nhập được gọi là sáu Căn Thức tức là chỉ cho sáu Tâm Thức có khả năng thâu nhập sáu trần cảnh của vạn pháp bên ngoài mà Mười Hai Nhân Duyên gọi là Lục Nhập. Vì đã có sáu căn của nội lục nhập trong thân Trung Ấm, cho nên thai bào của chúng sanh hữu tình dần dần trở thành guồng máy sáu Căn của Ngoại Lục Nhập vô cùng phức tạp. Hiện tượng này được thấy trong Đức Phật và Phật Pháp, trang 439, ghi rằng: “Trong thời kỳ thai nghén, Lục Nhập (Salàyatana) của thai bào dần dần phát triển từ những hiện tượng tâm-vật-lý gồm tiềm lực vi tế vô tận trở thành guồng máy lục căn vô cùng phức tạp.” Tóm lại Lục Nhập trong mười hai nhân duyên thuộc về Nội Lục Nhập chính là chỉ cho sáu Tâm Thức từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức.

 

      “6/- Xúc (Sparsa):Theo Duy Thức Học, Xúc là một loại tâm sở, một trong năm Biến Hành có nhiệm vụ hướng dẫn các Tâm Thức giao tiếp với các trần cảnh bên ngoài để có cảm giác...... Thân Trung Ấm (Danh) chun vào và tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ sau khi lửa dục lóe ra gọi là xúc. Từ đó cho thấy Xúc ở đây là chỉ cho sáu Tâm Thức hay Lục Nhập tiếp xúc với sắc, hoặc nói cách khác Thân Trung Ấm (Danh) trong đó có sáu Tâm Thức (Lục Nhập) tiếp xúc với Sắc (Sắc Uẩn) thuộc tinh cha huyết mẹ để có cảm thọ, nên gọi là Xúc.”

 

 

      7/- Thọ (Vednà): Thọ là thọ nhận, là cảm giác sau khi tiếp xúc đối tượng.Ý nghĩa chữ Thọ có nhiều kinh luận giải thích, như Câu Xá Luận quyển I ghi rằng: “Thọ là chỗ tiếp nhận của xúc”..... Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, trang 290 ghi rằng: “ gọi cho đủ là thọ thai, nghĩa là Thân Trung Ấm không còn sáng suốt để phân biệt, liền bị mê vọng và chấp nhận tinh cha huyết mẹ trong tử cung làm chỗ nương tựa để sanh tồn lâu dài nên gọi là thọ”. Như vậy, Thọ trong mười hai nhân duyên gọi cho đủ là thọ thai, nghĩa là lãnh nhận thân phận kiếp sau của Thân Trung Ấm (Danh) trong việc chuyển tiếp luân hồi của dòng sanh mệnh.”

 

      “8/- Ái (Trsnà): là đam mê chấp trước tất cả sự vật nên gọi là ái. Chữ Ái có nhiều nghĩa như Phật Quang Đại Từ Điển, quyển 6, trang 5457 giải thích: “Chữ Ái được gọi là ái tình nghĩa là tự mình có quan hệ nhân duyên máu huyết với thân tộc; chữ Ái được gọi là dục lạc, nghĩa là đặt định tình ái đối với nhân vật nào đó; chữ Ái được gọi là ái dục, nghĩa là căn cứ nơi tánh quan hệ tình ái mà đặt tên; chữ Ái được gọi là khát ái, nghĩa là chỉ cho phần chấp trước của nhân quá khứ gây nên bệnh si mê tình ái.”...... Chữ Ái một Chi trong Mười Hai Nhân Duyên thì thuộc về Ái Dục, tức là đam mê sắc dục tình ái giữa nam nữ khác tính với nhau. Như trong Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I, trang 290 giải thích: “Thân Trung Ấm tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ bằng sự luyến ái của Lục Nhập nên gọi là Ái hay là Ái Dục. Thân Trung Ấm nếu như thuộc nam tính thì luyến ái với người mẹ.Còn Thân Trung Ấm nếu như thuộc nữ tính thì luyến ái với người cha.” Chữ Ái trong Mười Hai Nhân Duyên rất quan hệ với Danh tức là Thân Trung Ấm thì không có nghĩa nào khác ngoài nghĩa của hai chữ Ái Dục trong việc thọ nhận sinh mệnh ở kiếp sau.”

 

      “9/- Thủ (Upàdàna): chữ Thủ có nhiều nghĩa nào là nắm lấy, chấp lấy, chiếm giữ, xây dựng..v..v..... Đại Tỳ Bà Sa Luận, quyển 48 giải thích chữ Thủ có ba nghĩa: “giữ gìn, nắm lấy và chọn lựa.”....... Chữ Thủ theo Mười Hai Nhân Duyên chính là nghĩa xây dựng. Tâm Thức (Thức Alaya) trong thân trung ấm (Danh) bắt đầu lấy nguyên liệu tinh cha huyết mẹ thuộc sắc uẩn (Sắc) xây dựng hệ thống sanh lý cho thân kiếp sau, nên gọi là xây dựng. Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, trang 290 giải thích: “Sau khi chấp nhận tinh cha huyết mẹ trong tử cung làm nơi nương tựa, Kiến Phần Thức Alaya của Nhân Dị Thục y cứ theo ngã tướng của Thân Trung Ấm cuối cùng đã có sẵn bắt đầu xây dựng chúng sanh hữu tình ở kiếp sau nên gọi là Thủ (Thủ nghĩa là xây dựng).”

 

      “10/- Hữu (Bhava): nghĩa là có, có mặt, tồn tại, sanh tồn..v..v..... Chữ Hữu trong mười hai Nhân Duyên nghĩa là Thân Trung Ấm đã được tượng hình thành một sinh mệnh của kiếp sau do Tâm Thức Alaya xây dựng. Nhìn về sự hiện hữu của một con người, Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, trang 291 giải thích: “Nhờ sự gián tiếp ủng hộ của người cha và nhờ sự trực tiếp cung cấp nguyên liệu của người mẹ qua nhau bào thai, Kiến Phần Thức Alaya của đứa bé trong bụng cứ tiếp tục xây dựng để thành hình con người nên gọi là Hữu.”

 

      “11/- Sanh (Jàti): là sanh sản, thọ sanh, thai sanh, sanh khởi..v..v..... nghĩa là xuất hiện một sinh mệnh mới hiện hữu trong dòng sống của vạn hữu tuông chảy muôn đời bất diệt theo nghiệp lực cuốn trôi. Câu Xá Luận quyển 9 giải thích chữ Sanh như là: “Đây là chỉ cho sự quan hệ trong một sát na thác thai kết sanh đời vị lai.” Thành Duy Thức Luận quyển 6 phần Thập Nhị Nhân Duyên 337 giải thích chữ Sanh như là: “Trong thời gian chết [Trung Hữu] đến [Bổn Hữu] chưa có già suy đều gọi là sanh.”......  Chữ Sanh trong Mười Hai Nhân Duyên là chỉ cho một sinh mệnh mới của Thân Trung Ấm (Danh) hội đủ điều kiện tạm thời sanh ra đời để tiếp tục trưởng thành của giai đoạn kiếp sống nhân duyên nghiệp báo. Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I, trang 291 cùng một tác giả giải thích: “Khi đến chín tháng và mười ngày, đứa bé trong bụng người mẹ liền được sanh ra nên gọi là Sanh. Sau khi sanh ra, đứa bé không còn thâu nhận nguyên liệu trực tiếp nơi người mẹ cung cấp qua nhau bào thai và nó phải tự ăn uống với hình thức bú sữa để cung cấp nguyên liệu cho Kiến Phần Thức Alaya của chính nó tiếp tục xây dựng để hoàn thành bộ máy sinh lý con người”, đó gọi là Sanh.”

