NGUYÊN TẮC ĐỂ ĐƯỢC
THÀNH PHẬT
---------------------------------------------------------
Muốn thành một
vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu
tập; nếu không hoàn thành ba nguyên tắc này thì người đó dù ở địa
vị nào ở cấp bực nào đem xét nghiệm thì sẽ nhận biết họ không bao
giờ được thành Phật. Ba nguyên tắc đây, người mới vào đạo ai
cũng đều học qua, nằm lòng qua, nhưng ít ai, không phải hầu hết, có
một số người không chịu quán chiếu lấy mình để xét nghiệm. Ba
nguyên tắc đó là: Tự giác tự độ, Giác tha độ tha và Hạnh giác ngộ
giải thoát viên mãn. Ba nguyên tắc này đọc qua ai
cũng đều cho là quá tầm thường, nhưng nếu quán chiếu lại mình, nghĩa
là phản tỉnh lại tâm hồn của mình thì ba nguyên tắc này không dễ gì
thực hiện nếu họ muốn thành Phật. Giờ đây chúng ta duyệt xét
qua ba nguyên tắc này:
I.- KHẢO NGHIỆM BA NGUYÊN TẮC.
1.- Tự Giác: tự giác gọi cho đủ
là tự giác tự độ, tự giác tự độ nghĩa như thế nào? Tự giác là giác ngộ chính mình và tự độ là độ thoát
chính mình. Có một số người cho tự giác là thành Phật, điều
nhận định đó chưa được chính xác, thí dụ, tôi đã giác ngộ nghiệp sân
là tội lỗi, đó gọi là tự giác, nhưng khi gặp chuyện, tôi vẫn còn
nổi sân, như vậy tôi đã tự giác được nghiệp sân, nhưng tôi chưa
phải đã tự độ được nghiệp sân vì tôi chưa bỏ được nghiệp sân. Như vậy tự giác chưa phải là người đã thành được Phật.
Nhưng ở đây, tự
giác điều gì và tự độ điều gì? Tự giác nghĩa là tự mình giác ngộ trong Tâm
Thức A Lại Da của chính mình đã tàng trử mười thứ phiền não vô cùng
nguy hiểm, vì chúng chính là nguyên nhân lôi cuốn con người của mình
luân hồi trong ba nẻo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) sáu đường (địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh, con người, a tu la và các cõi trời). Mười
thứ phiền não, theo Tự Điển Phật Học gồm có
hai loại: Ngũ Độn Sử và Ngũ Lợi Sử.
a/- Ngũ Độn Sử: là năm thứ
phiền não có gốc rễ trong Tạng Thức A Lại Da, có năng lực vô cùng
mãnh liệt, khiến con người trở nên đần độn và dẫn dắt con người đi
vào con đường sanh tử luân hồi trong lục đạo, thí dụ như nghiệp ghiền
cờ bạc dẫn dắt con người đi đến chỗ cờ bạc mà không bao giờ bỏ
được..v..v...... Năm thứ
này gồm có: tham, sân, si mê, mạn, nghi. Năm thứ này xúi dục con
người tạo không biết bao nhiêu nghiệp chướng tội ác kể từ vô thỉ
cho đến ngày nay, cụ thể như: ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng
của con người, nhưng ăn mà cộng thêm nghiệp tham trở thành tham ăn,
mặc mà cộng thêm tham trở thành tham mặc và ở mà cộng thêm tham
trở thành tham ở,... Bất cứ hành động gì của con người mà cọng thêm
nghiệp tham vào thì trở thành con người tội lỗi, ác độc, Phật Giáo
gọi là tham ngũ dục lạc thế gian như, tham tiền của (tham tài), tham
sắc đẹp (tham sắc), tham danh vọng (tham danh), tham ăn (tham thực), tham
ngủ nghĩ (tham thùy); cũng vì bị chúng nó lôi cuốn, cho nên chúng ta
mới sa vào con đường ngũ trược ác thế ở cõi này. Muốn
rõ giá trị của Ngũ Độn Sử, xim xem Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I
cùng một tác giả thì rõ hơn. Trong Tạng Thức A Lại Da chúng ta
chứa đầy vô số chủng tử nghiệp chướng nhân quả nghiệp báo cũng do
chúng nó xúi dục gây tạo, cho nên Kinh Luận thường gọi chủng tử
này là Chủng tử Phiền Não Chướng.
b/- Ngũ Lợi Sử: là năm loại
chấp trước điều khiển, qua sự chỉ đạo của Tâm Thức Mạt Na thứ bảy
và trực tiếp hổ trợ của năm Độn Sử hành động, đồng thời chúng
giao lưu với sáu Tâm Thức bên ngoài để có chấp trước. Năm thứ Lợi
Sử gồm có: Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ và Giới Cấm
Thủ.
1>- Thân Kiến: là mê chấp
thân ngũ uẩn là yếu tố của sự sống còn và tồn tại của kiếp
người, cho nên con người bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để bồi dưỡng
thân thể của chính mình được thoả mãn những nhu cầu về xác thịt. Thí
dụ như những con người chuyên sống hướng về xác thịt (thân kiến)
thường thích tổ chức đám cưới cho mình phải được hoành tráng, bữa
tiệc phải linh đình có tánh cách quý phái, nhà cửa biệt thự phải
sang trọng, phục sức với hình ảnh giống như hoàng tử, giống như công
nương..v..v..... Những hình
ảnh này đều chứa đầy trong
Tâm Thức A Lại Da của họ, chẳng
những từ đời này kiếp này mà đã chứa đầy từ vô lượng kiếp về
trước của họ, Phật Giáo gọi những hình ảnh của Thân Kiến trên đây
trong Tâm Thức A Lại Da của họ là những thứ Sở Tri Chướng của chính
họ.
2>- Biên Kiến: là chấp một
bên, chính là chấp đoạn và chấp thường. Chấp đoạn là chấp rằng linh
hồn của con người do vật chất sanh và con người sau khi chết, linh hồn
của họ không còn tồn tại, đây gọi là chấp đoạn, Phật giáo cho
phái này là ngoại đạo đoạn kiến. Chấp thường là chấp rằng linh hồn
của con người vẫn tồn tại mãi, nghĩa là con người sau khi chết, linh
hồn của họ vẫn còn tồn tại với hình tướng là con người, và họ đầu
thai lên các cõi trời linh hồn của họ vẫn là hình tướng con người
và họ khi bị đoạ xuống địa ngục, linh hồn của họ cũng vẫn là hình
tướng con người, đây gọi là chấp thường, Phật Giáo cho phái này là
ngoại đạo thường kiến. Để làm sáng tỏ hai vấn đề đây:
a/- Phái Chấp Đoạn: linh hồn của
con người là chỉ cho sáu tâm thức (từ nhãn đến Ý thức), sự hiểu
biết này của phái chấp đoạn quá nông cạn, họ hoàn toàn không biết
chút gì đến hai tâm thức trong mỗi con người, đó là Thức Mạt Na và
Thức A lại Da. Người chấp đoạn cho rằng, sáu tâm thức mà họ cho là
linh hồn của con người đều lệ thuộc vật lý để có hiểu biết, thí dụ
như nhãn quan con người bị hư thì nhãn thức của con người đó không
còn, cũng như người mẹ mới đậu thai, con người trong bụng lúc đó
không có sáu tâm thức hiện hữu. Qua những hiện tượng vừa nêu trên,
người chấp đoạn, vội vã kết luận, linh hồn của con người đều do vật
chất sanh hay do DNA sanh, cho nên khi con người bị chết (tử), tất cả
đều mất hết, kể cả linh hồn cũng không còn, không có kiếp sau,
không có vấn đề nhân quả nghiệp báo luân hồi..v..v... Những người quan niệm như thế,
Phật Giáo cho là hạng người chấp đoạn thuộc loại biên kiến. Còn quan niệm của Phật Giáo như tthế nào?
Theo Phật Giáo, nếu đứng trên
lập trường linh hồn, tâm Thức A lại Da mới thực sự là linh hồn của
con người và sáu tâm thức vừa đề cập ở trên chỉ là tay chân giúp
cho Tâm Thức A Lại Da sinh hoạt để
tồn tại mà thôi. Tâm Thức A lại Da
chính là ông thợ kiến trúc để xây dựng con người từ hòn máu trở
thành hệ thống sinh lý và bảo trì sanh mạng của con người lớn lên
để tồn tại trong thế gian; điển hình như người xây dựng hệ thống sinh
lý của một gà con trong trứng chính là Tâm Thức A Lại Da và không
có bất cứ người nào thay thế vai trò của Tâm Thức này. Nói một
cách khác, Tâm Thức A Lại Da muốn cho con người sống thì con người
mới được sống và nó muốn con người chết là con người phải chết
không thể chống lại nó được kể cả khoa học vật lý; bên Duy Thức
Học nói lên uy quyền của tâm thức này trong sự sống chết của con
người qua câu “khứ hậu lai tiên tác chủ ông”, nghĩa là Tâm Thức A
Lại Da đây chính là ông thợ kiến trúc (tác chủ ông), nó đến trước
để xây dựng sanh mạng con người từ hòn máu trở thành hệ thống sinh
lý (lai tiên) và nó rút lui giờ chót sau khi con người chết (khứ
hậu). Muốn rõ vấn đề trên đây, xin quý đọc giả vào
trang nhà Thích Thắng Hoan (www.thichthanghoan.com) đọc bài “Con người được
sanh ra từ đâu” cùng một tác giả thì rõ.
b/- Phái Chấp Thường: là phái
chấp cho rằng linh hồn của con người vẫn tồn tại mãi với hình tướng
con người, nghĩa là linh hồn sau khi con người chết sanh lên các cõi
trời vẫn là hình tướng của con người hoặc bị đoạ xuống cõi địa ngục
cũng vẫn là hình tướng của con người không thay đổi. Bảy
đoạn hỏi Tâm (linh hồn hay Àtman) trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật
bác quan niệm này. Điển hình như trong bảy đoạn hỏi Tâm (linh
hồn), có đoạn nói rằng “Tâm nếu ở trong thân thể của anh A thì
trước khi nhìn bên ngoài, anh A phải thấy tim gan, phèo, phổi ..v..v...bên trong của
mình; còn như Tâm nếu ở bên ngoài thân thể của anh A thì nó phải
thấy mặt của anh A.”
