PHẬT PHÁP
TỔNG HỢP ĐÀM LUẬN CHỌN LỰA.
(Thấy
trong đặc san Hải Triều Âm, quển 3, số 12)
--- Sáng
tác tháng 12 năm 11 ---
*******************
Trước kia Pháp sư Khuy Cơ đã trước tác duy thức đơn giản,
nơi Pháp Uuyển Nghĩa Lâm lại có sáng tác Tổng Khoa Giản Chương. Mới thu được xem Duy Thức Quyết Trạch Đàm của cư sĩ Cảnh
Vô, 1089, cùng ý của tôi vẫn không gián đoạn. Mặc dầu chỉ dùng
chuyên một Tông Duy Thức Đàm, tuy không thể gom góp tổng hợp nơi
Phật pháp của sự sắp xếp, thì cũng như làm chọn lựa của sự chọn
lựa! Nên Phật pháp ngày nay tổng hợp chọn lựa đàm
luận, liền đối với Duy Thức Quyết Trạch Đàm của cư sĩ Cảnh Vô sáng
tác.
Ngày nay sáng tác Phật Pháp Tổng Quyết Trạch Đàm, sẽ
dùng gì làm mẫu mực mà căn cứ để quyết định? Đáp rằng: Căn
cứ nơi ba tánh. Bởi vì ba tánh tuy cương lĩnh lớn của
Tông DuyThức, thật ra nó nương tựa thông qua của pháp năm thừa, cho
nên hôm nay căn cứ nơi mẫu mực của tất cả pháp để chọn lựa.
Mà trước khi chọn lựa, phải tóm lược rõ rành đại
khái của ba tánh.
(1)-
Biến kế sở chấp tự tánh: Nó có thể tính toán so lường biến khắp
mà xoay lại chấp trước, đây là hai thức, thức thứ sáu và thức thứ
bảy, cùng các tâm sở tương ưng phiền não. Nó chỗ tính toán so lường
biến khắp đây, là nương nơi tất cả pháp y tha khởi tính toán so lường
biến phắp, những pháp
không thể thích hợp như nó so lường, hoặc tăng ích,
hoặc tổn giảm, điên đảo chấp tánh viên thành thật. Nếu đạt đến chỉ
y tha khởi mà không khởi hai chấp tăng trưởng hay tổn giảm, cố nhiên
không làm trở ngại biến kế vậy! Nhưng tự tánh biến
kế chấp chính là xoay lại chấp trước, xoay lại chấp trước bị hoá
giải tức là không còn chỗ gọi tự tánh biến kế chấp. Y tha khởi của chỗ biến kế và viên thành thật của chỗ
chấp trước, tóm lại chỉ là hư vọng.
(2)- Tự
tánh y tha khởi: Pháp của y tha khởi là pháp hữu vi
của tất cả hữu lậu vô lậu: Dùng tướng dụng và bất không mà tự
thể không thật làm tự tánh của nó. Chữ tha chỗ nương tựa của nó,
nếu phân biệt mà nói, là các duyên; nếu bao quát mà nói thì tất
cả pháp tạp nhiễm đều nương nơi nó mà sanh khởi và cũng nương nơi nó
mà xoay lại chấp trước; tất cả pháp thanh tịnh đều nương nơi nó mà
sanh khởi và cũng nơi nó mà sanh khởi chánh trí. Mặc dầu xoay lại
chấp trước do mê chân theo trái với chân rồi
theo đó mà sanh khởi, còn chánh trí do ngộ chân thuận theo chân rồi
theo đó mà sanh khởi. Thời gian nói tiếp, nghĩa là trái với chân kia theo đó các pháp tạp nhiễm do năng lực mê chân
theo đó thường xuyên hành động vô minh sanh khởi; pháp thanh tịnh
thuận theo chân, do ngộ hai không của chân như mà sanh khởi, đều đó
cũng không thể được.