 

      “12/- Lão Tử (Jarà-Marana): là già và chết, nghĩa là giai đoạn suy tàn và chấm dứt nghiệp báo của một sinh mệnh. Hai chữ Lão Tử này được thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh II, trang 3 và 4, đức Phật giải thích rõ ràng: “Này các Tỳ Kheo, thế nào là lão tử? Cái gì thuộc chúng sanh này, khác, thuộc bộ loại chúng sanh này, khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ giảm, các căn chín muồi, đấy gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này, khác, hay thuộc bộ loại chúng sanh này, khác sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lục, thân thể vứt bỏ.Đấy gọi là chết.”......... Như trên trình bày Lão Tử trong Mười Hai Nhânh Duyên là nối liền hai hiện tượng già và chết thành một Chi để nói lên ý nghĩa sanh diệt biến hoại trong giai đoạn tồn tại cũng như trong giai đoạn chuyển hoá của một sinh mệnh hiện hữu.”

 

 

 

 

3/- Phương Thức Xây Dựng Chúng Sanh

Hữu Tình:

 

a, Những Điều Kiện Để Xây Dựng:

 

Chúng sanh hữu tìnhmuốn có mặt trong thế gian phải hội đủ những điều kiện sau đây mà trong Phật Giáo gọi là Nhân Duyên. Nhân là chỉ cho những điều kiện chính yếu và Duyên là chỉ cho những điều kiện phụ thuộc làm trợ duyên, gọi chung cả hai điều kiện vừa trình bày với danh xưng là Nhân Duyên.Thí dụ cho dễ hiểu hơn, như một cái nhàmuốn được hoàn thành đúng tiêu chuẩn để ở thì đòi hỏi phải có những điều kiện căn bản sau đây mà người chủ nhà nên chuẩn bị trước:

 

1, Tài chánh,

2, Họa đồ kiểu mẫu (Blueprint)

3, Kiến Trúc Sư

4, Vật liệu xây cất.

 

Nhân Duyên là những điều kiệnđể xây dựng chúng sanh hữu tìnhgồm có:

 

1, Nghiệp Lực (năng lực tài chánh)

2, Nghiệp Tướng (hoạ đồ kiểu mẫu)

3, Thức Dị Thục (kỷ sư kiến trúc).

      4, Tinh cha huyết mẹ (vật liệu xây cất)

 

      Nghiệp lực, Nghiệp tướng vàThức Dị Thục là thuộc về Nhân, trong Mười Hai Nhân Duyên gọi là Danh và Ái Dục. Còn tinh cha huyết mẹ thì thuộc về Duyên, trong Mười Hai Nhân Duyên gọi là Sắc.

 

Muốn xây dựng một chúng sanh hữu tình góp mặt trong thế giới ngoại cảnh, căn cứ theo phương thức Mười Hai Nhân Duyên, Thức Chi chính là chỉ cho Thức Dị Thục là một kiến trúc sư,Tâm Thức này chủ trì công trình xây dựng sanh mạng cá thể (thân thể riêng) của một chúng sanh hữu tình, như là sanh mạng riêng biệt của mộtcon người để góp mặt trong thế gian. Kiến trúc sư Thức Chi này sanh hoạt trên hai phương diện, phương diện tự biến (biến hiện riêng biệt) sanh mạng cá thể của một chúng sanhhữu tìnhvà phương diện cộng biến (chung nhau biến hiện) sanh mạng tổng thể (thân thể chung nhau) của cộng đồng hữu tình. Trước hết Thức Chi quan hệ với Ái Dục Chi (nghiệp lực) và Danh Chi (nghiệp tướng) cùng với Sắc Chi (vật liệu xây cất) để xây dựng sanh mạng một cá thể chúng sanh hữu tìnhchánh báo sớm hoàn thành hình tướng; đồng thời Thức Chi này quan hệ với Vô Minh Chi của cộng đồng dòng họ và của chủng loại đểnối kết hệ thống năng lượng tư lương sanh tồn nhằm hổ trợ môi trường sống y báocho cá thể chúng sanh hữu tìnhchánh báo nói trên được nẩy nở và phát triển.Điển hình như thân thể vật chất của con cái chính là do máu huyết của cha mẹ quan hệ để nẩy nở và phát triển, thân thể của cha mẹ chính là do máu huyết của ông nội bà nội ông ngoại bà ngoại quan hệ để nẩy nở và phát triển, cứ quan hệ như thế truyền đến dòng họ và cộng đồng nhân loại trong sự hổ trợ để sanh tồn.

 

 

b, Trong Tiến Trình Xây Dựng:

 

Một sanh mạng của chúng sanh hữu tình nào, như một con người vừa mới từ trần (chết), Thức Dị Thục trong thân thể của họ bỏ thân xác thịt này liền chun vào thân tướng chuyển tiếp trong trung giới nơi nội tâm mà họ thường nằm mơ và thân tướng đó trong Liễu Sanh Thoát Tử gọi là Thân Trung Ấm.Theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cùng một tác giả, trang 173 giải thích:  “Đầu tiên khi một chúng sanh nào đó vừa mới chết, Thức dị thục của họ bỏ thân tướng quả dị thục đã sử dụng liền chun vào thân tướng chuyển tiếp trong trung giới mà họ thường nằm mơ gọi là Thân Trung Ấm.”Cũng theo Liễu Sanh Thoát Tử, “Trung Giới là thế giới chuyển tiếp để định nghiệp kiếp sau của một chúng sanh hữu tình.Thế giới Trung Giới chuyển tiếp đó giới hạn thời gian cho một sanh mạng thân trung ấm chỉ có bốn mươi chín ngày phải đi tái sanh qua kiếp sau.”Sau bốn mươi chín ngày định nghiệp, Tâm Thức Mạt Na của chúng sanh hữu tìnhvừa mới từ trần (chết) liền chọn lấy nghiệp tướng của định nghiệp sau cùng dùng làm nhân dị thục, theo Mười Hai Nhân Duyên gọi là Danh Chi. Danh Chi đây gọi cho đủ là Danh Tướng và Danh Tướng này gồm có ba yếu tố và trong ba yếu tố nói trên được gọi là Nghiệp tướng, Nghiệp lực, Thức dị thụcmà Thức dị thục ở đây có tên là Thức Chi trong Mười Hai Nhân Duyên. Thức dị thục của nhân duyên này quan hệ với nghiệp nhân thắng cuộc (Khiên Dẫn Nhân nghĩa là nhân lôi kéo) và nghiệp nhân thắng cuộc hướng dẫn Thức dị thụcđi thực hiện công trình xây dựng thân thểcủa hữu tình,của người vừa mới từ trần để thành hình tướng ở kiếp sau. Cũng theo Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II cùng một tác giả, trang 176 giải thích:

 

      “Thân Trung Ấm cuối cùng sau bốn mươi chín ngày của Nhân dị thục mang danh nghĩa là Danh bao gồm Lục Nhập Chi của Mười Hai Nhân Duyên ở trong, do Khiên Dẫn Nhân (Nghiệp Nhân) lôi kéo đi tìm các duyên quan hệ để thọ thân kiếp sau theo luật nhân quả quyết định. Trong lúc cha mẹ giao hợp, lửa ái dục lóe ra là mở cửa kiếp sau dành cho Thân Trung Ấm cuối cùng gọi là Danh chun vào kết duyên. Thân Trung Ấm cuối cùng chun vào tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ để kết duyên cho kiếp sau gọi là Xúc, tức là Xúc Chi trong Mười Hai Nhân Duyên. Thân Trung Ấm cuối cùng tiếp xúc với Tâm Thức của cha mẹ để kết duyên cho kiếp sau bằng sự luyến ái nên gọi là Ái Dục, tức là Ái Chi trong Mười Hai Nhân Duyên...... Thân Trung Ấm cuối cùng bị ái dục mê vọng chấp nhận Quán Đãi Nhân (đùm trứng) trong tử cung gọi là Sắc (tức là Danh Sắc thuộc vật liệu xây cất) làm chỗ gá thân cho kiếp sau gọi là thọ thai, tức là Thọ Chi trong Mười Hai Nhân Duyên.”

