ĐẠI CƯƠNG DUY THỨC QUÁN

*******************************

---- Giảng thuyết tại Chùa Quy Nguyên nơi Hán Dương

Vào tháng 3 năm 11---

MỤC LỤC

* LỜI DỊCH GIẢ….

I.- Dẫn Luận,

II.- Năm ngôi vị, một trăm pháp của Duy Thức Quán.

III.- Nương tựa chân có huyễn hoàn toàn huyễn tức là chân của duy thức quán.

IV.- Ngộ vọng cầu chân giác chân vọng không là của duy thức quán

V.- Không mây một chỗ mộng tỉnh nhứt tâm của duy thức quán

VI.- Năm tầng cấp của duy thức quán.

***********

LỜI DỊCH GIẢ

Trong Phật Giáo có nhiều phương pháp tu tập quán chiếu, như Thiền Quán, Ngũ Uẩn Quán, Pháp Hoa Tam Quán vân vân, trong đó có Duy Thức Quán. Trong Duy Thức Quán có nhiều nhà đã giải thích, nhưng ở đây có Quy Nguyên Tự ở

Hán Dương thuyết pháp với nhan đề “DUY THỨC QUÁN ĐẠI CƯƠNG” và được hai vị Tôn Thiệu Cơ, Triệu Hội Thù hợp ghi.

Duy Thức Quán Đại Cương, nội dung giải thích biện chứng phối hợp rõ ràng dễ tiếp thu. Điều đặc biệt, trước khi đi vào chủ đề giải thích năm lớp duy thức quán, giảng giả dẫn dắt đọc giả đi vào phương trời mới, phong cảnh mới, quán chiếu mới, nhật thức mới, để dọn đường cho bước vào quán chiếu năm lớp duy thức quán.

Trong Duy Thức Quán Đại Cương có một số danh từ chuyên môn, tôi giải thích thêm cho rõ nghĩa bằng chữ nằm nghiêng trong dấu ngoặt (……), đồng thời xin giới thiệu đến quí đọc giả nào tu thiền một phương pháp tu tạâp kiểu mới này để thực tập. Đường đi khó hay không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi sợ sông, người muốn tu dù khó khăn đến mấy quyết tâm cũng thành quả.

Một lần nữa, tôi chân thành gởi đến quí đọc giả một món quà Duy Thức Quán Đại Cương này để gieo duyên trên con đường tu tâp. Chân thành kính chúc quý đọc giả sớm thành công trong vườn hoa hương đạo.

Thích Thắng Hoan cẩn bút.

Ngày 24 tháng 12 nâm 1921

VÀO ĐỀ

I.- VẪN LUẬN

Nếu tu duy thức quán, đương nhiên phải phối hợp cùng các kinh luận duy thức của Bồ Tát Di Lặc, luận sư Bồ Tát Thiên

Thân, chỗ phát huy tín nguyện giống nhau với Bồ Tát Di Lặc, mở đầu có thể thành tựu. Bài đầu tiên nên phát tâm, với mục tiêu là tạo phương tiện: (1) Một là quy mạng Tam Bảo, để tín tâm quyết định. (2) Hai là cầu khắp cả tự lợi và lợi tha, dùng năng lực phát nguyện rộng lớn, như Thành Duy Thức Luận nói: [Cúi đầu duy thức tánh, viên mãn, từng phần chứng giác; làm tự lợi và lợi tha, khiến cho pháp trụ được lâu dài.]

Duy thức tánh đây là đối với duy thức tướng mà nói. Thức của năng lực biến hiện cùng pháp của chỗ biến hiện, tức là duy thức tướng; nhất chân pháp giới thì chân như bình đẳng, tức là duy thức tánh vậy. Nơi duy thức tánh, chỉ có Phật mới có khả năng chứng giác viên mãn, nên gọi là duy thức tánh chứng giác viên mãn. Các Bồ Tát cũng có thể từng phần chứng giác, nên gọi là duy thức tánh từng phần chứng giác. Chỗ chứng duy thức tánh, là tánh, có thể chứng tánh trí, là tướng; tổng quát đây là tánh tướng chân thật vô lậu, nghĩa là Pháp và Phật, Tăng. Phật có thể nơi Pháp viên chứng viên thuyết, Tăng có thể hoằng truyền Phật pháp, như thật tu chứng. Nên Tam bảo đây đều cần quy y. Cúi đầu tức là nghiêng mình quy mạng đến nơi đó, dùng tín tâm quyết định. Nghĩa là quy mạng Phật Pháp Tăng của tánh tướng duy thức, thực tế muốn đem thân tâm và cảnh giới quy về khuôn đúc nơi biển tánh tướng của duy thức vô lậu.

Phát nguyện lực rộng lớn, thề quyết chứng tất cả pháp tánh chân thật cứu cánh của duy thức, đó là tự lợi vậy. Quán tất cả chúng sanh đồng nương tựa nơi một duy thức tánh làm thể, dẫn đạo khắp hàm linh, mau thành chánh giác, đó là lợi tha. Chứng tánh giác đây, giải trừ phiền não, đã từ chối sanh tử, thành tựu viên mãn phước đức và trí huệ, khiến

Phật pháp khắp nơi tu hành, hạt giống Phật không dứt, đây là thông lợi tự tha vậy. Là vì nương đại tín tâm, phát đại nguyện lực, tu để nương nơi đây, tức là nhân chỗ pháp hành, phát tâm sung mãn chân thật, tự có thể không bị khó khăn bế tắc.

Là vì nương tựa đại tín tâm, phát đại nguyện lực, tu nương tựa nguyện lực đây là chổ nhân của pháp hạnh; phát tâm thật sung mãn, tự khả năng không có khó khăn bế tắc.