(3)- Tự
Tánh Viên Thành Thật: Chính là thể của tất cả pháp thành tựu chân
thật viên mãn, do không dư thừa, không biến hoại, cách ly hư vọng
làm tự tánh. Không biến hoại che dấu không phải y tha
khởi, cách ly hư vọng che dấu không phải biến kế chấp, không dư thừa
tiêu biểu viên thành thật. Nếu
nương tựa biến kế chấp khiến cho đoạn trừ y tha khởi, chỗ
thanh tịnh khiến cho đoạn trừ thanh tịnh để nói viên thành thật, thì
chỉ vô vi chân như chính là viên thành thật. Nếu bao gồm năng lực
thanh tịnh khiến cho năng lực đoạn trừ thanh tịnh để nói viên thành
thật, thì cũng bao gồm tóm thâu vô lậu hữu vi
là viên thành thật. Nếu chỉ vô vi là viên thành thật, thì quả Phật
đầy đủ hai tánh viên thành thật và thanh tịnh y tha, hoặc bao gồm
cách ly tánh biến kế của chấp trước –-- đây là Duy Thức Tông; nếu
tóm thâu vô lậu hữu vi là viên thành thật, thì quả Phật chính là
tánh viên thành thật --- đây là Chân Như Tông. Có chỗ dùng chân
như, vô vi, cùng viên thành thật, so sánh quán
bình đẳng như nhau, nên cũng gọi quả Phật chính là chân như hoặc chính
là vô vi --- đây là kinh luận Chân Như Tông.
Căn cứ
ba tánh đây để chọn lựa pháp tạng của Phật, nói tóm tắt pháp tạng
là nói tướng nông cạn của y tha khởi khi chưa thay đổi biến kế chấp,
thì giáo nghĩa nhân quả tội phước của nhân thừa thiên thừa, cũng như
thế gian xuất thế năm thừa cộng chung pháp Phật cũng bị biến đổi
vậy. Căn cứ ngã chấp pháp chấp của biến kế, để phá trừ chấp nhân
chấp ngã của biến kế mà xả bỏ y tha khởi, thì giáo nghĩa khổ, tập,
diệt, đạo của Thanh Văn Thừa; cũng như Phật pháp chung của ba thừa
xuất thế thảy đều không còn. Cho đến pháp Phật Đại Thừa không cộng
chung các Thừa, thì đều viên dung ba tánh mà
biến khắp không cùng tận vậy. Nhưng Đại Thừa thi hành thiết lập mà
nói giáo nghĩa chỗ nương nhờ là điểm của chỗ Tông hướng đến là một
trong ba tánh đều thù thắng biến khắp, phân tích nó thì thành ba
loại:
(1)- Một
là một phần nương nhờ tự tánh biến kế chấp mà thi hành thiết lập
ngôn giáo, nhưng phá không cho thiết lập, để diệt sạch biến kế
chấp, là được chứng viên thành thật mà lại hoàn toàn nương y tha
khởi. Đây dùng 12 môn, môn giữa của bách luận làm đại biểu cho 12
môn, chỗ Tông hướng đến là nơi tất cả pháp trí đều không đạt được,
tức Tông này chỗ gọi là Vô Đắc Chánh Quán, cũng tức là ma ha bát
nhã; mà giáo nghĩa của nó dùng năng lực khởi hành chứng đến công
dụng tối thắng.
(2)- Hai
là một phần nương nhờ tự tánh y tha khởi mà thi hành thiết lập ngôn
giáo, có phá có lập, nếu có thể sẽ tất cả pháp y tha khởi như
thật đã rõ ràng, thì biến kế chấp tự khiến cho viên thành thật tự
chứng. Đây dùng Thành Duy Thức Luận làm đại biểu cho nó; chỗ Tông
hướng đến là ở tất cả pháp đều do duy thức biến; mà giáo nghĩa của
Tông này có thể dùng xây dựng lý phát hành làm dụng tối thắng.
(3)- Ba
là một phần nương nhờ tự tánh viên thành thật mà thi hành thiết
lập ngôn giáo, chỉ lập không phá, dùng khai thị quả vị chứng đắc của
viên thành thật khiến phát khởi tín tâm, dùng kế sách phát khởi
nhân địa tín tâm và của viên thành thật khiến mông cầu chứng đắc,
thì biến kế chấp tự nhiên cách ly xa mà y tha khởi tự nhiên thông
suốt. Đây dùng Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, các kinh, Khởi Tín, Thật Tánh
các luận làm đại biểu cho viên thành thật; chỗ Tông hướng đến là
ở tất cả pháp đều là chân như; mà giáo nghĩa của chân như dùng có
thể phát khởi tín tâm mông cầu chứng đắc để làm công dụng tối
thắng.
Tông
chủ của Đại Thừa Tam Tông là pháp sư Khuy Cơ thường tóm lược hiện
tại Ngài nói nơi Duy Thức Chương rằng: [ Tông
chủ tóm thâu pháp quy vô vi, nên nói tất cả pháp đều là Như vậy.