 

      “Thức Chi (Thức Dị Thục) của Mười Hai Nhân Duyên trong giai đoạn thọ thai liền sinh hoạt trên hai phương diện: một là xây dựng sanh mạng cá thể (hữu tình) chánh báo theo tinh thầntự biến giúp cho Nhân dị thục thành hình thân thể Quả dị thục và hai là xây dựng vũ trụ môi trường sống y báo(của cộng đồng dòng họ và chủng loại) theo tinh thần cộng biến cho sanh mạng cá thể (hữu tình) chánh báo của quả dị thục nói trên nẩy nở và phát triển.”

 

      a, “Thứ nhất, Thức Dị Thục (Thức Chi) trong Thân Trung Ấm cuối cùng chọn lấy tinh cha huyết mẹ (noãn châu của đùm trứng) gọi là Sắc Uẩn (vật liệu xây cất) mang tên Danh Sắc của Mười Hai Nhân Duyên và căn cứ theo Nghiệp Tướng kiểu mẫu (Blueprint) đã có sẵn trong Nhân Dị Thục bắt đầu xây dựng thân thể Quả Dị Thục (quả tướng) của chúng sanh hữu tình đó ở kiếp sau nên gọi là Thủ Chi một trong Mười Hai Nhân Duyên (Thủ Chi nghĩa là xây dựng). Thân Trung Ấm cuối cùng của Nhân Dị Thục được tượng hình từ bào thai trong tử cung hoặc trong trứng thành đứa con do Thức Dị Thục liên tục xây dựng, nên gọi là Hữu Chi một trong Mười Hai Nhân Duyên (Hữu Chi nghĩa là tượng hình). Đứa con trong bào thai hoặc trong trứng..v..v...... của Thân Trung Ấm cuối cùng hội đủ điều kiện liền sanh ra gọi là Sanh Chi một trong Mười Hai Nhân Duyên..... Sau khi đứa conđược sanh ra, Thức Dị Thục trong Thân Trung Ấm cuối cùng không còn tiếp nhận nguyên liệu bên trong do người mẹ cung cấp qua nhau bào thai, hay nguyên liệu đã có sẵn trong trứng mà ở đây phải lấy nguyên liệu từ bên ngoài cho chính những đứa con mới sanh tự ăn uống hít thể để tiếp tục xây dựng hoàn thành thân tướng của Quả Dị Thục......Thân tướng Quả Dị Thục của những đứa con nói trên bắt đầu già lần và đi đến chỗ chết để chấm dứt một sanh mạng đã định nghiệp gọi là Lão Tử và để chuyển sang một sanh mạng định nghiệp khác trong dòng thác sanh tử lưu chuyển.”

 

      b, “Thứ hai, Thức Dị Thục (tức là Thức Chi) trong Mười Hai Nhân Duyên khi xây dựng sanh mạng cá thể chánh báo cho Nhân Dị Thục của một chúng sanh hữu tình hay nhiều chúng sanh hữu tình, đồng thời cũng xây dựng vũ trụ môi trường sống y báo (nơi cộng đồng dòng họ và nơi chủng loại) cho các sanh mạng chánh báo đó nẩy nở và phát triển. Trước hết Thức Dị Thục nương tựa Vô Minh và Hành của Mười Hai Nhân Duyên là những nguyên lý cấu tạo vũ trụ của mỗi loại chúng sanh hữu tình chánh báo để xây dựng môi trường sống y báo của sanh mạng chánh báo đó quan hệ. Vô Minh và Hành là nguyên lý thuộc cộng nghiệp (nghiệp chung) của từng loại chúng sanh hữu tình chánh báo, như loài người, loài thú, loài ngạ quỷ, loài súc sanh..v..v..... Trường hợp như, Thức Dị Thục nương theo Danh Sắc cha mẹ anh A để xây dựng cá thể anh A thì căn cứ theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài người (như cộng đồng dòng họ và nhân loại) mà anh A quan hệ liền xây dựng môi trường sống y báo cho anh A nẩy nở và phát triển. Giả sử Thức Dị Thục nương theo Danh Sắc của nai cha và nai mẹ để xây dựng cá thể một nai con thì căn cứ theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài nai mà nai con quan hệ liền xây dựng môi trường sống y báo cho cá thểnai con nẩy nở và phát triển. Giả sử như, Thức Dị Thục nương theo Danh Sắc heo cha và heo mẹ để xây dựng bầy heo thí dụ mười hai con thì căn cứ theo Vô Minh và Hành thuộc cộng nghiệp của loài heo mà bầy heo con quan hệ liền xây dựng môi trường sống y báo cho mỗi cá thể bầy heo con nẩy nở và phát triển.Sự xây dựng các loài khác của Thức Dị Thục cũng giống như thế.”

 

      “Hai chi Vô Minh và Hành nơi Mười Hai Nhân Duyên là yếu tố tạo nên vũ trụ môi trường sống của từng loại chúng sanh hữu tình và hai chi này thuộc về Định Biệt Nhân (nhân quyết định riêng biệt tường loại) trong mười Nhân mà còn có tên nữa là Đồng Loại Nhân (nhân đồng loại) trong sáu Nhân.”

 

      “ Nói chung lại, Mười Hai Nhân Duyên là những điều kiện quan hệ để sanh khởi sanh mạng cá thể của mỗi chúng sanh hữu tình và chúng không phải là những nhân tố riêng biệt giống như Ngũ Uẩn quan hệ với nhau trong việc cấu trúc sanh mạng của các chúng sanh hữu tình. Hơn nữa, giá trị nguyên lý Mười Hai Nhân Duyên chỉ là gạch nối giữa hai dòng sanh mạng của mỗi cá thể chúng sanh hữu tình khởi điểm từ quá khứ và đi đến vị lai trên lãnh vực duyên khởi.Những từ ngữ trong Mười Hai Nhân Duyên nhằm diễn tả những điều kiện quan hệ để thành hình sanh mạng của mỗi chúng sanh hữu tình trên lãnh vực nhân quả nghiệp báo.Sự duyên khởi của mười hai Nhân Duyên là xây dựng nghiệp báo của mỗi chúng sanh hữu tình bắt nguồn từ Nhân Dị Thục chuyển biến qua nhiều trạng thái đi đến Quả Dị Thục để góp mặt trong thế gian. Thức Chi trong Mười Hai Nhân Duyên là điều kiện quan trọng trong việc xây dựng chúng sanh hữu tình trên hai lãnh vực, một là xây dựng cá thể của mỗi sanh mạng và hai là xây dựng môi trường sống cho cá thể sanh mạng đó nẩy nở và phát triển. Thức Chi dựa theo Danh Sắc Chi xây dựng sanh mạng cá thể cho chúng sanh hữu tình hội đủ điều kiện nhân duyên để hiện hữu, đồng thời dựa theo Vô Minh Chi và Hành Chi xây dựng môi trường sống cho chúng sanh hữu tình đó nẩy nở và phát triển. Có thể nói, nguyên lý Mười Hai Nhân Duyên mà đức Phật chủ trương là rút ra tinh ba từ Kinh Hoa Nghiêm, nhằm giải thích sự sanh thành mỗi chúng sanh hữu tình qua lãnh vực nhân quả nghiệp báo trên dòng thác sanh tử luân hồi trong ba cõi của Khổ Đế và Tập Đế mà kinh Phật thường gọi là Thuận Lưu Sanh Tử. Thuận Lưu Sanh Tử nghĩa là chúng sanh hữu tình mãi trôi thuận theo dòng thác sanh tử luân hồi.Còn như muốn ra khỏi dòng thác sanh tử luân hồi của Khổ Đế và Tâp Đế, chúng ta theo lời đúc Phật dạy phải sống đúng Bát Chánh Đạo nơi Đạo Đế và Diệt Đế thuộc nguyên lý nghịch lưu của dòng thác sanh tử luân hồi mà kinh Phật thường gọi là Nghịch Lưu Sanh Tử.Nghịch Lưu Sanh Tử nghĩa là chúng sanh hữu tình đi ngược lại dòng thác sanh tử.”