Như trên chỗ nói, nương tựa sức của mình quán lý. Lại có duyên sự có thể sẽ giúp đỡ thành tựu: Như đọc tụng kinh luận đại thừa, đọng tâm thánh giáo, trì niệm Bổn Sư Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, lễ bái các Thánh, để cầu nguyện gia trì; đồng thời sám hối, từ vô thỉ đến nay tất cả nghiệp chướng, khiến tu quán bị khởi nạn ma. Thí dụ như xây bờ đê, đã gầy dựng địa điểm vững chắc, lại chấn chỉnh lỗi lầm khô cạn có thể đã lâu xa. Từ nhân trợ duyên, cũng lại như thế.

Nói quán hạnh đây, tức là đầy đủ có hai phần: (1) Trí Năng Quán, (2) Cảnh Sở Quán. Lại tóm thâu hai quán hạnh đây, là có thể chứng vào chỗ then chốt, nhờ chứng vào pháp chỗ đã chứng vào, đó là quán thứ nhất, có thể đầy đủ chỗ quán thứ hai. Trí Năng Quán đây, các tông phái đều giống nhau: Thiên Thai, HiềnThủ, Thiền Tông, Tịnh Độ, không ai không phải nương tựa nơi Tâm sở Huệ của Tâm Vương Thức thứ sáu tương ưng, làm chủ thể của nó. Còn lại như năm Biến Hành và Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, cùng Tín của thiện pháp, Tâm Sở Tinh Tấn đây

II.- DUY THỨC QUÁN CỦA NGŨ VỊ BÁCH PHÁP.

Cảnh để quán đây, nơi duy thức quán chính là thông quán tất cả pháp đều chỉ là thức. Cho nên các pháp trong tất cả pháp giới đều là cảnh để quán. Nói tất cả pháp đây, rộng lớn hoàn toàn không cùng tận, thế giới mặc dầu thí dụ nó nhiều như số vi trần, sợi tơ nhiều như thế, làm sao có thể tóm thâu nắm lấy! Vì thế Đấng Từ Tôn tạo Du Già Sư Địa Luận, rút gọn thành 665 pháp, Đại Sĩ Vô Trước nương nơi Du Già đó, sáng tác Hiển Dương Luận, lại rút gọn thành 106 pháp, đến Đại Sĩ Thiên Thân liền thành lập100 pháp, dùng 100 pháp đây tóm thâu hết tất cả. Trăm pháp đây là chỗ chứng pháp của Bồ Tát Sơ Địa, chỗ chứng của sơ địa, đều là chỗ then chốt của trăm pháp, như thấy một trăm thế giới, cúng dường một trăm đức Phật vân vân, đều dùng 100 số. Nhị Địa thì 1000, Tam Địa chính là một vạn, cho đến đại giác, số không thể cùng. Là vì tu quán đương nhiên phải xác minh một trăm pháp, hiểu rõ toàn bộ các pháp, thế nào là tánh, thế nào là nghiệp, mặc dầu trong tâm đã hoàn thành quán cảnh. Nay đề cử đại cương, xác minh nó là duy thức.

Một trăm pháp, lược phân ra có hai:

1- Hữu Vi Pháp,

2- Vô Vi Pháp. Hữu Vi Pháp, lại riêng biệt chia làm hai:

1/- Pháp thật,

2/- Pháp giả.

Pháp thật có hai, Tâm cùng Sắc. Pháp giả có một, phó thác tại tâm sắc giả lập phân chia ngôi vị, tâm không tương ưng hành. Tâm lại có hai: 1] Tâm Vương, 2] Tam Sở Hữu.

Tâm vương đây, chính chỗ nói là thức. Xác minh là hoàn toàn phân biệt, là thể dụng của nó, nên gọi nó là tâm, hoặc gọi là thức. 20 luận nói: [ Tâm, ý, thức liễu biệt, gọi nó là sai biệt]. Mặc dầu tâm vương đây, là chỉ cho tám thức như nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na, a lại da.

Tâm Sở Hũu đây, không thể tự có, theo tâm vương mà có, nó cùng tâm vương tương ưng không cách ly; tâm vương là chủ, tâm sở là đầy tớ theo chủ. Nói tương ưng đây, không phải một không phải khác, nghĩa là thể tuy hai mà sự thường là một, đồng nương tựa nơi một căn, đồng duyên một cảnh. Tám thức tâm vương, nơi trong 51 tâm sở đều cùng tâm vương tương ưng mà thay đổi; tâm sở cùng thức tương ưng, theo thức mà có, nên gọi là duy thức.

Thứ đến luận về sắc pháp, nay nói là vật chất, nơi nghĩa của Phật pháp nói có hai tánh: một là tánh biết diệt, hai là tánh chướng ngại. Vạn hữu vũ trụ, trước có sáu tâm vương đối cảnh, đều có thể gọi là sắc, là đối với sáu thức gọi là liễu biệt cảnh, nghĩa là cảnh hoàn toàn khác nhau, dùng pháp số mà nói nó, là năm căn năm trần và pháp là sắc chỗ bị tóm thâu, gồm có mười lẻ một, Năm căn phát hiện ra thức làm duyên tăng thượng không chung, biến hiện năm trần làm chỗ để duyên. Nhãn thức chỗ duyên thấy đối tượng, nhĩ thức vân vân chỗ duyên nghe đối tượng, ý thức chỗ duyên không thấy không đối tượng. Nếu duyên tán vị, độc đầu, mộng trung, định trung, đều là pháp thuộc sắc chỗ tóm thâu. Các sắc đây đều do tâm biến hiện, sao lại nói điều đó! Tâm từ thể tướng làm phần tự chứng, nó tác dụng sẽ là có năng và sở, năng là kiến phần, sở là tướng phần.

Tướng phần biến hiện, chỉ kiến phần chỗ nắm lấy, tâm tự chứng biết, nên gọi là duy thức.