Tông chủ tóm thâu pháp quy hũu vi, nên nói
các pháp đều Duy Thức. Tông chủ tóm thâu pháp quy
giản trạch, nên nói tất cả đều là Bát Nhã] (Pháp Uyển Nghĩa Lâm
Chương, quyển ba). Tóm thâu pháp, nghĩa là tóm
thâu tổng quát tất cả pháp trong pháp giới đều rỗng không không
cùng tận. Điểm cốt yếu của Tông chủ, hoặc tại chữ Như, hoặc
tại Duy Thưc, hoặc tại Bát Nhã, mà do Tông chủ kia
chỗ tóm thâu tổng quát của tất cả pháp đều rỗng không không giống
nhau, cho nên ba Tông tóm thâu pháp khắp cùng tận. Thí dụ, chỉ một
chánh phủ trung ương của Trung Hoa Dân Quốc, hoặc thiết lập tại Bắc
Kinh cũng tóm thâu tổng quát toàn quốc này, hoặc thiết lập tại Hán
Khẩu cũng tóm thâu tổng quát toàn quốc này, hoặc thiết lập tại Nam
Kinh cũng tóm thâu tổng quát toàn quốc này; chánh phủ trung ương có
thể thiết lập nơi mà ông có thể tóm thâu tổng quát, mặc dầu có
khác ở chỗ hoặc Bắc Kinh, hoặc Hán Khẩu, hoặc Nam Kinh, toàn quốc
của nó chỗ tóm thâu tổng quát thì không khác vậy. Trước kia thường
dùng ba Tông này phán xét học phái của tám nhà đại thừa của Trung
Quốc, ngoại trừ các Tông khác như Tịnh Độ, Luật Tông, Gia Tường, Từ
Ân, Thiền Tông, Thiên Thai, Hiền Thủ, Mật Tông, gồm tám nhà, làm
tiêu biểu như dưới đây:
Mặc dầu
ba Tông này tổng quát tóm thâu tất cả pháp đều không để lại,
chúng dùng phương pháp thi hành thiết lập ngôn giáo, thì nơi chỗ nương
nhờ ba tánh để có mở rộng, nhưng muốn tách ra để thu hẹp cho nhỏ
lại.
Tông
Bát Nhã mở rộng tối đa, mà tánh biến kế chấp thu hẹp nhỏ lại, còn
lại hai tánh y tha khởi và viên thành thật; phàm gọi là tưởng đều
tóm thâu vào biến kế chấp, mà tuyệt đối không được dùng y tha khởi
và viên thành thật. Cho nên Tông Bát Nhã này nói ba
tánh, biến kế kiên quyết biến kế, y tha, viên thành cũng thuộc nơi
biến kế.
Tông Duy
Thức mở rộng tối đa y tha khởi tánh mà thu nhỏ lại hai tánh, dùng
quả Phật hữu vi vô lậu, còn biến kế chấp tóm thâu vào y tha khởi;
chỉ do năng biến kế mà khởi năng chấp, sở chấp làm biến kế chấp
và chỉ dùng thể vô vi làm
chân như. Nên Tông Duy Thức này nói ba tánh, y
tha kiên quyết y tha, biến kế, viên thành cũng thuộc nơi y tha vậy.
Tông
Chân Như mở rộng tối đa tánh viên thành thật mà thâu nhỏ lại hai
tánh kia, dùng hữu vi vô lậu và cách ly biến kế chấp đều tóm thâu
vào viên thành thật, lại còn tóm thâu vào nơi chủ của chân như vô
vi; chỉ dùng pháp vô minh tạp nhiễm làm y tha và biến kế. Nên Tông này nói ba tánh, viên thành kiên quyết viên
thành, biến kế, y tha cũng thuộc nơi viên thành vậy.