 

B/- Phương Thức Xây Dựng Chúng Sanh

Vô Tình.

 

Vạn pháp ở đây là chỉ cho chúng sanh vô tình.Chúng sanh hữu tình nghĩa là những chúng sanh có tình cảm có phân biệt có hiểu biết, như con người và các loài động vật chính là chỉ cho các chúng sanh hữu tình và những chúng sanh này nhờ có sáu tâm thức sinh hoạt cho nên mới có cảm giác. Sáu tâm thức hiện hữu trong thân thể của chúng gồm có: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức. Những chúng sanh hữu tình có sáu tâm thức này hiện hữu sanh hoạt, Phật giáo gọi chung với danh xưng là chúng sanh hữu tình.

 

       Chúng sanh vô tình nghĩa là những chúng sanh không có tình cảm không có phân biệt hiểu biết, như các loài thực vật, cỏ cây sông núi..v..v...... chúng nó chính là chỉ cho vạn pháp thuộc chúng sanh vô tình vàchúng sanh vô tìnhnày trong thân thể của chúng nó không có sáu Tâm Thức nói trên hiện hữu để sinh hoạt, cho nên chúng nó không có cảm giác.Vì trong thân thể của chúngnó không có sáu tâm thức hiện hữu để sinh hoạt, cho nên Phật giáo gọi chung với danh xưng là chúng sanh vô tình.Chúng sanh vô tình này hiện hữu trong thế gian, theo Duy Thức Họccũng đều thuộc loại duyên sanh và chúng đã được phát xuất từ nơi cảnh giới chủng tử trong nội tâm A Lại Da. Sự hiện hữu của chúng sanh vô tình trong thế gian không ngoài mục đích làm cảnh giới y báo về năng lượng tư lươngsanh tồn để bồi dưỡng cho thân thể vật chất của các chúng sanh hữu tình được sanh trưởng qua sự ăn uống hít thở..v..v....Chủ trì công trình xây dựng cho chúng sanh vô tình đâycũng chính là Thức Dị Thục Chi, một chi trong mười hai Nhân Duyên.Từ đó cho thấy, Nhân đây chính là chỉ cho chủng tử cảnh giớicủa chúng sanh vô tìnhtrong nội tâm A Lại Da và Duyên đây chính là chỉ cho những hạt giốngcủa chúng sanh vô tìnhnơi ngoại cảnh, như hạt giống đậu xanh, hạt giống xoài, hạt giống lúa..v..v......, cho nên từ hiện tượng đó mới có danh xưng là Nhân Duyên.

 

1, Những Điều Kiện Để Xây Dựng:

 

Những điều kiện Nhân Duyên để kiến trúc chúng sanh vô tìnhđược liệt kê sau đây gồm có:

a-    Nghiệp lực thuộc loại vô ký (Nghiệp lực này thuộc loại trung tính)

b-   Nghiệp tướng (hoạ đồ kiểu mẫu)

c-    ThứcDị Thục (kỷ sư kiến trúc)

d-   Những hạt giốngcủa những chúng sanh vô tình ở bên ngoài

(vật liệu xây cất)

Một chúng sanh vô tìnhnào muốn được có mặt trong thế gian để bồi dưỡng năng lượng tư lương sanh tồn cho một chúng sanh hữu tìnhsanh trưởng và tồn tại, ngoài công thức Mười Hai Nhân Duyên không có phương pháp nào khác để thay thế.Nhưng không phải Mười Hai Nhân Duyên đây là yếu tố toàn diện trên công trình thực hiện xây dựng chúng sanh vô tìnhcũng giống nhau nhưxây dựng chúng sanh hữu tình. Trong Mười Hai Nhân Duyên, có một vài Chi cần phải thay đổi ý nghĩa danh mục để việc xây dựng sanh mạng chúng sanh vô tình cho được hoàn thành tốt đẹp, như:

1)- Lục Nhập: Lục nhập là sáu cơ quan hiểu biết; chúng sanh vô tình không cần đến Lục Nhập, vì những chúng sanh này không cần đến sáu tâm thức ở trướccó mặt để sinh hoạt giống như chúng sanh hữu tình.Sự hiểu biết của chúng sanh vô tình bằng hình thức trực giác, nghĩa là chúng hiểu biết bằng cách trực tiếp đối tượng qua sự điều khiển của Tâm Thức Mạt Na thứ bảy mà không qua trung gian ảnh tử của tướng phần. Điển hình như cây mít, cây xoài, hoa lan, hoa hồng..v..v..... cũng có tình yêu giữa giống đực và giống cái, cũng có cơ quan sanh lý để sanh sản nòi giống; những hiện tượng này cho chúng ta biết, các chúng sanh vô tình mỗikhi sinh hoạt tình yêu bằng hành động bản năng,trong lúc đó không có mặt của Ý Thức thứ sáu hướng dẫn, phân biệt và chọn lựa.

2)- Thọ Chi:ở đây nghĩa là tiếp nhậnmà không có cảm thọ. Thọ Chi khác hơn cảm thọ. Thọ Chi đối với chúng sanh vô tình chỉ có tiếp nhận đối tượng trao truyền theo bản năng, nghĩa là tiếp nhận qua sự chỉ đạo của Tâm Thức Mạt Na thứ bảy không cần đến cảm thọ của Ý Thức thứ sáu; còn cảm thọ nghĩa là cảm giác qua sự tiếp xúc đối tượng dưới sự hướng dẫn của Ý Thức thứ sáu. Trong sự tiếp xúc đối tượng, có Ý Thức thứ sáu góp mặt thì mới có cảm thọ và ngược lại không có Ý Thức thứ sáu góp mặt thì không có cảm thọ. Trường hợp như người bị bệnh ung thư, lúc đó bác sĩ chụp thuốc mê vào người họ để thực hiện ca mổ ruột; bác sĩ chụp thuốc mê vào người họ nhằm mục đích nhốt Ý Thức thứ sáu của họ không cho sinh hoạt để bác sĩ thực hiện ca mổ cho được dễ dàng không bị trở ngại đến người bệnh; trong lúc bác sĩ đang mổ, người bị bệnh ung thư không có chút cảm giác đau khổ nào đến với mình, vì lúc đó Ý Thức thứ sáu của họ không có mặt trong người họ; sau khi bác sĩ mổ xong, hết thuốc mê, người bệnh mới có cảm giác đau khổ,  vì Ý Thức thứ sáu của họ đã sinh hoạt trở lại. Như thế cảm thọ là chỉ cho sự cảm giác của Ý Thức thứ sáu và chỉ riêng chúng sanh hữu tình mới có cảm thọ.Ý Thức thứ sáu của chúng sanh hữu tình vì có cảm thọ nhạy bén qua sự phân biệt chấp trước, cho nên mới có cảm giác khổ, cảm giác lạc và cảm giác xả (trung bình không khổ không lạc) Ngược lại chúng sanh vô tình thì hoàn toàn không có cảm thọ cho nên chúng không có cảm giác khổ lạc.