Theo Duy Thức Học, Tâm Thức A
Lại Da chun vào hình tướng con người trở thành linh hồn của con người,
chun vào hình tướng tiên nữ trở thành hinh hồn của tiên nữ, chun vào
hình tướng con gà trở thành linh hồn của con gà, chun vào hình tướng
con mèo trở thành linh hồn con mèo..v..v.... thí dụ cho dễ hiểu, dòng điện chun vào bóng
đèn trở thành điện bóng đèn, chun vào quạt máy trở thành điện quạt
máy, chun vào TV trở thành điện TV..v..v..... Đúng như câu chuyện Đức Mục Kiền Liên, Ngài
là một trong mười đại đệ tử lớn của đức Phật Thích
Ca và cũng là người có thần
thông bậc nhất trong các đệ tử; một hôm nhân đi tham quan các cõi
trên, Ngài bay lạc vào Thế giới của Đức Phật Thế Tự Tại Vương, gặp
đức Phật đang thuyết pháp cho đại chúng, Ngài lén bước vào đạo
tràng để nghe Phật thuyết pháp, đại chúng thấy Ngài bước vào liền
xôn xao, Đức Phật mới hỏi ở dưới có chuyện gì mà ồn ào như thế?
Các đệ tử trả lời, bạch Thế Tôn! Có con trùng rất to (đại Trùng)
từ đâu đến, Đức Phật nhìn xuống liền thấy và nói rằng, đó là đệ
tử lớn của đức Phật Thích Ca đừng đụng đến; các để tử liền hỏi
tiếp, tại sao hình tướng kỳ quái thế? Đức Phật trả lời, thế giới
của họ là như thế! Phái chấp thường, vì quan niệm
linh hồn con người không bao giờ bị biến đổi hình tướng, Phật Giáo cho
là hạng người thuộc loại biên kiến.
Nói chung, Phái Biên Kiến, bao
gồm bên chấp đoạn và bên chấp thường, mỗi bên tạo nhiều chủ
thuyết để bênh vực quan niệm của mình và bao nhiêu chủ thuyết đó
đều được tàng trữ trong A Lại Da Thức, từ vô lượng kiếp về trước
cho đến ngày nay trở thành sở tri chướng kiên cố.
3>- Tà Kiến: là chấp tà giáo
và tà thuyết. Tà giáo ở thời cổ xưa có rất nhiều, như ở Ấn Độ,
nào là đạo Lỏa Thể, đạo thờ Thần Lửa, đạo thờ Bò, đạo thờ Heo,
đạo thờ Dương Vật nam giới của giống người Bhutan, của giống người
Thái Lan; đạo thờ Âm Đạo của người nữ giới nơi Ấn Độ Giáo, tôn
giáo này thờ Âm Đạo của Nữ Thần Kamakhya..v..v... ở Việt Nam nào đạo thờ Bà Chúa Xứ, đạo Dừa,
đạo thờ Tề Thiên Đại Thánh..v..v..., tất cả đều gọi chung là tà giáo. Còn Tà
Thuyết: như thuyết Đa Phu của một bộ lạc ở Tây Tạng, ở Thái Lan và
ở Hà Nam Việt Nam, thuyết Đa Thê của đạo Mormon ở Tiểu Bang Utah Hoa
Kỳ, thuyết Tiến Hoá của Darwin cho rằng, thỉ tổ của loài người là
loài khỉ tiến hoá thành; còn thuyết Tiến Hoá của Thông Thiên Học,
có phần tiến bộ hơn là ở chỗ ngoài sự tiến hoá của vật chất, còn
có sự tiến hoá phần tâm linh..v..v... Theo Phật Giáo không có vấn đề Tiến Hoá hay
Thoái Hoá, chỉ có vấn đề Chuyển Hoá lên xuống theo
vòng tròn Bánh Xe Luân Hồi trong ba cõi.
Tất cả Tà Giáo và Tà Thuyết,
mỗi bên tạo dựng biết bao luận thuyết mê hoặc con người và những
luận thuyết đó đều chứa đầy trong Tạng Thức A Lại Da làm ô nhiễm
chướng ngại Trí Đại Viên Cảnh xuất hiện để được thành Phật, Phật
Giáo cũng cho những thứ đó đều là Sở Tri Chướng.
4>- Kiến Thủ: là bảo thủ
những ý kiến cực đoan theo quan niệm của mình
của bè phái mình, chận đứng và áp đảo những điều chân thật của
cộng đồng ước muốn của xã hội mong cầu. Những người kiến thủ không
bao giờ tán thành ý kiến hay, không tùy hỷ học hạnh tốt của kẻ
khác, luôn luôn ganh tỵ, thù hiềm và tìm mọi cách phá hoại hạnh
phúc chung. Những mưu đồ, những thủ đoạn để bảo vệ lập trường mình
của con người Kiến Thủ đều chứa đầy trong Tạng Thức A Lại Da, làm
trở ngại không nhỏ trên con đường giác ngộ thành Phật, Phật giáo
cũng cho những thứ Kiến Thủ đó đều là Sở Tri Chướng.
5>- Giới Cấm Thủ: là bảo thủ
giới cấm của ngoại đạo tà giáo; tai hoạ của
giới cấm này nếu bảo thủ thì như thế nào?
Giới Cấm của ngoại đạo tà
giáo, đối với những người cuồng tín thì hy sinh hết mình cho tín
ngưỡng, không cần biết tội phước đúng sai, bảo phải liều chết để
bảo vệ lý tưởng, họ cũng vẫn tuyệt đối vâng theo; còn những kẻ cố
chấp, biết giới cấm này không đúng chánh pháp, nhưng vì quyền lợi
riêng tư, họ cũng vẫn bảo vệ đến cùng. Thí dụ, câu chuyện Trụ Vương
vì mê Đắc Kỷ bỏ quên triều chánh, cận thần Tỷ Cang ra khuyên Trụ
Vương nhưng Trụ Vương không nghe, Đắc Kỷ nghe Tỷ Cang nói xấu mình liền
nhõng nhẽo với Trụ Vương rằng, Tâu Bệ Hạ, gan của Thần Thiếp bị
yếu, ngự y nói phải cần có gan mới trị hết được, xin Bệ Hạ bảo Tỷ
Cang hiến gan cho thiếp để thiếp trị liệu; Trụ Vương ra lệnh Tỷ Cang
tự mổ bụng dâng gan lên cho trẩm; để tỏ “Trung thần bất sự nhị
huân, nghĩa là tôi trung không thờ hai chúa.” Tỷ Cang
biết Trụ Vương là hôn quân, nhưng vẫn để tỏ mình là trung thần liền
mổ bụng tự tử trước mặt Trụ Vương. Trường hợp đây nói lên
hai ý nghĩa: thứ nhất , Tỷ Cang mang bệnh cố chấp, biết vua Trụ là
hôn quân mà vẫn trung thành, nguyên vì mình có chức vụ cao nhất là
cận thần của vua; thứ hai là thuộc hạng cuồng tín cố chấp luật pháp
tà giáo “Tôi trung
không thờ hai chúa”..v..v... Hiện tượng này trong thế kỷ 21 vẫn còn rất
nhiều hạng người mang bệnh cố chấp và cuồng tín những giới cấm của
ngoại đạo tà giáo với những hình thức khác nhau, khoa học và tế nhị
hơn, không ngoài mục đích đầu độc con người mê tín dị đoan, đồng thời
họ tạo ra vô số hình ảnh tội ác trong xã hội do giới cấm tà giáo
gây nên và những hình ảnh đó có từ vô lượng kiếp về trước cho đến
này nay, chứa đầy trong Tạng Thức A Lại Da làm trở ngại cho sự thành
Phật, Phật giáo cho những hiện tượng này là Sở Tri Chướng.
Tự hỏi, qua những dữ kiện Tự
Giác, Tự Độ vừa trình bày trên, mỗi người tu hành chúng ta, tự quán
chiếu lấy, thấy mình đã xoá sạch chưa những tư liệu Phiền Não Chướng
và Sở Tri Chướng do Tư Hoặc và Kiến Hoặïc tạo nên; đã không xoá
sạch mà lại còn thâu thêm chồng chất trong Tâm Thức A Lại Da, nào
hình ảnh bạn trai, bạn gái, cháu nội, cháu ngoại, thành phố này
thành phố kia, quốc gia nọ..v..v......