Mặc dầu
ba Tông này tuy có trực tiếp, nếu theo kế sách phát huy quán hạnh
mà đoạn trừ vọng chấp thì nên dùng Tông Bát Nhã làm thích hợp tối
thượng, chẳng hạn điều cần yếu là quy tắc mà lại bài trừ bên
ngoài và an lập bên trong. Nếu theo kiến lập học lý mà bảo trì ấn
chứng lời nói thù thắng, nên dùng Tông Duy Thức làm thích hợp tối
thượng, chẳng hạn thành lập điều trong bộ phận mà lại nơi giao thông
chiếu sáng thích ứng. Nếu theo quyết định tín nguyện mà đến thẳng quả
Cực Lạc nên dùng Tông Chân Như làm thích họp tối thượng, chẳng hạn
kiến lập bộ phận chỗ cao để nhìn xa hướng về. Cần yếu, nơi giáo
nghĩa dùng Tông Chân Như làm tối cao và nơi giáo nghĩa dùng thành mỗi
mỗi lợi ích làm sau cùng, dùng tạm không phải trí thượng căn thâm
sâu, thường thường chỉ cống hiến cho tín ngưỡng quả đức. Nơi giáo
nghĩa dùng Tông Bát Nhã làm sau cùng, mà nơi giáo nghĩa chỗ thành
công lợi ích vẫn là tối cao, nếu dùng có thể hết sức suy xét không
quên, tất nhiên thành trí diệu quan sát để phát huy chân trí. Cũng
nơi giáo nghĩa dùng Tông Duy Thức làm chỗ trung tâm, mà nơi giáo nghĩa
chỗ thành công lợi ích cũng là
chỗ trung tâm, dùng như thật giải rõ Duy Thức, mặc dầu hoặc
tiến hành cuối cùng chứng quả, mà tất nhiên không phải chỉ có tín
ngưỡng.
Do trên
chỗ nói dùng quán, theo Khởi Tín Luận cùng Trung Luận, Bách Luận và
Duy Thức Luận đều chỉ làm một Tông, nó tóm thâu khắp các pháp trong
pháp giới mà viên giáo của nó thì giống nhau; tuy giống nhau viên
giáo mà công dụng của nó thì thù thắng, nhưng lại có khác. Căn cứ nơi đây, nơi các giáo pháp chọn lựa đã sai biệt,
có thể không nghiêng che lấp. Thay đổi cách quán, theo cư sĩ
Cảnh Vô chỗ Hà Tỷ Khởi Tín Luận [ Nương nơi Như Lai Tạng nên có tâm
sanh diệt, chỗ gọi sanh diệt cùng không sanh hòa hợp, không phải một
không phải khác, gọi là A Lê Da Thức] đây là văn thứ nhất, công
kích cho là giống nhau ở số luận là tự tánh cùng thần ngã hòa hợp
mà sanh 23 đế, đây là ngoại luận; mặc dầu tôi chưa thấy Đổ cư sĩ
trước tác nơi văn ngôn. Nhưng từ đời Đường trở lại
giải lầm nơi Khởi Tín Luận, chưa thường không thể cho sự công kích
này, mà không phải bản nghĩa của Khởi Tín Luận có tội lỗi này.
Khởi Tín Luận dùng tất cả pháp thế gian và xuất thế gian đều không
cách ly tâm, nên chính xây dựng tâm mà nói, thậtn không khác chính
xây dựng tất cả pháp mà nói vậy. Bản thể thông chung
tất cả pháp thì chân như cũng vậy, tức là chỗ gọi thể đại thừa. Thể chân như trên không thể cách ly không thể diệt tướng
--- tướng tự thể của chân như, như lai tạng cũng vậy. Nói ngược lại, tức là chủng tử vô lậu, cũng tức là bản
giác, cũng tức là tướng đại của đại thừa. Chỗ
khởi hiện hành tức là dụng của chân như, tức là dụng của đại thừa
có năng lực sanh nhân quả thiện nơi trong thế gian và xuất thế gian.
Nó có thể đoạn trừ có thể cách
ly tướng, thì vô minh cũng vậy --- Tất cả pháp nhiễm ô đều
không thể giác ngộ được tướng. Nói ngược lại, tức là chủng tử hữu
lậu, tức là nghịch tướng của trái ngược thể đại thừa; chỗ khởi
hiện hành thì thuộc tam tế lục thô vân vân,thì
đây cũng vậy. (Tam tế, theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn là
ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai), lục thô (Lục thô, còn gọi là
Lục Thô Tướng, theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, sáu tướng mê vọng
thô phù do vô minh căn bản duyên với cảnh giới hiện tướng trong Tam
Tế mà sanh khởi. Lục Thô gồm có:
1, Trí
Tướng: là không nhận biết cảnh giới hiện thật là giả huyễn, vọng
sanh chấp trước, đây là pháp chấp cùng sanh khởi.
2, Tương
Tục Tướng: Dựa vào sự phân biệt của Trí Tướng, đối với cảnh yêu
thích thì sanh cảm giác vui mừng, đối với cảnh không thích thì sanh cảm
giác, bực bội, buồn khổ nối nhau không dứt, đây là pháp chấp phân
biệtsanh khởi.
3, Chấp
Thủ Tướng: Không biết các cảnh khổ cảnh vui đều là hư vọng không
thật, nên sanh tâm chấp trước, nhớ tưởng, luôn luôn sống trong sự
khổ vui, đây là phiền não câu sanh phát khởi.