3)- Ái Chi: Ái dục (Ái Chi) của chúng sanh vô tình thì thuộc loại ái dục vô ký, nghĩa là chúng sanh vô tình hành động ái dục theo lối bản năngsanh tồn, trong lúc đó không có Ý Thức góp mặt, cho nên không có phân biệt thiện ác, tốt xấu, ưa thích hay chán chê, cho nên gọi là Ái Dục Vô Ký.Ái dục vô ký còn có tên nữa là Ái Dục Trung Tính.Hành động Ái dục trung tính của chúng sanh vô tình là hành độngdâm dục không có luyến ái, không có đam mê,nhằm mục đích sanh nở giồng giốngkế thừa để nối tiếp sự nghiệpcung ứng năng lượng tư lương cho chúng sanh hữu tình sanh trưởng và tồn tại trong thế gian. Ngoài sự thay đổi danh xưng và ý nghĩa của ba chi như Lục Nhập, Thọ và Ái, các chi khác còn lại trong Mười Hai Nhân Duyên vẫn là yếu tố cần thiết không thể thiếu trong việc kiến tạo sanh mạng một chúng sanh vô tình góp mặt trong thế gian, cũng giống như kiến tạo một chúng sanh hữu tình đã đề cập ở trước. Điều đặc biệt:

2, Trong Tiến Trình Xây Dựng:

Một chúng sanh hữu tình chánh báo mỗi khi được Thức Dị Thục (tức là Thức Chi trong mười hai nhân duyên)sanh ra trong thế gian thì lúc đó cũng trong thế gian nói trên Thức Dị Thụcnày tiếp theo lập tứcsanh ra một số cảnh giới của chúng sanh vô tình y báo mà chúng sanh hữu tình chánh báo đó quan hệđể nối kết hệ thống năng lượng tư lương sanh tồn nhằm hổ trợ môi trường sống y báo cho cá thể chúng sanh hữu tình chánh báo nói trên nương tựa sanh tồn. Nói một cách khác, một chúng sanh hữu tình chánh báo ra đời thì lúc đó một số cảnh giới của chúng sanh vô tình y báo, cũng tiếp tục sanh theo để cung ứng năng lượng tư lương sanh tồn cho chúng sanh hữu tình chánh báo đó nương tựa sanh trưởng và tồn tại. Có thể nói, tất cả chúng sanh hữu tình chánh báo và vô tình y báo được Thức dị thục sanh ra trong thế gian cũng đều theo phương thức này.

 

C.- Hình Thức Xây Dựng Vũ Trụ và

Chúng Sanh Hữu Tình.

 

Vũ trụ gồm có thế giới loài người, địa cầu, mặt trời, mặt trăng và các hành tinh trong không gian.Điều đặc biệt sự có mặt của vũ trụ đều tùy thuộc vào sự có mặt của chúng sanh hữu tình, nguyên vì chúng sanh hữu tình là điểm trung tâm của vũ trụ.  Đầu tiên theo Duy Thức Học nhận xét vũ trụ và chúng sanh hữu tình cả hai xuất hiện cùng một lúc, nguyên vì chúng đều phát xuất từ thế giới chủng tử trong nội tâm A Lại Da do Kiến Phần Thức A Lại Datrực tiếp tạo dựng nên, trường hợp này cũng giống như những hình ảnh vũ trụ và chúng sanh hữu tình trên màn ảnh (Screen font) cả hai đều được xuất hiện (hiện tướng) cùng một lúc phát xuất từ tiềm năng (Memories) trong Harddisk của Computer do dòng điện trực tiếp tạo dựng nên. Trước hết quả địa cầuđầu tiên đượcKiến Phần Thức A Lại Da chuyển hoá từ nơi nguồn khí quyển vô minh nghiệp tướng (Whirl-Atmosphere) trong không gian cô động lại thành khối năng lượng và tượng hình theo pháp tướng (Nghiệp Tướng) của trái đất,đồng thời chọn lấy không gian (không đại) làm chỗ điểm tựa. Điều đặc biệt ở phía trong pháp tướng địa cầu có năm yếu tố vật lý được cấu trúc thành hình, theo Phật giáo gọi là Ngũ Luân. Ngũ là năm và Luân là vòng tròn như bánh xe; ngũ luân gồm có: Địa luân (đất), Thủy luân (nước), Hoả luận (lửa), Kim luân (quặng vàng) và Phong luân (gió); trong đó Phong luân là yếu tố quan trọng chính nó điều khiển địa cầu chuyển độngtheo áp xuất của nó và nhờ địa cầu chuyển động giúp cho bốn luân kia hiện hữu và tồn tại không bị tan rã, trường hợp đó cũng giống như hơi thở của con người là gió (phong luân) và nhờ hơi thở của con người khiến cho đất, nước và lửa trong thân thể con người không bị tan rã.Tuổi thọ của quả địa cầu, theo Nhị Khoá Hiệp Giải của ngài Quán Nguyệt do Hoà Thượng Thích Khánh Anh dịch, trang 321 giải thích là 960 triệu năm.

Các chúng sanh hữu tình (chánh báo) đầu tiên xuất hiện trên quả địa cầu (y báo) bằng cách hoá sanh, nghĩa là chúng chuyển hoá từ hình tướng này sanh hình tướng khác (Transform). Rồi từ đó loại nào sanh trưởng và phát triển theo loại đó, nghĩa là loài người phát triển theo phương pháp sanh ra bằng bào thai gọi là thai sanh; loài động vật khác, có loại phát triển theo phương pháp sanh ra bằng trứng gọi là noãn sanh và có loài phát triển theo phương pháp sanh ra chỗ ẩm thấp gọi là thấp sanh.Các chúng sanh hữu tình cứ tiếp tục sanh ra rồi lại chết đi, chết đi rồi lại sanh ra nữa và liên tục mãi như thế trong thời gian quả địa cầu sanh trưởng và phát triển. Các chúng sanh hữu tình bám vào quả địa cầu để sanh trưởng cũng giống như các loài vi trùng bám vào trong thân thể con người để sanh trưởng.Còn các cảnh giới phụ thuộc như cỏ cây hoa trái..v..v....... toàn bộ đầu tiên cũng thuộc loại hoá sanh nhằm mục đích làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sanh hữu tình chánh báo sanh trưởng và tồn tại, cũng như quả địa cầu và không khí đều là y báo để làm chỗ nương tựa cho vạn vật sanh tồn.Sự cấu trúc các hành tinh khác..v..v...... trong vũ trụ cũng giống như sự cấu trúc quả địa cầu, nhưng các yếu tố để cấu trúc các hành tinh khác..v..v..... so với quả địa cầu có hơi khác về tánh chất, cho nên hiện tướng không giống nhau, như mặt trời, mặt trăng..v..v...... hiện đang góp mặt và sinh hoạt trong thế gian.

 

D.- Công Thức Xây Dựng Vũ Trụ và

Chúng Sanh Hữu Tình.

 