Lại nữa, pháp giả tâm không tương ưng hành. Hành đây tiêu biểu cho hành uẩn, che dấu không phải vô vi và sắc, thọ, tưởng, thức uẩn; tâm không tương ưng, che dấu không phải những pháp chỗ có của tâm sở. Trên đã nói tâm chỗ có, phần nhiều là hành tương ưng, nhưng so cùng với pháp chánh đây trái ngược và khác biệt nhau. Trong tâm chỗ có, ngoài ra vẫn còn thọ, tưởng, hành uẩn đều tóm thâu. Trong đây được đẳng cấp, mặc dầu ở hành uẩn mà cùng tâm không tương ưng, cho nên lập tên hành uẩn đây. Tường tận một pháp đây chỉ là tâm, sắc phân ranh giới vị trí, đối với thật pháp mà nói, nghĩa là pháp giả đây so sánh nó thuộc về bộ phận thông qua có khác: như mạng căn thuộc về phần vị của tâm, còn như sanh chỗ khác không phải mạng căn, tánh của nó thuộc về phần vị tâm sở, nếu vô tưởng định vân vân thì thuộc về phần vị tâm và tâm sở, nếu như thời, số, sanh, diệt, vân vân thì thông qua phần vị tâm và sắc. Cho nên phải biết các pháp giả đây, chỉ căn cứ nơi phần vị tâm và sắc mà thành lập, không riêng tự thể, nên cũng đều là duy thức.

Vô vi đây, không có sanh diệt, không thể biến khác, cũng không tác dụng, không thể biểu hiện; liệt kê có sáu pháp. Năm pháp tùy theo tướng mà thành lập, còn một pháp là chân như. Trong hư không đây, không phải phân không ra phương hướng, chính là trí quán không, không cảnh vô tướng, chỉ tâm chỗ biến hiện, rồi trở lại tự duyên lấy, tuy sáng chiếu sâu dày mà không phải chân như, chính là duy thức chỗ biến hiện tợ như tướng chân như. Chân như tánh đây, nó chỗ nói pháp, không thể nói suy nghĩ, cách ly tất cả tướng, không

thể nghĩ bàn, thấy không chỗ được, không thể kiến lập, đều thường như pháp, đều hiển bày khắp nơi. Đây chính là tánh chân thật của duy thức, chính là duy thức.

Các pháp của tất cả vô lượng pháp giới, chỗ thành lập đều từ một trăm pháp đây; quán một trăm pháp duy thức đây, tức là quán khắp tất cả pháp đều chỉ là thức. Trên trí năng quán cùng cảnh để quán, tức là khả năng chứng vào nơi pháp môn quán của pháp duy thức. Mà nhờ pháp môn quán đây làm chỗ chứng nhập pháp duy thức, đầu tiên là quán thấy hoàn toàn các pháp của tất cả pháp giới, đều là tướng của duy thức biến hiện, kế đến tức là cách ly tất cả tướng duy thức nhiễm ô, để chứng tánh chân thật của duy thức; thứ đến do chứng tánh chân thật của duy thức, mà có thể chiếu soi các pháp hoàn toàn như thật [Cũng như những việc không thật, tuy có mà không phải thật]; lý do là chứng hạnh thanh tịnh viên mãn thay đổi chỗ nương tựa, tánh tướng không hai, thân thể quốc độ như một, là vì cứu cánh của duy thức.

III.- NƯƠNG TỰA CHÂN THẬT CÓ KHÔNG THẬT, HOÀN TOÀN

KHÔNG THẬT TỨC LÀ CHÂN THẬT CỦA DUY THỨC QUÁN.

Vạn hữu bao la chỉ là nhất tâm; tức là nhất tâm đây, dung hợp thông suốt phàm thánh, mà có thể tùy ý xoay vần chủng tử của tất cả pháp, và của căn thân, khí giới, hữu tình và vô thình, nên gọi là thức a lại da. Thức này không phải chân không phải giả, hoàn toàn chân hoàn toàn giả, là chỗ nương tựa của chân giả, thông suốt nơi ngôi vị Phật và ngôi vị chúng sanh. Bảo trì khắp cả các pháp, chỉ có một chân tâm, nên cũng gọi là nhất chân pháp giới. Một đây dứt đối

đãi; chân đây, không biến khác, là tất cả pháp trên căn bản chỉ nương tựa nơi một chỗ, cho đến quả Phật trên căn bản chỉ cách ly chỗ cấu trược để trở thành thanh tịnh, lại gọi là Am Ma La Thức, thức đây thanh tịnh viên mãn cách ly pháp nhiễm ô, chính là nhất tâm chân tịnh của trí vô lậu tương ưng. Nhất tâm chân tịnh đây, tại ngôi vị chúng sanh tên là như lai tạng, đến chỗ như lai mới có thể chứng minh cứu cánh hiển hiện, tại ngôi vị chúng sanh bao gồm chứa tại trong tâm chúng sanh. Biểu hiện nhấttâm đây không phải hư vọng, gọi là chân, không bị biến khác, gọi là như; chân như đây đích thực chỉ thể tánh của nhất tâm đây. Trên nói Thức A Đà Na, Thức Am Ma La, Nhất Chân Pháp Giới vân vân, tuy đồng một thể, tùy theo tướng tên khác. Chỉ nhất tâm đây, thông suốt tất cả vị. Nương nơi chân có giả, nên gọi là nhất tâm sanh diệt; hoàn toàn giả tức chân, nên gọi là nhất tâm chân như. Muốn quán nhất tâm chân như, thể dụng của sanh diệt, nay riêng liệt kê đồ biểu như dưới đây:

ĐỒ BIỂU NHẤT TÂM CHÂN NHƯ SANH DIỆT.

hello

 


Trong hình vẽ, hình vòng tròn lớn, tức là tiêu biểu Nhất Tâm Chân Như --- vốn không có hình tướng, ranh giới, đo lường có thể nói, hơn hết tạo hình vẽ đo lường đây tỏ bày biểu thị sự xác định.