4, Kế
Danh Tự Tướng: Đối với những cảnh tướng đã chấp thủ lại sanh ra các
thứ tên gọi, rồi suy tưởng phân biệt đây kia,
sanh tâm phiền não, đây là phiền não phân biệt sanh ra.
5, Khởi
Nghiệp Tướng: Từ sự chấp trước danh tướng mà dẫn đến việc thân
khẩu phát động tạo ra biết bao nghiệp thiện ác.
6,
Nghiệp Hệ Khổ Tướng:Bị những nghiệp thiện ác
ràng buộc mà chiêu cảm ra quả khổ sanh tử, không được tự tại.),
Từ vô
thỉ tóm thâu có thuận theo thể chân như không thể cách ly không thể
tiêu diệt của bản giác chủng tử vô lậu chưa khởi hiện hành, cũng
tóm thâu điều trái ngược thể chân như có thể cách ly có thể tiêu
diệt chủng tử hữu lậu vô minh thường xuyên phát khởi hiện hành,
nên gọi là A Lê Thức; phiên dịch đây là phiên dịch cho là sanh diệt
không sanh diệt đều hoà hợp như thế. Nói nương nhờ Như Lai Tạng đây,
dùng như lai tạng là thuận theo chủ của thể
chân như không thể cách ly tiêu diệt, mà vô minh là khách trái
ngược thể chân như có thể cách ly có thể tiêu diệt, nên nói nương
nhờ vậy. Lại nữa Tông Khởi Tính Luận nơi chân như, theo
chân như để nói khởi, mà trên trong chân như môn chỉ dùng thể nên
gọi là chân như, không thể nói nương nhờ chân như mà có sanh diệt.
Thí dụ như không thể nói nương nơi tánh ướt mà có làn sóng, nhưng có
thể nói nương nơi nước mà có làn sóng, cho nên nắm lấy thể chân như
trên không thể cách ly đoạn tuyệt tướng bản thanh tịnh và nói nương
nơi như lai tạng cũng vậy. Tiêu biểu Như Lai Tạng là
chủ, không thể cách ly tiêu diệt, mà cần cách ly tiêu diệt chính là
vô minh hữu lậu, cũng là chỗ tồn tại của tông chỉ luận này.
Thí dụ như giải thích có một cái bàn nơi đây, hoặc nói do thực vật
tạo thành --- thí dụ như Tông Duy Thức, có thể thấy nó là học gia
vật lý; hoặc nói do nguyên chất tạo thành, --- thí dụ như Tông Chân
Như, có thể thấy nó là vật lý hóa học gia. Nơi chỗ này có thể thấy luận đây là Tông Chân Như, dầu
sao cũng vậy.
Tông Chân Như dùng viên thành thật mở rộng tối đa, tóm
thâu các pháp quy về chân như, tại trong môn sanh diệt cũng gồm nói
nơi thể chân như không cách ly không tiêu diệt tướng dụng của thanh
tịnh gọi là chân như. Dùng các pháp thanh tịnh --- Phật pháp --- gọi
chung là chân như; nhưng chỉ dùng các pháp tạp nhiễm --- pháp dị thục
--- làm biến kế, y tha, gọi chung là vô minh, hoặc gọi chung là niệm;
Khởi Tín Luận đây chỗ dùng có nói [ Vô minh
chứa nhóm chân như, chân như chứa nhóm vô minh]. Vô minh chứa nhóm
chân như đây, vô minh như mắt bịnh, thể của bệnh kia tự cách ly bệnh
của con mắt --- như chánh trí chứa nhóm hoặc thể tự chứng của tâm
--- mà quán --- chứa nhóm --- chân như của tịnh không, có các cuồng
hoa. Nương nơi tịnh không thật nói không có biến sanh
cuồng hoa, nghĩa là nói chân như không tiếp nhận những thứ chứa
nhóm; căn cứ nhân mắt bệnh để quán, tức là trong tịnh không có
cuồng hoa xuất hiện, cũng có thể kỳ lạ nói chân như tiếp nhận chứa
nhóm. Cốt yếu đây, mắt bệnh (vô minh) cộng
thêm mắt tốt tịnh không (chân như) hòa hợp nhau --- chứa nhóm --- mà
có mắt bệnh hoa hiện trong hư không, có thể dùng thí dụ đây để nói