Nếu thế nguyên tắc thứ nhất mà chúng ta tự xét thấy chưa hoàn
thành thì làm sao bước sang nguyên tắc thứ hai, như vậy con đường đi
đến thành Phật, mà chúng ta mong mõi lại còn
quá cách xa.
2.- Giác Tha: gọi cho đủ là giác
tha và độ tha. Giác Tha là đi độ chúng sanh giác ngộ
chân lý và độ tha cứu độ chúng sanh thoát khỏi vòng sanh tử luân
hồi trong ba cõi. Giác tha là giác ngộ trần sa
hoặc và vô minh hoặc, độ tha là cứu độ chúng sanh thoát khỏi Trần
Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc trong ba cõi. Hoặc là những
thứ mê lầm về nguyên lý, về sự kiện, về thể tánh về tướng trạng
của vạn pháp. Nguyên lý của vạn pháp, nghĩa là nguồn gốc sanh
ra vạn pháp; về sự kiện của vạn pháp, nghĩa là vạn pháp đều do
nhân duyên sanh, ngoài nhân duyên này ra không có vạn pháp; về
tướng trạng của vạn pháp, nghĩa là vạn pháp thành tướng trong thế
gian đều do nghiệp tướng làm mô hình hiểu mẫu để xây dựng. Muốn hiểu rõ vấn đề mê hoặc này, xin quý ngài hãy xem
“Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức”, trong trang nhà
www.thichthanghoan.com cùng một tác giả. Nhưng Hoặc ở đây tức
là chỉ cho những yếu tố tạo nên sự mê lầm này; thí dụ như Tư Hoặc
là chỉ cho tham, sân, si, mạn, nghi; còn như Kiến Hoặc là chỉ cho thân
kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ; những thứ này
đã
được giải thích ở trước là những
yếu tố tạo sự mê lầm cho chúng sanh. Nhưng Trần Sa
Hoặc ở đây là chỉ cho những thứ gì?
a/- Trần Sa Hoặc là chỉ cho nhân
duyên nghiệp báo của mỗi con người, nhân duyên nghiệp báo (quan hệ
nợ nần ân nghĩa) của mỗi con người. Theo tinh thần nhân duyên sanh
của Phật Giáo, mỗi con người, mỗi chúng sanh sống trong xã hội đều
có sự quan hệ lẫn nhau để sanh tồn, thí dụ, bác sĩ sống nhờ bệnh
nhân, bệnh nhân sống nhờ bác sĩ, người thương mãi nhờ người tiêu
thụ, người tiêu thụ nhờ người thương mãi, ông chủ sống nhờ công
nhân, công nhân sống nhờ ông chủ..v..v... Với tinh thần duyên sanh này,
không có vấn đề thiện nguyện mà không có mục đích, nghĩa là không
có vấn đề cho không mà không có nhu cầu. Thí dụ người ta tặng
cho mình một món quà dù lớn hay nhỏ, qua cái nhìn của nhân quả,
không phải tặng không, nghĩa là họ kính trọng mình hay nhờ mình một
việc gì đó nên mới tặng quà, nhưng mình nhận món quà đó mà làm mất
niềm tin của họ hay không đáp ứng nhu cầu của họ tức là mình đã
mắc nợ họ, kiếp này không trả thì sẽ trả kiếp sau không mất. Nhìn
sâu thêm nữa:
1>- Quan hệ nghiệp báo dòng
họ tông môn:
a)- Trước hết quan hệ dòng họ
tông môn. Quan hệ dòng họ tông môn có hai lãnh vực: lãnh vực vật
chất và lãnh vực tâm linh. Lãnh vực vật chất, thân thể của chúng
ta chính là máu huyết của cha mẹ trao truyền, thân thể của cha mẹ
chính là máu huyết của ông nội bà nội, của ông ngoại bà ngoại trao
truyền và cứ như thế trao truyền đến cao tằng tổ khảo..v..v.... Còn lãnh vực tâm
linh, cũng thế, tâm linh của chúng ta chíng là tâm linh của cha mẹ
trao truyền, tâm linh của cha mẹ chính là tâm linh của ông nội bà
nội, ông ngoại bà ngoại trao truyền và cứ như thế ảnh hưởng đến cao
tằng tổ khảo..v..v...... thí dụ dòng điện của
mỗi nhà trong thành phố chính là do dòng điện của nhà phát điện nơi
thành phố trao truyền, đòng điện của nhà phát điện nơi thành phố bị
mất điện thì tất cả nhà trong thành phố đều không có điện. Từ đây
cho thấy tâm linh của mỗi con người chúng ta vô cùng thấm thiết với
dòng họ tông môn nhiều đời nhiều kiếp không thể tách rời. Sự quan
hệ này nếu nhìn qua lăng kính nhân quả nghiệp báo
chính là do ân nghĩa sanh thành
nối kết; điển hình như trong dòng họ chúng ta có một người đau khổ
gởi thơ xin cầu cứu, chúng ta nghe được liền xúc động tâm linh và
chia xẻ ngay, bằng mọi cách hết mình ra tay cứu họ ra khỏi sự đau
khổ, đây chứng tỏ tâm linh của chúng ta vô cùng quan hệ sâu xa với
dòng họ tông môn.
b)- Còn quan hệ nghiệp báo riêng
mình, theo nhân quả nghiêp báo ba đời, con người chúng ta chính là kết
quả của kiếp trước và cũng là nguyên nhân của kiếp sau, cứ như thế
thay nhau nhân quả quan hệ từ vô lượng kiếp về trước và trải dài
cho đến muôn đời về sau, đúng như câu “Dục tri tiền thế nhân kim sanh
thọ giả thị, yếu tri hậu thế quả kim sanh tác giả thị”, nghĩa là muốn
biết kiếp trước của mình tạo nhân như thế nào hãy xem kiếp này mình
hưởng quả báo như thế đó, như bóng với hình như vang với tiếng và
muốn biết kiếp sau của mình hưởng quả như thế nào hãy xem kiếp này
chính mình gây tạo những nguyên nhân gì và những nguyên nhân đó chứa
vào trong nội tâm A Lại Da không bao giờ bị tiêu mất. Cũng theo luật nhân quả “con là nợ, vợ chồng là oan gia,
dòng họ là nghiệp báo”, quan hệ di truyền muôn đời không chấm dứt.
Thí dụ như “con là nợ”, một vợ chồng mắc nợ về con cái từ nhiều
đời nhiều kiếp về trước, nhưng nghiệp báo quy định phải trả góp 10
đứa con hay 12 đứa trong một kiếp , điều đó được thấy chính trong
người phụ nữ do nghiệp báo quy định đã có sẵn một đùm trứng gồm 10
noãn châu hay 12 noãn châu với mục đích sanh 10 đứa con hay 12 đứa con
để trả nợ con cái, phần nợ còn lại phải trả nhiều lần trong nhiều
kiếp sau, nhưng điều đáng chú ý, kiếp này một vợ chồng thay vì phải
sanh 12 đứa con để trả nợ về con cái, nhưng họ chỉ sanh 2 đứa con để
trả nợ, nghĩa là vợ chồng đó khất nợ lại 10 con cho kiếp sau; qua
kiếp sau, hai vợ chồng đây phải trả nợ 22 đứa con, nghĩa là trong đó
có 12 đứa con của kiếp này, cộng thêm 10 đứa con của kiếp trước mà
họ đã khất nợ, và cứ như thế về nợ con cái họ bị chồng chất mãi
vô cùng tận không bao giờ trả dứt; còn về các nợ ân nghĩa khác
của vợ chồng đây mắc phải không sao kể cho hết.
2>- Quan hệ chúng sanh: theo Kinh Phật thường nói “Tất cả chúng sanh là cha
mẹ nhiều đời kiếp về trước của chúng ta”, chúng ta nếu
quán chiếu ngược về trước sẽ thấy,
thí dụ chúng ta được sanh ra từ dòng họ Đinh, trải qua quan hệ nghiêp
báo từ vô lượng kiếp nơi dòng họ này chưa trả hết, lại đầu thai qua
dòng họ Lê cũng trải qua quan hệ nghiệp báo từ vô lượng kiếp nơi dòng
họ này chưa trả hết..v..v.....
cho đến ngày nay nơi dòng họ nguyễn..v..v..... cũng
chưa hết, cho đến đầu thai qua dân da Trắng, dân da Vàng, dân da Đen..v..v.... và cũng quan hệ nghiệp
báo với những giống dân này từ vô lượng kiếp về trước. Từ đó cho
thấy, đúng như trong Kinh thường nhắc nhỡ chúng ta rằng: “nhân thân
nan đắc, Phật Pháp nan văn”, nghĩa là được làm thân con người là một
việc khó và được nghe Phật Pháp là một việc khó thứ hai. Câu đầu
nhắc nhở cho chúng ta biết rằng, con người sau khi chết, theo luật
luân hồi không bao giờ đầu thai trở lại làm người lần thứ hai, câu
này đúng với câu triết học Hy Lạp nói rằng: “Con người không bao
giờ tắm hai lần cùng một dòng sông”, ý nghĩa đây đúng với câu làm
thân con người là một việc khó. Còn câu hai cũng nhắc nhỡ chúng ta
rằng, nếu được làm thân con người mà nghe được Phật Pháp là việc
khó thứ hai, điều này cũng dễ hiểu, giả sử chúng ta đầu thai qua Phi
Châu tuy được làm người dân da đen, nhưng họ chã biết gì về Phật
Pháp, cho nên gọi là Phật Pháp khó được nghe.