Thức A Đà Na là thế xuất thế gian, các pháp hữu lậu vô lậu là chỗ nương tựa bảo trì, có năng lực riêng biệt phát sanh tất cả pháp, chỉ năng lực riêng biệt đây gọi là tất cả chủng tử, làm trong vòng tròn chỗ tiêu biểu chiều dài của đường cong. Mà tất cả chủng tử đây, cũng biến khắp tất cả chỗ trong mười pháp giới. Do tất cả chủng tử đây có vô minh căn bản phát sanh ở trong, chỗ gọi là [ Do bất giác nên tâm độïng, bỗng nhiên niệm khởi], như [ẤT] chỗ tiêu biểu, nghĩa là căn bản của Mạt Na là pháp ngã si kiến. Ất mặt của nó phía trong đường mép, là chỗ tiêu biểu cho [Bính], tức là niệm niệm chấp kiến phần a lại da làm tự ngã bên trong. Như [Giáp] đường bên trong bộ phận tức là phạm vi của thức a lại da, hoàn toàn là chỗ chấp ngã ái chấp tạng của mạt na. Đồng thời a lại da lại biến khởi căn thân, khí giới, thay đổi thành thức dị thục Thức chưa chín mùi), đây là tam tế, tam tế đây thật không phân biệt trước sau, khái quát mà nói, động đây là mat na, a lại da dùng năng lực phát khởi, làm cho tất cả chủng tử, chỗ phát khởi thành thức dị thục. Bỗng nhiên một niệm tác động, vô minh tương ứng, mạt na liền chấp kiến phần (Phần tác dụng thấy) a lại da làm ngã, niệm này qua niệm kia không dứt, khiến chủng tử bên trong thức a lại da đều thành hữu lậu, là nơi hiện khởi tát cảthân căn khí giới, đây tức là nghĩa của chỗ nuơng tựa đều giả.

Theo phương diện mặt trái, mạt na nương tựa nội chủng tử a lại da , mà hiện khởi, như đồ hình [Đinh] biểu hiện, đây là ý thức. Ý thức mới hướng cùng mạt na phản nhau, mạt na hướng kiến phần a lại da, còn ý thức hướng về chỗ biến căn thân và khí giới của a lại da; mạt na sao không nội chấp làm tự ngã, ý thức lại nhận bên ngoài làm các cái ngã. Mà còn mạt na làm cho ý thức không cùng tăng thượng duyên (Duyên

tăng trưởng) để nương nhờ nơi căn, nhưng ý thức cũng có chấp ngã; tuy mặc dầu ý thức nương nơi mạt na làm căn, thật ra ý thức của chủng tử hữu lậu chỗ hiện khởi từ trong a lại da, như đồ hình đường thẳng do a lại da thông suốt phát khởi nơi ý thức.

Như đồ hình [Mậu] chỗ biểu hiện cho năm căn thân, tức là thân chánh báo. Mà căn thân đây tuy trải qua ý thức mà thành, từ chối vẫn theo chủng tử sắc pháp của a lại da mà sanh, nên căn thân đây không phải căn phù trần, chính là bốn đại thanh tịnh tạo thành năm căn tịnh sắc, làm thức chứa an nguy cùng chung tóm thâu làm tự thể. Vì sao hiện năm căn đây? Nguyên nhân mạt na chấp ngã, vì muốn có chỗ thấy có chỗ hiện, mặt chánh do tạng thức biến khởi căn thân và khí giới, mặt trái do căn thân và khí giới phát sanh ý thức, liền kiến lập hữu tình thế gian và khí thế gian. Sức của mạt na năng lực chấp trước, băn khoăn trong biển Phật có một thứ trống sức rung động có thể phát khởi làn sóng, lại như gỏ chuông sức đánh mà phát tiếng, là vì hữu tình thế gian và khí thế gian, sanh khởi, đều do mạt na động lực ngầm mà phát xuất vậy.

Như đồ hình [Kỷ] chỗ biểu hiện làm khí thế gian, tuy khí thế gian bên cạnh cũng do chấp trước nhiễn ô của mạt na, mà trực tiếp chỉ chỗ biến hiện chủng tử và chỗ duyên của kiến phần a lại da; chính là hiện tượng vi tế lưu hành chuyển hóa, sát na sát na sanh diệt không dừng, không dễ cảm thấy. Sơn hà đại địa chỗ chúng ta thấy, chính là biểu thị sự xác định thuộc tướng thô. Thì như thế nào? Do mạt na chấp trước tạng thức, biến động không dứt, tướng phần của mạt na biến hiện cũng biến động không ngừng. Phàm thuộc thân căn, khí giới, đều là như thế, mà không một sát na tạm trụ.

Như đồ hình [Canh] chỗ biểu hiện là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, năm thức, theo chủng tử a lại da trải qua mạt na, ý thức mà sanh ra. Nên năm thức trước dùng a lại da làm chỗ nương tựa căn bản, dùng mạt na làm chỗ nương tựa nhiễm tịnh, dùng ý thức làm chỗ nương tựa phân biệt, năm thức đều dùng tịnh sắc căn không nương tựa chung, mà nhiễm sắc căn lại dùng phù trần căn làm ký thác. Năm thức trước khi hiện nơi năm trần, tức là ý thức hiện cùng một lúc, nên ý thức phân biệt biến khắp năm thức vậy.

Như đồ hình [Nhâm] chỗ biểu hiện độc đầu ý thức chỗ duyên cảnh giới pháp trần. Phân biệt có ba, nghĩa là vị trí phân tán, trong định, trong mộng vân vân là vậy. Như thế tiêu chuẩn tâm của ý thức hiện tiền suy xét duyên cảnh, cách ly phân biệt nơi tùy theo niệm, tùy theo tính toán so lường, ở đây phải liền vào ý thức độc lập đứng đầu để duyên lạc tạ ảnh tử của năm tiền trần, mà không phải trở lại hiện tiền suy xét tánh cảnh. Liền do ý thức bên trong nương tựa nơi mạt na chấp ngã và trong thức tạng chứa nhóm danh ngôn, biến tạo làm chỗ hiện cảnh pháp trần cho ý thức. Phàm tướng của các thứ trần cảnh hiện tiền, đều là chỗ hiện của chủng tử a lại da; ý thức độc lập đứng đầu là chỗ duyên nơi hình ảnh cảnh của trần cảnh hiện tiền. Cảnh chỗ hiện của ý thức độc lập đứng đầu, đa phần là cảnh tương tợ mang từ cảnh vật có thật chất, tức là chúng ta hiện tiền thấy cảnh vật trước mắt.