Nơi quả địa cầu, như trên đã trình bày các chúng sanh hữu tình  chánh báo và các chúng sanh vô tìnhy báo đầu tiên toàn bộ đều được chuyển hoáđể hoá sanh,khởi điểm từ nơi thế giới chủng tử kiểu mẫu trong nội tâm A Lại Da và chúng được Kiến Phần Thức A Lại Da trực tiếp kiến lập; rồi sau đó các chúng sanh hữu tình chánh báo cũng như các chúng sanh vô tình y báo khác lần lượt sanh ra trên quả địa cầu phần lớn đều do luật nhân quả nghiệp báo quyết định, cho nên chúng phải trải qua công thức nhân duyên sanh mà không phải qua hình thức chuyển hoá để hoá sanh, nguyên vì người chủ trì công việc xây dựng chúng sanh hữu tình và vô tình nói trên chính là Thức Dị Thục mà không phải Kiến Phần Thức A Lại Da. Tại sao thế, Kiến Phần Thức A Lại Da là căn cứ nơi Tướng Phần mà kiến lập danh xưng, còn Thức Dị Thục là căn cứ nơi nhân quả nghiệp báo mà kiến lập danh xưng, nghĩa là danh xưng của Thức Dị Thục là căn cứ nơi Nhân Dị Thục mà lập danh. Bản chất Thức Dị Thục chính là Kiến Phần Thức A Lại Da chuyển hoá thành. Nguyên nhân, chủng tử nghiệp báo nào trong nội tâm A Lại Da khi có mặt Kiến Phần Thức A Lại Da ở trong thì chủng tử nghiệp báo đó trở thành Nhân Dị Thục và Kiến Phần Thức A lại Da lúc đó cũng trở thành Thức Dị Thục. Còn căn cứ nơi nhân quả nghiệp báo, Nhân Dị Thụctrong nội tâm A Lại Da chính là nhân chánh và những hạt giống nơi ngoại cảnh để kết thành quả dị thục nơi thế giới bên ngoài chính là duyên trợ (duyên trợ giúp) và còn có tên nữa là duyên phụ (duyên phụ thuộc)ï. Đề cập đến công thức nhân duyên sanh dùng để xây dựng các chúng sanh hữu tình chánh báo chính là Mười Hai Nhân Duyên mà ý nghĩa Mười Hai Nhân Duyên như trước đã trình bày rõ ở đề mục “Phương Thức Xây Dựng Chúng Sanh Hữu Tình”. Ở đây chỉ trình bày “Phương Thức Xây Dựng Chúng Sanh Vô Tình”, theo Duy Thức Học, khi xây dựng một chúng sanh hữu tình chánh báo, Thức dị thụckhởi điểm từ chủng tử DVD trong nội tâm với hình thức là Danh, bao gồm nghiệp tướng, nghiệp lực ái dục vô ký ở trong và kết hợp với sắc, bao gồm hai hạt giống,giống đực và giống cái nơi ngoại duyên (thuộc vật liệu xây cất) làm trợ duyên trực tiếp (là Xúc Chi) để hoàn thành hình tướng (gọi là Sanh Chi) hiện hữu trong thế gian.Đồng thời Thức dị thụcquan hệ Vô minh và Hành thuộc nguyên lý cộng nghiệp của đồng loại (nghiệp chung của cộng đồng chủng loại) để cung ứng năng lượng tư lương sanh tồn nhằm trợ duyên môi trường sống y báo cho chúng sanh hữu tình chánh báo sanh trưởng và tồn tại. Thí dụ như chủng tử hạt bắp trong nội tâm A Lại Da với hình thức Nhân dị thục gọi là Danh trong đó bao gồm: nghiệp ái, nghiệp tướng loại bắp và Thức dị thục; Thức dị thục này quan hệ với ngoại Duyên là hai hạt giống bắp thuộc giống đực và giống cái với danh xưng chung là Sắc, liền xây dựng thành hình tướng bắp con và nhờ các duyên khác từ nơi bắp cha mẹ cung ứng năng lượng tư lương sanh tồn nhằm trợ duyên môi trường sống cộng nghiệp đồng loại để giúp cho bắp con nẩy nở và phát triển nơi ngoại cảnh.Điển hình như giống đực và giống cái của bắp, hai giống này cũng giao hợp nhau để sanh giống bắp con. Hai giống bắp này khi sanh bắp con phải qua sự trợ giúp của Thức Mạt Na thứ bảy với hiện tượng sinh hoạt ái dục theo bản năng, trong đó không có Ý Thức thứ sáu hợp tác. Các chúng sanh vô tình khác cũng giống như thế, cũng theo luật nhân quả nghiệp báo, chuyển từ nhân chủng tửnơi nội tâm A Lại Da kết thành hoa quả nơi ngoại cảnh.

 

IV.- VẠN PHÁP NGOẠI CẢNH QUAN HỆ

NGUYÊN LÝ NHÂN QUẢ NGHIỆP

BÁO.

 

Tất cả pháp hiện có mặt trong thế gian kể cả hữu tình và vô tình qua cái nhìn của Phật Giáo đều nằm trong nguyên lý nhân quả nghiệp báo quyết định, không có pháp nào thoát ra khỏi vòng trói buộc của nguyên lý này. Nguyên lý này không ai có quyền ban cho hay thưởng phạt mà ở đây chính mình tự tạo lấy rồi tự trói buộc để rồi tự chịu đựng sự thưởng phạt. Nói cách khác, chúng sanh hữu tình tự gây nhân thiện ác để rồi tự hưởng lấy quả báo tốt xấu.Vậy nhân quả nghiệp báo nghĩa là gì?

 

Nhân quả nghiệp báo nghĩa là nghiệp lực báo ứng theo nguyên lý nhân quả, nghiệp lực là một nguyên nhân muốn được báo ứng phải trải qua thời gian mới thành kết quả; thời gian của nhân quả nghiệp báo bao gồm cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Theo Kinh Niết Bàn, Phẩm Kiều Trần: “Báo của thiện ác, như bóng theo hình.Nhân quả ba đời, tuần hoàn thẳng suốt.Đời này sống uổng, sau hối không kịp”.Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có đoạn nói: “Tất cả chúng sanh đều bị trói buộc vào nghiệp, đều nương theo nghiệp, tùy theo nghiệp mà chuyển vần.”

 

       Thời gian của nhân quả nghiệp báo, theo Duy Thức Học chọn lấy sanh mạng của một chúng sanh hữu tình làm định mức giá trị;sanh mạng của một chúng sanh hữu tình hiện hữu và tồn tại trong thế gian cho là hiện tại, trước đó là quá khứ và sau đó là vị lai; thí dụ như chọn lấy sự hiện hữu và tồn tại một trăm năm của một con người cho là hiện tại, trước đó là quá khứ và sau đó là vị lai.

 

1/- Về Nhân Quả:

 

Trước hết vấn đềnhân quả, tiếng phạn là Hetu-phala, nghĩa là nguyên nhân và kết quả.Tư tưởng nhân quả có nhiều thuyết chủ trương khác nhau như, bên Tiểu Thừa thì chủ trương chia nhân quả thành ra 6 nhân và 5 quả làm chủ yếu; còn bên Đại Thừa thì chủ trương chia nhân quả thành ra 10 nhân và 5 quả làm chủ yếu.Muốn hiểu rõ 6 nhân 5 quả và 10 nhân và 5 quả như thế nào xin xem Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển II cùng một tác giả, trang 75 và trang 84 sẽ rỏ hơn. Ở đây cũng trong vấn đề nhân quả, để khỏi bị lẫn lộn danh xưng với các kinh luậncủa Tiểu Thứa và Đại Thừa sử dụng, nhà Duy Thức đặt cho nó một danh xưng là Nhân Dị Thục và Quả Dị Thục. Dị Thục nghĩa đen là chưa chín mùi, nghĩa bóng là chưa tác dụng để thành kết quả. Nhân Dị Thục nghĩa là nguyên nhân trong nội tâm chưa tácdụng để thành hoa trái nơi ngoại cảnh; còn Quả Dị Thục là những hạt giống trợ duyên ở ngoại cảnh đã được kết quả từ nơi hoa trái nhưng chưa nứt mộng, chưa nẩy mầm để thành hoa trái kế tiếp nên gọi là Quả Dị Thục. Điều đáng chú ý, Chủng tử của chúng sanh hữu tình và vô tình so sánh với Nhân dị thục trong nội tâm A Lại Da thì hoàn toàn khác nhau, chủng tử chỉ là một tập khí được huân tập từ hiện tượng bên ngoài kết thành hình tướng và chính nó không có chất lượng, nghĩa là không có Thức dị thục ở trong; Tập nghĩa là nội kết và Khí nghĩa là chất hơi, như hơi sen ứp vào trà gọi là trà sen; Chủng tử nào đó có Thức dị thục chun vào để sanh khởi thì trở thành Nhân dị thục, một khi Nhân dị thục này không gặp được duyên để sanh khởi thì bị biến tướng và chủng tử đó liền bị biến dạng ngay lập tức; trường hợp này cũng như hạt đậu xanh một khi nứt mộng mà không gặp được duyên để thành hoa trái thì bị hư thối ngay lập tức và hạt đậu xanh đó mất giống, cũng như noãn châu trong buồng trứng của người mẹ một khi không gặp được duyên để thành hình người con thì bị hư thối biến ra kinh nguyệt và Nhân dị thục của người con đó bị mất dạng.

 

2/- Sự Biến Chuyển Của Nhân Quả.