Qua những dữ kiện vừa trình bày
trên, nhân duyên nghiệp báo của mỗi con người quan hệ dòng họ tông
môn, quan hệ chúng sanh hữu tình cũng đủ chứng minh Trần Sa Hoặc của
người đó vô cùng bao la, vô cùng phức tạp không thể nghĩ bàn và
một đời người của họ tuyệt đối không bao giờ trả hết được, mà đã
không trả hết được thì làm sao được thành Phật.
b/- Vô Minh Hoặc: theo nghĩa của
danh từ, vô minh là không sáng suốt, không rõ chân tâm, mê mờ chân
vọng của tất cả pháp. Nhưng tánh chất của vô minh
như thế nào và vô minh khác với si mê ra sao, chưa thấy ai trình bày
cụ thể. Vô minh là mê mờ không sáng suốt nhưng không có lý
luận, không biết so sánh, nói sao hiểu vậy; còn si mê là ngu si mê muội, nhưng có lý luận, có quan niệm theo
sự hiểu biết ngu đần của mình; vô minh là ô nhiễ
nhiễm Ý Thức; vô minh ô nhiễm khắp
ba cõi, còn si mê chỉ ô nhiễm từng cá nhân của mỗi con người. Điển
hình như trong 12 nhân duyên, Vô Minh chỉ quan hệ nơi Thức Chi, tức là
Thức Tạng A Lại Da, trong lúc đó chưa có Lục Nhập Chi, tức là chưa
có sáu Tâm Thức, từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức. Cụ thể như, con
người bị vô minh ô nhiễm cho nên khi chun vào thai mẹ lúc nào không
biết, thời gian ở trong thai mẹ cũng không biết, cho đến ra khỏi thai
mẹ lại cũng không biết; trong thời gian lớn lên, con người nhờ đi
học cho nên xoá được bớt vô minh và mở mang thêm trí tuệ, càng học,
trí tuệ càng mở mang, nghĩa là vô minh càng giảm bớt lần. Con người
nếu không học thì suốt đời sống trong bóng tối vô minh, ngây thơ chả
biết gì trong thế gian. Đây là nói về sự học của
thế gian, còn nói về sự tu học nơi Phật Pháp thì trí tuệ còn khác xa
hơn nữa mà trí tuệ của thế gian không thể nào so sánh được. Thí dụ con người từ đâu sanh ra và sau khi chết sẽ đi về
đâu, trí tuệ của người đời không thể nào biết được, chỉ có trí tuệ
của Phật Pháp mới hiểu biết mà thôi.
Vô Minh là một loại tập khí
giống như nghiệp, nó được nội kết hợp thành vô số si mê của tất
cả chúng sanh từ vô lượng kiếp về trước, làm ô nhiễm Tạng Như Lai
biến thành Tạng Thức A lại Da. Si Mê của tất cả chúng sanh nội kết
vào Tạng Như lai càng nhiều thì khiến cho Thức Tạng A Lại Da lại càng
rộng lớn; ngược lại si mê của tất cả chúng sanh càng giảm thiểu thì
Thức Tạng A Lại Da càng thâu hẹp lại và Tạng Như Lai càng mở rộng
thêm.
Có thể khẳng định, Vô Minh là
một loại tập khí ô nhiễm mê mờ trí tuệ của một con người và lại
còn ô nhiễm mê mờ chúng sanh khắp cả ba cõi, cũng giống như bóng
tối mê mờ chúng sanh khắp cõi Ta Bà này. Con người có thể thoát
khỏi vô minh của cá nhân, nhưng khó khăn thoát khỏi vòng vô minh
của ba cõi, quán chiếu như thế, con đường đi đến thành Phật đối với
chúng ta còn mịt mờ nẻo trước.
Tóm lại, muốn thành một vị
Phật, tự mình phải xoá sạch những nghiệp báo của Tư Hoặc và Kiến
Hoặc trong Thức Tạng A Lại Da của chính mình và tiếp theo sau phải xoá
sạch Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc của mỗi cá nhân để làm bàn đạp
thoát khỏi vòng đai vô minh
trong ba cõi. Từ những dữ kiện vừa
trình bày trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong kiếp này,
không ai có thể được thành Phật, nếu không hoàn thành Tự Giác và
Giác Tha để hạnh Giác Ngộ được viên mãn. Muốn hoàn thành Tự Giác
và Giác Tha để được thành Phật, mỗi người chúng ta phải tu tập và
hành trì những pháp môn sau đây để xoá sạch những nghiệp báo Tư
Hoặc, Kiến Hoặc, Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc.
II.- NHỮNG
PHÁP MÔN TU TẬP:
Pháp môn tu tập và hành trì có
hai giai đoạn: một giai đoạn tu tập và hành trì để tự giác và một
giai đoạn tu tập và hành trì để giác tha. Hai giai
đoạn này có những pháp môn tu tập và hành trì riêng biệt khác nhau.
Tu tập và hành trì khác nhau. Tu
tập, nghĩa là tu học những pháp môn nào thì phải thực tập những
pháp đó cho được thuần thục trở thành điêu luyện, gọi là tu tập.
Còn hành trì nghĩa là đem những phương pháp tu tập điêu luyện kia đem ra áp dụng vào đời để lấy kinh nghiệp, đây
gọi là hành trì. Thí dụ như những người học luật phải tu học và
thực tập về ngành luật cho được thuần thục điêu luyện, sau khi thi
đậu thành luật sư, phải đem những điều luật ra hành trì để lấy kinh
nghiệm, nhưng trước hành trì, luật sư đó muốn hành nghề phải học tập
bộ luật hành nghề, nếu luật sư đó không học tập bộ luật hành nghề
thì chánh phủ không cho hành nghề luật để lấy kinh nghiệm. Ngoài đời còn có những điều kiện rắc rối như thế, huống
hồ trong Phật Giáo, muốn thành một vị Phật không phải dễ dàng đâu.
A.- Những Phương Pháp Tu Tập Tự
Giác Tự Độ.
1/- Điều kiện
trên hết là hành giả phải diệt dục, diệt dục ở đây là diệt ái
dục, tức là không được lập gia đình, còn lập gia đình tức là còn bị
ràng buộc nghiệp ái dục lôi cuốn. Theo Phật Giáo, những thế giới bị nghiệp ái dục
ràng buộc, từ cõi trời Tha Hoá Tự Tại trở xuống tận cùng là cõi
Địa Ngục, tất cả chúng sanh trong những cõi đó đều bị ái dục ràng
buộc luôi cuốn, cho nên đức Phật xếp vào một loại gọi là Dục
Giới, nghĩa là nghiệp ái dục lôi cuốn Tâm Thức A Lại Da xây dựng
chúng sanh theo cơ quan sinh lý âm dương để giao hợp nhau sanh sản con
cái, như trên các cõi trời thì có tiên ông tiên bà để giao hợp nhau
sanh sản con cái, thú vật thì có
giống đực giống cái để giao hợp nhau sanh sản con cái, con người thì
có nam nữ để giao hợp nhau sanh sản con cái, cây cỏ thì có giống đực
giống cái để giao hợp nhau sanh sản con cái..v..v... Người tu hành muốn thành Phật,
trướt hết phải diệt dục, nghĩa là phải ra khỏi nhà thế tục, tức là
ra khỏi nhà ái dục ràng buộc.
2/- Điều kiện thứ hai, bên nam
giới, phải giử 250 điều luật của Phật chế và bên nữ giới phải giữ
348 điều luật của Phật chế; những điều luật này của Phật chế nhằm
mục đích dùng nó để sói mòn dần tất cả những phiền não chướng và
sở tri chướng do tư hoặc và kiến hoặc tạo nghiệp trong Tâm Thức A
Lại Da của con người.
3/- Điều kiện thứ ba, phải tu
tập Đạo Đế của Phật dạy, tức là phải tu tập trọn vẹn 37 Phẩm Trợ
Đạo, nghĩa là phải tu tập từ thấp đến cao của 37 Phẩm Trợ Đạo, từ
Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất
Giác Chi và cuối cùng là Bát Chánh Đạo, nhờ 37 Phẩm Trợ Đạo này
của Đạo Đế mới xoá sạch được trong Tâm Thức A Lại Da những thứ
nghiệp báo phiền não chướng và sở tri chướng của Tư Hoặc và Kiến
Hoặc gây tạo. Tu theo thứ tự từ thấp Tứ Niệm Xứ đi lần lên đến
Bát Chánh Đạo, chứ không phải tu theo kiểu nhẩy vọt, nghĩa là chỉ tu
Tứ Niệm Xứ rồi tu Bát Chánh Đạo mà không cần tu qua các cấp khác
như Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc..v..v....cũng không khác nào ở ngoài đời, có số người
học nhảy vọt bổ túc văn hoá để lấy bằng cấp mà không cần học
theo thứ tự từ thấp lên cao để có chất lượng.
Những người nào hoàn thành
những điều kiện nêu trên chứng tỏ ngưới đó đã hoàn thành Tự Giác
Tự Độ, nghĩa là chính họ đã xoá sạch những thứ phiền não chướng và
sở tri chướng trong Tâm Thức A Lại Da của họ, Phật Giáo gọi họ là
bậc đã đạt đến quả A La Hán. Trên đây là những
điều kiện để hoàn thành tự giác tự độ, nếu ai tu tập mà không
thực hiện đủ những điều kiện nêu trên thì không thể gọi là tự
giác tự độ được.