Lại nữa ý thức nhớ lại cảnh giới quá khứ, tức là hình ảnh cảnh giới cõi trần trước mặt trải qua ý thức nhớ qua mà chứa nơi trong thức a lại da, bỗng nhiên niệm khởi, hoặc nơi trong mộng hiện khởi, đều là ý thức độc lập đứng đầu hiện khởi. Ngoại trừ vô tưởng định, tứ thiền, bát định, cũng

đều chỗ duyên cảnh của ý thức độc lập đứng đầu. Nguyên nhân không do tập khí dị thục chỗ sanh, nên không thành quan hệ nghiệp quả. Như cảnh chỗ hiện trong mộng, hoàn toàn là hư vọng, thì rất dễ thấy. Nếu do tập khí dị thục chỗ phát sanh, thuộc nơi nghiệp kiếp trước, nên có quả báo quan hệ. Tỷ như đốt pháo, đạn nương sức pháo bay lên trong không, tất nhiên đến sức pháo suy hết đạn mới rớt xuống, duyên thì bị động của sức khác, không thể tự do để dừng lại. Dị thục báo cũng giống như đạo lý này. Người thường không biết, ngộ nhận cho là tự nhiên, không biết chiêu cảm của nghiệp kiếp trước. Lại nữa cảnh giới pháp trần của ý thức đây, cũng có thể vượt ra ngoài phạm vi dị thục, mà đạt đến nơi cảnh giới không thể nghĩ bàn, do công dụng của ý thức rất to lớn vâïy.

Tổng hợp quán trên đồ hình, có thể tìm từ chân khởi giả, từ giả khởi chân, người thường không thể xác minh lý này, chấp căn thân khí giới đây cho là có thật, không biết đây đều là giả hiện của nhất tâm thức a đà na. Nhất niệm kia tâm khởi, đều nương tựa nơi pháp giới nhất chân mà có, từ vô thỉ vô minh niệm niệm không dứt, tức là pháp giới hoàn toàn vô minh không cùng tận, là vì động của nhất tâm, nên vạn pháp liền sanh khởi. Vạn pháp chuyển biến, tất nhiên chỗ hiện của duy thức, nên gọi là vạn pháp duy thức, mà thật tánh tức là chân như. Ở đây có thể dùng quán nương tựa nơi chân có giả, hoàn toàn giả tức là chân của duy thức vậy.

IV.- NGỘ VỌNG CẦU CHÂN GIÁC NGỘ CHÂN VỌNG TRỞ THÀNH KHÔNG CỦA DUY THỨC QUÁN.

Trên đã nói rõ nương nơi chân có giả, về mặt lý hoàn toàn giả tức là chân, đây lại tiến thêm nữa giác ngộ biến

hóa vọng cầu chân, nghĩa là giác ngộ chân thì vọng trở thành không. Chỗ gọi vọng đây dựa vào đâu? Dựa vào ý thức thứ sáu chỗ phát khởi cảnh tợ đới chất, tức là chúng ta hiện tiền chỗ gọi là trời đất nhân vật vậy. Nguyên do ý thức nương tựa nơi mạt na làm căn, đều chấp ngã chấp pháp, thường xuyên cùng năm thức trước nương nơi a lại da để hiện ra thân căn và khí giới, biến duyên năm trần, theo liên tục phân biệt, nguyên nhân tổng hợp cách ly mở bày kết quả, nhận làm các thứ vật thể có thật; chính là chấp điều gì cho là dài, ngắn, vuông, tròn, điều gì cho là đỏ, vàng, đen, trắng, điều gì cho là ngã, điều gì cho là không phải ngã, nhiều lớp mê vọng sai lầm, không ai có thể hạn chế hết sức! Như vọng chấp đây, là nghĩa tự tánh biến kế sở chấp. Cảnh vọng chấp đây, ở nơi ý thức cùng năm thức trước đều phát phởi trên hiện lượng,vốn không có thật, đúng là ý thức lại duyên ảnh của năm trần, mà còn tự thêm phần phân biệt vậy. Nên người tu duy thức quán, đầu tiên phải ngộ cảnh vọng chấp hiện tiền đây, đều là tự tánh biến kế chấp. Đây là bộ phận thứ nhất của ngộ nhập.

Nay lại có thể dùng mộng để thí dụ: Chúng ta khi vào mộng, hoặc thấy hoa chim nhân vật, hoặc cảm khổ vui buồn mừng, nó đương khi có điều gì mà thường không cụ bị nêu rõ chất lượng, tình nhớ thật thiết tha, sau khi đến tỉnh nam kha, đều trồng quả mơ không được. Cứu cánh chân thật là vì? Vọng là gì? Chỉ hiện tiền chỗ thấy sự sự vật vật, không phải không cốt ở là thật, mỗi mỗ gần như thật, như vô minh bị phá sứt mẻ, huệ tự mở sáng, quán ngược lại cảnh hiện tại, cũng thấy giống như trong mộng, cuối cùng không một chỗ được cả. Cho nên đối với cảnh hiện tại, trước hết quán như mộng, do ý thức làm trái ngược tính toán chấp ngã pháp

biến khắp, đúng ra thân căn, khí giới đều hư giả do thức biến hiện mà thôi. Hoặc gọi cảnh mộng là không thì tâm mộng cũng không, nên gọi là duy không, sao gọi là duy thức? Không biết tâm trong mộng, tâm khi tỉnh giấc, cảnh mộng mặc dầu khác, tâm tỉnh mộng thông suốt, cho nên tâm sau khi tỉnh mộng cũng có thể biết rõ cảnh vật trong mộng, mà muốn cầu cảnh vật trong mộng trở lại giống như cảnh vật tỉnh giấc, thì tất nhiên không thể được; vì do cảnh mộng đúng là không thì tâm mộng giả có. Cảnh đã không không cách ly tâm có, tâm có nguyên tức là chân giác, cảnh không tâm có khéo thành duy thức. Mặc dầu tâm thì có thể thông suốt điều giả, cũng có thể thông suốt điều chân, thay đổi vọng thành chân, tất cả nương tựa nơi nhất tâm. Là vì chúng ta bước vào thứ hai của duy thức.