nghĩa vô minh chứa nhóm chân như. Chân như chứa nhóm vô minh
đây: dùng tất cả pháp thanh tịnh --- thể chân như và nơi thể chân như
không thể cách ly tướng thanh tịnh và dụng thanh tịnh trong sanh diệt,
nên gọi là chân như, Tất cả pháp Phật đều gọi là chân như; dùng
tất cả pháp ô nhiễm đều gọi là vô minh, tất cả pháp chúng sanh
đều gọi là vô minh. Chúng sanh thấy nghe các đức
Phật chân như dòng phái chỗ nói hiển bày phẩm hạnh, mà chúng sanh
sanh khởi tin tưởng thâm sâu ân cần tu tập chân như để phá trừ vô
minh chứa nhóm. Do thấy nghe tin tưởng thâm sâu ân cần tu tập
nên từ trong bản tâm đầy đủ chủng
trí vô lậu --- chân như dần dần dẫn khởi năng lực chứa
nhóm phá trừ phiền não --- vô minh, cũng giống như đã từng chứa
nhóm vô minh vậy. Tông Duy Thức dùng mở rộng to lớn, nương nơi y tha
khởi, chỉ giải thích kỹ càng thể của các pháp gọi là chân như, mà
Tông Chân Như thì bao gồm tướng tịnh tướng dụng tổng quát gọi là
chân như; nơi chân như đây duy nhất gọi là chỗ giải thích kỹ càng
nghĩa có rộng có hẹp, cuối cùng chỉ có một mà thôi. Tông Duy Thức nơi chứa nhóm chuyên nói nhân duyên; còn
Tông Chân Như nơi chứa nhóm cũng bao gồm, chỗ nhân duyên, đẳng vô
gián duyên, tăng thượng duyên, có chỗ nói ba duyên, có chỗ nói hai
duyên. Minh đây, Tông Duy Thức thì nói chánh trí hiện hành duy
thức chứa nhóm chủng tử chánh trí, vô minh hiện hành duy thức chứa
nhóm chủng tử vô minh, tạm không thể nói chánh trí và vô minh chứa
nhóm nhau thư thế nào không thể nói, làm sao có thể nói vô minh và
chân như chứa nhóm nhau như thế nào! Mà Tông Chân Như
thì nói vô minh chứa nhóm chân như, chân như chứa nhóm vô minh vậy.
Hai Tông đây mỗi Tông nói một nghĩa, không hòa hợp
nhau, nên làm trở ngại nhau. Thí dụ như nghe
công kích như mõ canh, hoặc nói tiếng như cây, hoặc nói tứ đại chủng
thinh (Chủng thinh là hạt giống tiếng), đều không thể được.
Trong Duy
Thức Quyết Trạch Đàm, được dẫn Thành Duy Thức chỗ phá vỡ trường
hợp đối với Phân Biệt Luận cùng Khởi Tín Luận trong đó gồm có hai
điều, điều thứ hai, hoàn toàn đầu trâu không đối với mép ngựa, như
thế có thể không luận. Điều thứ nhất, tâm tánh bản thể là thanh tịnh,
khách trần phiền não là chỗ ô nhiễm, nên gọi là tạp nhiễm, mặc
dầu tiểu thừa nói ra mưu tính giả bộ; Thành Duy Thức Luận
quyển hai, cũng chỉ giải thích sai lầm tâm tánh nguồn
gốc thanh tịnh mà trừ nó đi, nó không phải đồng thời dùng giáo văn
để đả phá vậy. Nên nói rằng: [Mặc dầu Khế Kinh nói tâm tánh nguồn
gốc là thanh tịnh, cho đến tên tâm nguồn gốc cũng thanh tịnh] vân
vân. Chỗ Bản Khế Kinh, Thuật Ký Vị tức là Thắng Man Kinh [ Tâm tự tánh thanh tịnh khó có thể biết rõ, tâm
là phiền não chỗ ô nhiễm cũng khó có thễ biết rõ]. Giải thích
Khởi Tín Luận, lại bao gồm Kinh Lăng Nghiêm: Như Lai Tạng là tướng
thanh tịnh, các phiền não khách trần cấu nhiễm không thanh tịnh; thì
đây là cố nhiên thánh ngôn của khế kinh. Chính Cảnh
Vô Quân chỉ thấy lời nói của Phân Biệt Luận, lại liên kết cùng
nhau phát khởi tin tưởng liền đả phá, nhưng sai lầm thế nào?