B.- Những Phương Pháp Tu Tập Giác
Tha Và Độ Tha:
1/- Điều kiện thứ nhất phải thọ
Bồ Tát Giới, đây là bộ luật hành nghề cán bộ Bồ Tát, cũng như ở
ngoài đời các Bác Sĩ, các Kỷ Sư muốn ra làm Bác Sĩ và Kỷ Sư trước
hết họ phải học bộ luật hành nghề của Bác Sĩ và Kỷ Sư.
2/- Muốn hành Bồ
Tát đạo, phải tu tập 50 ngôi vị của Bồ Tát Hạnh trở thành thuần
thục. 50 ngôi
vị của Bồ Tát Hạnh gồm có: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi
Hướng và Thập Địa. Muốn rõ 50 ngôi vị của Bồ Tát Hạnh, xin quý vị
hãy xem “Bát Thức Quy Củ Tụng” cùng một tác giả, hoặc xem Tự Điển
Phật Học. Người nào tu tập thuần thục 50 ngôi vị của Bồ Tát Hạnh,
người đó trở thành Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ (tức là Bồ Tát có
chứng thực, có bằng cấp), nghĩa là một vị Bồ Tát đủ tiêu chuẩn
được bổ xứ đi cứu độ chúng sanh.
3/- Trước khi thực hành Bồ Tát
Hạnh, một vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ, phải trang bị cho mình những
hành trang sáu pháp Độ Ba La Mật của Bát Nhã. Sáu pháp Ba La Mật
gồm có: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ.
Muốn rõ sáu pháp này, hãy xem lại Kinh Đại Bát Nhã
hoặc xem Tự Điển Phật Học.
4/- Một vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ
Xứ thật hành Bồ Tát Hạnh đi độ chúng sanh nhằm mục đích xoá sạch
Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc của mình với chúng sanh để Tâm Thức A
Lại Da được trong sạch và giải thoát, cho nên phải áp dụng triệt để
tinh thần Vô Trụ của Kinh Kim Cang. Tinh Thần Vô Trụ của Kinh Kim Cang
có đoạn như sau: “Thị cố Tu Bồ Đề! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị
sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương,
vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, là nghĩa Thế
nên Tu Bồ Đề! Các vị Đại Bồ Tát phải nên như thế này để sanh tâm
thanh tịnh, không nên sanh tâm trụ nơi sắc, không nên sanh tâm trụ nơi
thinh, nơi hương, nơi vị, nơi xúc, nơi pháp, nhưng phải sanh tâm nơi không
chỗ trụ (không chỗ trụ, nghĩa là không chấp trước). Cụ thể như trong
Kinh Tam Muội Thủy Sám có kể một Quốc sư Ngộ Đạt đời Đường Ý Tông,
vì đem tâm đắm nhiễm giường trầm hương (đem tâm trụ nơi sắc) nên nơi
đầu gối bị bệnh ghẽ lỡ mặt người (nhơn diện sang).
5/- Một vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ
Xứ ở đây thật hành bồ tát hạnh đi độ chúng sanh nhằm hoá giải quan
hệ nghiệp báo Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc làm mục đích cho nên
muốn đạt được kết quả liền áp dụng bốn công thức để vào đời hành
hoạt, bốn công thức (Tứ Nhiếp Pháp) như là: bố thí, ái ngữ, lợi
hành, đồng sự; đây là bốn cẩm nang của một vị Bồ Tát vào đời thực
hành lợi tha cứu độ chúng sanh để sớm được thành Phật.
a)- Bố Thí: bố thí đây chính là
Bố Thí Ba La Mật, một pháp trong sáu pháp Độ của Bát Nhã, ý nghĩa
bố thí có nhiều kinh điển đã giải thích rõ, ở đây không cần phải
giải thích lại. Theo tinh thần Tứ Nhiếp Pháp, bố thí
không phải thương hại chúng sanh mà chính là để nhiếp hoá cứu độ
chúng sanh. Bố thí thương hại chúng sanh là bố thí cứu trợ,
nghĩa là thấy họ đau khổ nghèo đói tật nguyền, mở lòng thương hại
vận động tiền bạc đi cứu trợï, như đem tiền của, cơm ăn, áo mặc,
nhà ở..v..v... nhưng sau
đó họ sống như thế nào, làm tội lỗi gì không cần biết, đó là bố
thí thương hại. Còn bố thí theo tinh thần tứ
nhiếp pháp nhằm nhiếp hoá cứu độ chúng sanh, nghĩa là dấn thân vào
đời bằng mọi cách giúp cho họ phát huy được trí tuệ để giác ngộ và
giải thoát. Hành động nhập thế theo tinh thần bố thí nhiếp, điển hình
như ở Việt Nam, có một Ni sư đệ tử Ôn Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống,
tôi quên tên, Ni sư vào buông làng nơi giáp ranh giữa Huế, Lào và
Campuchia lập một tu viện để độ người thượng. Ni sư chụp hình gởi cho
chúng tôi nhờ chúng tôi vận động yểm trợ, chúng tôi thấy hình ảnh
những người thượng đệ tử của Ni sư lớn nhỏ đều lội suối băng rừng
tập trung về chùa, học tiếng Viêt, Tụng Kinh, nghe giảng, đông đảo
vô cùng, thấy vậy tôi với đệ tử của tôi là Thích Nữ Chủng Hạnh
phát nguyện yểm trợ cho Ni sự mỗi năm một ngàn đồng tiền Mỹ Quốc
theo sự yêu cầu của Ni sư để vận động người cất cầu cây cho người
thượng đến chùa khỏi lội suối băng rừng và còn làm những chuyện
khác. Theo Ni sư chỉ dạy, muốn gởi tiền ủng hộ Ni sư, tôi nên gởi
theo địa chỉ một Ni sư ở thành nội Huế rồi báo tin, Ni sư sẽ về đó
lãnh tiền, vì Ni sư đó là bạn của Ni sư. Sau ba năm,
tôi liên lạc được Ni sư và hỏi, ba năm rồi Ni sư có nhận được tiền
của chúng tôi gởi hay chưa? Ni sư trả lời, tôi không có nhận
đồng nào của Hoà Thượng cả! Từ đó chúng tôi ngưng
luôn không gởi nữa, thời gian sau
nghe đâu Ni sư bỏ buông làng trở về Huế. Qua câu
chuyện này để chứng minh Ni sư phát nguyện bố thí đúng là tinh thần
của Tứ Nhiếp Pháp. Ở nước Mỹ, cũng có nhiều thiện nguyện
phát tâm đến Phi Châu, ngoài việc bố thí cơm ăm áo mặc nhà ở cho
họ, lại còn dạy tiếng Anh cho họ, cuối cùng hướng dẫn họ theo đạo
Thiên Chúa. Mặc dù họ không phải đạo Phật, nhưng họ
thực hành đúng Tứ Nhiếp Pháp của Phật Giáo.
Bố thí của một
vị Bồ Tát nhập thế trước hết phải thể hiện tinh thần không trụ
tướng (vô trụ tướng), hành động không phân biệt (vô phân biệt),
phải áp dụng triệt đễ lòng từ bi để bố thí. Vô Trụ Tướng Bố thí, nghĩa là
bố thí không lập vị không làm tướng không dụ dỗ; không lập vị nghĩa
là không tỏ ra mình là người có tiền của, người ban ân huệ bắt
buộc họ phải nhớ ơn; không làm tướng, nghĩa là không khoe khoang mình
là chức vụ này chức vụ kia tỏ thái độ hách dịch trước mọi người;
không dụ dỗ, nghĩa là cho phải có điều kiện này điều kiện khác. Người bố thí không trụ tướng không bao giờ có những cử
chỉ và những hành động nói trên.
Hành động không phân biệt (vô
phân biệt), một vị Bồ Tát nhập thế bố thí không phân biệt người
thân kẻ thù, người giàu kẻ nghèo, không chia rẽ tôn giáo này, tôn
giáo nọ; bất cứ ai, hạng người nào họ miễn cần đến mình giúp đỡ
thì mình tận tình ra tay cứu trợ. Phải áp dụng triệt đễ lòng từ bi
bố thí, nghĩa là bố thí theo tinh thần tôn trọng
sự sống hạnh phúc của chúng sanh và bố thí theo tinh thần bảo vệ sự
sống của chúng sanh. Bố thí theo tinh thần đại từ tôn trọng sự sống
của chúng sanh, nghĩa là không dùng mọi thủ đoạn, mọi áp lực lấy
của người này đi bố thí cho người kia mà không có sự đồng ý của
người này; Bố thí theo tinh thần đại bi bảo vệ sự sống của chúng
sanh, nghĩa là đi bố thí cứu khổ chúng sanh không từ nan bất cứ khó
khăn nào đúng với châm ngôn của Bồ Tát Hạnh là “Đạo cần ta đến,
chúng sanh cần ta đi, không nệ gian lao, không từ khó nhọc”. Đây là
bố thí theo hạnh từ bi.