Kìa, chỗ gọi là chân giác, dựa vào chứng biết của ý thức hiện tại mà nói. Ý thức khi hoàn toàn không hiện hành, nếu gọi là năm chỗ vô tâm, thế nào nếu không tâm thì cảnh cũng không, như thế làm sao được thành duy thức? Cho nên phải tiến thêm quán sát ý căn của của ý thức chỗ nương tựa, và chủng tử của tâm. Hơn hết ý thức nương tựa nơi mạt na làm căn, theo chủng tử của thức a đà na sanh khởi, hai thức đây thường xuyên lúc nào cũng hiện hành, ý thức cùng các chủng tử cũng nương tựa thức a đà na này tồn tại không gián đoạn, nên cho đến khi ngủ mê và ngất xỉu chết giả, ý thức mới không khởi; trong tri giác đức đoạn, mà sau khi tỉnh giấc ký ức mới có thể tiếp tục sinh hoạt, nhớ được những sự việc trải qua truớc đây, không sai lầm nhau. Có thể biết mạt na thường xuyên xét kỹ ý nghĩ so lường, niệm này qua niệm kia chấp a lại da làm tự ngã bên trong, chưa thường nghỉ; mà a lại da chịu nhận dị thục, bảo trì chủng tử, từ vô thỉ đến nay chưa

thường nghỉ. Sáu căn trần ở trước cùng tâmthức, nương tựa chủng tử của tạng thức làm nhân, nương tựa mạt na làm duyên, tiếp tục nối kết liên lục sanh khởi mà không gián đoạn. Ngoại đạo kia không biết cách quán này, bằng sức thiền định, cưỡng ép ý thức không cho hiện hành, đợi khi định lực hết, chính bị đọa sang tử lưu chuyển! Giống như người ngủ mê, ngất xỉu chết giả, sau khi tỉnh giấc nhưng lại bị ý cảnh phan duyên (phân tâm), sẽ không thể cách ly xả bỏ. Đây có thể dùng ý thức giác ngộ chinh phục đình chỉ, có thế lực ngầm khác tồn tại dưới căn điều khiển ý thức, chính là mạt na và a lại da, chúng thường xuyên thay đổi nó từ vô thỉ. Đây là ngộ nhập bước thứ ba của duy thức.

Từ vô thỉ đến nay, mạt na chấp kiến phần của thức căn bản a lại da, làm ngã thể từ bên trong, mà có pháp chấp cùng sanh, để làm vô minh căn bản. Bản thức a lai da là chỗ chấp của mạt na, biến làm thức của ngã ái chấp tàng, tiếp nhận chứa nhóm những pháp tạp nhiễm của sáu thức trước, mà tàng trử bảo trì pháp chủng tử của các tạp nhiễm đó, cố chấp không cho mất, hạ mình chịu trói buộc. Sáu thức tiếp nhận nghiệp tạo bụi trần, nếu trong gương sáng đưa tay lên ảnh hiện mà nắm lấy ảnh đó, tạng thức tiếp nhận chứa nhóm bảo trì chủng tử, nếu gương sáng diệt, cố nắm lấy tay của nó làm cho ảnh ở lại. Che lấp tạng thức không cho sáng tỏ là do vô minh căn bản, vô minh căn bản, một khi sáng soi, thì thức a lại da chuyển thành am ma la thức của thanh tịnh ly khai dơ bẩn; thức đây tùy ý bảo trì tất cả pháp mà không làm chỗ che lấp của tất cả pháp, gương trí tương ưng, được đại tự tại. đây là cứu cánh của duy thức quán.

V.- KHÔNG MÂY MỘT CHỖ MỘNG TỈNH NHẤT TÂM

CHỈ DUY THỨC QUÁN.

Hợp lại hai cách quán trên dùng thí dụ để xác minh:

1/- Dụ nương nơi chân có giả, hoàn toàn giả tức là chân, nghĩa là nương nơi không có mây, hoàn toàn mây tức là không, mây có không phải tự có, nương nơi không có vậy. Không của không mây dụ tâm nhất chân, không khởi căn thức thân khí hoàn toàn như hư không, căn thức thân khí khởi như trong không sanh mây, lập tức hiện ra tướng tối tăm mờ ám. Mặc dầu mây không theo hư không sanh mà theo hơi nước sanh, dụ căn thức thân khí không theo chân như sanh, mà theo thức a đà na và tất cả chủng tử sanh vậy. Hơi nước do ba động mà đọng lại làm mây, tức là bản thức do mạt na và vô minh chuyển động mà hiện ra các uẩn các giới vậy. Mây kia là giả, nguyên là không thật thể, do so sánh nương nơi khác mà khởi tánh, giả không ly khai chân, như mây nổi trên không, mà không tự không thể nói vậy. Mặc dầu mây khởi nơi không, thật không trở ngại nơi không, dùng mây tại chỗ, không chưa từng không tại chỗ. Hơn nữa, không rộng lớn vô biên, mảnh mây sao đủ che lấp, chẳng qua người thường mắt chỉ thấy dưới hiểm hóc, một là mây chỗ trong chuồng đậy nấp, tức là không thể thấy khắp, chỉ thấy tướng mây trong không của nước trong. Giả sử có người đứng ở nơi mây biểu hiện, thì mây tự nổi mờ ám, ánh sáng tự mờ dày đặc, tướng hoàn toàn không liên quan. Dụ đây thức sanh các pháp, không biến chân như, nếu vọng chấp ngã pháp, theo nghiệp lưu chuyển, thì không hiển tánh chân như. Giả sử một ngày nào giác ngộ, thì giả tự hư vọng, chân tự thường vắng lặng, vô tướng cũng hoàn toàn liên quan. Chính nghĩa trên, có thể