 

      Nhân Dị Thục khi gặp duyên (duyên chính yếu) ở ngoại cảnh như các hạt giống, như tinh cha huyết mẹ để thành hình tướng và các hình tướng thân thể đây theo Duy Thức Học gọi là quả vô ký, quả vô ký nghĩa là quả trung tính không nằm trong quan niệm thiện ác tốt xấu, vì nó không có mặt Ý Thức thứ sáu cho nên không có phân biệt. Trường hợp như thân thể của cỏ cây..v..v..... đều nằm trong trạng thái trung tính thuộc quả vô ký cho nên vấn đề thiện ác tốt xấu đối với chúng không quan hệ chút nào. Trường hợp như con người, thân thể của họ cũng thuộc trong trạng thái quả vô ký vì bản thân của họ không có vấn đề phân biệt, nhưng chỉ khi nào bản thân của họ sinh hoại mà có Ý Thức thứ sáu của họ hợp tác thì lúc đó con ngườihọ mới có quan niệm thiện ác tốt xấu, lý do kẻ quan niệm thiện ác, tốt xấu chính là Ý Thức thứ sáu. Điển hình như một em bé hai tuổi, con người của em bé mặc dù có Ý Thức thứ sáu hợp tác sinh hoạt, nhưng em béđối với bản thân mình vẫn chưa phân biệt được vấn đề thiện ác tốt xấu, đến khi em bé trưởng thành từ mười tám tuổi trở lên thì lúc đó vấn đề quan niệm thiện ác tốt xấu đối với em bé vô cùng quan hệ. Từ hiện tượng nói trên cho thấy, bản thân của con người chính là thuộc loại vô ký và sự quan niệm thiện ác tốt xấucủa con người đó chính là do Ý Thức thứ sáu của họ phân biệt.Các loài động vật khác cũng thế,thân thể của chúng nếu như không có Ý Thức thứ sáu chỉ đạo phân biệt thì thân thể của chúng cũng thuộc về quả vô ký.Thân thể quả vô ký của chúng đây mỗi khi kết thành hoa trái thì những hạt giống hoa trái đó mới thật sự gọi là quả dị thục, nghĩa là quả này chưađược chín mùi để kết thành hoa trái kế tiếp cho kiếp sau, vì lý do đónên gọi chúng nó là quả dị thục.

 

3/- Nhân QuảQuan Hệ Ba Đời:

 

Nhân Quả phổ thông ai cũng đều biết Nhân là nguồn gốc sanh ra các pháp và Quả là các pháp được sanh ra từ nguyên nhân.Trong sự hình thành của tất cả các pháp trong thế gian đều nằm trong luật nhân quả quyết định. Về mặt quan hệ nhân quả theo thời gian, nhân thì có trước và quả thì có sau, nên gọi là nhân quả khác thời.Theo Duy Thức Tông: “Chủng tử sanh chủng tử là mối quan hệ nhân quả khác thời, còn chủng tử sanh hiện hành (thành hình tướng) và hiện hành huân (nội kết) chủng tử là là mối quan hệ đồng thời”.Cũng trong Duy Thức Tông, nhìn sâu thêm nữa, Nhân Dị Thục của một chúng sanhnào đótrong nội tâm A Lại Da chính là nhân của nó ở kiếp trước, cònhạt giốngcùng loại của nóở hiện tại nơi ngoại cảnh chính là Quả Dị Thục của kiếp này và Quả Dị Thục của kiếp này lại trở thành là trợ duyên cho Nhân Dị Thụccủa nó nơi kiếp saunương nơi đó sanh trưởng để kết thành hoa trái.Nhân quả ba đời của một chúng sanh hữu tình cũng như vô tình cứ như thếnối tiếp nhau mãi không cùng tận.Theo Kinh Nhân Quả Nghiệp Báo có câu: “Dục tri tiền thế nhân kim sanh thọ giả thị, yếu tri hậu thế quả kim sanh tác giả thị”, muốn biết kiếp trước của mình như thế nào hảy xem kiếp này mình đang sống, muốn biết kiếp sau của mình như thế nào hảy xem kiếp này mình đang gây tạo.Từ đó cho thấy kiếp này là quả báo của kiếp trước và kiếp này cũng là nguyên nhân của kiếp sau, nếu chọn kiếp người làm định mức giá trị thời gian.Những hiện tượng trên đây chứng tỏ nhân quả ba đời của tất cả chúng sanh, một chúng sanh chẳng những chịu ảnh hưởng trực tiếp đếnnghiệp báomột đời mà phải chịu ảnh hưởng nghiệp báo trải qua nhiều đời; một chúng sanh trong một đời không những trả quả một nghiệp báo mà phải trả quả nhiều nghiệp báo.

 

4/- Nhân Quả Ba Đời Quan Hệ Nghiệp

Báo.

 

      Điều đặc biệt, một nhân dị thục của kiếp trước theo lẽ phải sanh ra một quả dị thục của kiếp này, nhưng ở đây trái ngược nhau cho thấy hiện tượng một nhân dị thục của kiếp trước lại sanh ra nhiều quả dị thục của kiếp này. Điển hình như một hạt lúa lại sanh ra nhiều bông lúa và một bông lúa lại sanh ra nhiều hạt giống lúa con, một hạt đậâu xanh sanh ra nhiều trái đậu xanh và một trái đâu xanh sanh ra nhiều hạt giống đậu xanh con; một con heo sanh ra nhiều heo con và mỗi heo con có nhiều hạt giống (đùm trứng) để tiếp tục sanh ra nhiều heo cháu chắt; một con người sanh ra nhiều đứa con và mỗi đứa con có nhiều hạt giống (đùm trúng) để sanh ra nhiều cháu nội, cháu ngoại..v..v......

 

Giờ đây với hiện tượng nói trên xuyên qua cái nhìn của Duy Thức, một nhân dị thục của một chúng sanh trong kiếp trước sở dĩ sanh ra nhiều quả dị thục của kiếp này là nhằm mục đích để trả những quả của kiếp trước mà họ đã gây tạo,đã mắc nợ; hiện tại mỗi chúng sanh có bao nhiêu quả dị thụccủa kiếp này là điều đóchứng tỏ họ đã mắc nợ bấy nhiêu nghiệp báo của kiếp trước cầnphải trả. Một hạt lúa sanh ra bao nhiêu hạt lúa con quả dị thục của kiếp này làđiều đó chứng tỏ hạt lúa ấy phải trả bấy nhiêu nghiệp báo giống lúa của kiếp trước mà hạt lúa đóđã mắc nợ; một con heo sanh ra bao nhiêu heo con của kiếp này làđiều đó chứng tỏ con heo đấy phải trả bấy nhiêu nghiệp báogiống heo của kiếp trước mà nóđã mắc nợ; con người có bao nhiêu hạt giống (noãn châu) quả dị thục của kiếp này để sanh con làđiều đó chứng tỏ họ phải trả bấy nhiêu nghiệp báo về con cái của kiếp trước mà họđã mắc nợ. Thí dụ như con người, giả thuyết cho rằng,số của họ ở kiếp này phải sanh ra 12 đứa con để trả 12 quả báo về con cái mà họ đã mắc nợ của kiếp trước; nhưng kiếp nàyhọ vì kinh tế eo hẹp sợ nuôi không nỗi 12 đứa con, cho nên chỉsanh hai đứa con mà thôi, thế là họ đã khất nợ 10 đứa con còn lại để kiếp sau mới trả; theo nguyên lý này kiếp sau của họ có lẽ không những sanh ra 12 đứa con để trả nợ mà phải sanh ra 22 đứa con, vì trong đó họ còn nợ 10 đứa con của kiếp trước đã khất nợ mà họ chưa trả và cứ như thế nghiệp báo của họ mãi chồng chất thêm lên không biết bao giờ chấm dứt. Hiện tại mỗi chúng sanh hữu tình có bao nhiêu hạt giống quả dị thục là do nghiệp báo kiếp trước quy định phải trả số nợ trong kiếp này là bao nhiêu thì Thức Dị Thục căn cứ nơi số nợ đó xây dựng thành bấy nhiêu hạt giống quả dị thục. Sự có mặt của tất cả chúng sanh trong thế gian đều là do nghiệp báo quyết định mà không phải do Thức Dị Thục quyết định; sự sanh tồn hay sự hoại diệt của tất cả chúng sanh cũng đều do nghiệp báo quyết định; Thức Dị Thục chỉ là kẻ thi hành theo sự chỉ dẫn của nghiệp báo, cho nên nghiệp báo đây cũng chính là nguyên nhân căn bản trong sự sanh trưởng, tồn tại và hoại diệt của tất cả chúng sanh; nghiệp báo cho chúng sanh sống thì chúng sanh mới được sống và nghiệp báo bảo chúng sanh chết thì chúng sanh đó phải chết. Cho nên nghiệp báo là yếu tố quan trọng không thiếu mặt trong sự kiến tạo và sanh tồn của tất cả chúng sanh, cho nên nhà Duy Thức cho nó cái tên là Khiên Dẫn Nhân; Khiên Dẫn Nhân là nguyên nhân lôi kéo và chỉ dẫnThức Dị Thục thi hành nhiệm vụ kiến tạo vạn pháp theo sự quyến định của nó.Đang trong lúc kiến tạo nửa chừng cho một sanh mạng hữu tình, nghiệp báo yêu cầu bỏ cuộc thìThức Dị Thụcliền rút lui, bỏ lại sanh mạng đó nữa chừng và khiến cho sanh mạng đó trở nên hư hoại, không thể góp mặt trong thế gian. Với hiện tượng này người đời gọi là sanh mạng chết yểu chết non, nghiệp quả của nó không thành. Thí dụ như, một người phụ nữ có thai, nghĩa làThức Dị Thục thừa lệnh nghiệp báo liền xây dựng thân thể đứa bé thành hình tướng trong bụng người phụ nữ đó để sanh ra đòi nợ, trong lúc đang xây dựng, nghiệp báo của đứa bé yêu cầu bỏ cuộc thìThức Dị Thục liền rút lui và bào thai của đứa bé đótrong bụng người phụ nữ bị hư hoại khiến cho thân thể của đứa bé đó tan rả trở thành máu huyến, thế là đứa bé đó không được sống trên đời.