b)- Ái Ngữ: Bồ Tát thực hành Bồ
Tát Hạnh để hoá độ chúng sanh, đối với những chúng sanh có tánh
cang cường, ngang ngược, khó điều
phục..v..v...,
luôn luôn tỏ thái độ khiêm cung, tao nhã, lịch sự, nói năng ái ngữ,
nghĩa là ca ngợi những đặc điểm tốt đẹp nhất của họ, và khi trao
đổi thảo luận, phải nghe tiếng lòng của họ, đừng nghe tiếng nói của
họ (phải lắng nghe theo hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm). Một vị Bồ Tát
nhập thế phải sử dụng những cung cách ái ngữ như thế nhằm mục đích
hoá giải xoá sạch những quan hệ nghiệp báo trần sa
hoặc từ vô lượng kiếp về trước mà họ mắc phải. Người thật hành
Bồ Tát Hạnh phải quán chiếu thấy rằng, những kẻ ngang ngược luôn
luôn chống đối mình chính là những người mà mình đã mắc nợ họ từ
vô lượng kiếp về trước, giờ đây họ đứng ra nòi nợ; muốn xóa sạch
mối nợ này đối với họ, mình phải dùng những điều ái ngữ nói trên
để hoá giải đúng với lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú “Lấy từ bi
hoá giải hận thù thì hận thù bị tiêu diệt, còn lấy hận thù hoá
giải hận thù thì hận thù càng chồng chất”.
c)- Lợi Hành: Bồ Tát nhập thế để
độ chúng sanh bằng cách làm lợi ích cho người theo nhu cầu của họ
khiến cho họ sanh lòng kính mến mình và nhờ đó hướng dẫn, dắt họ
theo con đường chánh pháp. Lợi hành có hai lãnh vực: những người chưa
biết đạo Phật, chưa có đức tin với Phật Giáo, một vị Bồ Tát nhập
thế muốn họ trở về với đạo Phật để tăng năng lực công đức độ
sanh, trước hết bằng mọi cách giúp đỡ những nhu cầu họ cần đến, thí
dụ như họ thiếu thốn kinh tế để sống, đứng ra vận động hướng nghiệp
cho họ có công ăn việc làm để khỏi bị thất nghiệp, con cái của họ
không có tiền để đóng học phí, đứng ra thành lập quỷ học bổng giúp
đở con cái họ học thành tài..v..v... nhờ phương pháp lợi hành này hướng dẫn họ đi
vào con đường đạo.
Còn những người có thành kiến
với đạo Phật xem như những kiếp trước mình mắc nợ họ qua những hành
động sai lầm khi thấy mình theo đạo Phật họ
không cần tìm hiểu nguyên do liền dị ứng đạo Phật qua mình. Một vị Bồ
Tát nhập thế mình phải thương hại họ hơn thù ghét và quán chiếu
thấy họ có những nhu cầu quan trọng mà chính họ không giải quyết
được, lúc đó mình ra tay cứu giúp thọ thoát nạn rồi từ đó khéo léo
hướng dẫn họ lần hồi đi vào đạo Phật tự nhiên, đây là một cách
lợi hành nhiếp; thí dụ như đời trước cha mẹ họ với cha mẹ mình có nợ
máu, giờ đây họ tìm cách áp sát mình để trả thù, để hoá giải
mối hận thù truyền kiếp này,
mình chờ đến lúc họ gặp phải những nguy hiển sanh tử, tìm cách vận
động những người có uy quyền cứu họ thoát khỏi nguy hiểm sanh tử thì
chừng đó hận thù truyền kiếp giữa họ và mình không còn nữa vì mình
đã hoá giải..v..v..... Đây là một trong những cung cách lợi hành nhiếp nơi Tứ
Nhiếp Pháp của một vị Bồ Tát nhập thế cứu độ chúng sanh.
d)- Đồng Sự: nghĩa là tuỳ theo giai
cấp, địa vị, nghề nghiệp của chúng sanh mà hoà đồng hợp tác với
công việc của họ nhằm mục đích nâng cao trình độ nghề nghiệp đồng
thời khéo léo hướng dẫn họ lần hồi vào đạo Phật tự nhiên. Thí dụ
như họ làm công chức thì mình cũng làm công chức ngang cấp với họ
để gần gũi hướng dẫn họ lần hồi vào đạo Phật tự nhiên; họ làm
công nhân thì mình cũng vào làm công nhân để gần gũi và hướng dẫn
họ lần hồi vào đạo..v..v.....
Đây là Đồng Sự Nhiếp của một vị Bồ Tát nhập thế
cứu độ chúng sanh.
Để nhắc lại, Tứ Nhiếp Pháp là
luật pháp của các vị Bồ Tác hành hoạt để độ chúng sanh mà ở đây
không phải luật pháp của các vị tu tập để thành một vị A la Hán hay
thành một vị Bồ Tát. Trường hợp này cũng giống như
luật pháp của các luật sư hành nghề không phải luật pháp của các
sinh viên học để thành luật sư. Đem bộ luật của luật sư hành
nghề ra dạy cho các sinh viên chưa thành luật sư là một sai lầm lớn,
điều đó cũng giống như đem Tứ Nhiếp Pháp hoặc các bộ luật của Bồ
Tát ra dạy cho chúng sanh đó là một điều tội lỗi lớn, không khác
nào đem luật pháp của các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni ra dạy cho quần chúng
là một hành động tồi tệ nhất, nguyên vì quần chúng không biết loại
nào thuộc về đối trị tướng tội, loại nào thuộc về đối trị tánh
tội, cũng như loại nào hành động không bị cấm kỵ (khai) và loại nào
cấm tuyệt đối (giá), vô tình đưa họ sa vào con đường tội lỗi.
Điều quan trọng ở đây Tứ Nhiếp
Pháp ở gốc độ của vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ chưa thành Phật khác
hơn Tứ Nhiếp Pháp của vị Bồ Tát đã thành Phật hành hoạt độ chúng
sanh. Tứ Nhiếp Pháp của vị Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ hành hoạt nhằm
mục đích xoá sạch trần sa hoặc và vô minh hoặc
trong Tạng Thức A Lại Da của họ để được thành Phật, cho nên lối nhìn
tế nhị sâu xa của các vị này hàng hoạt Tứ
Nhiếp Pháp không
giống như các vị Bồ Tát đã thành Phật từ lâu áp dụng Tứ Nhiếp
Pháp. Nếu
không minh định rõ ràng về tánh chất, giá trị và ý nghĩa sâu xa của
luật pháp Phật Giáo, cụ thể như qua câu chuyện vấn đáp giữa Na Tiên
Tỳ Kheo (Nàgasena) và Vua Di Lan Đà (Milinda) thảo luận về vấn đề
giới luật của Phật Giáo; câu chuyện Vua Di Lan Đà hỏi về luật pháp
của Phật như thế nào? Na Tiên Tỳ Kheo hỏi lại luật
pháp của vua như thế nào, người biết luật mà phạm luật và người
không biết luật mà phạm luật khác nhau ra sao? Vua
trả lời rằng, người không biết luật mà phạm luật là tội nhẹ, còn
người biết luật mà phạm luật là tội nặng. Na Tiên Tỳ Kheo
trả lời rằng, đó chính là luật pháp của thế gian, là luật pháp của
vua; còn luật pháp của Phật Giáo của đức Phật thì khác hơn, người
không biết tội mà phạm tội là tội nặng, còn người biết tội mà
phạm tội là tội nhẹ. Vua trả lời, Đại Đức nói gì mà Trẩm không
hiểu! Na Tiên Tỳ Kheo đem dụ lửa cháy để giải thích tội phước, nhưng
giờ đây chúng ta đem dụ điện giựt để giải thích tội phước, người
không biết về điện mà đem tay đụng vào điện thì nhất định bị điện
giựt nguy hiểm, còn người rành về điện trước khi đem tay đụng vào
điện họ phải ngăn ngừa trước cho nên khỏi bị điện giựt; theo luật
pháp của Phật Giáo cũng vậy, người không biết gì về tội lỗi do đó
họ không sợ tội lỗi và tha hồ gây tội như nhóm du đảng, còn người
biết tội lỗi, họ không dại gì gây tội lỗi để mắc quả báo.
Tóm lại, qua những điều kiện
vừa trình bày trên, chúng ta muốn thành Phật trong kiếp này, xin nói
thẳng, điều đó hoàn toàn ảo tưởng, thiếu thực tế, mò kim đáy biển. Về phương diện tự giác, tự độ, chúng
ta xét thấy chính mình không được chút gì thành quả, vẫn còn chìm đắm
trong bóng tối tư hoặc phiền não chướng và kiến hoặc sở tri chướng
thì làm sao thoát khỏi vòng đai trần sa hoặc và
vô minh hoặc trong ba cõi. Có người bảo rằng, kiếp này chúng ta tu
hành chưa được hoàn thành xin nguyện kiếp sau tu tiếp, điều ước
nguyện này cũng hoàn toàn ảo tưởng, thật xa vời, nguyên vì theo luật
luân hồi sanh tử của Phật Giáo, khó có người nào sanh trở lại làm
người lần thứ hai (Nhơn thân nan đắc), đúng với câu nói của nhà
triết học Ly Lạp: “không có ai tắm hai lần cùng một dòng sông”; mặc
dù được làm người lần
thứ hai mà được nghe Phật Pháp lại
là một việc vô cùng khó khăn (Phật Pháp nan văn), giả sử chúng ta
được đầu thai làm người phi châu thì làm gì biết được Phật Pháp. Từ
đó, chúng ta hy vọng kiếp sau tu tiếp là một điều vô cùng mơ hồ khó
tin tưởng.