dùng hư không rộng lớn, dụ như thân pháp tánh của như lai, dùng hư không xác minh thân, như lai dụ thân tự thọ dụng, dùng mây ráng khởi lên, dụ thân tha thọ dụng và thân ứng hóa. Nhưng mây có màu sắc sáng, sáng soi mắt nhân tâm, là làm mây khanh, mây thụy, không phải mây điểu, mây nông vậy. Hơn nữa Phật ứng hóa như mây, nên thân, nên cõi đều đồng giả hiện, chư Phật chứng chân, chân có thể dung nạp giả, chúng sanh ở nơi giả, giả cũng hàm chứa chân. Chân giả không hai, thì tánh chân tức là tánh giả, không và mây không hai, thì xứ không tức là xứ mây; giả tức là đồng chân, chân tức là đồng giả, chân giả hợp nhau, giả giả hợp nhau, chỗ gọi là chân tục không hai của lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, đây là cách quán vậy.

2/- Dụ ngộ vọng cầu chân giác chân vọng không, nghĩa là ngộ mộng cầu tỉnh, giác tỉnh mộng không. Như quán vật hiện tỉnh, đều đồng cảnh mộng, thì vật trong mộng cũng đồng cảnh tỉnh. Mộng không biết mộng, là vì trong vọng chấp vọng, định tỉnh chấp tỉnh, cũng lại chưa ra khỏi trong mộng. Cảnh tỉnh cảnh mộng, không cách ly nhất tâm, là nhất tâm trực tiếp thông suốt thế gian và xuất thế gian, Tổng trì mười pháp giới mà không thể dùng phân biệt. So sánh dùng mộng làm dụ: Bồ Tát Sơ Địa, biết mộng mà chưa cách ly tướng mộng, Bồ Tát Thất Địa trở lên, tỉnh mộng mà chưa cách ly tướng tỉnh mộng, theo sau Kim Cang tâm đến Phật Địa, mới có thể đại giác, mộng hay tỉnh không ngăn ngại. Chúng sanh tại mê vọng trong điên đảo, mộng hay tỉnh đều mộng, chư Phật tùy duyên mà độ chúng sanh, tỉnh hay mộng đều tỉnh. Là đồng cảnh nhất tâm, mà phàm thánh thấy lẫn nhau, đều không ngang nhau.

Lại nữa, dùng tâm làm dụ: tâm trong mộng là tâm phàm phu, tâm trong mộng biết mộng là tâm bồ tát tâm tĩnh giác mộng, Phật cũng vậy; tuy mặc dầu ba thứ tâm cảnh, nhưng là chỗ hiện chỉ nhất tâm. Hơn nữa cảnh trong mộng do tâm chỗ hiện, cảnh trong tĩnh giác cũng do tâm chỗ hiện, cho nên tâm trong mộng chính là tâm khi tỉnh giác, tâm chúng sanh tức là tâm Phật, [ Tâm Phật tâm chúng sanh tâm mộng, ba không sai biệt]. Nhất tâm hiện khởi, tức là thể hoàn toàn của tâm, đều không phải phần nhỏ, sở dĩ Phật có thể biến khắp pháp giới mà độ chúng sanh, chúng sanh cũng do đây đủ tạo mười pháp giới, mà chung cuộc có thể ngộ nhập tri kiến của Phật.

Tóm lại hai nghĩa trên, nói đổi lại, cũng có thể rằng, không có mây chỉ còn một không, tỉnh giác mộng chỉ còn một tỉnh giác, thành là nhất chân pháp giới không chướng ngại của duy thức quán. Lại nữa tiết mục trên chỗ giảng giải cũng như làm thứ lớp dần dần, trong đây chỗ nói phương pháp làm viên dung. Thì thế nào? Chúng sanh và Phật không hai, không và mây chỉ còn một không, chân và vọng đều tiêu tan hết, mộng và giác chỉ còn một giác, đây là nhất tâm viên mãn của duy thức quán.

VI.- NĂM LỚP THỨ TỰ CỦA DUY THỨC QUÁN.-

Trên lại nhiều lần suy tìm nói rõ lý duy thức quán, không ngoài nơi từ vọng mà hiển chân, tức là chân mà không giả, trở về đến chân giả nhất tâm, nhất tâm thật tướng của chân giả. Là thật tướng chỉ có m

g dần dần. Nay lại căn cứ nơi cổ đức chỗ dự thảo của “Năm lớp duy thức quán”, đề ra tuyên bố lại nghĩa này.

1/- Trừ bỏ hư vọng còn lại chân thật của duy thức quán. Như thế nào trừ bỏ hư vọng còn lại chân thật? Tức là trừ bỏ hư vọng của biến kế sở chấp (Chỗ chấp trước tính toán biến khắp), mà còn tồn tại thật có y tha khởi ( Nương nơi nhân duyên sanh khởi) và viên thành thật (Thành tựu chân thật viên mãn). Trước đã nói biến kế sở chấp, như nhận cảnh mộng làm cảnh thật, như chấp mây cho là thể vững chắc, nhưng chỉ là hư vọng; tánh y tha khởi, như tâm hiện cảnh mộng, như mây nổi trên không, giả không cách ly chân mà không có tự thể. Đây nói rằng trừ bỏ hư vọng của biến kế chấp, mà còn lại y tha khởi, viên thành thật, dùng song qnán chân tục nhị đế, mà chuyên trừ bỏ hư vọng chấp trước. Chính nói tục đế, y tha khởi cũng là thật, cũng chính nói nghĩa thù thắng, viên thành thật mới là thật, đối với hư vọng là nói thật, là vì đối với không có tướng của duy thức quán. Lại kế đến, hai đế lại là hai pháp môn tánh tướng, tướng nương nơi tánh mà thường hiển bày, tánh cách ly tướng mà thường trụ. Khởi Tính Luận nói: [Nhất tâm sanh diệt môn] tức là y tha khởi tánh, [ Nhất tâm chân như môn] tức là viên thành thật tánh; hai đây đều không cách ly nhất tâm, đây là duy thức chỗ thành lập.