Mặc dầu Tông Duy Thức mới là nương tựa dụng để hiển bày thể, cho
nên chỉ nơi tâm của nguồn gốc tánh tịnh là lý không chỗ hiển bày
chân như, hoặc thể tự chứng của tâm không phải phiền não gọi là
nguồn gốc của tịnh. Nếu Tông Chân Như thì rõ ràng nương nơi thể mà
nói: [ do có pháp chân như nên có pháp vô minh]; [ Là tâm từ xưa
đến nay, tự tánh thanh tịnh mà có vô minh] --- nên như đoạn câu đây,
không nên nơi tự tánh thanh tịnh chữ câu đoạn dưới --- Tông Chân Như
nói tự tánh thanh tịnh, cố nhiên là chỉ tâm của thể chân như mà
cũng bao gồm chỉ thể chân như không thể cách ly đoạn trừ của dụng
tướng tịnh. Dụng tướng tịnh đây từ vô thỉ đến nay chưa
từng khởi hiện hành, cố nhiên chỉ vì pháp vô thỉ chỗ đầy đủ chủng
tử vô lậu như thế. Chỗ nói từ nguồn gốc đến
nay tự tánh vẫn thanh tịnh, không chỉ nói chân như, mà cũng bao gồm
nói nguồn gốc đầy đủ chủng tử trí huệ vô lậu ở trong nội tâm của
họ. Mặc dầu tâm đây không chỉ từ nguồn gốc cho đến nay tự
tánh vẫn thanh tịnh, cũng từ nguồn gốc đến nay mà vẫn có
vô minh
--- Tâm đây từ nguồn gốc cho đến nay không ngoài sáu chữ (Sáu chữ:
Tâm thể nguồn gốc chân như), nên thông suốt gấp đôi tự tánh thanh
tịnh và mà có xem vô minh --- vì vô minh nhiễn ô nên có tâm nhiễm
ô, vì tâm nhiễm ô nên chủng tử hữu lậu có từ vô thỉ thường xuyên
khởi hiện hành mà thành các pháp tạp nhiễm. Tuy có
tâm nhiễm ô mà thường xuyên không bị bến, thì tuy có hữu lậu hiện
hành, mà thể chân như và chủng tử vô lậu vô thỉ không vì hữu lậu
mà bị biến mất. Nơi thánh giáo của Tông Chân
Như đây, đều nói như thế. Nên Đại sư Khuy Cơ nơi Tông Luân Luận
Ký Thiết Vấn Đáp nói rằng: [Hữu tình từ vô thỉ có tâm xưng là bản
tánh thanh tịnh, tâm tánh vốn không ô nhiễm, như thế không phải là
bậc thánh sao? Đáp rằng: Hữu tình từ vô thỉ tâm tánh cũng có lúc bị
ô nhiễm, nên không phải là bậc thánh. Lại hỏi: Tâm đã có ô
nhiễm, sao nay nói tâm tánh vốn tịnh, nói ô nhiễm là khách? Như vậy khách và chủ bằng nhau sau? Đáp rằng: [ Sau khi theo đạo tu hành, ô nhiễm bị cách ly tiêu
diệt, chỉ còn lại tánh thanh tịnh, nên nhiễm xưng là khách]. Chỉ căn cứ nơi một đoạn văn đây, cũng có thể thấy nơi
thể chân như không thể cách ly không thể tiêu diệt được tướng tịnh
tướng dụng, nên được xưng là chủ của tánh tịnh vậy. Các thánh
giáo đây thường chê bai khêu khích, thì tóm thâu tất cả pháp quy về
không để làm chủ của Tông Chân Như, đây là kinh luận của Tông này,
nên đều có thể chê bai khêu khích vậy! Nên nay nơi đây
không được không sức biện luận cho nó là không phải vậy.
Đến
thành lập nghĩa chủng tử không thành lập nghĩa chủng tử, ngoại trừ
Tông Bát Nhã chuyên đả phá chấp trước, đương nhiên không thành lập
ngoài vấn đề đả phá
chấp
trước; tại Tông Duy Thức dùng mở rộng to lớn và nương nơi y tha khởi
tánh, lập pháp đầy đủ chủng tử nhiễm tịnh; mà Tông Chân Như cũng
dùng mở rộng to lớn đại viên thành thật tánh, các chủng tử hữu
lậu tạp nhiễm nói là Bất Giác, hoặc gọi là không tương ưng tạp
nhiễm, nên nói: [ Nghĩa không tương ưng đây, tức
là tâm Bất Giác]. Các chủng tử vô lậu thanh tịnh, nói là Bản Giác,
hoặc bao gồm chân như gọi là Như Lai Tạng, nên nói rằng: [ Hai đây
sẽ lớn, nghĩa là Như Lai Tạng đầy đủ vô lượng tánh công đức.] Tông Thiên Thai chính hoàn toàn dùng lời nói thể chân như,
Tông này chỗ gọi là tánh cụ, cũng có nghĩa là chủng tử, Tông này
chỗ gọi sự tạo, cũng nghĩa hiện hành. Tại Tông Chân Như, Tông
này nương nơi chân như mà phát khởi học thuyết, nghĩa của nó mặc dầu
cần đến. Đây thì chỉ lấy nghĩa thành lập tên nên
không giống nhau, mà không phải nơi pháp có chỗ tăng giảm.