Còn đối với đức Phật Thích Ca,
chúng ta vô cùng tuyệt vọng qua sự gia hộ của người, mặc dù giáo
lý của người để lại tạo cho chúng ta có một đức tin kiên cố. Theo
tinh thần giáo lý của đức Phật Thích Ca đòi hỏi chúng ta phải tự
lực cánh sinh trên con đường giác ngộ và giải thoát hơn là nương tựa
nơi người khác. Hơn nữa trên tực tế, thế giới Niết
Bàn thanh tịnh của Ngài chỉ biết qua kinh luận mà tâm linh của chúng
ta không chút nào cảm thông, hoặc không có một vị đệ tử nào của
ngài hiện hữu để hỗ trợ. Theo chủ thuyết tự lực cánh sinh
của Đức Phật Thích Ca chủ trương, chúng ta xét qua ba nguyên tắc để
được thành Phật cảm thấy mình hoàn toàn bất lực không biết bám víu
vào đâu, không lẽ đành phải buông xuôi theo
chiều gió định mệnh. Chúng ta đi trên con đường tự lực không được thì
phải bước sang con đường tha lực hơn là bó tay
chịu trói. Thí dụ như chúng ta không đủ tiêu chuẩn đi định cư ở nước
Mỹ theo con đường đoàn tụ thì chúng ta đi định cư
ở nước Mỹ theo con đường vượt biên.
III.- NHỮNG
PHÁP MÔN TU TẬP THA LỰC.
Pháp môn tu tập tha lực tức là
pháp môn Tịnh Độ, nguyên vì pháp môn này nhờ tha lực cứu độ của
đức Phật A Da Đà, nhất là đức Phật A Di Đà phái đức Bồ Tát Quan
Thế Âm trực tiếp hộ trì chúng ta vãng sanh về cõi Tịnh Độ ở phương
tây. Cõi Tịnh Độ ở phương tây có bốn trung tâm: Thường Tịch Quang Tịnh
Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ, Phương Tiện Thánh Cư Tịnh Độ và
Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ. Trong bốn trung tâm này
có hai trung tâm nhằm huấn luyện chúng sanh để được thành Phật.
Trung Tâm thứ nhất là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ và
trung tâm thứ hai là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ. Hai trung tâm này là hai cơ sở nhằm đào luyện chúng sanh
để được thành Phật. Trung tâm Phàm Thánh Đồng
Cư Tịnh Độ là trung tâm đào luyện chúng sanh hoàn thành tự giác, tự
độ.
Độ là cơ sở đào luyện chúng
sanh trở thành Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ để trở xuống trần gian hoá
giải xoá sạch Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc hoàn thành giác tha, độ
tha để được thành Phật. Nên chú ý, Phàm Thánh Đồng
Cư Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà khác hơn Phàm Thánh Đồng Cư Độ của
Thiền Tông chủ trương. Phàm Thánh Đồng Cư ở cõi Tịnh Độ, còn
Phàm Thánh Đồng Cư ở cõi uế độ, nghĩa là ở cõi phàm phu uế độ ngũ
trược ác thế này cũng có các vị Thánh Nhân xuất hiện, nên gọi là
Phàm Thánh Đồng Cư Độ. Còn Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ, nghĩa là ở
cõi Tịnh Độ, nơi che chỡ cho những chúng sanh phàm phu mang nghiệp vãng
sanh (đới nghiệp vãng sanh); thí dụ cho dễ hiểu, Phàm Thánh Đồng Cư
Tịnh Độ cũng tương tợ như Trại Tỵ Nạn của các quốc gia tự do thành
lập. Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ chia làm ba cấp và chín cơ sở tu tập
gọi là chín Phẩm; trong chín Phẩm, bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh là
ngôi vị chứng quả Pháp Vô Sanh Nhẫn trên lãnh vực tự giác tự độ.
Sau đó chuyển qua Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ để huấn luyện Bồ Tát
Nhất Sanh Bổ Xứ để làm hành trang trên con đường giác tha độ tha.
Đến khi nào hoàn tất giác tha độ tha, Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ đó đủ
tiêu chuẩn thành Phật, nguyên vì Bồ Tát này đã hoàn thành hạnh
giác ngộ viên mãn. Sau khi thành Phật, Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ đó
muốn an trụ nơi quả vị của mình hay muốn tiếp tục đi độ chúng sanh
giống như Bồ Tát Quan Thế Âm hay Bồ Tát Địa Tạng Vương là tùy theo
sự Phát nguyện của người. Một người như chúng ta trong kiếp này muốn
vãng sanh Tịnh Độ Phàm Thánh Đồng Cư phải cần có những tiêu chuẩn
sau đây:
A/- Tín Nguyện Hạnh:
Muốn được vãng sanh Phàm Thánh
Đồng Cư Tịnh Độ phải thực hiện ba yếu tố căn bản như sau: Tín, Nguyên
và Hạnh. Ba yếu tố này người tu tịnh độ xem như ba
cẩm nang quý báu cần phải nằm lòng. Ý nghĩa ba yếu tố được
giải thích theo sau:
1/- Tín: là đức tin kiên cố,
nghĩa là tin tưởng tuyệt đối, không có chút nghi ngờ nào chen vào. Đức tin khác hơn niềm tin, niềm tin thì có
chút nghi ngờ theo sau, nghĩa là không có tin
tưởng vào vấn đề nào
vững chắc cả; một vấn đề mà còn
hỏi đi hỏi lại nhiều lần, còn thắc mắc trong đó, còn nghi vấn ở
trong tức là vấn đềâ đó chưa có đức tin kiên cố. Nhờ đức tin kiên
cố cho nên tín lực mới phát triển, tín lực một trong ngũ lực (tín,
tấn, niệm, định, huệ) và nhờ tín lực phát triển thì niệm lực Phật A
Di Đà mới tăng trưởng theo. Những đức tin đây gồm có:
a/- Tin Nhân Quả: Theo lời Phật
dạy, chúng ta có Phật tánh là nhân, vì chúng ta có trí tuệ, cho nên
chúng ta có thể thành Phật là quả, vì chúng ta đang tu pháp của
Phật; cũng như người học luật khoa là nhân sẽ trở thành luật sư là
quả; người học y khoa là nhân sẽ trở thành bác sĩ là quả; chúng ta
niệm Phật cầu về cõi Tịnh Độ là nhân thì chúng ta sẽ vãng sanh Tịnh
Độ là quả.
b/- Chúng ta tin có đức Phật A Di
Đà và có thế giới Tịnh Độ là do đức Phật Thích Ca giới thiệu. Hơn
nữa chúng ta tin tưởng đức Phật A Di Đà vẫn còn tiếp độ chúng sanh,
nguyên vì đức Phật A Di Đà còn phái đức Quan Thế Âm xuống cõi ta bà
này trực tiếp hướng dẫn chúng ta.
2/- Nguyện: là
phát nguyện, một hình thức tuyên thệ trước Tam Bảo; trước khi tu tập,
ai cũng phải phát nguyện, nhờ phát nguyện làm trợ tu tập để được
đạt đạo. Điển
hình như các thầy các cô, kiếp trước của họ, vì phát nguyện cho nên
sanh ra kiếp này thích vào chùa tu tập hơn thích lập gia đình như thế
gian, đó là họ đi theo con đường phát nguyện.
Pháp môn Tịnh Độ, sau khi có đức tin kiên cố, phải phát nguyện để
làm trợ lực trên con đường tu tập đạt đạo. Văn phát nguyện đã soạn
sẵn trong quyển “Niệm Phật Thập Yếu” của ngài Thiền Tâm, trang
99-100, nhưng theo tôi, quý vị không cần thuộc lòng nhiều bài văn
Phát Nguyện, chỉ cần thuộc lòng một bài văn phát nguyện tiết 25,
trang 102 cũng trong quyển “Niệm Phật Thập Yếu” cùng một tác giả nói
trên. Văn Phát Nguyện đó như sau:
“Ngày... tháng...
năm..., đệ tử... chúng con hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội
chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh
hiệu, bản nguyện công
đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng
niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót
thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa
biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con
được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát,
và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp
quang minh, xin đều thấy rõ.”
“Con nguyện lâm chung
không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa,
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu,
Thế Chí kim
đài trao đỡ gót,
Trong một sát na
lìa ngũ trược,
Khoảng tay
co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn,
Nghe tiếng Pháp sâu lòng sáng
tỏ,
Nghe xong liền
ngộ nhẫn vô sanh.
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà,
Khéo đem phương tiện lợi quần
sanh,
Hay lấy trần lao
làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng
tri,
Kết cuộc về sau
được thành tựu.”
Trong nguyên vì văn phát nguyện
đó, ở đoạn chót có nói rõ lời phát nguyện vô cùng trọng yếu cho
người đới nghiệp vãng sanh, đoạn chót như sau: “Không rời An Dưỡng
lại Ta Bà, Khéo đem phương tiện lợi quần sanh, Hay lấy trần lao làm
Phật sự. Con nguyện như thế Phật chứng tri, Kết cuộc về sau được
thành tựu.”. Bài sám này phải
thuộc lòng như thuộc Bát Nhã Tâm Kinh.
3/- Hạnh: là
thực hành, tức là phương pháp tu tập. Phương pháp tu
tập về pháp môn Tịnh Độ, có rất nhiều kinh luận chỉ dẫn, cũng như
có rất nhiều giảng sư giảng giải, tôi không cần giải thích lại.