2/- Xả bừa bãi giữ lại thuần duy thức quán, tất cả pháp đều cách ly thức, thức chia tâm cảnh, cảnh riêng biệt trong ngoài. Trên nói rằng trừ bỏ hư vọng, chỉ trừ bỏ tâm chấp cảnh hư vọng, đây nói xả bừa bãi, chính đem cảnh tướng phân biệt của nội tâm duy nhất đều xả bỏ. So sánh lại tiến thêm

một tầng. Mặc dầu ngoài tâm vốn không có cảnh, phàm chỗ duyên đều là tướng phần nội tâm, năng lực duyên đều là kiến phần, tất nhiên tổng quát nơi trong 100 pháp, nay chính 100 pháp bỏ đi 11 sắc pháp, 24 bất tương ưng pháp, sáu vô vi pháp của biến tướng để duyên; chỗ lưu lại đây là Tám Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở. Lưu lại tâm năng duyên, xả bỏ cảnh chỗ duyên, là vì năng duyên và sở duyên tương đối của duy thức quán.

3/- Tóm thâu ngọn ngành quy về cội gốc của duy thức quán. Tâm và tâm sở pháp đều phân thành gốc và ngọn, gốc đây là tự thể của tâm, ngọn đây là tướng phần kiến phần chỗ hiện trên tự thể. Trên tuy đã xả tướng phần, cũng như còn lại dụng của kiến phần, đây là tóm thâu tướng và kiến hai phần kia chính quy về thể của tâm thức. Thể của tâm như thế nào? Tức là tự chứng phần vậy. Nghĩa là tóm thâu nắm lấy tướng phần và kiến phần của tâm thức trên, mà quy về tự chứng phần. Dùng khuyến khích mở mang vào lý, so sánh hai tầng trên lại tiến lên một tầng nữa. Chính là thể và dụng tương đối của duy thức quán.

4/- Ẩn nấp, yếu kém, hiển bày thù thắng của duy thức quán, tâm vương tâm sở thù thắng yếu kém cách xa vô cùng, tâm vương thì thù thắng, tâm sở thì yếu kém, nguyên vì tâm sở chỗ của tâm vương phụ trách lãnh đạo. Chính là nói nghĩa thù thắng, hiển bày tâm vương của chủ thể, còn tâm sở thì tánh lệ thuộc ẩn nấp, cũng do rộng mà rút gọn, từ thô đến lý tinh tế. Để tiện lợi cho phép quán mà thôi. Đến đây lại bỏ 51 tâm sở, chỉ còn lại tám thức tâm vương, là làm chủ chỗ tương đối của duy thức quán.

5/- Trừ bỏ tướng chứng tánh của duy thức quán. Tâm vương tuy được tôn vinh, có sự có lý: Sự đây, tướng dụng sai biệt, tất nhiên phải trừ bỏ; lý đây, pháp tánh không sai biệt, tất nhiên phải chứng. Là vì sự lý tương đối, sự tận thì lý hiển, trí không có chỗ chứng đắc, nhập chân duy thức của duy thức quán.

Năm lớp duy thức quán trên, tổng hợp đối chiếu lý tánh của nó có thể rút gọn làm ba nghĩa:

(a) Pháp hư vọng của duy thức do tính toán so lường biến khắp, thuộc tánh vọng chấp, thì cần nên cách ly trừ bỏ.

(b) Pháp thế tục của duy thức làm duyên cho nó nương tựa, thuộc tánh duyên khởi, là nên thay đổi để được thanh tịnh.

(c) Chân thật viên mãn là pháp nghĩa thù thắng của duy thức, thuộc tánh chân thật thù thắng, thì nên khai triển hiển bày. Chính ba nghĩa đây, lại có thể gút gọn lưu lại còn hai pháp: Một là thế tục, hai là thắng nghĩa. Mà hai pháp đây lại có bốn nghĩa: là [ hư vọng ], [ đạo lý ], [ chứng đắc ], [ chân thật ]. Do hai pháp đây dung thông lẫn nhau thành bốn nghĩa:

(1) Tầng cấp (trùng) thứ nhất là thế tục hư vọng

(2) Tầng cấp (trùng) thứ hai là đạo lý thế tục kiêm tóm thâu thắng

nghĩa ( danh ngĩa thù thắng) hư vọng.

(3) Tầng cấp (trùng) thứ ba là thế tục chứng đắc kiêm tóm thâu đạo lý thắng nghĩa.

(4) Tầng cấp (trùng) thứ tư là thế tục chân thật kiêm tóm thâu chứng

đắc thắng nghĩa.

(5) Tầng cấp (trùng) thứ năm là chân thật thắng nghĩa. Chỗ gọi [ hư vọng ], là cần cách ly xả bỏ. [ đạo lý ] là phải liễu ngộ thông đạt.

[ chứng đắc ] là có tu hành, có thành công. [ chân thật ] là không đối đãi, không biến đỗi. Tùy một pháp nào, không chẳng như thế, bản tánh của các pháp, là tánh duy thức. Tuân theo quán tưởng đây, người kia cũng có thể nhờ ngộ duy thức mà chứng chân như vậy.

(Tôn Thiệu Cơ, Triêu Hội Thù Hiệp Ký) (Phật Học Viện Ấn Đơn Hành Bản).

Dịch xong ngày.. 24..tháng ..12.. năm 2021

CHÙA BẢO PHƯỚC

Trung Tâm Phiên Dịch và Trước Tác