Tông
này lại gọi Khởi Tính không thành lập chủng tử vô lậu, nơi lý mất
nghĩa công dụng, nơi giáo mất Lăng Già; dùng tam tế lục thô (Tam Tế
Lục Thô, ở phía trên đã giải thích) liền thông suốt mà giải thích,
nơi lý mất sai biệt, nơi giáo mất thâm mật. Dùng
Lăng Già Chánh Trí Chân Như đồng thời đàm luận để Khởi Tín hợp
nhất. Mặc dầu Khởi Tín Luận nơi chánh trí chân như thành phần
bất định, mà có khi bất định cũng hợp lại, như nói: [
Pháp thân hiển hiện --- chân như, trí thuần tịnh --- chánh trí].
Lại nói rằng: [ Pháp thân, thân tướng trí ].
Nếu căn cứ nơi đây tất nhiên nghĩa là Khởi Tín trái ngược với Lăng
Già, cũng có thể chỉ Duy Thức mới trái ngược với Lăng Già! Dùng
năm pháp phân biệt --- thức, cùng chánh trí đồng thời đàm luận,
chính Duy Thức thì chỉ phân biệt; mà lại cũng có thể gọi Duy Thức nơi
lý mất dụng thanh tịnh vậy! Mặc dầu
kia đã là không, thì đây làm sao như thế đây được? Đến tam
tế lục thô của Khởi Tín, xưa nay giải thích thành nhiều chưa khéo,
thường xét toàn văn Khởi Tín làm biểu tượng như dưới đây:
Quán đây, có thể biết bao gồm không phải dựng lên nói
tám thức, không trái thâm mật bình đẳng nói tám thức, cũng không
trái sai biệt vậy.
Đến Chưởng Trân Luận cùng một kệ Lăng Nghiêm giống nhau,
tôi lúc đầu khi duyệt xét Tạng cũng gặp chỗ nghi. Nhưng Hộ Pháp
Thanh Biện nơi kệ này tuy chưa rõ mục tiêu của Thánh ngôn, măïc dầu
cũng chưa thường rõ mục tiêu nó không phải của Thánh ngôn; mà kinh
Lăng Nghiêm thuộc Mật Bộ, Pháp sư Huyền Trang chỗ hiếm thấy truyền
lại Mật Tông, nên đều không đủ gây nghi ngờ. Mà một bài kệ đây,
căn cứ nơi Tông Bát Nhã tóm thâu tất cả pháp quy về chủ chọn lựa
đơn giản để mở rộng sung mãn biến kế chấp ngôn, hữu vi vô vi đều biến kế chấp cảnh, tất cả đều không,
cũng không sao có lỗi. Hộ Pháp cũng đều căn cứ một
Tông để tranh biện nhau, cũng cống hiến để dùng hiển bày cực điểm
từ nghĩa của Tông này.
Trong mười đàm luận ở trên, còn lại nói phần lớn đều
phù hợp giống nhau, thời gian có một hai chỗ cũng có thể dùng văn
trước gặp nhau, nên không cần trở lại chỗ 11. Năm nay phần
đông mắt xem pháp tạng của Phật mỗi ngày một nhiều, thường thường
nhân trí phát khởi ngu muội, tự sanh phân biệt
điên đảo do che ánh sáng của mình! Che đậy tâm mình nghiêng nặng về
nơi thích hợp, liền rớt vào khuôn sáo cũ, chấp đây cho là thích hợp,
còn lại công kích cho là không phải, không thể răng đe mặc dầu bốn
điều giải thích ở trên, nói pháp không ngăn ngại! Tôi được nói để
thông suốt, thường tan vỡ bao nhiêu nơi mạng lưới trùng trùng.
Dịch xong
ngày..06.. 01.. 2022.
Thích
Thắng Hoan
Chùa
Bảo Phước
Trung Tâm Phiên Dịch và Trước Tác.