 

V.- KẾT LUẬN.

 

Vấn đềvạn pháp trong vũ trụ từ đâu sanh ra và sanh bằng cách nào thì ở đây chỉ có Duy Thức Tông và Pháp Tướng Tông trả lời chính xác và cụ thể hơn.Theo Duy Thức Tông và Pháp Tướng Tông, vạn pháp  trong vũ trụ có thể chính xác là đầu tiên được sanh ra từ nơi vọng hiện, trường hợp đây giống như thế giới và nhân sanh trong mộng mơ cũng được sanh ra từ nơi vọng hiện.Thế giới vọng hiện là do Kiến Phần Thức A Lại Da trực tiếp nương nơi cảnh giới y báo của chư Phật trong mười phương tạo dựng nên.Còn thế giới nghiệp duyên là do Thức Dị Thục nương nơi thế giới vọng hiện tạo dựng nên và tạo dựng bằng cách nào?

 

Chúng sanh hữu tình trong thế giới vọng hiện, sáu Tâm Thức của họ nương nơi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, mê vọng tạo tác không biết bao nhiêu tội lỗitử sanh và sáu phiền não căn bản của họ kết nối tạo thành biết bao nguyên nhân hữu lậu; những thứ tội lỗi tử sanh và những nguyên nhân hữu lậu này nội kết thành chủng tử nghiệp báo được tàng trử trong nội Tâm A Lại Da để làm nhân tố cho việc luân hồi sanh tử về sau. Hiện tượng này cũng không khác nào như con người trong mộng, sáu Tâm Thức của người mộng tiếp xúc với sáu trần trong cõi mộng, mê vọng tạo lấy biết bao tội lỗi trong mơ (thí dụ như ái dục hoặc sát sanh người trong mơ) , những thứ tội lỗi đó cũng được nội kết thành chủng tử hữu lậu và cũng được tàng trử trong nôi Tâm A lại Da để làm nhân tố cho việc luân hồi sanh tử về sau.Có thể nói, thế giới vọng hiện và thế giới nghiệp duyên, cả hai không thể trực tiếp hiện hữu nơi thế giới ngoại cảnh mà tất cả đều phải qua dạng thức chủng tử trong tâm thức A Lại Da để làm nhân tố duyên khởi.

 

      Những chủng tử tội lỗi tử sanh và những chủng tử nguyên nhân hữu lậu trong tâm A Lại Da bao gồm tất cả nghiệp lực và nghiệp tướng (trong đó có cảnh giới tướng vô tình và chúng sanh tướng hữu tình) đều là những yếu tố của nghiệp duyên để kiến tạo vạn pháp hữu tình và vô tình nơi thế giới ngoại cảnh. Vạn pháp nơi thế giới chủng tử trong nội tâm A lại Da chính là nhân tướng và vạn pháp nơi thế giới ngoại cảnh chính là quả tướng.Đây là những nguyên nhân tạo ra những thế giới nghiệp duyên của những chúng sanh hữu tình và của những cảnh giới vô tình sanh tử luân hồi trong lục đạo.

 

      Những hiện tượng giải thích trên đúng như những câu trong bài sám Quy Mạng lý giải: “.....Đệ tử chúng đẳng, tự di chân tánh, uổng nhập mê lưu, tùy sanh tử dĩ phiêu trầm, trục sắc thinh nhi tham nhiễm, thập triền thập sử tích thành hữu lậu chi nhân, lục căn lục trần vọng tác vô biên chi tội”, nghĩa là đệ tử chúng con, tự bỏ chân tánh, uốn mình vào chốn mê vọng, nổi trôi theo dòng tử sanh, tham nhiễm chạy theo sắc đẹp, tiếng hay; mười triền mười sử, tích trử thành nhân hữu lậu, sáu căn sáu trần vọng tạo lắm tội tử sanh.....”

 

Qua những dữ kiện đã trình bày trong tác phẩm này, có thể khẳng định rằng, vạn pháp trong vũ trụ, tất cả đều do Duy Thức tạo dựng nên, Duy Thức nếu như không có thì nhất định không có vạn pháp trong thế gian. Vì thế Duy Thức Tôngcũng như Pháp Tướng Tông, cả hai chủ trương vạn pháp trong thế gian đều do Thức Biến, nên gọi là Duy Thức.

 

Sáng tác xong ngày 15 tháng 4 dl năm 2018

Tác giả Thích Thắng Hoan

 

 

 

NHỮNG KINH SÁCH THAM KHẢO

 

*- Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I và II, tác giả Thích Thắng

Hoan

*- Duy Thức Biến, tác giả Thích Phổ Huân

*- Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, tác giả Thích

Thanh Kiểm

*- Duy Thức Phương Tiện Đàm của cư sĩ

Đường Đại Viên

*- Duy Thức Học, tác giả Thích Thiện Hoa

*- Biện Trung Biên Luận Tụng Thích, dịch giả

Thích Thắng Hoan

*- Câu Xá Luận của Thế Thân

*- Con Người Sanh Ra Từ Đâu, tác giả Thích

Thắng Hoan

*- Khái Luận Về Duy Thức Học, dịch giả

Thích Thắng Hoan.

*- Thành Thật Luận,

 

*- Từ Điển Phật Học Huệ Quang.

*- Nhị Khoá Hiệp Giải dịch giả Hoà Thượng

Thích Khánh Anh.

*- Kinh Niết Bàn, Phẩm Kiều Đàm,

*- Kinh Báo Nghiệp Sai Biệt.

*- Luận Đại Thừa Khởi Tín, trong Phật Học

Phổ Thông, tác giả HoàThượng Thích

Thiện Hoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÍCH THẮNG HOAN

 

 

 

 

VẠN PHÁP

QUA CÁI NHÌN

CỦA

DUY THỨC

 

 

 

PL 2562 –DL 2018