Nhưng ở đây về phương diện tu tập Tịnh Độ, tôi xin đề nghị, theo sự
kinh nghiệm của mình, người tu thứ nhất phải thuộc nằm lòng Kinh Tiểu
Bổn A Di Đà và thứ hai cách niệm Phật nhất tâm.
a)- Phải thuộc nằm lòng Kinh Tiểu
Bổn A Di Đà, nguyên vì Kinh này diễn tả cảnh Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh
Độ là cảnh giới mà chúng ta sau khi trăm tuổi cần phải vãng sanh về
đó. Chúng ta thuộc lòng kinh này khi chúng ta mãn nghiệp, cảnh này
liền xuất hiện chuyên chở tâm linh chúng ta vãng sanh về cảnh giới
Phàm Thánh Đồng Cư nói trên; trường hợp này cũng tương tợ như chúng
ta di du lịch, tham quan ham thích cảnh giới nào đó thì cảnh giới đó in sâu
vào Tâm Thức A Lại Da chúng ta, khi trở về bản xứ, tối lại chúng ta
nằm mơ thấy cảnh giới đó xuất hiện trở lại dẫn dắt chúng ta đi tham
quan lần thứ hai. Vì lợi ích nói trên, người tu Tịnh
Độ phải thuộc lòng kinh này để có lợi khi vãng sanh.
b)- Cách niệm Phật nhất tâm: Tôi
xin cống hiến quý hành giả chuyên tu Tịnh Độ cách niệm Phật nhất
tâm theo kinh nghiệm của tôi. Người tu Tịnh Độ rất
cần có Phật lực, không ngoài niệm danh hiệu đức Phật A Di Dà cho
được nhất tâm. Thí dụ quý bà cụ đi chùa, ngày nào không được
đi chùa là ngày đó bà cụ buồn bực chịu không nỗi, đấy là Phật lực
thúc đẩy bà cụ đi chùa; cũng như ở ngoài đời người ghiền cờ bạc,
ngày nào không đi chỗ cờ bạc là chịu không nỗi, đấy là nghiệp cờ
bạc lôi họ đi đến chỗ cờ bạc.
*- Giai Đoạn 1: hành giả niệm
Phật muốn có Phật lực thì phải nhất tâm, nghĩa là phải đem tâm
chuyên nhất vào câu niệm Phật A Di Đà không cho phân tâm, tức là
trong khi niệm Phật tâm không được nhớ nghĩ hết chuyện này đến
chuyện kia. Muốn được nhất tâm, trước hết, hành giả phải có một
sâu chuỗi tràng 108 hạt trong tay và đến trước bàn Phật, ngồi tĩnh
tâm 5 phút, nghĩa là ngồi yên một chỗ, miệng thở ra một hơi dài và
hít vô một hơi dài để cho tâm được tĩnh lặng; tiếp theo bắt đầu niệm
Phật lần chuỗi, chú ý, miệng niệm Phật, tai nghe tiếng niệm Phật,
tâm theo dõi câu niệm Phật và mỗi lần niệm một câu Nam Mô A Di Đà
Phật thì lần một hạt chuỗi, câu niệm Phật thứ hai thì lần tiếp một
hạt chuỗi, câu niệm Phật thứ ba thì lần tiếp một hạt chuỗi; lần
đến hạt chuỗi thứ ba, tâm bắt đầu bị phân tán liền ngưng niệm Phật
nơi hạt chuỗi thứ ba và tay bấm vào hạt chuỗi
thứ ba này làm chuẩn; hành giả
ngồi đó buông xả tâm 3 phút, nghĩa là hành giả cho tâm của mình
muốn nhớ gì thì nhớ, chỉ trong 3 phút mà thôi; nối theo, hành giả
niệm tiếp 3 hạt chuỗi rồi ngưng và buông xả 3 phút, sau đó hành giả
niệm tiếp 3 hạt chuỗi nữa rồi ngưng và buông xả 3 phút; cứ niệm
Phật 3 hạt chuỗi rồi ngưng và buông xả 3 phút, cứ tiếp tục niệm như
thế đến khi hết một chuỗi tràng 108 hạt thì nghỉ và đi ngủ, nghĩa là
trong một ngày, hành giả niệm Phật được nhất tâm mỗi lần từ 3 hạt
trong một chuỗi tràng, tức là trong một chuỗi tràng, hành giả niệm
Phật nhất tâm được 36 lần không bị phân tâm. Qua ngày sau, hành giả
niệm 4 hạt chuỗi rồi ngưng và buông xả 3 phút, đồng thời tay bấm
vào hạt thứ 4 làm chuẩn; sau đó hành giả niệm tiếp 4 hạt chuỗi rồi
ngưng và buông xả 3 phút; cứ niệm Phật 4 hạt chuỗi rồi ngưng và
buông xả 3 phút; cứ như thế cho đến khi hết một chuỗi tràng 108 thì
đi ngủ. Qua ngày sau hành giả niệm 5 hạt chuỗi, ngày sau nữa niệm 6
hạt chuỗi, rồi 7 hạt chuỗi..v..v... niệm cho đến
108 hạt chuỗi mà vẫn nhất tâm và hành giả thử đi thử lại 108 hạt
chuỗi mà vẫn nhất tâm, đó là hành giả niệm Phật nhất tâm được
thành công giai đoạn một.
*- Giai Đoạn 2: giai đoạn 1 hành
giả niệm Phật lần chuỗi tràng hạt đã được nhất tâm thuần thục,
giờ đây bước qua giai đoạn 2 bỏ chuỗi tràng hạt, hành giả chỉ niệm
Phật âm thầm trong miệng trải qua nửa tiếng đồng hồ, cứ tập như thế
cho đến khi thuần thục nhất tâm.
*- Giai Đoan 3: giai đoạn tạo bối
cảnh động để trắc nghiệm niệm Phật nhất tâm của mình, nghĩa là trong
thời gian nửa tiếng đồng hồ, hành giả mở nhạc êm dịu, nhưng trong
lúc đó, hành giả vẫn chú tâm niệm Phật không để ý đến tiếng nhạc,
mặc dù tai hành giả vẫn nghe nhạc. Hành giả luyện niệm Phật nhất
tâm như thế thì Phật lực nơi nội tâm của hành giả quá dồi dào, sau
khi trăm tuổi Phật lực của hành giả sẽ hướng dẫn hành giả vãng
sanh Tịnh Độ lập tức, trong lúc đó không có nghiệp lực nào khác lôi
kéo được hành giả.
Chú ý, hành giả thực tập niệm
Phật ở giai đoạn 2 và 3 nếu không được thuần thục thì cứ áp dụng
mãi giai đoạn 1 thành công được bao
nhiêu cũng được, nguyên vì đến khi
trăm tuổi, hành giả còn nhờ tha lực hộ trì của các Thầy Cô và bạn
bè hộ niệm tiễn đưa nhất định cũng được vãng sanh.
IV.- KẾT
LUẬN:
Một lần nữa, có thể khẳng định,
muốn thành một vị Phật, người tu tập phải hoàn thành tự giác tự
độ, giác tha độ tha, hạnh giác ngộ và giải thoát được viên mãn,
nếu không được như thế thì không thể gọi là thành Phật. Đây là nguyên tắc căn bản không thể thiếu của Phật
Giáo. Trên phương diện tự giác tự độ, hành giả phải xoá sạch
những cặn bã phiền não chướng và sở tri chướng do tư hoặc và kiến
hoặc gây tạo từ vô lượng kiếp về trước trong tâm thức A Lại Da của
hành giả. Hành giả đã không xoá sạch theo
công thức của đức Phật chỉ dạy mà lại còn thâu vô đầy đặc những
thứ ô nhiễm của ngũ trược ác thế nơi cõi này thì chứng tỏ hành
giả không thể nào hoàn thành tự giác tự độ được. Thế
thì nguyên tắc căn bản giác tha độ tha của hành giả lại không thể
nào thực hiện, cho nên con đường đi đến thành Phật đối với hành giả
thật vô cùng mù mịt xa thẳm.
Hơn nữa, thế
giới Niết Bàn của đức Thật Thích Ca đang an trụ, chúng ta chỉ biết qua
khái niệm trong kinh tạng mà không cảm niệm được trong Tâm Thức. Chỉ vì hiểu biết qua khái niệm
trong kinh tạng, có một số người giải thích thế giới Niết Bàn của
đức Phật Thích Ca theo quan niệm của mình không có chút kinh nghiệm cụ
thể khiến cho các thính giả nghe đến trở nên mơ hồ, không biết thiệt
hư, hoang mang vô cùng.
Như thế, hành giả muốn thành
Phật chỉ còn có con đường vãng sanh Tịnh Độ để hoàn thành ba nguyên
tắc tự giác tự độ, giác tha độ tha và hạnh giác ngộ giải thoát
viên mãn. Chúng ta cảm thấy mình bất lực trên con đường tự lực cô
đơn, thì phải chuyển qua con đường tha lực gia hộ của các vị Bồ Tát
hộ trì, nhất là Bồ Tát Quán Thế Âm mà chúng ta đã từng giao cảm.
Tóm lại chúng ta muốn thành Phật chỉ còn đi con đường vãng sanh Tịnh
Độ là dễ dàng nhất và bảo đảm hơn.
Viết xong ngày 01.11.2019
Thích Thắng Hoan
Chùa Phật Quang
Trung tâm sáng tác và Dịch Thuật